Benh kiet ly

Chia sẻ bởi Ngô Văn Quang | Ngày 23/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: benh kiet ly thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KIẾT LỴ
Kiết lỵ là gì ?

Là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca  hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.
Nguyên nhân
TRỰC KHUẨN LỴ (Shigella)
Là tác nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người, đây là một bệnh truyền nhiễm
Do Grigoriep phát hiện năm 1891 bao gồm nhiều loài khác nhau: Shigella dysenteriae có ngoại độc tố; Shi.flexneri; Shi.boydii; Shi.sonnei
Nguyên nhân
Bệnh lây theo đường tiêu hóa và dễ phát thành dịch. Ở nhiệt độ thông thường, khuẩn lỵ tồn tại trong nước ngọt, rau sống, thức ăn 7-10 ngày; ở đồ vải bẩn, đất 6-7 tuần. Chúng bị diệt trong nước sôi, dưới ánh sáng mặt trời và thuốc khử trùng.
Hình thái Shigella flexneri

Shigella có dạng hình que thẳng dài 1-3m, không có lông, không di động, không có vỏ, không sinh bào tử, bắt màu Gram âm
1.Đặc điểm hình thái:

Shigella dysenteriae Shigella sonnei Khuẩn lạc của Shigella sonnei
2.Tính chất nuôi cấy:
Khuẩn lạc của
-Nuôi cấy được trên môi trường hiếu khí cũng như kị khí. Sống được từ 8- 400C; pH=6,5-8,8, thích hợp nhất ở 370C; pH=7-8 nhưng mọc được ở môi trường có pH 6,6- 8,8.
-Trên môi trường lỏng như canh thang, pepton, vi khuẩn mọc sớm và làm đục đều môi trường.
Khuẩn lạc Shigella trên MT:
a. EMB
b. MacConkey
c. Endo
d. Hettoen
e. SS agar
-Trên MT thạch Istrati, SS, sau 24h cho khuẩn lạc dạng S (nhẵn bóng, bờ đều hơi lồi), trong và nhỏ hơn khuẩn lạc của Salmonell. Khuẩn lac Shigella có đường kính khoảng 2mm.

Tính chất sinh vật – hóa học
-Lên men glucose không sinh hơi (trừ S. frexneri, S. boydii)
-Lên men manitol
-Không lên men lactose (trừ 1 vài type lên men chậm)
-Không lên men đa số các loại đường thông thường: galactose, mantose, saccarose
-Không sinh H2S, indol (-), Xitrat (-)
-Shigella không có men phân giải được urê, không làm lỏng gelatin.
3.Sức đề kháng:
Yếu, bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 30 phút,ở 600C trong 10-30 phút. Bị chết ngay ở nồng độ phenol 5%.
4.Khả năng gây bệnh:
Khu trú ở niêm mạc đại tràng, gây ra bệnh lỵ trực khuẩn ở người, rất dễ tái phát và có thể trở thành bệnh mãn tính. Sinh nội độc tố, một số loài có khả năng sinh ngoại độc tố tác động lên hệ thần kinh, trên lâm sàng thường biểu hiện các triệu chứng: đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân có nhiều mũi nhầy và thường có máu.
5.Phòng bệnh do Shigella:

Hiện nay chưa có vaccin đặc hiệu.Đang thử nghiệm dùng vaccin sống giảm độc lực đường uống nhằm tạo nên miễn dịch tại chỗ ở ruột. Chủ yếu tôn trọng các nội quy về vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm.Cần cách ly người bệnh kịp thời. Chữa bệnh bằng kháng sinh căn cứ theo kháng sinh đồ.
Shigella flexneri 2a plasmid pMYSH6000
Bệnh kiết lỵ lây truyền bằng cách nào?
Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.
Thú vật mang mầm bệnh ( chó, mèo ).
Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm.
Do tay bẩn.
Bào nang dính dưới móng tay. 
Ngoài ra bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động sinh dục, và đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở những quần thể đồng tính luyến ái.
Triệu chứng của bệnh kiết lỵ ?
Ðau bụng, mót rặn, tiêu phân đàm máu.
Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).
Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.
Sốt cao nếu là do shigella.
Những biến chứng ở bệnh kiết lỵ ?
Thủng ruột.
Xuất huyết tiêu hóa.
Lồng ruột.
Viêm loét đại tràng sau lỵ.
Viêm ruột thừa do amip.
Các biến chứng hiếm.
Chẩn đoán của bệnh kiết lỵ ?
 
Tiền căn đau bụng, tiêu đàm máu.
Di chuyển đến vùng có bệnh kiết lỵ.
Có tiếp xúc với người tiêu đàm máu, đau bụng hoặc có nhiều người cùng mắc bệnh tương tự ở chung một tập thể hoặc quanh vùng cư ngụ.
Xét nghiệm qua phân.
Qua nội soi.
X quang ruột già.
Huyết thanh.
Ðiều trị bệnh kiết lỵ như thế nào ?
Các loại thuốc diệt ly amibe :
Émétine : do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.
Metronnidazole : thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.
Dehydro-émétine : ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.
Ðiều trị bệnh kiết lỵ như thế nào ?
Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella
- Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine.
- Bactrim.
Bệnh kiết lỵ được phòng ngừa như thế nào ?
Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.
Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.
Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
Ðiều trị người lành mang bào nang.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)