BỆNH HEO

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Khải | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: BỆNH HEO thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
----( ( ----

Tiểu luận tốt nghiệp:

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở MỘT SỐ NÔNG HỘ TẠI XÃ ĐĂNG HƯNG PHƯỚC – HUYỆN CHỢ GẠO







TP.HCM tháng11/2009



LỜI CẢM TẠ


- Chúng em xin chân thành cảm tạ:
Thầy Nguyễn Văn Nghĩa, giảng viên Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu Trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y đã hết lòng truyền đạt những kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học.
Trạm Thú Y huyện Chợ Gạo, Ban Thú Y xã Đăng Hưng Phước và bà con chăn nuôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong quá trình thực tập.
Các bạn: Nguyễn Hữu Huân
Nguyễn Trọng Tâm
Đoàn Minh Thắng
Võ Ngọc Chạm
Tập thể lớp: BSTY04TG đã chia sẽ cùng chúng em những vui buồn, kinh nghiệm trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.


PHẦN I
MỞ ĐẦU


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Huyện Chợ Gạo là một trong những huyện của tỉnh Tiền Giang có nền kinh tế là nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó chăn nuôi heo và bò ở huyện Chợ Gạo đứng đầu toàn tỉnh về số lượng. Trong đó, số lượng heo chiếm tỉ lệ lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây dịch bệnh thường xuyên xảy ra như tai xanh, lỡ mồm long móng, giá cả thị trường biến động mạnh, giá thức ăn tăng cao làm cho số lượng heo có giảm nhưng không đáng kể. Giảm chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, họ không còn nuôi với số lượng nhiều như trước đây mà chủ yếu là nuôi theo kiểu bỏ ống, không coi đó là thu nhập chính nên không có sự quan tâm và đầu tư đúng mức từ đó bệnh thường xuyên xảy ra cộng với kiến thức về chăn nuôi còn yếu. Vì thế mỗi khi có heo bệnh đều mời thú y đến điều trị.
- Xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó, cùng với sự ham muốn học hỏi kinh nghiệm từ thực tế của bản thân, được sự đồng ý của Bộ Môn Nội Dược Khoa Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thầy TS Nguyễn Văn Nghĩa, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát các bệnh thường gặp trên Heo và ghi nhận kết quả điều trị ở một số nông hộ thuộc xã Đăng Hưng Phước – huyện Chợ Gạo.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu về tỉ lệ các bệnh thường xảy ra trên heo ở một số nông hộ và nâng cao hiểu biết từ thực tế về chẩn đoán, điều trị cho bản thân.
1.2.2. Yêu cầu
- Đi đến từng nông hộ khi heo có bệnh được người dân mời đến để điều trị trong thời gian thực hiện đề tài.
- Theo dõi bệnh và đánh giá kết quả điều trị một số bệnh thường gặp trên heo trong thời gian thực tập.
- Nắm vững nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chẩn đoán và xây dựng liệu trình điều trị, quy trình phòng các bệnh thông thường trên heo.
- Rút ra được kinh nghiệm từ thực tế cho bản thân.


II
TỔNG QUAN


I/ GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HEO
I.1. Nhiệt độ
- Thân nhiệt bình thường của heo giao động 38 – 40oC
- Thông thường nhiệt độ sinh lý dao động bình thường là 1oC, vượt quá giới hạn 1oC là bệnh lý.
-Nhiệt độ cơ thể heo thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, sự hoạt động và nhiệt độ môi trường xung quanh .
1.2. Nhịp tim
- Tần số tim đập trung bình của heo là 60- 90 lần/phút.
- Tần số tim đập trung bình thay đổi theo các yếu tố sau:
+ Lứa tuổi
+ Giới tính
+ Tình trạng làm việc
+ Trạng thái thần kinh
+ Sự thích nghi với nhiệt độ môi trường
1.3. Hô hấp
- Tần số hô hấp của heo: nhịp thở trung bình từ 10 – 20 lần/ phút.
- Tần số hô hấp thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố.
+ Nhiệt độ bên ngoài
+ Thời gian trong ngày
+ Tuổi
+ Thú có chữa, sự sợ hãi
+ Hoạt động mạnh
1.4. Một số đặc điểm sinh lý khác
- Hồng cầu: 6 - 7,5 triệu/mm3
- Bạch cầu: 6,7 – 22,9 ngàn/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Khải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)