Bệnh quai bị

Chia sẻ bởi Nguyễn thị hoàng phúc | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: bệnh quai bị thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TÂY NINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI THUYẾT TRÌNH

Môn học: PB & ĐBAT CHO TRẺ MẦM NON
Đề tài: BỆNH QUAI BỊ
Lớp: MN39B
Nhóm 4 thực hiện: - Nguyễn Thị Hoàng Phúc
- Lê Huỳnh Trâm Anh
- Võ Thanh Trang
- Huỳnh Huyền Trân
- Phạm Thị Danh
- Trang Thị Hồng Thắm
- Nguyễn Thị Thu Diệp
- Cao Thị Huỳnh Như

1. KHÁI NIỆM BỆNH QUAI BỊ:

Theo từ điển y khoa Medilexicon: Bệnh quai bị được định nghĩa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây bệnh quai bị thuộc chủng Rubulavirus gây nên. Bệnh đặc trưng bởi sốt, viêm, sưng tuyến mang tai và tuyến nước bọt khác. Bệnh có thể gây viêm tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tụy, hoặc viêm màng não, và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.
2. ĐẶC ĐIỂM BỆNH QUAI BỊ:
- Bệnh quai bị do vi rút gây ra nên sau khi nhiễm vi rút từ 1 đến 2 ngày trẻ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh. Trong vòng 3 đến 4 ngày, trẻ sẽ bị sốt cao, có khi nhiệt độ cơ thể lên tới 40 độ C.
- Những ngày tiếp theo trẻ sẽ bị chảy nước bọt và sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai, sau đó là sưng má. Nhưng tùy từng trường hợp mà trẻ có thể sưng một hoặc cả hai bên má.
- Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ có thể diễn ra trong 10 ngày hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh, trẻ có thể miễn dịch hoàn toàn với bệnh quai bị. Điều đó có nghĩa rằng trong cả cuộc đời trẻ sẽ không bao giờ mắc bệnh quai bị nữa.

- Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị.
- Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày. Những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh quai bị ở trẻ nhỏ như:
Khó chịu
Kén ăn
Sốt
Rét
Đau họng
Đau góc hàm
+ Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. Người bệnh có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn.
+ Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc.
+ Người bệnh có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.
+ Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.
- Người lớn cần nắm rõ để có thể nhanh chóng phát hiện ra bệnh tình của trẻ, từ đó có những phương pháp điều trị rõ ràng, khoa học. Quai bị tuy là một bệnh dễ chữa nhưng chỉ một chút lơ là trong quá trình chăm sóc cũng có thể dẫn đến những biến chứng khôn lườn.

- Trước hết cần biết ở những người nhiễm bệnh, virus sẽ di chuyển từ đường hô hấp (mũi, miệng và cổ họng) vào tuyến mang tai – tại đây virus sẽ bắt đầu phát triển. Điều này khiến cho tuyến nước bọt hai bên mang tai của người bị quai bị sưng to.
- Virus cũng có thể xâm nhập vào dịch não tủy – lớp chất lỏng bao quanh bảo vệ não và cột sống. Một khi virus đã có mặt ở dịch não tủy nó có thể lây lan tới các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não, tuyến tụy, tinh hoàn (ở trẻ em trai và nam giới) và buồng trứng (ở trẻ em gái và phụ nữ).
3. ĐƯỜNG LÂY CỦA BỆNH QUAI BỊ:
- Quai bị có thể lây lan qua những con đường sau:
+ Người bệnh ho hoặc hắt hơi và người khỏe mạnh xung quanh hít phải bụi nước bọt (có mầm bệnh).
+ Người bệnh chạm tay vào mũi, miệng sau đó chuyển virus mang mầm bệnh sang các vật dụng khác, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc bề mặt bàn, ghế,... Nếu ai đó tiếp xúc với các vật dụng này sau đó không lâu, virus có di chuyển vào đường hô hấp gây bệnh quai bị.
+ Sử dụng chung dao, chén, đĩa… hoặc ăn chung với người mắc bệnh.
- Bệnh quai bị cũng có thể truyền từ người nhiễm virus nhưng không có bất cứ triệu chứng nào rõ ràng.
=> Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng.
4. TRIỆU CHỨNG BỆNH QUAI BỊ:
- Khi mới nhiễm vi rút quai bị bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau rát tai, khó nhai, (xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày).
- Bệnh nhân bị sốt 39–40 độ C trong 3-4 ngày, chảy nước bọt.
- Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau 1 vài ngày lây sang bên kia.
- Chỗ sưng đau không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống stenon hơi sưng tấy lên.
5. ĐIỀU TRỊ BỆNH QUAI BỊ:

- Xúc miệng nước muối.
- Dùng thuốc hạ sốt giảm đau như:
Paracetamol
Aspirin
* Điều trị dân gian:
- Thuốc uống:
+ Rễ cây quạt tươi (xạ can) 9-15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.
Huyền sâm 15g
bản lam căn 12g
hạt khô thảo 6g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang
+ Me chua đất hoa vàng 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

+ Rễ chàm mèo sao vàng 10g, sắc mỗi ngày 1 thang, chia uống nhiều lần trong ngày.

+ Vỏ cây gạo 40g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái phiến sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

+ Củ sắn dây 16g, cúc tần sao 10g, bạc hà 6g, thạch cao sống 10g, thăng ma 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 10g, hoa cúc 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Thuốc bôi ngoài da:

+ Hạt gấc đốt thành than 3-4 hạt, chiếu rách 1 nhúm (5g) đốt thành than. Trộn điều 2 thứ rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.
+ Giấm than hoặc rượu trắng 10ml, nhân hạt gấc 2-3 hạt, bỏ hạt gấc vào giấm thay rượu bôi 2-3 lần vào chỗ sưng đau.

+ Dùng nước thuốc lào hòa trộn với cốt lá mùa trâu bôi vào chỗ đau 2 – 3 lần trong ngày.

+ Xích tiểu đậu 50- 70 hạt tán vụng, hòa trộn với nước ấm, hoặc mật ong với lòng trắng trứng gà thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, 1 ngày thay thuốc 1 lần.
- Thuốc đắp hoặc dán ngoài:

+ Lá gấc, lá na và lá cà độc dược, rửa sạch 3 lá, dã nát hòa trộn và đắp vào vùng sưng.

+ Hạt gấc đốt cháy, tán bột rồi hòa trộn với mủ cây duối cho đặc, bôi lên giấy và dán vào vùng sưng.



- Món ăn- bài thuốc:


+ Cải trắng 3 cây, đậu xanh 30g. Đậu xanh đem ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho cải vào nấu chín, chia ăn 2 lần trong ngày, dùng liên tiếp trong 3-5 ngày.
+ Đường trắng 30g, đậu tương 50g, đậu xanh 100g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường vào hòa trộn, chia ăn 2-3 lần trong ngày
6. CÁCH PHÒNG BỆNH AN TOÀN ĐỐI VỚI BÉ TRAI VÀ NAM GIỚI:

- Để phòng tránh những biến chứng do quai bị gây ra, nhất là biến chứng gây viêm tinh hoàn, người bệnh cần được cách ly, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài và chăm sóc cẩn thận trong thời gian bị bệnh ít nhất là 2 tuần. Bên cạnh đó, cần phải chú ý vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt lúc cần thiết.
- Phòng tránh nguy cơ biến chứng:

+ Biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh do quai bị gây ra có thể xuất hiện ngay trong thời gian bị bệnh hoặc sau khi bị bệnh. Đây là biến chứng thường gặp nhất, đặc biệt ở bé trai tuổi dậy thì và thanh niên. Biến chứng xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, cũng có khi cùng lúc. Người bệnh đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sản, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to, đau nhức nhưng không làm mủ. Tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần thì giảm. Phần lớn các bệnh nhân viêm tinh hoàn 1 bên, vài tháng sau chức năng của tinh hoàn bị viêm được phục hồi. Chỉ khi 2 tinh hoàn cùng viêm và teo, người bệnh sẽ mất khả năng sản xuất tinh trùng và vô sinh. Nếu viêm tinh hoàn bên phải, người bệnh có thể bị đau ruột thừa.
+ Do đó, khi có dấu hiệu biến chứng viêm tinh hoàn, người bệnh cần đến bệnh viện khám ngay để có thể chữa trị kịp thời.
7.CÁCH PHÒNG BỆNH QUAI Bị:
- Thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh chủ động.
- Không tiếp xúc với những người mắc bệnh quai bệnh để tránh lây nhiễm.
- Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ.
- Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén,  dĩa,…)
- Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
=> Bằng những biện pháp này, chúng ta không chỉ tránh được chứng vô sinh do quai bị, mà còn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
* Biện pháp phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non:

- Khi phát hiện trẻ bị quai bị, nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.
- Sân trường và sàn nhà phòng học, bàn ghế phải được quét dọn, lau chùi sạch sẽ.


- Rửa sạch các đồ dùng đồ chơi của trẻ.
- Không để trẻ sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, ly, bát, dĩa,…), dụng cụ cá nhân (bàn chải đánh răng, khăn lau mặt).

> Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh đúng cách.
- Tập cho trẻ thói quen che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
- Tuyên truyền tác hại và cách phòng bệnh quai bị cho phụ huynh biết bằng các biện pháp như: phát tờ rơi, truyền tin trực tiếp, dán thông báo. Phối hợp cùng phụ huynh phòng bệnh quai bị hiệu quả cho trẻ.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn thị hoàng phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)