BẾP NÚC TRƯỜNG SA.

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: BẾP NÚC TRƯỜNG SA. thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

BẾP NÚC TRƯỜNG SA

Mai Thanh Hải Blog - Ra Trường Sa, ít có người tìm hiểu về công tác Hậu cần, cụ thể là nấu nướng - ăn uống, mà toàn say sưa với những chủ đề "đao to búa nhớn" khác. Ối Chà! Các cụ ngày xưa đã chả đúc kết "thực túc, binh cường" - ăn uống có đầy đủ thì quân đội mới chiến đấu giỏi. Ở cái nơi đầu sóng ngọn gió, cái gì cũng phải vận chuyển - tiếp tế từ đất liền ra (trừ nắng, gió, biển, cát, san hô và... bão), mà không vun vén, chăm lo để trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, bộ đội cũng phải no bụng, đủ chất (chưa nói đến "cơm dẻo, canh ngọt"), thì làm sao mà căng mắt, thính tai canh bọn cướp biển và có báo động, chỉ trong tích tắc đã vọt xuống công sự, giương súng pháo sẵn sàng đập nát mặt quân cắn trộm?..

Cái thằng mình, thuộc dạng hay... lo ăn (Hi! Hi! Xấu tính thế chứ), nên cứ sểnh ra khỏi nhà là lo cho cái bụng. Chả thế mà mỗi lần đi Trường Sa, ngoài "công tác chuẩn bị cá nhân" (muối vừng, muối ớt, ruốc thịt, mì tôm...), khi xuống tàu - lên đảo, mình đều hóng hớt, đu đưa với anh em Hậu cần, anh nuôi để "yên tâm công tác". Hí! Hí!. Và dĩ nhiên, những lần ngồi buôn dưa, làm bếp với bộ đội, cũng có ối chuyện và kinh nghiệm để kể, về chuyện: Bếp núc Trường Sa. Chuyện tăng gia sản xuất, giống kiểu "trồng cây gì, nuôi con gì" ở các đảo nổi, đảo chìm, nhà giàn, tàu trực... mình chả nói nữa, vì các đồng nghiệp viết nát ra rồi. Thậm chí có đồng nghiệp ra Trường Sa, thấy cái gì cũng... bị viết hết rồi, bí đề tài, quay ra viết về chó - lợn và tỉ mẩn kiểm đếm, so sánh với quân số đơn vị, tương lên mặt báo, khiến Tổng cục Chính trị điên hết cả người (vì làm "lộ bí mật quân sự"), tức tốc gửi văn bản yêu cầu kỷ luật, làm không chỉ người viết mà cả Ban Biên tập cũng ngớ người, chả hiểu... "viết tốt về bộ đội Trường Sa như vậy, có lý gì mà bị phàn nàn". (Hu! Hu!. Đầu nhiều đất quá, nhục thế chứ!). Với mình, lần nào gặp anh em hậu cần Trường Sa - DK, cũng phục lăn trước những sáng kiến và cách làm rất độc đáo, để dự trữ - bảo quản thịt thà, rau quả tươi sống dài ngày, phục vụ cho bữa ăn bộ đội và đặc biệt là trong mọi điều kiện thời tiết, bất thường, mỗi bếp ăn vẫn nổi lửa đều đặn ngày 3-4 lần

Nói thêm chỗ này phát. Chả là Bộ đội Đặc công nước, tàu mặt nước đi biển, nhân viên kỹ thuật phục vụ ban bay, trực sẵn sàng chiến đấu, bộ đội làm nhiệm vụ trên đảo... có khẩu phần ăn tập đêm và khẩu phần phụ, ăn thêm theo quy định nên mới có thêm bữa thứ 4, để lính ta no cái bụng, tinh con mắt, chắc cái tay và minh mẫn cái đầu. Qua những lần thực tế này, mình càng thấy anh em anh nuôi - cấp dưỡng... siêu giỏi. Này nhé, tàu đi biển gặp thời tiết xấu, biển động cấp 7-8, sóng cao ngất đầu, tất cả mọi thứ đều phải chằng buộc chặt cứng, duy có người chả biết buộc vào đâu, cứ ngoi lên ngụp xuống thùm thụp, đầu đập vào thành tàu cồng cộc, nôn hết mật xanh mật vàng... Thế nhưng các anh nuôi và bộ phận bếp, vẫn phải lấy thừng buộc ngang người làm dây bảo hiểm, lần cầu thang xuống hầm lạnh lấy lương thực - thực phẩm, lảo đảo mang lên, lại buộc thừng ngang mình vào cột sắt trong bếp, với những bếp dầu cũng đã được hàn - buộc chắc chắn, nổi lửa nấu ăn cho anh em. Trên các đảo nổi, đảo chìm cứ tưởng chắc chắn hơn trên tàu, nhưng cũng chả phải. Mùa mưa bão, cả đảo co mình giữa mịt mù sóng gió, bão dông. Có những khi bão lớn, bộ đội phải ôm ba lô xuống hết hầm ngầm, công sự giữ vũ khí, khí tài, sau mới đến nước ngọt, đồ ăn. Cánh bếp núc hậu cần, dẫu không phải xếp súng lau đạn, nhưng cũng phải giữ từng lon nước ngọt, chai dầu hỏa, túi gạo, phong lương khô để "sống sót lâu dài" và vẫn bò dưới gió, phơi lưng dưới mưa để nổi lửa nấu đồ ăn cho lính, trong điều kiện có thể. Thời gian qua,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 1,67MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)