Bệnh vô cảm trong xã hội

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Hồng Nhung | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bệnh vô cảm trong xã hội thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Design: Nguyễn Văn Dũng
Partner: Dương Duy Khương
Đề 6: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “Bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
A/ Phân tích đề:
Thể loại : Dòng văn Nghị Luận Xã Hội, kết hợp các thao tác lập luận, phân tích, so sánh, bác bỏ, giải thích, chứng minh.
Nội dung: Nói về 1 vấn đề xã hội đó là ‘Thái độ ứng xử trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng xã hội’.
Phạm vi dẫn chứng: Thực tế xã hội.
I) Mở bài
Theo các bạn vô cảm là gì?
Vô là không, cảm là tình cảm nên vô cảm chính là sự không còn cảm xúc với những gì xung quanh.
Bệnh vô cảm chính xác là thái độ thờ ơ trước những nỗi đau của người khác, sự bàng quan trước những tệ nạn xã hội xảy ra hằng ngày. Đây là thứ bệnh tâm hồn, cần phải được quan tâm chữa trị.
II) Thân bài
2) Tại sao vô cảm lại trở thành căn bệnh?
Vì hiện nay hiện tượng vô cảm ở mọi người hiện nay ngày càng phổ biến.
Nó dường như trở thành đại dịch lây truyền khi mà các hành động giàu tình nhân ái ngày càng ít và sự vô cảm ngày càng nhiều hơn.
3) Những biểu hiện của bệnh vô cảm
(a) Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ. Có những khi bạn thấy một người tàn tật,rách rưới ăn xin mà bạn quay mặt bỏ đi ? Hay không hề động lòng khi bắt gặp đôi chân trần lê đất giữa trời đông giá rét? Trong vòng xoáy khắc nghiệt của cuộc sống này, phải chăng tìm kiếm chút vị yêu thương lại khó khăn đến thế?

(b) Không quan tâm giải quyết công việc cho người dân.
- Đó là các quan chức của UBND huyện Tây Trà - tỉnh Quảng Ngãi. Dân của huyện nhà bị đói, Chính phủ chi nguồn cứu trợ và địa phương đã chuyển trên 100 tấn gạo để cứu đói cho dân.Số gạo này chuyển đến huyện lỵ Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển tận tay người dân trong tháng 7. Thế nhưng, mãi đến cuối tháng 9, số gạo này vẫn còn nằm trong kho lương thực của huyện. Gạo mốc meo, người dân cũng vẫn phải chờ... Giải thích cho vụ việc không thể chấp nhận được này, Chủ tịch UBND huyện - ông Hồ Thanh Hùng - lại đưa ra lý lẽ, rằng do giá xăng dầu tăng, nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí cho việc vận chuyển số gạo này đến các xã. Không thể tưởng tượng được, một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói thể hiện sự vô cảm đến tận cùng như vậy.

Dựa vào quyền lực ức hiếp nhân dân,
Không có năng lực, xử oan, không cảm thông với nỗi đau của người khác.
Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được.


- Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết.


Nó biểu hiện trong đời sống hằng ngày.

+ Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”.

- Khi vô cảm thì con người làm việc sẽ giảm hiệu quả. Bạn hãy nêu ra hậu quả của vô cảm trong các trường hợp sau:


Sự kiện vợ chồng chủ quán phở hành hạ em nhỏ làm công Nguyễn Thị Bình một thời làm xôn xao dư luận và trên báo chí có rất nhiều bài viết phê phán sự vô cảm trước cái ác khi những người dân ở cùng phố chứng kiến cái ác diễn ra hết năm này đến năm khác mà vẫn giữ thái độ im lặng.

Ba cháu bé từ 6 đến 11 tuổi bị "bố mẹ" nuôi hằng ngày bắt đi bán hoa, bánh kẹo, buổi chiều về, các em phải nộp từ 100.000 đến 300.000 đồng, nếu thiếu sẽ không được ăn uống và bị đánh đập dã man.
Chưa bao giờ dư luận xã hội lại thấy bức xúc trước vấn nạn bạo hành trẻ em như lúc này. Và cũng chưa bao giờ số trẻ em bị đánh đập, hành hạ xuất hiện trên mặt báo nhiều như những ngày qua. Chỉ riêng ngày 1/12 đã có ít nhất ba vụ bạo hành trẻ em được phản ánh trên ba tờ báo khác nhau.
4) Bệnh “vô cảm” cần phải chữa trị.
Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ“, “lá lành đùm lá rách”... Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó.
Con người cần có trách nhiệm đối với những vấn đề xã hỗi mà cá nhân không thể tách rời.
Những vấn đề xã hội chúng ta không thể làm ngơ được.

Quan tâm, giúp đỡ, mọi người làm bản thân trưởng thành hơn nhân phẩm càng hoàn thiện hơn.







Dẫn cụ già qua đường Tin học cho người mù


Khi tránh xa tệ nạn xã hội, quan tâm đến nỗi đau, nỗi oan ức của người khác hay những vấn đề ảnh hưởng chung đến đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng xã hội thì làm cho xã hội ngày càng phát triển, văn minh, và mỗi cá nhân đều có lợi ích.





Hãy tranh xa cờ bạc
5) Mở rộng:

Hãy nêu quan điểm của mình về việc nên hay không nên quan tâm đến chuyện của những người xung quanh

Hãy kể lại những hành vi của sự vô cảm? (Hoặc thêm cả phần bổ sung)

Đưa ra những hành động tiêu diệt căn bệnh “vô cảm” này?
Khẳng định rằng vô cảm là một căn bệnh cần chữa trị.
Muốn chữa chúng cần sự góp sức của toàn xã hội.
Chúng ta hãy nghĩ về mình và suy ngẫm mình có còn tình cảm yêu thương mọi người không và làm gì để khắc phục hay phát huy điều đó.
III) Kết bài


Khi còn là một thanh niên trẻ bạn hãy sống hết mình để không bị nhiễm căn bệnh “vô cảm” này.
Thời gian gần đây, cư dân mạng xôn xao xung quanh video clip về một Công an bị tai nạn giao thông nghiêm trọng tại TP HCM. Điều đáng nói, thay vì tinh thần khẩn trương cấp cứu người bị nạn, đoạn video clip này chỉ ghi lại hình ảnh người bị nạn trong trạng thái vật vã, thể hiện sự vô cảm trước nỗi đau của con người.
THE END

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)