Bệnh về mắt

Chia sẻ bởi Hồ Hữu Quý | Ngày 11/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bệnh về mắt thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

CÁC BỆNH VỀ MẮT THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
Tổ 4 –TU1A
Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh
Là tình trạng thể thuỷ tinh của trẻ bị đục.
Nguyên nhân: do di truyền, mẹ bị bệnh trong quá trình mang thai, bệnh toàn thân không rõ nguyên nhân.
Gây giảm thị lực ở trẻ. Nếu không được điều trị sẽ gây nhược thị, lác và mù.
Điều trị: phẫu thuật thay thể thuỷ tinh.
Lác
Lác là hiện tượng lệch trục nhãn cầu làm mất thị giác hai mắt. Nguyên nhân: do bẩm sinh, tật khúc xạ ,sẹo giác mạc, đục thể thuỷ tinh bẩm sinh, tổn thương hệ thống vận động của nhãn cầu làm cho hai ảnh không chập lại với nhau, do đó khi truyền lên vỏ não sẽ có 1 ảnh rõ và 1 ảnh mờ. Vỏ não sẽ có xu hướng xóa ảnh mờ lúc đó mắt sẽ bị nhược thị gây nên lác.
Điều trị: càng sớm càng tốt (khi trẻ được 2-6 tuổi) để phòng tránh trẻ bị nhược thị. Điều trị lác cần kèm theo chỉnh tật khúc xạ, có thể cần điều trị nhược trước khi mổ.
Điều trị lác phải kiên trì phối hợp giữa trẻ, phụ huynh và thầy thuốc trong quá trình phục hồi thị lực cho trẻ.
Sụp mi
Sụp mi là tình trạng bờ mi trên che quá rìa giác mạc cực trên >2 mm khi bệnh nhân nhìn thẳng hay khi cố gắng nhìn lên hết sức.
Nguyên nhân: Liệt dây thần kinh số 3, cân cơ nâng mi trên yếu hơn bình thường, bệnh nhược cơ, hay do khối u, phù mi.
Sụp mi nặng gây giảm thị lực nên cần được mổ sớm tránh gây nhược thị và tư thế xấu cho bệnh nhân.
Có hai phương pháp phẫu thuật chính cho bệnh nhân sụp mi:
Rút ngắn cơ nâng mi.
Treo cơ trán.
Viêm kết mạc sơ sinh
Là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc có thể làm viêm loét giác mạc gây mù lòa cho trẻ.
Nguyên nhân: Do lậu cầu, trẻ bị nhiễm nấm Chlammydia sinh dục, hoặc do trẻ bị tụ cầu. trẻ bị nhiễm khuẩn từ đường sinh dục của mẹ khi lọt lòng
nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ.
Bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ y tế do người chăm nuôi trẻ không được sạch sẽ trong quá trình chăm sóc vệ sinh cho trẻ
Bệnh có biểu hiện mi mắt và kết mạc sưng phù, mắt đỏ, có rất nhiều rử, đặc biệt mủ vàng thối.
Điều trị: các dung dịch, mỡ kháng sinh như tobrex, loxone, tetracyclin, gentamycine..., tra 4-6 lần một ngày
Tật khúc xạ
Có ba loại tật khúc xạ: cận thị, viễn thị và loạn thị.
Nguyên nhân:
Do phụ huynh và hoc sinh không nhận biết được.
Do nhiều trẻ được phát hiện và chỉnh kính nhưng không đeo kính .
Do đeo kính không đúng số .
Do mua tại những cơ sở không đảm bảo
Điều trị: phẫu thuật bằng phương pháp RK, PRK, LASIK

Ngoài ra ánh nắng mặt trời còn gây hại cho mắt như:bệnh đục thủy tinh thể, lão hóa,thoái hóa màng mắt. Chúng có thể gây ra hiện tượng mù màu, mắt đỏ, chảy nước mắt hoặc nặng hơn có thể gây mù mắt.
Biện pháp: đội nón , mang kính râm…


Các bậc phụ huynh cần chú ý
Trẻ em cần được khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần tại các cơ sở khám chuyên khoa. Khi trẻ có dấu hiệu bất thường ở mắt, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt ngay để được tư vấn, khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, giúp bảo vệ thị lực hoặc sớm khôi phục thị lực để tránh di chứng gây giảm thị lực của trẻ sau này.
Trẻ em cần được ăn uống đủ chất, tránh chơi các trò nguy hiểm có dùng que, gậy. Hàng ngày cần rửa mặt bằng khăn riêng, khăn sạch, nước sạch và vệ sinh môi trường sống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Hữu Quý
Dung lượng: 322,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)