Bệnh ở trâu bò
Chia sẻ bởi Minh Mẫn |
Ngày 11/05/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: bệnh ở trâu bò thuộc Công nghệ 10
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP-TNTN
BÁO CÁO SEMINAR
LỚP DH8SHNN
BỆNH TRÊN TRÂU BÒ
GVHD: Nguyễn Khắc Chung Thẩm
Nhóm 4:
Lê Huỳnh Đức Nguyễn Văn Thông
Trần Minh Mẫn Nguyễn Bình Phong
Phạm Quốc Phiên
1. GIỚI THIỆU
Trâu là một loài động vật thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Chúng sống hoang dã ở Nam Á (Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan) Đông Nam Á, miền bắc Úc. Trâu thuần dưỡng, tức trâu nhà được nuôi phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi châu.
Trâu trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều; con cái có thể nặng 800kg, con đực lên tới 1,2tấn, và cao tới khoảng 1,8m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới
- Bò là tên gọi chung để chỉ các loài động vật trong chi động vật có vú với danh pháp khoa học Bos, bao gồm các dạng bò hoang dã và bò thuần hóa. Chi Bos có thể phân chia thành 4 phân chi là: Bos, Bibos, Novibos, Poephagus
Vấn đề nuôi gia súc ngày càng trở nên quan trọng, không còn dừng ở mức độ lấy công làm lời nữa, mà phải tính toán kinh tế hơn. Trong đó bệnh cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế.
2. CÁC BỆNH TRÊN TRÂU BÒ
2.1. Bệnh lở mồm long móng:
2.1.1. Nguyên nhân:
- Bệnh do virus lở mồm long móng gây ra, lây lan mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa trâu bò, dê bệnh với trâu bò, dê mạnh.
Cũng có thể lây gián tiếp cho người, súc vật, hoặc thịt thú bệnh được mang từ vùng này sang vùng khác .
- Gia súc bị bệnh, virus có trong nhiều bộ phận của cơ thể: hạch lâm ba, mụn nước, nội tạng, máu v.v... và các chất bài tiết ra ngoài: phân, nước tiểu, nước bọt... Virus xâm nhập chủ yếu bằng đường tiêu hóa, qua niêm mạc miệng, vết thương ở da, niêm mạc hô hấp, sinh dục.
- Bệnh lở mồm long móng lan truyền đã từ lâu ở hầu hết các nước. ở nước ta đã áp dụng các biện pháp thú y phòng chống bệnh nên đã hạn chế bệnh ở phía Bắc, nhưng vẫn xảy ra bệnh ở một số tỉnh phía Nam.
2.1.2. Triệu chứng:
Gia súc ốm thường ủ bệnh 2-7 ngày, phát bệnh ở 2 thể nhẹ và nặng.
- Ở thể nhẹ, gia súc bệnh sốt cao 40 - 42oC trong 2-3 ngày, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, nằm xuống đứng lên khó khăn, ăn khó, ăn ít. Sau 3-4 ngày bị cảm nhiễm, những mụn nước bắt đầu mọc ở niêm mạc, mồm, chân và chỗ da mỏng trên cơ thể. ở miệng, niêm mạc, lợi răng viêm đỏ, lưỡi dày cử động khó.
ở thể nặng thường xảy ra ở bê nghé, thể hiện viêm cấp tính, ỉa chảy nặng, đường tiêu hóa xuất huyết, chết nhanh trong 2-3 ngày. Có thể bê nghé viêm phổi cấp, viêm màng bao tim, cơ tim gây chết bất ngờ hoặc 2-3 ngày sau.
Bệnh lây cho người khi tiếp xúc gia súc bệnh, gây sốt cao, mụn nhỏ mọc ở niêm mạc làm loét miệng, mụn mọc ở nhiều nơi: ngón tay, bàn tay, cánh tay, đùi, vú, mắt... ngứa khó chịu. Mụn nước vỡ và mất đi nhanh. Bị nặng, người có thể bị viêm ruột cấp, nôn mửa, ỉa chảy dữ dội.
2.1.3. Phòng bệnh và chữa trị:
Phòng bệnh:
Tiêm vaccine phòng bệnh lở mồm long móng đúng theo type gây bệnh (qua điều tra dịch tể và xét nghiệm mẫu bệnh phẩm) tại điạ phương cho trâu bò lúc 4 tháng tuổi.
Ở vùng có dịch bệnh xảy ra có thể tiêm sớm hơn lúc trâu bò được 2 tháng tuổi. Tiêm lập lại 6 tháng một lần.
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn trâu bò có sức khỏe, tắm chải sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại, chống ô nhiễm nguồn nước uống, phát hiện gia súc bệnh kịp thời để cứu chữa.
Khi phát hiện gia súc bệnh, báo ngay cô quan thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý.
- Chữa trị:
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát.
+ Dùng Vimekon 1/200 rửa sạch chỗ loét hàng ngày.
+ Kết hợp dùng một trong các loại thuốc sau để trị các triệu chứng viêm loét và phòng các bệnh thứ phát.
+ Vime Blue dùng xịt nơi vết thương bị lở loét giúp mau lành da non.
+ Penicilline 4M: 1lọ dùng cho 500 - 1000 kg thể trọng.
+ Ampi 1g: 1lọ dùng cho 100kg thể trọng.
+ Penstrep 1ml/20 kg thể trọng.
Gia súc bệnh mệt nhọc cần tiêm các loại thuốc trợ sức như: Na-Campho, B.Complex ADE, Vitamin C
2.2. Bệnh tụ huyết trùng
2.2.1. Nguyên nhân:
Bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella multocida.
Bệnh xảy ra quanh năm và thường tập trung vào mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và những lúc giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng gia súc bị suy giảm.
Ở nước ta trâu mắc bệnh nhiều và nặng hơn bò. Trâu thường chết do bệnh quá cấp tính.
Súc vật non đang bú mẹ ít mắc bệnh hơn súc vật trưởíng thành. Súc vật 2 -3 tuổi mắc bệnh dễ hơn súc vật già.
2.2.2. Triệu chứng:
Bệnh tụ huyết trùng có 3 thể bệnh:
Thể ác tính:
Con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41-42oC và trở nên hung dữ điên loạn đập đầu vào tường, có thể chết trong 24 giờ.
Ở một số bê nghé 3 - 18 tháng có triệu chứng thần kinh: giãy giụa rồi ngã xuống đất chết.
Có khi con vật đang ăn cỏ chạy lồng lên run rẩy, ngã xuống và lịm đi.
- Một số trâu bò có triệu chứng bệnh ở đường ruột, lúc đầu phân táo bón, sau tiêu chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột.
Giai đoạn cuối con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển 3 - 5 ngày, tỉ lệ chết từ 90 - 100%.
b. Thể cấp tính:
Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-3 ngày, con vật không nhai lại mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40-42oC.
Các niêm mạc mắt mũi đỏ sẫm rồi tái xám.
Nước mũi chảy liên tục.
Các hạch lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó người ta còn gọi là trâu bò hai lưỡi. Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thủy thủng làm con vật đi lại khó khăn.
Vật bệnh thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp.
c. Thể mãn tính:
Vật bệnh thể hiện viêm ruột mãn tính: lúc tiêu chảy, lúc táo bón, viêm khớp làm con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và viêm phổi mãn tính. Bệnh tiến triển trong vài tuần, các triệu chứng nhẹ dần nhưng thường con vật gầy rạc và chết do kiệt sức.
2.2.3. Bệnh tích.
Tụ huyết và xuất huyết lấm chấm từng mảng ở niêm mạc mắt, miệng, mũi, tổ chức dưới da.
Hệ thống hạch lâm ba sưng to, thủy thủng và xuất huyết, rõ nhất là hạch lâm ba sau hầu, vai và trước đùi.
Tim sưng to, trong bao tim, màng phổi, xoang ngực, xoang bụng đều có tương dịch.
Nếu con vật bị bệnh thể đường ruột thì thấy chùm hạch ruột sưng to, có xuất huyết, niêm mạc ruột tụ huyết, xuất huyết nặng và niêm mạc ruột bị tróc ra.
Bò bệnh không đi lại được, chảy nước mắt, nước mũi
Hình 2.2: Tụ máu, xuất huyết lắm tắm ở cơ quan đường tiêu hóa
Bệnh tích trên phổi: Viêm màng phổi (a) ; Viêm phổi dày lên và dính vào thành ngực (b) ; Viêm phổi hóa gan đỏ (c
Hình a
Hình b
Hình c
Viêm phổi cấp tính (d) Viêm phổi từ thùy trước đến thùy sau (e) ; Viêm phổi xuất huyết (f).
Khuẩn lạc Pasteurella nuôi cấy trên môi trường thạch máu
Khuẩn lạc Pasteurella nhuộm gram
2.2.4. Phòng bệnh
Phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò bằng cách tiêm vaccin tụ huyết trùng trâu bò Robert 1 do Công ty thuốc thú y TW2 sản xuất lúc 6 tháng tuổi, thời gian miễn dịch 6 tháng do đó phải tái chủng lại 6 tháng 1 lần.
Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh nhất là trong lúc giao mùa và thời gian bị ngập lũ.
2.2.5. Điều trị
- Khi phát hiện bệnh tụ huyết trùng phải điều trị sớm bằng một trong các loại kháng sinh sau:
+ Vime-Spiro F.S.P : tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/ 10-15kg P/ ngày.
+ Marbovitryl : tiêm bắp , liên tục 3 ngày 1ml/ 10-12kg P/ ngày.
+ Dilog : tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/15-20kg P/ngày.
+ Ngoài ra nên kết hợp với các loại thuốc trợ sức để tăng sức đề kháng như: B.Complex Fortified, B.Complex AD3E.
2.3. Bệnh viêm vú
2.3.1. Nguyên nhân.
Do nhiễm khuẩn qua các tổn thương ở bầu vú và núm vú, chủ yếu là do nhiễm các vi khuẩn: Streptococcus, Staphylococcus, Bacillus, E.Coli. Nấm Cida albicans cũng gặp trong nhiều trường hợp viêm tuyến sữa. Bệnh cũng có thể do kế phát từ các bệnh viêm
âm đạo, tử cung.
2.3.2. Triệu chứng.
Có thể tóm tắt để chẩn đoán bốn thể viêm vú như sau:
Viêm vú thể tương mạc:
+ Sốt nhẹ, sữa loãng, có vón nhẹ lổn nhổn.
+ Con vật có phản ứng đau khi ấn mạnh tay vào bầu vú.
+ Lượng sữa giảm rõ rệt ở thuỳ bị sưng
Viêm vú cata: tế bào thượng bì tuyến vú biến dạng, tróc ra, sữa loãng có cặn, sốt nhẹ hoặc không sốt. Kiểm tra bằng tay sẽ thấy đầu vú và tuyến vú có những cục mềm bên trong.
Viêm vú có mủ:
+ Bầu vú sưng đỏ đau, sốt cao, sữa có mủ, màu vàng hay vàng nhạt.
+ Con vật thể hiện triệu chứng toàn thân, sốt cao 40 - 41oC, mệt mỏi, kém ăn.
+ Bầu vú và núm vú sưng đỏ từng thuỳ hay toàn bộ.
+ Sờ tay thấy nóng, ấn vào con vật có phản ứng đau.
Viêm vú có máu:
+ Bầu vú sưng có tụ huyết, sốt cao, sữa có máu.
+ Bệnh thường ở thể cấp tính, sốt cao 40- 41oC kéo dài hàng tuần, mệt mỏi và kém ăn.
+ Bầu vú sưng to một bên hoặc toàn thể. Trên bầu vú có từng đám tụ huyết màu đỏ sẫm. Con vật đau đớn khi ta ấn tay vào bầu vú.
+ Bệnh tiến triển nhanh, biến chứng thường gặp là nhiễm trùng huyết và súc vật bệnh sẽ chết sau 7-9 ngày.
2.3.3. Phòng bệnh.
Vệ sinh chuồng trại và rửa sạch bầu vú sau khi vắt sữa và hai chân sau bằng dung dịch Vimekon 1/200.
Khi vắt sữa phải thao tác nhanh, không để tồn đọng sữa trong bầu vú.
Dụng cụ vắt sữa phải cọ rữa sát trùng hàng ngày, tay người vắt sữa phải bảo đảm vệ sinh.
2.3.4. Điều trị.
Vắt cạn sữa sữa vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ ngày cho vú mềm dần.
Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3 – 5 ngày.
+Ampiseptryl : 1ml/10 kg thể trọng.
+ Marbovitryl : 1ml/10 kg thể trọng.
+ Penstrep: 1ml/20kg thể trọng
+ Vime-sone : 1ml/10kg thể trọng
- Kết hợp với thuốc kháng viêm như Ketovet 1ml/16kg thể trọng hoặc Dexa VMD liều 1ml/20 kg P.
2.4. Bệnh viêm buồng trứng
2.4.1. Nguyên nhân.
Đa số trường hợp viêm buồng trứng là do kế phát từ bệnh viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng và viêm phúc mạc.
Những vi khuẩn gây viêm thường gặp là: tụ cầu Staphylococcus, liên cầu Streptococcus, E.coli, Proteus vulgaris.
2.4.2. Triệu chứng.
Trâu bò không động dục khi đến chu kỳ rụng trứng.
Các vi khuẩn gây viêm, sưng thủng buồng trứng, có thể gây mủ.
Giai đoạn đầu con vật đau đớn khi thăm khám buồng trứng qua trực tràng, buồng trứng to gấp 2-3 lần bình thường.
Sau đó, buồng trứng bị bã đậu và can xi hoá chỗ viêm, buồng trứng nhỏ lại nhưng rắn và xơ cứng.
Nếu con vật chỉ viêm một bên buồng trứng thì vẫn thấy chu kỳ động dục và phối giống được nhưng ít thụ thai hơn súc vật cái bình thường.
2.4.3. Phòng bệnh.
Vệ sinh cuồng trại và bãi chăn thả.
Điều trị kịp thời các bệnh viêm đường sinh dục ở gia súc cái.
2.4.4. Điều trị.
Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3 -5 ngày.
Amoxi 15%LA: 1ml/10kg thể trọng.
Penstrep 1ml/20kg thể trọng.
Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng.
Kết hợp kháng viêm Ketovet 1ml/16kg thể trọng hoặc Dexametasone 1ml/20kg thể trọng
Tiêm các thuốc trợ sức: Vitamin C, B.Complex, Campho-Na trong quá trình điều trị để gia súc mau bình phục.
- Ngoài những bệnh được giới thiệu trên thì khi chăn nuôi cần lưu ý thêm những bệnh thường mất phải ở trân bò như: bệnh ghẻ, bệnh chướng hơi, bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ, bệnh giun đũa,…..
3. Kết luận.
Qua quá trình tìm hiểu về các bênh trên trâu bò thì nhóm rút ra kết luận khi nuôi trâu bò như sau:
Cần quét sạch chuồng trại hằng ngày.
Làm vệ sinh xung quanh khu vực chuồng trại.
Cần tiêm vaccine định kỳ để phòng các bệnh có thể xảy ra.
Khi trâu bò bệnh phải báo ngay cho trạm thú y kịp thời chữa trị.
Thank
You
KHOA NÔNG NGHIỆP-TNTN
BÁO CÁO SEMINAR
LỚP DH8SHNN
BỆNH TRÊN TRÂU BÒ
GVHD: Nguyễn Khắc Chung Thẩm
Nhóm 4:
Lê Huỳnh Đức Nguyễn Văn Thông
Trần Minh Mẫn Nguyễn Bình Phong
Phạm Quốc Phiên
1. GIỚI THIỆU
Trâu là một loài động vật thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Chúng sống hoang dã ở Nam Á (Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan) Đông Nam Á, miền bắc Úc. Trâu thuần dưỡng, tức trâu nhà được nuôi phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi châu.
Trâu trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều; con cái có thể nặng 800kg, con đực lên tới 1,2tấn, và cao tới khoảng 1,8m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới
- Bò là tên gọi chung để chỉ các loài động vật trong chi động vật có vú với danh pháp khoa học Bos, bao gồm các dạng bò hoang dã và bò thuần hóa. Chi Bos có thể phân chia thành 4 phân chi là: Bos, Bibos, Novibos, Poephagus
Vấn đề nuôi gia súc ngày càng trở nên quan trọng, không còn dừng ở mức độ lấy công làm lời nữa, mà phải tính toán kinh tế hơn. Trong đó bệnh cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế.
2. CÁC BỆNH TRÊN TRÂU BÒ
2.1. Bệnh lở mồm long móng:
2.1.1. Nguyên nhân:
- Bệnh do virus lở mồm long móng gây ra, lây lan mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa trâu bò, dê bệnh với trâu bò, dê mạnh.
Cũng có thể lây gián tiếp cho người, súc vật, hoặc thịt thú bệnh được mang từ vùng này sang vùng khác .
- Gia súc bị bệnh, virus có trong nhiều bộ phận của cơ thể: hạch lâm ba, mụn nước, nội tạng, máu v.v... và các chất bài tiết ra ngoài: phân, nước tiểu, nước bọt... Virus xâm nhập chủ yếu bằng đường tiêu hóa, qua niêm mạc miệng, vết thương ở da, niêm mạc hô hấp, sinh dục.
- Bệnh lở mồm long móng lan truyền đã từ lâu ở hầu hết các nước. ở nước ta đã áp dụng các biện pháp thú y phòng chống bệnh nên đã hạn chế bệnh ở phía Bắc, nhưng vẫn xảy ra bệnh ở một số tỉnh phía Nam.
2.1.2. Triệu chứng:
Gia súc ốm thường ủ bệnh 2-7 ngày, phát bệnh ở 2 thể nhẹ và nặng.
- Ở thể nhẹ, gia súc bệnh sốt cao 40 - 42oC trong 2-3 ngày, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, nằm xuống đứng lên khó khăn, ăn khó, ăn ít. Sau 3-4 ngày bị cảm nhiễm, những mụn nước bắt đầu mọc ở niêm mạc, mồm, chân và chỗ da mỏng trên cơ thể. ở miệng, niêm mạc, lợi răng viêm đỏ, lưỡi dày cử động khó.
ở thể nặng thường xảy ra ở bê nghé, thể hiện viêm cấp tính, ỉa chảy nặng, đường tiêu hóa xuất huyết, chết nhanh trong 2-3 ngày. Có thể bê nghé viêm phổi cấp, viêm màng bao tim, cơ tim gây chết bất ngờ hoặc 2-3 ngày sau.
Bệnh lây cho người khi tiếp xúc gia súc bệnh, gây sốt cao, mụn nhỏ mọc ở niêm mạc làm loét miệng, mụn mọc ở nhiều nơi: ngón tay, bàn tay, cánh tay, đùi, vú, mắt... ngứa khó chịu. Mụn nước vỡ và mất đi nhanh. Bị nặng, người có thể bị viêm ruột cấp, nôn mửa, ỉa chảy dữ dội.
2.1.3. Phòng bệnh và chữa trị:
Phòng bệnh:
Tiêm vaccine phòng bệnh lở mồm long móng đúng theo type gây bệnh (qua điều tra dịch tể và xét nghiệm mẫu bệnh phẩm) tại điạ phương cho trâu bò lúc 4 tháng tuổi.
Ở vùng có dịch bệnh xảy ra có thể tiêm sớm hơn lúc trâu bò được 2 tháng tuổi. Tiêm lập lại 6 tháng một lần.
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn trâu bò có sức khỏe, tắm chải sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại, chống ô nhiễm nguồn nước uống, phát hiện gia súc bệnh kịp thời để cứu chữa.
Khi phát hiện gia súc bệnh, báo ngay cô quan thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý.
- Chữa trị:
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát.
+ Dùng Vimekon 1/200 rửa sạch chỗ loét hàng ngày.
+ Kết hợp dùng một trong các loại thuốc sau để trị các triệu chứng viêm loét và phòng các bệnh thứ phát.
+ Vime Blue dùng xịt nơi vết thương bị lở loét giúp mau lành da non.
+ Penicilline 4M: 1lọ dùng cho 500 - 1000 kg thể trọng.
+ Ampi 1g: 1lọ dùng cho 100kg thể trọng.
+ Penstrep 1ml/20 kg thể trọng.
Gia súc bệnh mệt nhọc cần tiêm các loại thuốc trợ sức như: Na-Campho, B.Complex ADE, Vitamin C
2.2. Bệnh tụ huyết trùng
2.2.1. Nguyên nhân:
Bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella multocida.
Bệnh xảy ra quanh năm và thường tập trung vào mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và những lúc giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng gia súc bị suy giảm.
Ở nước ta trâu mắc bệnh nhiều và nặng hơn bò. Trâu thường chết do bệnh quá cấp tính.
Súc vật non đang bú mẹ ít mắc bệnh hơn súc vật trưởíng thành. Súc vật 2 -3 tuổi mắc bệnh dễ hơn súc vật già.
2.2.2. Triệu chứng:
Bệnh tụ huyết trùng có 3 thể bệnh:
Thể ác tính:
Con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41-42oC và trở nên hung dữ điên loạn đập đầu vào tường, có thể chết trong 24 giờ.
Ở một số bê nghé 3 - 18 tháng có triệu chứng thần kinh: giãy giụa rồi ngã xuống đất chết.
Có khi con vật đang ăn cỏ chạy lồng lên run rẩy, ngã xuống và lịm đi.
- Một số trâu bò có triệu chứng bệnh ở đường ruột, lúc đầu phân táo bón, sau tiêu chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột.
Giai đoạn cuối con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển 3 - 5 ngày, tỉ lệ chết từ 90 - 100%.
b. Thể cấp tính:
Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-3 ngày, con vật không nhai lại mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40-42oC.
Các niêm mạc mắt mũi đỏ sẫm rồi tái xám.
Nước mũi chảy liên tục.
Các hạch lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó người ta còn gọi là trâu bò hai lưỡi. Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thủy thủng làm con vật đi lại khó khăn.
Vật bệnh thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp.
c. Thể mãn tính:
Vật bệnh thể hiện viêm ruột mãn tính: lúc tiêu chảy, lúc táo bón, viêm khớp làm con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và viêm phổi mãn tính. Bệnh tiến triển trong vài tuần, các triệu chứng nhẹ dần nhưng thường con vật gầy rạc và chết do kiệt sức.
2.2.3. Bệnh tích.
Tụ huyết và xuất huyết lấm chấm từng mảng ở niêm mạc mắt, miệng, mũi, tổ chức dưới da.
Hệ thống hạch lâm ba sưng to, thủy thủng và xuất huyết, rõ nhất là hạch lâm ba sau hầu, vai và trước đùi.
Tim sưng to, trong bao tim, màng phổi, xoang ngực, xoang bụng đều có tương dịch.
Nếu con vật bị bệnh thể đường ruột thì thấy chùm hạch ruột sưng to, có xuất huyết, niêm mạc ruột tụ huyết, xuất huyết nặng và niêm mạc ruột bị tróc ra.
Bò bệnh không đi lại được, chảy nước mắt, nước mũi
Hình 2.2: Tụ máu, xuất huyết lắm tắm ở cơ quan đường tiêu hóa
Bệnh tích trên phổi: Viêm màng phổi (a) ; Viêm phổi dày lên và dính vào thành ngực (b) ; Viêm phổi hóa gan đỏ (c
Hình a
Hình b
Hình c
Viêm phổi cấp tính (d) Viêm phổi từ thùy trước đến thùy sau (e) ; Viêm phổi xuất huyết (f).
Khuẩn lạc Pasteurella nuôi cấy trên môi trường thạch máu
Khuẩn lạc Pasteurella nhuộm gram
2.2.4. Phòng bệnh
Phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò bằng cách tiêm vaccin tụ huyết trùng trâu bò Robert 1 do Công ty thuốc thú y TW2 sản xuất lúc 6 tháng tuổi, thời gian miễn dịch 6 tháng do đó phải tái chủng lại 6 tháng 1 lần.
Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh nhất là trong lúc giao mùa và thời gian bị ngập lũ.
2.2.5. Điều trị
- Khi phát hiện bệnh tụ huyết trùng phải điều trị sớm bằng một trong các loại kháng sinh sau:
+ Vime-Spiro F.S.P : tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/ 10-15kg P/ ngày.
+ Marbovitryl : tiêm bắp , liên tục 3 ngày 1ml/ 10-12kg P/ ngày.
+ Dilog : tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/15-20kg P/ngày.
+ Ngoài ra nên kết hợp với các loại thuốc trợ sức để tăng sức đề kháng như: B.Complex Fortified, B.Complex AD3E.
2.3. Bệnh viêm vú
2.3.1. Nguyên nhân.
Do nhiễm khuẩn qua các tổn thương ở bầu vú và núm vú, chủ yếu là do nhiễm các vi khuẩn: Streptococcus, Staphylococcus, Bacillus, E.Coli. Nấm Cida albicans cũng gặp trong nhiều trường hợp viêm tuyến sữa. Bệnh cũng có thể do kế phát từ các bệnh viêm
âm đạo, tử cung.
2.3.2. Triệu chứng.
Có thể tóm tắt để chẩn đoán bốn thể viêm vú như sau:
Viêm vú thể tương mạc:
+ Sốt nhẹ, sữa loãng, có vón nhẹ lổn nhổn.
+ Con vật có phản ứng đau khi ấn mạnh tay vào bầu vú.
+ Lượng sữa giảm rõ rệt ở thuỳ bị sưng
Viêm vú cata: tế bào thượng bì tuyến vú biến dạng, tróc ra, sữa loãng có cặn, sốt nhẹ hoặc không sốt. Kiểm tra bằng tay sẽ thấy đầu vú và tuyến vú có những cục mềm bên trong.
Viêm vú có mủ:
+ Bầu vú sưng đỏ đau, sốt cao, sữa có mủ, màu vàng hay vàng nhạt.
+ Con vật thể hiện triệu chứng toàn thân, sốt cao 40 - 41oC, mệt mỏi, kém ăn.
+ Bầu vú và núm vú sưng đỏ từng thuỳ hay toàn bộ.
+ Sờ tay thấy nóng, ấn vào con vật có phản ứng đau.
Viêm vú có máu:
+ Bầu vú sưng có tụ huyết, sốt cao, sữa có máu.
+ Bệnh thường ở thể cấp tính, sốt cao 40- 41oC kéo dài hàng tuần, mệt mỏi và kém ăn.
+ Bầu vú sưng to một bên hoặc toàn thể. Trên bầu vú có từng đám tụ huyết màu đỏ sẫm. Con vật đau đớn khi ta ấn tay vào bầu vú.
+ Bệnh tiến triển nhanh, biến chứng thường gặp là nhiễm trùng huyết và súc vật bệnh sẽ chết sau 7-9 ngày.
2.3.3. Phòng bệnh.
Vệ sinh chuồng trại và rửa sạch bầu vú sau khi vắt sữa và hai chân sau bằng dung dịch Vimekon 1/200.
Khi vắt sữa phải thao tác nhanh, không để tồn đọng sữa trong bầu vú.
Dụng cụ vắt sữa phải cọ rữa sát trùng hàng ngày, tay người vắt sữa phải bảo đảm vệ sinh.
2.3.4. Điều trị.
Vắt cạn sữa sữa vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ ngày cho vú mềm dần.
Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3 – 5 ngày.
+Ampiseptryl : 1ml/10 kg thể trọng.
+ Marbovitryl : 1ml/10 kg thể trọng.
+ Penstrep: 1ml/20kg thể trọng
+ Vime-sone : 1ml/10kg thể trọng
- Kết hợp với thuốc kháng viêm như Ketovet 1ml/16kg thể trọng hoặc Dexa VMD liều 1ml/20 kg P.
2.4. Bệnh viêm buồng trứng
2.4.1. Nguyên nhân.
Đa số trường hợp viêm buồng trứng là do kế phát từ bệnh viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng và viêm phúc mạc.
Những vi khuẩn gây viêm thường gặp là: tụ cầu Staphylococcus, liên cầu Streptococcus, E.coli, Proteus vulgaris.
2.4.2. Triệu chứng.
Trâu bò không động dục khi đến chu kỳ rụng trứng.
Các vi khuẩn gây viêm, sưng thủng buồng trứng, có thể gây mủ.
Giai đoạn đầu con vật đau đớn khi thăm khám buồng trứng qua trực tràng, buồng trứng to gấp 2-3 lần bình thường.
Sau đó, buồng trứng bị bã đậu và can xi hoá chỗ viêm, buồng trứng nhỏ lại nhưng rắn và xơ cứng.
Nếu con vật chỉ viêm một bên buồng trứng thì vẫn thấy chu kỳ động dục và phối giống được nhưng ít thụ thai hơn súc vật cái bình thường.
2.4.3. Phòng bệnh.
Vệ sinh cuồng trại và bãi chăn thả.
Điều trị kịp thời các bệnh viêm đường sinh dục ở gia súc cái.
2.4.4. Điều trị.
Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3 -5 ngày.
Amoxi 15%LA: 1ml/10kg thể trọng.
Penstrep 1ml/20kg thể trọng.
Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng.
Kết hợp kháng viêm Ketovet 1ml/16kg thể trọng hoặc Dexametasone 1ml/20kg thể trọng
Tiêm các thuốc trợ sức: Vitamin C, B.Complex, Campho-Na trong quá trình điều trị để gia súc mau bình phục.
- Ngoài những bệnh được giới thiệu trên thì khi chăn nuôi cần lưu ý thêm những bệnh thường mất phải ở trân bò như: bệnh ghẻ, bệnh chướng hơi, bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ, bệnh giun đũa,…..
3. Kết luận.
Qua quá trình tìm hiểu về các bênh trên trâu bò thì nhóm rút ra kết luận khi nuôi trâu bò như sau:
Cần quét sạch chuồng trại hằng ngày.
Làm vệ sinh xung quanh khu vực chuồng trại.
Cần tiêm vaccine định kỳ để phòng các bệnh có thể xảy ra.
Khi trâu bò bệnh phải báo ngay cho trạm thú y kịp thời chữa trị.
Thank
You
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh Mẫn
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)