Benh TMH
Chia sẻ bởi Mai Thành Đức |
Ngày 24/10/2018 |
100
Chia sẻ tài liệu: benh TMH thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
VIÊM V.A
VIÊM AMIĐAN CẤP
BS MAI THÀNH ĐỨC
I. Đại cương:
- Ngã tư đường ăn và đường thở có một hệ thống tổ chức lympho làm nhiệm vụ bảo vệ bao gồm vòng Waldeyer ở họng và hệ thống hạch ở cổ
- Vòng Waldeyer gồm có:
+ Amiđan vùng vòm mũi họng hay sùi vòm, gọi tắt là V.A (Végétations Adénoides).
+ Amiđan vòi ở quanh vòi nhĩ.
+ Amiđan khẩu cái (gọi tắt là Amiđan) ở 02 bên thành họng.
+ Amiđan đáy lưỡi nằm ở đáy lưỡi sau V lưỡi.
Amiđan và V.A lúc sinh ra đã có và là tổ chức bình thường của con người. Nó phát triển ở tuổi thiếu nhi và teo nhỏ dần đi ở tuổi dậy thì.
Viêm Amiđan và V.A là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Khoảng 30% trẻ bị viêm V.A , lứa tuổi nhiều nhất là 3-7 tuổi.
II. Nguyên nhân:
- Viêm nhiễm : vi khuẩn, virus thường trú ở vùng mũi họng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh. Các bệnh viêm nhiễm từ các bộ phận kế cận (răng miệng, mũi xoang,...)
- Do sự rối loạn về nội tiết có chức năng điều hòa các tổ chức bạch huyết nên các tổ chức này phát triển rất mạnh và lan tỏa ở họng, rất dễ nhiễm khuẩn.
- Do đặc điểm cấu trúc giải phẩu của Amiđan và V.A có nhiều khe hốc, ngách là nơi cư trú ẩn náo và phát triển của vi khuẩn, ngoài ra vị trí ngã tư đường ăn , đường thở là nơi xâm nhập trực tiếp của vi khuẩn, virus.
III. Triệu chứng:
A. Viêm V.A cấp
Là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở V.A ngay từ nhỏ, đôi khi cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn.
1. Triệu chứng toàn thân:
- Xuất hiện đột ngột, sốt cao 40-410C
- Thường kèm phản ứng dữ dội như: co thắt thanh môn, co giật (hài nhi), viêm thanh quản co thắt, đau tai, phản ứng màng não (trẻ lớn hơn)
2. Triệu chứng cơ năng:
- Trẻ tắc mũi, thở bằng miệng, thở nhanh, bỏ ăn , bỏ bú, ngáy, nói giọng mũi,...
- Người lớn : viêm họng sau lưỡi gà, ù tai, nghe kém,...
3. Triệu chứng thực thể:
- Khám thấy hốc mũi và V.A ở nóc vòm đầy mũi nhầy (sau khi hút sạch mũi nhầy và đặt thuốc co mạch).
- Niêm mạc họng đỏ, niêm mạc thành sau họng phủ một lớp mũi nhày trắng, vàng.
- Khám tai: màng nhĩ mất bóng, trở nên xám đục và hơi lõm vào do tắc vòi nhĩ. Đây là triệu chứng rất có giá trị để chẩn đoán viêm V.A.
- Soi vòm qua gương thấy V.A sưng đỏ, to và có mủ nhầy phủ lên trên (Chú ý : không bao giờ nên thăm khám sờ V.A bằng ngón tay)
B. Viêm Amiđan cấp
Là viêm sung huyết và xuất tiết của Amiđan khẩu cái, thường gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi trở lên.
1. Triệu chứng toàn thân:
- Xuất hiện đột ngột, rét, rét run, sốt 38-390C, thể nặng sốt 39-400C
- Mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít, đậm màu, táo bón.
2. Triệu chứng cơ năng:
- Cảm giác khô, nóng rát ở Amiđan, sau đó đau họng, đau nhói tai ngày càng tăng, nhất là khi nuốt, ho,...
- Do thường kèm viêm V.A, viêm mũi nên trẻ có amiđan to sẽ thở khò khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi.
- Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây ho từng cơn, đau, có đàm nhầy, giọng khàn nhẹ.
3. Triệu chứng thực thể:
- Khám thấy lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ.
- Thể viêm Amiđan ban đỏ thường do siêu vi (virus cúm, adenovirus) : Amiđan sưng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đường giữa, một số tổ chức lympho ở thành sau họng to và đỏ.
- Thể viêm Amiđan mủ do vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu khuẩn): amiđan sưng đỏ, có những chấm mủ trắng ở miệng các hốc sau đó tạo thành một lớp mủ phủ trên mặt Amiđan, không lan đến các trụ và không dính chắc, dễ chùi sạch không chảy máu.
Phân biệt Viêm amiđan cấp và Bạch hầu họng
4. Xét nghiệm :
- Thể viêm Amiđan mủ do vi khuẩn có công thức bạch cầu cao, nhiều bạch cầu đa nhân (10.000-12.000 BC)
IV. Biến chứng:
Viêm Amiđan và V.A có thể gây nhiều biến chứng tại chỗ, biến chứng gần và những biến chứng toàn thân
1. Biến chứng của viêm V.A:
- Viêm tai giữa, viêm các xoang mặt, viêm lệ đạo
- Viêm thanh quản, khí quản
- Viêm các hạch sau họng gây áp xe thành sau họng
- Viêm nhiễm, tổn thương thần kinh
2. Biến chứng của viêm Amiđan:
- Viêm tấy quanh amiđan.
- Viêm tấy hạch dưới hàm (thường gặp), hạch thành bên họng
- Nhiễm khuẩn mủ huyết.
- Viêm nội tâm mạc
- Viêm khớp, viêm cầu thận
V. Điều trị:
1. Điều trị viêm V.A cấp:
- Trường hợp nhẹ: nhỏ nước muối sinh lý, thuốc sát trùng nhẹ (Ephédrine 1%, Argyron 1%)
- Trường hợp nặng hoặc có biến chứng: kháng sinh toàn thân, nâng cao thể trạng.
- Viêm cấp kéo dài: thủ thuật giải phóng ổ mũ (nạo V.A “nóng”) với điều kiện cho KS liều cao trước và sau điều trị
2. Điều trị viêm Amiđan cấp:
- Nằm nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nhiều nước.
- Nhỏ mũi thuốc sát trùng nhẹ
- Giảm đau , hạ sốt ( ca nặng hoặc có biến chứng hay tiền sử viêm khớp, bệnh tim, thận : dùng kháng sinh)
- Súc miệng bằng nước muối ấm hay dung dịch kiềm (borate natri) ấm
VIÊM AMIĐAN CẤP
BS MAI THÀNH ĐỨC
I. Đại cương:
- Ngã tư đường ăn và đường thở có một hệ thống tổ chức lympho làm nhiệm vụ bảo vệ bao gồm vòng Waldeyer ở họng và hệ thống hạch ở cổ
- Vòng Waldeyer gồm có:
+ Amiđan vùng vòm mũi họng hay sùi vòm, gọi tắt là V.A (Végétations Adénoides).
+ Amiđan vòi ở quanh vòi nhĩ.
+ Amiđan khẩu cái (gọi tắt là Amiđan) ở 02 bên thành họng.
+ Amiđan đáy lưỡi nằm ở đáy lưỡi sau V lưỡi.
Amiđan và V.A lúc sinh ra đã có và là tổ chức bình thường của con người. Nó phát triển ở tuổi thiếu nhi và teo nhỏ dần đi ở tuổi dậy thì.
Viêm Amiđan và V.A là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Khoảng 30% trẻ bị viêm V.A , lứa tuổi nhiều nhất là 3-7 tuổi.
II. Nguyên nhân:
- Viêm nhiễm : vi khuẩn, virus thường trú ở vùng mũi họng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh. Các bệnh viêm nhiễm từ các bộ phận kế cận (răng miệng, mũi xoang,...)
- Do sự rối loạn về nội tiết có chức năng điều hòa các tổ chức bạch huyết nên các tổ chức này phát triển rất mạnh và lan tỏa ở họng, rất dễ nhiễm khuẩn.
- Do đặc điểm cấu trúc giải phẩu của Amiđan và V.A có nhiều khe hốc, ngách là nơi cư trú ẩn náo và phát triển của vi khuẩn, ngoài ra vị trí ngã tư đường ăn , đường thở là nơi xâm nhập trực tiếp của vi khuẩn, virus.
III. Triệu chứng:
A. Viêm V.A cấp
Là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở V.A ngay từ nhỏ, đôi khi cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn.
1. Triệu chứng toàn thân:
- Xuất hiện đột ngột, sốt cao 40-410C
- Thường kèm phản ứng dữ dội như: co thắt thanh môn, co giật (hài nhi), viêm thanh quản co thắt, đau tai, phản ứng màng não (trẻ lớn hơn)
2. Triệu chứng cơ năng:
- Trẻ tắc mũi, thở bằng miệng, thở nhanh, bỏ ăn , bỏ bú, ngáy, nói giọng mũi,...
- Người lớn : viêm họng sau lưỡi gà, ù tai, nghe kém,...
3. Triệu chứng thực thể:
- Khám thấy hốc mũi và V.A ở nóc vòm đầy mũi nhầy (sau khi hút sạch mũi nhầy và đặt thuốc co mạch).
- Niêm mạc họng đỏ, niêm mạc thành sau họng phủ một lớp mũi nhày trắng, vàng.
- Khám tai: màng nhĩ mất bóng, trở nên xám đục và hơi lõm vào do tắc vòi nhĩ. Đây là triệu chứng rất có giá trị để chẩn đoán viêm V.A.
- Soi vòm qua gương thấy V.A sưng đỏ, to và có mủ nhầy phủ lên trên (Chú ý : không bao giờ nên thăm khám sờ V.A bằng ngón tay)
B. Viêm Amiđan cấp
Là viêm sung huyết và xuất tiết của Amiđan khẩu cái, thường gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi trở lên.
1. Triệu chứng toàn thân:
- Xuất hiện đột ngột, rét, rét run, sốt 38-390C, thể nặng sốt 39-400C
- Mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít, đậm màu, táo bón.
2. Triệu chứng cơ năng:
- Cảm giác khô, nóng rát ở Amiđan, sau đó đau họng, đau nhói tai ngày càng tăng, nhất là khi nuốt, ho,...
- Do thường kèm viêm V.A, viêm mũi nên trẻ có amiđan to sẽ thở khò khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi.
- Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây ho từng cơn, đau, có đàm nhầy, giọng khàn nhẹ.
3. Triệu chứng thực thể:
- Khám thấy lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ.
- Thể viêm Amiđan ban đỏ thường do siêu vi (virus cúm, adenovirus) : Amiđan sưng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đường giữa, một số tổ chức lympho ở thành sau họng to và đỏ.
- Thể viêm Amiđan mủ do vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu khuẩn): amiđan sưng đỏ, có những chấm mủ trắng ở miệng các hốc sau đó tạo thành một lớp mủ phủ trên mặt Amiđan, không lan đến các trụ và không dính chắc, dễ chùi sạch không chảy máu.
Phân biệt Viêm amiđan cấp và Bạch hầu họng
4. Xét nghiệm :
- Thể viêm Amiđan mủ do vi khuẩn có công thức bạch cầu cao, nhiều bạch cầu đa nhân (10.000-12.000 BC)
IV. Biến chứng:
Viêm Amiđan và V.A có thể gây nhiều biến chứng tại chỗ, biến chứng gần và những biến chứng toàn thân
1. Biến chứng của viêm V.A:
- Viêm tai giữa, viêm các xoang mặt, viêm lệ đạo
- Viêm thanh quản, khí quản
- Viêm các hạch sau họng gây áp xe thành sau họng
- Viêm nhiễm, tổn thương thần kinh
2. Biến chứng của viêm Amiđan:
- Viêm tấy quanh amiđan.
- Viêm tấy hạch dưới hàm (thường gặp), hạch thành bên họng
- Nhiễm khuẩn mủ huyết.
- Viêm nội tâm mạc
- Viêm khớp, viêm cầu thận
V. Điều trị:
1. Điều trị viêm V.A cấp:
- Trường hợp nhẹ: nhỏ nước muối sinh lý, thuốc sát trùng nhẹ (Ephédrine 1%, Argyron 1%)
- Trường hợp nặng hoặc có biến chứng: kháng sinh toàn thân, nâng cao thể trạng.
- Viêm cấp kéo dài: thủ thuật giải phóng ổ mũ (nạo V.A “nóng”) với điều kiện cho KS liều cao trước và sau điều trị
2. Điều trị viêm Amiđan cấp:
- Nằm nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nhiều nước.
- Nhỏ mũi thuốc sát trùng nhẹ
- Giảm đau , hạ sốt ( ca nặng hoặc có biến chứng hay tiền sử viêm khớp, bệnh tim, thận : dùng kháng sinh)
- Súc miệng bằng nước muối ấm hay dung dịch kiềm (borate natri) ấm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Thành Đức
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)