Benh greening

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dung | Ngày 09/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: benh greening thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:





Nhóm:
1- Nguyễn Nguyên Linh
2- Nguyễn Thị Dung
3- Nguyễn Thị Hương
4- Nguyễn Thị Tuyết Phương
5- Dương Thị Loan
Bệnh greening trên cây cam quýt
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Cam quýt là loại cây ăn quả cao cấp có giá giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay cây cam quýt đang đối mặt với nhiêu bệnh hại ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả. Một số bệnh điển hình như: Bệnh sẹo (elsinoe fawcetti), Bệnh mốc xanh và mốc lục (penicillium italium &penicillium digitatum), Bệnh chảy gôm (phytophthora sp), Bệnh loét cam (xanthomonas citri), Bệnh vàng lá cam (liberobacter asiaticum), Bệnh tàn lụi (triteza virus)….
Bệnh vàng lá cam quýt (greening) là bệnh hại ngiêm trọng nhất hiện nay ở tất cả các vùng trồng cam quýt của nước ta hiện nay.
Bệnh gây thiệt hại to lớn về năng suất và phẩm chất quả, dẫn đến chết hàng loạt vườn quả.
II- NỘI DUNG
2.1- Giới thiệu bệnh
- Bệnh vàng lá Greening là bệnh gây thiệt hại nặng đến sản xuất cây có múi thế giới, nhất là Châu Phi và Châu Á.
- Bệnh vàng lá greening được mô tả lần đầu tiên năm 1929 và công bố tại Trung Quốc năm 1943, với tên gọi bệnh Huanglongbin.
- Tên tiếng Anh: Citrus Vein Phloem Degeneration, viết tắt CVPD.
- Là bệnh phổ biến của các loài thực vật thuộc chi citrus.
- Bệnh mang tính hủy diệt cao và lây lan rất nhanh
2.2- Tình hình thiệt hại do bệnh.
A- Thế giới
Theo thống kê của FAO, từ những năm 1995 bệnh đã lan rộng trên 50 quốc gia và đe dọa nghiêm trọng đến nguồn gen cây có múi ở Châu phi và Châu á. Người ta ước tính bệnh đã tàn phá hơn 60 triệu cây trên cả 2 lục địa này.
Tuy chưa có một báo cáo chính thức thiệt hại của bệnh, nhưng ở Philippines người ta đánh giá mức độ nhiễm lên đến 7 triệu CCM. Thái Lan có khoảng 95% cây bị nhiễm bệnh ở các tỉnh phía Bắc và Đông, nhiều nước khác cũng cho thấy kết quả thiệt hại của Greening ( Đài loan 1951, Châu phi 1947…)
B- Việt nam
Ở Việt Nam, những thập niên 1970-1980 các vườn cam ở miền Bắc bị tàn phá nặng nề, các khu cam Sành Bố Hạ, quýt Hanh Phú Bình không còn nữa.
Phía Nam, bệnh bùng phát và lây lan mạnh từ những năm 1994 và theo ước tính chỉ riêng huyện Châu Thành, Cần Thơ, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng vào năm 1994. ước tính thiệt hại của ĐBSCL mỗi năm khoảng 180 tỷ đồng
Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc trái cây”, với trên 15.514 ha cây có múi, trồng tập trung và chuyên canh ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành… Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy có đến 50-60% diện tích cây có múi bị nhiễm bệnh vàng lá greening.

2.2- Tình hình thiệt hại do bệnh.
2.3- Phân bố của bệnh
Bệnh phổ biến chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Hầu hất các vùng trồng các loài cây cam chanh tại châu Á đều dính phải, trừ Nhật Bản.
Bệnh vàng lá gân xanh đã ảnh hưởng lớn tới mùa màng tại Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Myanma, Philippines, Pakistan, Thái Lan, quần đảo Ryukyu, Nepal, Réunion, Mauritius, và Afghanistan. Các khu vực ngoài châu Á cũng từng công bố có bệnh: Ả Rập Saudi, Brasil và, Florida (Hoa Kỳ) kể từ năm 1998.
Worldwide Distribution of Citrus Greening
India
China
Philippines
Indonesia
Brazil
Africa
Countries with established Citrus Greening:
Bangladesh, Bhutan, Brazil, Burundi, Cambodia, Cameroon, Central African Republic, China, Comoros, Ethiopia, Hong Kong, India, Indonesia, Japan, Kenya, Laos, Madagascar, Malawi, Malaysia, Mauritius, Myanmar, Nepal, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Reunion, Rwanda, Saudi Arabia, Somalia, South Africa, Sri Lanka, Swaziland, Taiwan, Tanzania, Thailand, Vietnam, Yemen, Zimbabwe

Florida
2.4- Tác nhân gây bệnh
Theo báo cáo của bà Garnier và ctv bệnh Greening do vi khuẩn gram âm hiện diện trong mô libe gây ra, vi khuẩn này chưa nuôi cấy được trong phòng thí nghiệm. Đặc tính của dòng vi khuẩn được xác định thông qua việc định chuỗi gene 16S ribosom DNA and protein trong ribosom. Họ xác định nó thuộc genus alphaproteobacteria (vi khuẩn gram-âm) và có tên là “Candidatus liberibacter”.
Đây là vi khuẩn đơn bào hình ô van dài vách tế bào khoảng 25nm.
Có 3 loài:
+ Ca. L asiaticus.
+ Ca. L africanus
+ Ca. L. americanus.
- Vi khuẩn Liberibacters gây bệnh Greening có thể nhiễm trên tất cả các giống CCM. Cam mật, quýt và các dòng lai của quýt là nhiễm nặng nhất. Bưởi chùm, chanh Rangpur, chanh núm và bưởi nhiễm tương đối nhẹ hơn. Chanh giấy, cam ba lá (trifoliate) và các dòng lai có xu hướng chống chịu hơn. Tuy nhiên, không có giống nào kháng lại bệnh này cả.
Ngoài cây có múi, vi khuẩn này nhân mật số tốt trong cây dừa cạn (Catharanthus roscus) họ Aselepiadaceae và  dây tơ  hồng (Cuscuta spp) họ Convolvulaceae
2.4- Tác nhân gây bệnh
2.4.1 Lá
- Phiến lá hẹp.
- Khoảng cách giữa các lá ngắn lại.
- Thịt lá màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh.
Lá nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ.
Thường rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng khi thiếu kẽm và sắt.
2.5- Triệu chứng bệnh
Đốm xanh đậm, nằm đối xứng trên phiến lá.

Trên lá già: lá dày lên,có gân lồi, sần sùi và hóa bần (nâu đen).
2.5- Triệu chứng bệnh
2.5.2- Trên quả
Trái trên cây nhiễm bệnh trở nên nhỏ lại, biến dạng và có vị đắng hơn.
Trái thường rụng sớm, những trái còn lại thường vẫn giữ màu xanh
Khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên.
Hạt trên quả bị bệnh thường thối và có màu nâu.



2.5 - Triệu chứng bệnh
2.5 - Triệu chứng bệnh
2.5 - Triệu chứng bệnh
2.5 - Triệu chứng bệnh
2.4.3- Trên rễ
Khi bị bệnh hệ thống rễ cây cũng bị thối nhiều, đa số những rễ tơ bị mất đi chỉ còn lại hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.
Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh (Diaphorina citri) trên vườn là cần thiết cho xác định bệnh vàng lá greening.
2.5 - Triệu chứng bệnh
2.6 - Tác nhân truyền bệnh
Tác nhân truyền bệnh
Nhân vô tính
Rầy chổng cánh
2.6.1- Bệnh lan truyền qua nhân giống vô tính
Tác nhân gây bệnh có thể lây lan trong vườn quả qua các biện pháp nhân giống vô tính như gốc ghép, mắt ghép.
Do vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây cho nên khi nhân giống từ cây mẹ đã mang mầm bệnh thì cây con sẽ bị bệnh. Mầm bệnh nằm trong mắt ghép hay nằm trong cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng từ 8 đến 15 tháng sau khi trồng. Trong trường hợp này, triệu chứng bệnh sẽ thể hiện tương đối đều trên 4 phía của cây.
2.6.2- Rầy chổng cánh
Rầy chổng cánh được coi là môi giới truyền bệnh chính.Gồm 2 loài:
- Loài Trioza erytreae (Del Guercio) truyền vi khuẩn Candidatus Liberibacter africanus..
- Loài thứ hai là Diaphorina citri (Kuwayana) truyền vi khuẩn C. Liberibacter asiaticus.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CÁCH GÂY HẠI CỦA RẦY CHỔNG CÁNH
Chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, Rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua kim chích hút  và qua nước bọt do vi khuẩn Liberobacter asiaticum có thể lưu tồn và nhân mật số trong tuyến nước bọt của Rầy chổng cánh.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH
Khả năng lan truyền và mức độ nhiễm của bệnh phụ thuộc vào mật độ rầy chổng cánh nhiều hay ít phân bố trong năm và trong vùng địa lý khác nhau.
Các yếu tố trồng trọt như chăm sóc kém, đất trũng, dễ ngập úng, mạch nước ngầm cao, cây sinh trưởng kém là những điều kiện thuận lợi giúp bệnh phát triển mạnh, cây chóng tàn.
Ở các vườn trồng dày bị bệnh nặng hơn.

Bệnh thường bị nhiễm từ bìa vườn vào
2.7 - Biện pháp phòng trừ
Text
Text
Giống
Biện pháp
Biện pháp canh tác
Hóa học
Sinh học

2.7.1- Biện pháp giống

Cây giống được trồng phải là cây sạch bệnh sản xuất qua vi ghép đỉnh sinh trưởng, được nhân trong nhà lưới hai cửa và phải được chứng nhận.Tuy nhiên đây chỉ là cây sạch bệnh, chứ không phải là cây kháng bệnh, nên ta phải thực hiện các biện pháp khác sau đây thì mới mang lại hiệu quả.
Không sử dụng các vật liệu nhân giống vô tính có nhiễm bệnh hoặc có nguồn gốc không rõ ràng.
Tìm kiếm và sử dụng các gốc ghép có khả năng tạo khả năng kháng bệnh khi ghép mắt ghép cam quýt lên như Cần thăng, Kim quýt….
Đối với gốc ghép mạnh, đọt non có thể ra nhiều, cần tỉa bớt đọt non, chỉ chừa lại 2-3 chồi mà thôi
2.7.2- Biện pháp sinh học
Dùng thiên địch của rầy chổng cánh.
+ Thiên địch bắt mồi gồm các loài: kiến vàng Oecophylla smaragdina, bọ rùa, nhện...
+ Thiên địch ký sinh gồm các loài ong trong họ Eulopidae và Encyrtidae ký sinh rầy non, nấm tua ký sinh rầy trưởng thành.
Khi mật số thiên địch trong vườn cao sẽ làm giảm mật số của rầy chổng cánh, do đó cần chú ý:
+ Sử dụng thuốc hóa học, phun thuốc đúng cách để bảo vệ thiên địch.
+ Nếu có điều kiện, nuôi và phóng thích các loài thiên địch trong vườn.
Kiến Vàng Oecophylla smaragdina.  
Bọ rùa
Ong ký sinh rầy chổng cánh
Loài kiến Oecophylla smaragdina
- Sử dụng bẫy màu vàng: Bẫy màu có khả năng thu hút rầy trưởng thành vào bẫy, mùa nắng màu vàng có hiệu lực cao, màu vàng nâu có hiệu lực khi trời nhiều mây và mưa.
2.7.3- Biện pháp hóa học
Khi mật số rầy cao trong các đợt đọt non cần xử lý các loại thuốc: Trebon, Actara, dầu DC- Tron Plus, Isoprocarb (Mipcide), Buprofezin (Applaud), Isoprocarb (Bassa ...).

Có thể sử dụng thuốc Confidor tưới xung quanh gốc khi cây mới trồng với liều lượng là 3 ml Confidor + 50 ml nước, sau đó 2-3 tháng lập lại lần 2, khi cây lớn hơn 7 tháng tuổi có thể sử dụng Confidor quét thẳng vào gốc cây với lượng là 1,5 ml/cây, sẽ phòng trừ rầy chổng cánh rất hiệu quả trong hơn tháng. Không nên sử dụng Confidor khi trái sắp thu hoạch (phải tuân thủ thời gian cách ly).
Thuốc trừ rầy chổng cánh
Sử dụng Dầu khoáng
 
Dầu khoáng đã được sử dụng tại nhiều nước như USA, Uïc, Tây Ban Nha.
Theo Samuel Vallée sử dụng dầu khóang tỏ ra có lợi  do: 
- Ít độc đối với động vật có xương sống và những sinh vật  không gây hại, không độc đối với con người.
-  Phân huỷ nhanh, không để lại dư lượng trong môi trường.
- Nếu sử dụng phối hợp với thuốc trừ sâu , tác động sẽ mạnh hơn trên ấu trùng và dầu khóang sẽ dễ dàng xâm nhập vào biểu bì của lá để tác động đến sâu nằm phía dưới đó. 
Tuy nhiên do tính lưu tồn kém, nên phải sử dụng nhiều lần, đưa đến tình trạng là phải sử dụng thuốc nhiều lần và như vậy việc sử lý sẽ  có thể không có hiệu qủa kinh tế  (Samuel Vallée, 1996).
2.6.4 Biện pháp canh tác.
- Trồng với mật độ hợp lý tránh giao tán.
- Tạo tán, tỉa cành tạo vườn thông thoáng.
- Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm soát và phòng trừ rầy trên vườn và trên các cây ký chủ.
Cách ly nguồn nhiễm bệnh: vườn trồng cam quýt nhất thiết phải có đê bao và cây chắn gió (như mù u, bình linh, xoài, gòn…) để tránh rầy chổng cánh xâm nhập.
Nên trồng xen hợp lý với các cây trồng khác như ổi, chuối hay những cây trồng ngắn ngày để tăng thu nhập trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và giảm áp lực của rầy truyền bệnh.
Trồng cây Nguyệt quới, ký chủ ưa thích của rầy để nắm được sự xuất hiện của rầy
III- KẾT LUẬN
Hiện nay bệnh vàng lá greening là bệnh gây thiệt hại nặng nhất trên cây có múi. Bệnh hiện diện trên tất cả các giống cây có múi tuy nhiên mức độ nặng nhẹ của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, trình độ thâm canh quản lý và biện pháp kỹ thuật.
Hầu hết các giống cây có múi đều có khả năng nhiễm bệnh, hiện nay chưa có một giống nào có khả năng kháng bệnh.
Các biện pháp phòng trừ hiện tại vẫn chưa mang lại được hiệu quả cao.
Các nhà khoa học cần quan tâm nhiều đến công tác nghiên cứu phòng trừ theo hướng thân thiện với môi trường tạo ra sản phẩm quả sạch bệnh.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)