Bệnh phó thương hàn lợn

Chia sẻ bởi nguyễn thị mai | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: bệnh phó thương hàn lợn thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN LỢN
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Mai (Msv:DTN1254140009)
Lê Việt Anh
Lương Thị Lý
Chu Thị Ngân
Nông Minh Mạnh
I Giới Thiệu Chung
Bệnh phó thương hàn lợn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở lợn con từ 2-4 tháng tuổi.
Đặc trưng: vi khuẩn tác động vào bộ máy tiêu hóa
 nôn mửa, ỉa chảy, phân khắm, vết loét lan tràn ở ruột già.
II CĂN BỆNH
1 phân loại
Bệnh do vi khuẩn Salmonella, thuộc họ Enterobacteriacea
Trên 2400 serotyp
Hai serotyp hay gây bệnh ở lợn gồm: Salmonella choleraesuis chủng Kunzendorf và Salmonella typhimurium
 
Hình ảnh salmonella trên lam nhuộm
 
Môi trường thạch dùng để phân lập và giám định slmonella
Môi trường MacConkey: hình thành khuẩn lạc không màu
Môi trường Brillant: hình thành khuẩn lạc màu đỏ
Môi trường XLD: hầu hết các chủng salmonella hình thành khuẩn lạc màu đỏ (riêng S.typhisuis khuẩn lạc màu vàng) ,ở giữa khuẩn lạc có chấm đen.
Môi trường TSI :hầu hết chủng salmonella làm cho phần thạch nghiêng cómàu đỏ, phần thạch đứng có màu vàng
Vk salmonella trên thạch MacConkey
 
III DỊCH TỄ HỌC
1. Loài mắc bệnh
động vật máu nóng và máu lạnh : người, trâu bò, lợn, cừu, ngựa, gia cầm,……
Thường xảy ra ở lợn cai sữa, ít xảy ra ở lợn trưởng thành và lợn con theo mẹ
Chất chứa vi trùng
- Lợn bệnh thể cấp: máu, chất tiết, phủ trạng đều có vi khuẩn.
- Lợn khỏe: trong ruột, túi mật vẫn có thể có vi khuẩn.
2. Đường xâm nhập
- Đường tiêu hóa: do heo ăn thức ăn, nước uống bị nhiễm phân, đất có chứa vi khuẩn hoặc do vi khuẩn có sẵn trong thức ăn ( Bột cá) .
- Các loài gặm nhấm (Chuột) cũng truyền mầm bệnh vào khu vực chăn nuôi qua sự bài thải phân của chúng.
- Sinh sản: mẹ truyền qua nhau, từ nhau truyền qua con.
3. Cách thức sinh bệnh
- Thời kỳ nung bệnh từ 3-6 ngày, có khi kéo dài đến tuần lễ hay một tháng tùy thuộc số lượng vi khuẩn xâm nhập, độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể.Vi khuẩn có thể có sẵn trong đường tiêu hóa khi sức đề kháng giảm sẽ gây bệnh.
- Salmonela thường xâm nhập qua hạch ruột dẫn đến nhiễm trùng huyết và gây hoại tử cục bộ (ruột, gan, lách). Trên niêm mạc ruột gây viêm ruột xuất huyết.
- Salmonela thường xâm nhập vào nang lâm ba ruột già gây hoại tử và hình thành các nốt loét trên niêm mạc ruột. Ít khi gây nhiễm trùng huyết.
IV TRIỆU CHỨNG
1 thể bại huyết (Septicemic salmonellosis)
Do serotyp S.choleraesuis gây ra
Thời gian ủ bệnh : 2 ngày đến vài tuần
Thường do các tác nhân gây stress
Mầm bệnh lây qua đường tiêu hóa ( phân hay chất tiết hầu họng)
Lứa tuổi mắc bệnh : chủ yếu là lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi
 
2 Thể viêm ruột kết ( salmonella enterocolitis)
Thường gặp ở lợn từ cai sữa đến 4 tháng tuổi. bệnh xảy ra ở thể cấp tính hoặc mạn tính do serotyp S.typhimurium hoặc S. choleraesuis gây ra
Lợn tiêu chảy phân vàng nhiều nước và dính bết vào đuôi
Triệu chứng đặc trưng: lợn đi ỉa chảy, phân loãng nhiều nước, có màu vàng, lúc đầu không bị lẫn máu và mảng niêm mạc
Bệnh nhanh chóng lây lan trong đàn trong vòng 1 vài ngày.
Lợn bị tiêu chảy trong 3-7 ngày, nhưng thường tái phát 2-3 lần khiến cho tiêu chảy kéo dài vài tuần.
Phân lợn có thể lẫn máu, đôi khi gây bệnh lỵ hoặc bệnh lý xuất huyết đường tiêu hóa ở lợn.
Lợn sốt, giảm ăn, bị mất nước do ỉa chảy kéo dài. Tỷ lệ chết thường thấp, chết do ỉa chảy kéo dài gây mất nước và giảm kali huyết.
Phần lớn lợn qua khỏi nhưng vẫn bài thải mầm bệng trong vòng 5 tháng
Một số lợn còi cọc, chậm lớn
V. BỆNH TÍCH
VI.1: Thể bại huyết

- Bệnh tích đại thể: xanh tím ở tai, chân đuôi, bụng. Niêm mạc hạ vị bị sung huyết hoặc nhồi huyết, lách sưng to, gan ít sưng. Hạch màng treo ruột và hạch vùng dạ dày – gan bị sưng to, thủy thũng. Phổi chắc và đàn hồi, sung huyết lan tràn, giữa các tiểu thùy thường bị phù thũng và có thể xuất huyết.
Lợn có chứng hoàng đản rất nặng, tuy nhiên bệnh tích này không phải lúc nào cũng biểu hiện.Bề mặt gan đôi khi có những điểm hoại tử màu trắng.
Lợn sống sót bị viêm ruột hoại tử nặng. Vỏ thận và màng ngoài tim bị xuất huyết điểm.

- Bệnh tích vi thể: có các hạt phó thương hàn ở gan, gan có các đám hoại tử mô bào.
Mạch máu ở niêm mạc dạ dày có tơ huyết. Lách và hạch lympho có hiện tượng tăng sản tế bào lưới, tế bào biểu mô bị trương to.

VI.2: Thể viêm ruột kết

- Bệnh tích đại thể: lợn chết do tiêu chảy, bệnh tích đặc trưng là hiện tượng hoại tử điểm hoặc hoại tử lan tràn ruột, kết tràng hoặc manh tràng. Niêm mạc kết tràng, manh tràng và hồi tràng bị phù thũng, màu đỏ lồi lõm, bên trên có nhiều mảng tổ chức màu vàng xám.
Hạch màng treo ruột sưng to, thủy thũng
Kết tràng và trực tràng có các nốt hoại tử hình cúc áo.

- Bệnh tích vi thể: hoại tử điểm hoặc hoại tử lan tràn các tế bào ruột.
Lớp niêm mạc và hạ niêm mạc có rất nhiều đại thực bào, nhưng lymphocyte chỉ có với số lượng trung bình, giai đoạn đầu của bệnh có rất nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.
Cục huyết khối có nhiều tơ huyết, tiểu cầu và bạch cầu.
Ở hổi tràng, bề mặt bị hoại tử và thường lông nhung bị teo.
Lợn mắc bệnh cấp tính, mảng Payer bị hoại tử, gan chứa các hạt phó thương hàn hoặc hoại tử như trong thể bại huyết.



Loét lan tràn ở ruột già
VII. CHẨN ĐOÁN

VII.1: Thể bại huyết
- Chẩn đoán lâm sàng:
Không thể chẩn đoán nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng do dễ nhầm lẫn với một số bênh gây bại huyết ở lợn do E.rhusiopathiae, S.suis, Actinobacillus suis hoặc lợn chết do bệnh Dịch tả lợn hoặc bệnh viêm phổi màng phổi do APP.
Bệnh tích đặc trưng: gan sưng, lách sưng, hạch lâm ba sưng to. Viêm kẽ phổi, gan hoại tử điểm có thể chẩn đoán là bệnh do Salmonella.

- Chẩn đoán vi khuẩn học:
Để khẳng định cần chẩn đoán vi khuẩn học để khẳng định sự có mặt của vi khuẩn S.choleraesuis chủng kunzendorf.
Bệnh phẩm lấy gồm phổi, gan, lách không lấy bệnh phẩm là phân hoặc chất chứa ruột trong trường hợp bênh ở thể bại huyết cấp tính.
Nuôi cấy trên môi trường Brilliant green, Bismuth sulfite, thạch máu, thạch MacConkey.

VII.2: Thể viêm ruột kết
- Chẩn đoán lâm sàng:
Cần chẩn đoán phân biệt triệu chứng tiêu chảy do Salmonella với một số bệnh như lỵ và chứng PPE do Lawsonia intracellularis, bệnh do coronavirus, tiêu chảy ở lợn sau cai sữa do vi khuẩn E.coli, bệnh cầu trùng.
Bệnh lỵ lợn thường ỉa phân có lẫn máu và nhiều dịch nhày.
Bệnh do Salmonella lợn ỉa chảy phân nhiều nước có màu vàng, thường có bệnh tích hoại tử ở kết tràng và manh tràng, hạch lâm ba màng treo ruột luôn bị sưng to.

- Chẩn đoán vi khuẩn học:
Do Salmonella có nhiều ở ngoài môi trường nên chẩn đoán phân lập vi khuẩn giúp khẳng định bệnh.
Bệnh phẩm thường lấy là chất chứa ở hồi tràng, hạch lympho vùng hồi manh tràng, hạch amidan, niêm mạc manh tràng. Lợn sống lấy 10g phân hoặc nạo hạch amidan, hoặc swab ngoáy trực tràng.
Sử dụng mội trường tăng sinh tetrathionate.

- Chẩn đoán huyết thanh học:
Sử dụng phản ứng ELISA để xác định sự có mặt của kháng nguyên.
Sử dụng kỹ thuật PCR để xác định sự có mặt của vi khuẩn trong bệnh phẩm, tuy nhiên giá thành phản ứng cao và nhiêu khi không nhạy nếu mẫu trước đó chưa được tăng sinh.

VIII. PHÒNG BỆNH

VIII.1: Vệ sinh phòng bệnh
Áp dụng một số biện pháp phòng bệnh sau:
- Định kì vệ sinh chuồng trại
- Hạn chế các yếu tố stress cho lợn như đảm bảo mật độ đàn lợn, nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng của chuồng nuôi.
- Thực hiện quy trình nuôi: “cùng vào cùng ra”.
- Chế độ dinh dưỡng có thể giúp ngăn chặn hoặc hạn chế bệnh do Salmonella ở lợn bao gồm: cho lợn ăn bổ sung propionic hoặc các axit béo bay hơi, mannose, lactose, probiotic và kim loại nặng.

VIII.2: Phòng bệnh bằng vaccine
Sử dụng vaccine nhược độc hoặc vaccine vô hoạt có tác dụng phòng bệnh.
- Ở Việt Nam sử dụng vaccine phó thương hàn – F vô hoạt (Vetvaco): tiêm dưới da cho lợn con. Liều lượng 1ml/con, tiêm dưới da gốc tai. Miễn dịch được 6 tháng. Do vi khẩn sản sinh nội độc tố nên một số con có phản ứng sau khi tiêm.

- Với vaccine phó thương hàn nhược độc đông khô (Vetvaco): tiêm bắp hoặc dưới da 1 lần vào lúc 20 – 27 ngày tuổi, liều lượng 1ml/con.

- Vaccine phó thương hàn (Navetco): vaccine vô hoạt, chế từ vi khuẩn Salmomella cholerae suis chủng kunzendoft. Tiêm vào dưới da hoặc bắp thịt sau gốc tai hoặc mặt trong đùi cho lợn khỏe mạnh
liều dùng: lần 1 tiêm cho lợn ở 20 – 30 ngày tuổi với liều 1ml/con, lần 2 tiêm cho lợn ở 40 – 50 ngày tuổi với liều 2ml/con.
IX: ĐIỀU TRỊ
- Mục đích: giảm triệu chứng lâm sàng, tránh sự lây lan của bệnh trong đàn.
- Có nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị như: amikacin, neomycin, apramycin, ceftiofur, trimethoprim – sulfonamide.
- Cách tốt nhất để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp là dựa vào kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn phân lập được từ ổ dịch.
- Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, cần áp dụng các biên pháp hộ lí chăm sóc, vệ sinh chuồng trại như với các bệnh truyền nhiễm khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)