Benh ngo

Chia sẻ bởi Võ Hòang Phi | Ngày 24/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: benh ngo thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN NGÔ
Ngô là một trong ba loại cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa, là cây trồng quan trọng ở cả đồng bằng, trung du và miền núi.

Tuy nhiên theo thống hàng năm trên thế giới, thiệt hại về bệnh gây ra mất khoảng 23.5 triệu tấn ngô tương đương với 3.525 tỷ USD (S.Ramus Wamy – 1987)
Vì vậy việc nghiên cứu bệnh hại ngô, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ thích hợp là vô cùng quan trọng và cần thiết để tăng năng suất ngô nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

1. BỆNH ĐỐM LÁ NGÔ
1.1 Phân bố và thiệt hại:
Bệnh phân bố phổ biến nhất ở các vùng trồng ngô trên thế giới và ở nước ta.
Bệnh làm cây sinh trưởng kém, lá chóng tàn lụi, thậm chí cây con có thể chết, gây thiệt hại tới 12-30% năng suất.

1.2-Triệu chứng:

Bệnh đốm lá nhỏ (Bipolaris maydis ):
- Vết bệnh ban đầu nhỏ như mũi kim, hơi vàng.
- Về sau lớn rộng ra thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, màu nâu, ở giữa hơi xám, có viền nâu đỏ.
Vết bệnh:
Bệnh đốm lá lớn (Bipolaris turcica ):
- Vết bệnh dài có dạng sọc hình thoi không đều đặn, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng.

Vết bệnh:

1.3-Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh đốm lá nhỏ:
- Do nấm Bipolaris maydis gây ra thuộc họ Dematiaceae, lớp nấm bất toàn, giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm túi.
- Cành bào tử phân sinh thẳng hoặc hơi cong màu vàng nâu nhạt, có nhiều ngăn ngang.
- Bào tử phân sinh hơi cong đa bào, màu vàng nâu nhạt.
Bào tử nấm:
Bệnh đốm lá lớn:
Do nấm Bipolaris turcica gây ra thuộc họ Dematiaceae, lớp nấm bất toàn, giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm túi.
Cành bào tử phân sinh thô hơn màu vàng nâu có nhiều ngăn ngang.
Bào tử phân sinh hình con nhộng tương đối thẳng, màu nâu vàng.

Bào tử nấm:
1.4-Đặc điểm phát sinh phát triển
Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện toC cao, ẩm độ cao, phá hoại sớm hơn giai đoạn 2-3 lá cho đến chín.
Bệnh phát sinh trước hết ở các lá già, lá bánh tẻ rồi lan dần trên các lá trên ngọn.
Bệnh gây tác hại ở những nơi chăm sóc kém, ngập úng.
Nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống và trong tàn dư lá cây.
1.5-Biện pháp phòng trừ
Phải chú trọng đến các biện pháp thâm canh, tăng cường sinh trưởng phát triển cho cây ngô.Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh, bón phân cân đối.
Phun thuốc phòng trừ: dd Boocdo, Tilt 250EC, Benlat C-50WP, Dithane M45-80WP.
Hạt thu hoạch làm giống cần được phơi sấy khô. Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm như Carbendazim, Thiram (3kg/tấn)....
2-Bệnh khô vằn hại ngô
(Rhizoctonia solani Kiihn)
2.1-Phân bố và thiệt hại:
Bệnh khô vằn là bệnh hại quan trọng nhất trên các giống ngô mới đang được trồng ở nước ta.
Bệnh có thể làm giảm 6.3-91.8% tuỳ theo chiều cao vị trí vết bệnh và chiều cao vị trí đóng bắp.
2.2-Triệu chứng
Bệnh gây hại trên phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô.
Vết bệnh ban đầu là những vết đốm hình bầu dục màu lục.
Vết bệnh sau đó lan rộng, nhiều vết bệnh hợp lại thành những dạng đám mây chỗ đậm chỗ nhạt, làm lá khô xác, cây bị còi cọc, bắp thối khô.


Vết bệnh:
Ngoài ra nấm còn gây bệnh khô vằn lúa, lở cổ rễ cà chua, lở cổ rễ và cháy lá bông...
Vết bệnh:
2.3-Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani thuộc lớp nấm trơ.
Giai đoạn hữu tính Thanatephorus cucumericus thuộc lớp nấm Đảm.
Loài nấm này có nhiều chủng loại, trong đó nhóm AG.1-tip1(AG1-1A) là nhóm gây bệnh này.
Hạch nấm lớn 1.1-2.6 mm, màu nâu, không đồng đều, dạng tròn.

Sợi nấm có tốc độ sinh trưởng nhanh xấp xỉ 30 mm/ngày trên môi trường nuôi cấy PDA ở nhiệt độ cao 28- 30oC.
Sợi nấm còn non không màu trong suốt, mọc thẳng.
Sợi nấm đa bào có nhiều vách ngăn màu nâu vàng nhạt phân nhánh ngang thẳng góc, chỗ phân nhánh tế bào thắt lại, gần đó có một màng ngăn ngang.

2.4- Đặc điểm phát sinh phát triển
-Bệnh gây hại quanh năm, ở vụ ngô xuân bênh hại nặng phát sinh vào TK 6-7 lá, phát triển mạnh tăng nhanh vào TK ra bắp đến thu hoạch.
-Bệnh hại nghiêm trọng trên các giống ngô mới LVN-10, DK-888, Bioseed9681...
-Thời vụ gieo muộn(vụ xuân), tưới nhiều, bón quá nhiều đạm, trồng dầy đều làm tăng mức độ nhiễm bệnh.
-Nguồn bệnh tồn tại trên tàn dư cây bệnh và trong đất dạng hạch nấm.
2.5-Biện pháp phòng trừ
Chọn những giống ngô ít nhiễm bệnh, giống kháng bệnh: Na30, Mi23.
Mật độ trồng vừa phải tránh ứ đọng nước.
Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh, ngâm ruộng diệt trừ hạch nấm.
Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc phòng trừ:Validacine 5SL, Tilt super 300ND,Rovral 50WP...
Sử dụng nấm Trichoderma để ức chế sự phát triển của sợi nấm và hạch nấm (hiệu quả 67.8-79.3%)
3-Bệnh mốc hồng ngô
(Fusarium verticillioides)
3.1-Phân bố và thiệt hại:
Bệnh phổ biến trên khắp các vùng trồng ngô trên thế giới và ở nước ta.
Nấm không những phá hại trên đồng ruộng trong kho bảo quản mà còn sinh ra những độc tố: fumonisin, moniliformin... gây hại cho người và vật nuôi.
3.2 Triệu chứng:
Nấm gây hại trên hầu hết các bộ phận và trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô.
Trên bề mặt hạt tạo các vạch sọc màu trăng đục, trong điều kiện ẩm độ cao thấy một lớp nấm mốc màu phớt hồng.
Trên thân ngô, vết bệnh lúc đầu là các đốm nhỏ màu nâu sau lan rộng tạo thành vết thối xung quanh thân.
Nấm còn có thể gây thối đen rễ dẫn đến cây bị héo vàng.
Vết bệnh:
Ngoài ra, nấm còn gây bệnh lúa von làm cây phát triển cao vọt cong queo, hạt bị lép lửng...

Lúa von:
3.3 Nguyên nhân gây bệnh:
Do nấm Fusarium verticillioides gây ra.
Nấm sinh sản vô tính bằng bào tử phân sinh được hình thành trên các bọc giả và chuỗi.
Bào tử phân sinh có 2 loại:
- Bào tử nhỏ, đơn bào, có hình giọt nước thuôn dài.
Bào tử nhỏ:
- Bào tử lớn có hình cong lưỡi liềm, 3-5 ngăn ngang, đầu hơi thon nhọn, đuôi hình bàn chân.
Màu sắc tản nấm từ da cam sẫm đến tím đỏ.

Giai đoạn hữu tính tạo quả thể bầu, màu đen, trong đó chứa nhiều túi, mỗi túi có 8 bào tử. Bào tử túi không màu, có 1-2 vách ngăn ngang hình bầu dục.

Quả thể:
3.4 Đặc điểm phát sinh phát triển:
Bệnh gây hại nặng ở toC 28-30oC và ẩm độ không khí cao.
Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên hạt giống và tàn dư cây trồng, khi gặp điều kiện bất lợi như hạn hoặc úng làm cây sinh trưởng phát triển kém nấm sẽ tấn công gây hại.
Bệnh lan truyền trên ruộng nhờ gió và qua hạt giống.
Giai đoạn cây ngô trỗ cờ phun râu mẫn cảm nhất với bệnh.
Nấm xâm nhập vào theo 2 con đường: nội ký sinh qua hạt giống và trong quá trình cây sinh trưởng phát triển.
3.5- Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng và thu dọn tàn dư cây bệnh đem tiêu huỷ.
Không trồng ngô với mật độ quá dày, bón hợp lý phân đạm cũng có tác dụng hạn chế bệnh.
Xử lý hạt giống trong nước ấm 50oC trong 3 giờ hoặc xử lý Carbendazim 0.2- 0.3%, Benlate- C; Rovral 50 WP(0.1- 0.2%).
Luân canh với một số cây trồng khác như lạc, đậu tương.
Chọn lọc giống sạch bệnh, không lấy giống ở những ruộng bị bệnh.

4- Bệnh ung thư ngô
(Ustilago zeae Ung)
4.1- Phân bố và thiệt hại:
Bệnh phổ biến ở các nước trên thế giới và gây tác hại lớn, nhưng ở nước ta trước đây và hiện nay bệnh ít phổ biến hơn.
Bệnh thường phá hại trên 1 số giống ngô nhập nội hoặc 1 vài giống trồng ở miền núi, vùng Tây Bắc.

4.2- Triệu chứng:
Bệnh phá hại trên tất cả các bộ phận của cây ngô.
Bệnh tạo các u sưng to hoặc nhỏ, lúc đầu chỉ sưng lên như 1 bọc nhỏ màu trắng, nhẵn, lớn dần thành hình bất định, phình to nhiều khía cạnh màu trắng, bên trong là 1 khối rắn vàng trắng sau biến thành bột đen dễ bóp vỡ, đó là khối bào tử hậu.
Bộ phận bị bệnh dễ thối hỏng, răn rúm, dị hình.

Triệu chứng bệnh:
4.3- Nguyên nhân gây bệnh.

Nấm gây bệnh Ustilago zeae Ung thuộc bộ Ustilaginales lớp nấm đảm.
Bào tử hậu hình cầu, màu hơi vàng, có gai, vỏ dày, đường kính khoảng 8-13µm.
Bào tử nấm
4.4- Đặc điểm phát sinh phát triển:
-Bào tử hậu nảy mầm trong giọt nước ở toC thích hợp nhất là 23-25oC.
-Bào tử hậu có thể tồn tại được 3-4 năm trong các tàn dư cây bệnh, trên các u vết bệnh rơi trên đất ruộng.
-Nấm bệnh phát triển chịu ảnh hưởng bởi gió, nước tưới, qua vết thương cơ giới, sâu hại thân lá, độ ẩm của đất.
-Bệnh phát triển trên ruộng ẩm, mật độ dầy, bón nhiều đạm.
4.5- Biện pháp phòng trừ:
Thu dọn sạch các bộ phận cây bị bệnh trên đồng ruộng.
Sử dụng hạt giống sạch bệnh, kháng bệnh.
Xử lý hạt giống bằng Bayphidan 0.1-1g a.i/tạ hạt.
Tiến hành luân canh với cây trồng khác như lúa, tăng cường chăm sóc, xới vun cẩn thận.
Thực hiện biện pháp kiểm dịch chặt chẽ.
5. Bệnh gỉ sắt ngô
(Puccinia maydis)
5.1 Phân bố và thiệt hại:
Phổ biến khắp các vùng trồng ngô trên thế giới.
Bệnh xuất hiện vào TK cuối sinh trưởng thì bị hại ít.
Chăm sóc thâm canh kém mà bệnh xuất hiện sớm, phá hại mạnh làm ngô lụi tàn sớm, sinh trưởng kém, bắp nhỏ, hạt nhẹ làm giảm 20% năng suất.
5.2 Triệu chứng:
Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, có khi ở bẹ lá và áo bắp.
Vết bệnh lúc đầu nhỏ, màu vàng trong, xếp lộn xộn.
Sau vết bệnh to dần và tạo ra các đốm nổi, trong đó có chứa khối bột màu nâu đỏ → giai đoạn hình thành ổ bào tử hạ.

Vết bệnh:
Cuối giai đoạn sinh trưởng vết bệnh là những ổ nổi màu đen → giai đoạn hình thành ổ bào tử đông.
Vết bệnh thường dày đặc trên phiến lá làm lá khô cháy.

Vết bệnh:
5.3 Nguyên nhân gây bệnh:

Do nấm Puccinia maydis gây ra, thuộc bộ Uredinales, lớp nấm đảm.
Trên cây ngô nấm phát triển 2 gđ: bào tử hạ và bào tử đông.
+ Bào tử hạ: đơn bào , hình cầu hoặc hình bầu dục, màu vàng nâu, vỏ dày, có gợn gai.
+ Bào tử đông: thon dài, hai tế bào, vỏ dày có màu nâu, có cuống dài.
Bào tử nấm
Ngoài ra xuất hiện bào tử xuân trên cây chu me đất (Oxalis).
Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu ở dạng bào tử hạ, một phần ở dạng bào tử đông và sợi nấm trong tàn dư.
Bào tử hạ có sức sống cao, nảy mầm ở nhiệt độ 14 - 32oC, thích hợp nhất 17 – 18oC trong điều kiện có ẩm độ bão hoà.
- Sau khi xâm nhập 1 tuần → xuất hiện vết bệnh → lây lan rộng trong TKST của cây.

5.4 Đặc điểm phát sinh phát triển -
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ôn hoà, nhiệt độ trung bình, có mưa, ẩm độ cao, trồng dầy, thiếu ánh sáng.
Giống ngô có liên quan đến sự phá hại của bệnh.Các giống ngô địa phương (tẻ đỏ, tẻ đỏ sông Bồi) thuộc nhóm nhiễm bệnh. Giống Ganga 5 có khả năng chống bệnh.
5.5 Biện pháp phòng trừ:


- Dọn sạch tàn dư lá bệnh, cày bừa kỹ để tiêu diệt nguồn bệnh.
-Xử lý hạ giống bằng TMTD 3kg/tấn, Bayphidan 10-15g a.i/tạ...
- Tăng cường các biện pháp thâm canh kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt, có khả năng chống bệnh tốt.
-Khi bệnh xuất hiện cùng lúc với bệnh đốm lá và xuất hiện sớm lúc ngô 5-6 lá có thể dùng thuốc để phun như: Bayphidan 15WP 250g a.i/ha, Baycor 150-250ga.i/ha...

6- Bệnh khảm lá ngô
(Maize mosaic virus)
6.1- Phân bố và thiệt hại: Bệnh được Kuckel phát hiện ở Mỹ từ năm 1921.
Ở Việt Nam bệnh được Vũ Triệu Mân nghiên cứu từ năm 1986.
Bệnh phổ biến ở: Hawaii, vùng biển Caribê, Nam Mỹ, Ấn Độ và 1 số nước Đông Nam Á.
Bệnh làm thiệt hại về năng suất lên tới 32% (S.P.Raychaudhuri, 1976).
Bệnh làm thoái hoá giống, giảm phẩm chất nông sản.


6.2- Triệu chứng bệnh:
Giai đoạn đầu, vết bệnh là những chấm xanh vàng nhỏ li ti và các sọc trên lá cây.
Về sau, các chấm xanh vàng phát triển to hơn, kéo dài, lan rộng và có sự liên kết với nhau gây thành từng đám loang lổ, đám xanh đậm, đám xanh vàng. Cây còi cọc, chậm lớn.
Vết bệnh:
Bệnh còn gây hại trên những cây khác thuộc họ hoà thảo, đặc biệt là cây lúa miến (Sorghum).

Vết bệnh
6.3- Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do Maize mosaic virus (MMV) gây ra.
Có 2 chủng gây bệnh:
- MMV- RF gây các sọc chạy dọc gân lá với mật độ 13- 15 sọc/cm.
- MMV- RG gây các sọc chạy dọc gân lá với mật độ 1- 3 sọc/cm.
Virus có hình đầu đạn, kích thước 48- 90 x 215- 242 nm.
Hình dạng virus:
Virus được truyền bằng 1 loại rầy (Peregrinus maydis), có 5- 23% con đực, nguyên nhân truyền bệnh là con cái trưởng thành.
Virus thuộc nhóm bền vững (Persistant) trong cơ thể côn trùng.
Thời gian tiềm dục trong cơ thể côn trùng 11 ngày đến 7 tuần lễ (Herold và Mumz, 1965).
Thời gian tồn tại của virus trong dịch cây: 24- 48 giờ ở nhiệt độ 4oC.
Ngưỡng pha loãng 1/10 trong nồng độ 0.01 phosphate pH = 7.5.

Môi giới truyền bệnh
6.4- Đặc điểm phát sinh phát triển:
Thời gian cây mẫn cảm nhất với bệnh khi lây bệnh vào 4- 6 tuần sau khi hạt nảy mầm.
Bệnh khảm lá ngô phát sinh khá sớm ngoài đồng ruộng từ khi ngô được 3- 4 lá.
Khi cây ngô được 7- 9 lá, triệu chứng bệnh thể hiện rõ và đặc trưng.
Các lá bị nhiễm bệnh nặng nhất là lá non và lá bánh tẻ.

6.5- Biện pháp phòng trừ:
Thu dọn tàn dư cây trồng bị bệnh.
Diệt trừ côn trùng môi giới truyền bệnh.
Sử dụng một số biện pháp canh tác:
- Chọn cây sạch bệnh để lấy hạt làm giống, trồng giống ngô ít mẫn cảm với bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trên đồng ruộng và xung quanh bờ để tránh môi giới truyền bệnh.
Trồng ngô với mật độ vừa phải và tỉa cây sớm để tạo độ thông thoáng cho ruộng ngô.
Xen canh, luân canh với những cây không phải ký chủ của bệnh virus ngô như: đậu đỗ, cây họ cà, lạc, vừng…
KẾT LUẬN
Như chúng tôi đã nghiên cứu ở trên thì đa số các bệnh hại ngô đều gây thiệt hại đáng kể, làm giảm năng suất, phẩm chất ngô. Phần lớn bệnh gây hại là do nấm gây ra (>80%).
Tất cả các bệnh trên đều gây hại phổ biến, trong đó bệnh khô vằn là bệnh hại quan trọng nhất trên các giống ngô mới.
Hầu hết bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.
Đa số nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư cây bệnh vì vậy vệ sinh đồng ruộng là biện pháp cần thiết. Riêng bệnh khảm lá ngô thì việc tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rất ý nghĩa.

KIẾN NGHỊ
Ngô còn bị nhiều bệnh khác do nấm, vi khuẩn, virus... gây ra. Do đó cần có những nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn để có sự tổng hợp hơn về bệnh hại ngô, nhằm đưa ra những biện pháp phòng trừ thích hợp đem lại giá trị kinh tế cho người nông dân.
Cần chọn tạo những giống chống bệnh.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Hòang Phi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)