Bệnh gia cầm_10a1_VoMinhDuc_BD

Chia sẻ bởi Phạm Hoàng Trúc Linh | Ngày 11/05/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: bệnh gia cầm_10a1_VoMinhDuc_BD thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Tổ 1
NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GIA CẦM
Những bệnh gia cầm có thể mắc phải
Bệnh
Giun
Tròn
Trên
Gia
Cầm
Bệnh
Cầu
Trùng
Bệnh
Tụ
Huyết
Trùng

Bệnh
Do
Salmonella
Bệnh
Cúm
Gia
Cầm
Bệnh

Hấp
Mãn
Tính
Bệnh
Do
E.Coli
Bệnh
Viêm
Phế
Quản
Truyền
Nhiễm
Bệnh
Gumboro
Bệnh
Phó
Thương
Hàn
1. Bệnh giun tròn trên gia cầm


Triệu chứng
- Gà buồn bã, gầy ốm, tăng trọng chậm, mào tái, còi cọc, tiêu chảy ra phân màu nâu (đôi khi có giun sán trong phân).
- Ở gà đẻ thì sản lượng trứng giảm.
Bệnh tích
- Mổ khám ruột: có nhiều giun sán ký sinh bên trong ruột.
- Thành ruột bị dày lên, nhu động ruột giảm, có thể gây xuất huyết ruột.
- Gà nhiễm nặng sẽ thiếu máu và ruột có thể bị tắc.









Giun tóc trên gia cầm Giun đũa ký sinh trong ruột gia cầm
2. Bệnh hô hấp mãn tính
Triệu chứng:
Ở gà con: dịch chảy ra ở mũi, mắt,ho, thở khó và khò khè, ăn ít, chậm lớn.
Ở gà lớn: Tăng trọng chậm, kém ăn, thở khò khè, hắt hơi, một số con chảy nước mũi.
Ở gà đẻ: chảy nước mắt, nước mũi, hắc hơi, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, thở khò khè, trứng đổi màu, xù xì.
Bệnh tích:
Mặt sưng, thủy thủng, viêm mắt, phù đầu.
Giai đoạn cấp tính: Xoang mũi viêm và lồi lên, khí quản tích nhiều dịch viêm keo nhày màu trắng hơi vàng, màng túi khí màu trắng đục, viêm phổi.
Giai đoạn mãn tính: Màng túi khí dày đục trắng bã đậu. Màng bao quanh tim và màng bao phúc mạc đều tăng sinh trắng đục hoặc viêm dính vào tim, gan, ruột. Phôi chết trước khi nở và túi khí phôi có những chất dịch nhày như bã đậu màu trắng.





Gà bị sưng mặt Gà bệnh bị viêm mắt tiết dịch Túi khí tích nhiều dịch viêm












Túi khí mờ đục Viêm màng bao tim
3. Bệnh cầu trùng
Triệu chứng:
Đối với cầu trùng ký sinh ở manh tràng:
Giai đoạn cấp tính: Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông, mắt trũng sâu, niêm mạc nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn.
Giai đoạn mãn tính: Gà gầy ốm, xù lông, kém ăn, chân đi như bị liệt, tiêu chảy thất thường…
Đối với cầu trùng ký sinh ở ruột non: dễ nhầm lẫn với các bệnh khác: Gà cũng gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi phân lẫn máu tươi, gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ…
Bệnh tích:
Cầu trùng ký sinh ở manh tràng: Xuất huyết niêm mạc manh tràng và trương to ở 2 manh tràng. Manh tràng có tính đàn hồi màu xanh thẩm. Mổ ra manh trong có xuất huyết tấm tấm và đầy máu. Nặng thì 2 manh tràng xuất huyết, hoại tử từng mảng đen.
Cầu trùng ký sinh ở ruột non: Tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn khác thường, chỗ vách ruột trương to thường dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng bẩn thối có lợn cợn bã đậu. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ.
Bệnh nặng thường thấy máu tươi lẫn lộn với các chất chứa trong ruột.





Gà bị bệnh ủ rũ Xuất huyết niêm mạc Hoại tử hai manh tràng










Ruột sưng to từng đoạn Ruột có lẫn máu tươi và các chất khác
4. Bệnh tụ huyết trùng
Triệu chứng:
Giai đoạn cấp tính: Chỉ xuất hiện triệu chứng vài giờ trước khi chết như: sốt cao 42-43oC, bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng, tiêu chảy phân màu xanh lá cây, gà chết nhanh và mào, yếm, mặt bị tím bầm do bị ngạt thở.
Giai đoạn mãn tính: Gà ốm, ăn ít và yếm, khớp xương chân, xương cánh, xương đệm của bàn chân sưng phồng, khó thở.
Bệnh tích:
Giai đoạn cấp tính: sung huyết, xuất huyết dưới da, cơ quan phủ tạng. Xuất huyết tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc tá tràng. Viêm bao tim tích nước, viêm phổi, gan sưng hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim, nhiều dịch nhày ở cơ quan hô hấp, tiêu hóa như khí quản, hầu, diều, ruột…Ở gà đẻ thì nang noãn mềm nhão, lòng đỏ rớt vào xoang bụng, nang trứng xuất huyết, buồng trứng phát triển không bình thường.
Giai đoạn mãn tính: viêm họai tử mãn tính đường hô hấp, gan, viêm phúc mạc, viêm ống dẫn trứng, viêm màng tiết hợp mắt, mặt gà, yếm và mào sưng.






Mào, yếm, mặt bị sưng to và tím Viêm phổi Viêm cơ tim










Buồng trứng sung huyết và xuất
5. Bệnh do salmonella
Triệu chứng
Ở gà con: ốm yếu, ủ rũ, mắt lim dim, kêu liên hồi, không ăn, tụ tập gần đèn sưởi ấm. Phần lớn gà bị sốt cao, tiêu chảy trắng bạch, tắt hậu môn, không đi tiểu được, bụng to dần rồi chết.
Ở gà lớn: suy nhược, mào yếm nhợt nhạt, tiêu chảy thường xuyên phân màu xanh lục, bụng gà mái to, giảm đẻ trứng. Vỏ trứng xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ.
Bệnh tích
Gà con
  - Gan, lách sưng to có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh ghim.
  - Phổi, tim, thành dạ dày, cơ màng bụng cũng có nhiều điểm hoại tử trắng xám nhạt.
  - Màng ngoài tim dày đục chứa nhiều dịch rĩ vàng.
  - Ruột viêm có các mảng trắng trên niêm mạc ruột, viêm khớp, lách sưng to, thận sung huyết đỏ. Dạ dày thức ăn bị cô động lại màu vàng.
Gà lớn
  - Da sậm màu gầy cồm (do bại huyết), gan sưng có hoại tử màu trắng xám và vàng nhạt, túi mật to, ruột viêm đỏ, loét rộng.
  - Viêm phúc mạc, viêm cơ tim, dịch hòan có nốt hoại tử và có thể bị teo.
  - Viêm buồng và ống dẫn trứng, nang trứng méo mó dị hình và dễ vỡ ở ống dẫn trứng làm tắt ống dẫn trứng và tích lại bên trong xoang bụng chứa nhiều nước làm bụng xệ.














Viêm phúc mạc, viêm cơ tim Mảng trắng ở niêm mạc ruột Nang trứng phát triển bất thường

6. Bệnh phó thương hàn

Triệu chứng:
Ở gà con (từ 1-10 ngày tuổi rất nhạy cảm với bệnh này): yếu ớt, lông xù, bỏ ăn đứng tụ thành nhóm riêng, gầy còm, viêm khớp.
Ở gà lớn: triệu chứng không rõ ràng, chỉ biểu hiện khi thời tiết thay đổi, chuyển đàn, đổi thức ăn hoặc tiêm phòng dẫn đến gà giảm đẻ, tỷ lệ nở thấp.
Bệnh tích:
Trong 4 ngày đầu không rõ bệnh tích. Từ ngày thứ 5 –10: gan, lách có điểm hoại tử trắng lấm tấm, khớp sưng đỏ hoặc có mủ trắng.








Viêm khớp sưng đỏ có mủ Gan có điểm hoại tử trắng lấm tấm


7. Bệnh do E.Coli

Triệu chứng và bệnh tích:
Gà con: rốn viêm, ướt, có màu xanh.
+ Bụng sưng to, lòng đỏ không tiêu.
+ Tiêu chảy
Gà con từ 1-5 tuần tuổi: gà sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, bỏ ăn, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, một số con bị viêm khớp. Mổ khám bệnh tích cho thấy:
  + Viêm màng bao tim, viêm màng bụng, viêm màng quanh gan làm cho bao tim đục, màng bụng có dịch viêm, quanh gan thường phủ một lớp Fibrin màu trắng đục.
+ Viêm túi khí.
+ Viêm phổi
Gà đẻ: giảm tỷ lệ đẻ, ăn kém, gầy ốm dần, một số con có dấu hiệu viêm khớp. Mổ khám cho thấy: ống dẫn trứng bị viêm, lách và gan thường sưng to và sung huyết.






Viêm rốn và lòng đỏ không tiêu Viêm màng bao tim và viêm màng bụng









Cơ tim xuất huyết và gan sưng to hoại tử Gan sưng to, sung huyết Viêm phổi






8. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
Triệu chứng:
Ở gà con: ho, hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, gà yếu, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi, tiêu chảy.
Ở gà đẻ: ho, hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, giảm trứng, trứng méo mó, vỏ mỏng hay nhăn gợn sóng. Lòng trắng mất tính nhớt, lòng đỏ trôi nổi tự do.
Gà giò (từ 3-6 tuần tuổi): viêm thận, suy yếu, tiêu chảy có nhiều nước.
Bệnh tích
Trên cơ quan hô hấp: viêm đường hô hấp, có nhiều chất nhày bên trong khí quản, xoang mũi, túi khí viêm dày đục, tế bào biểu mô bị bong tróc.
  - Cơ quan sinh sản: ống dẩn trứng bị giảm kích thước, giãn nở các tuyến nhày, ống dẫn trứng còn bị phù, xơ hóa, những nang trứng chưa chín cũng bị u nang, tế bào trứng rơi vào xoang bụng gây viêm màng bụng, trứng bị méo mó.
  - Cơ quan tiết niệu: Viêm thận và sung huyết, nhạt màu, ống dẫn tiểu chứa đầy urate, ống thận bị họai tử.







Gà khó thở, chảy nước mắt, nước mũi Khí quản bị viêm, xuất huyết











Trứng méo mó Phôi còi cọc so với bình thường

9. Bệnh Gumboro
Triệu chứng:
Sau khi nhiễm bệnh gà biểu hiện triệu chứng đầu tiên là cắn mổ vào hậu môn của nhau, giảm ăn, lông xù, lờ đờ, đi run rẩy, giảm cân, phân tiêu chảy màu trắng, loãng còn nhiều chất nhầy sau đó chuyển sang màu nâu, phân dính đầy xung quanh hậu môn.
Bệnh tích:
Xác chết khô, lông xơ xác, chân khô.
Cơ đùi, cơ ngực, cơ cánh xuất huyết đỏ thành vệt hoặc thâm đen.
Mổ khám túi Fabricicus sưng to, đỏ, có xuất huyết lấm tấm hoặc cả đám, thận sưng nhạt màu. Xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến, ruột sưng to có nhiều dịch nhầy bên trong.
Nếu gà nhiễm bệnh đến ngày thứ  5,6,7 thì túi Fabricius nhỏ lại, đến ngày thứ  8 thì chỉ bằng 1/3 trọng lượng ban đầu.










Gà bệnh ủ rũ, xù lông Túi Fabricius sưng to Cơ đùi xuất huyết thành từng vệt
10. Bệnh cúm gia cầm
Triệu chứng:
Cả đàn gia cầm giảm sự linh hoạt, giảm ăn, giảm uống.
Gia cầm đẻ có dấu hiệu giảm tỷ lệ đẻ, trứng bị mỏng vỏ.
Hắt hơi, ho, khó thở, âm khò khè lúc thở, một số con há miệng để thở.
Mắt sưng phù, chảy nước mắt.
Sau 3 ngày mắc bệnh một số con còn sống sẽ xuất hiện các triệu chứng thần kinh như quẹo cổ, liệt chân, sệ cánh hoặc đi xoay vòng
Bệnh tích:
Đầu mặt cổ sưng phù.
Phù thủng quanh hóc mắt.
Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím.
Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius xuất huyết.
Phổi sung huyết, một vài nơi có xuất huyết.
Gan, thận, lách, tuyến tụy có những điểm hoại tử.





Xuất huyết dạ dày Tim xuất huyết có những điểm hoại tử









Khí quản sung huyết Xuất huyết niêm mạc ruột Xuất huyết hoại tử ruột
11. Bệnh dịch tả vịt
Triệu chứng:
Vịt đẻ: giảm trứng, bơi kém, nằm ủ rũ trên nước, chảy nước mắt nước mũi, hay bị chết đột ngột và xác chết mập. Vịt bỏ ăn, vô cùng khát nước, xả cánh, đầu gục, xù lông, tiêu chảy. Vịt bị liệt và di chuyển phải lắc đầu cổ và mình.
Vịt thịt (2-7 tuần tuổi): tiêu chảy mất nước, gầy ốm, mỏ xanh nhạt, lổ huyệt nhuộm máu và bị phù đầu.
Bệnh tích:
Xuất huyết điểm dày đặc khắp cơ thể, tụ máu, chảy máu ở trên và trong cơ tim, ruột, màng treo ruột.
Van tim xuyất huyết, gan tủy thận xuất huyết điểm.
Vịt đẻ: nang trứng sung huyết, xuất huyết họai tử.
Dạ dày tuyến, thực quản xuất huyết thành vòng, gây nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa.
Ruột xuất huyết hình nhãn. Gan hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim.





Vịt chết máu chảy ra từ miệng Xuất huyết tụ máu ở trên và trong tim









Ruột sung huyết, xuất hiện miếng ngăn màu vàng
Sau đây là những bệnh mà chim bồ câu thường mắc phải:
Bệnh thương hàn
Bệnh giả lao ở bồ câu
Bệnh viêm đường hô hấp mãn
Bệnh đậu
Dưới đây là một số hình ảnh về chim bồ câu
Thành viên:
Võ Mai Anh
Nguyễn Thị Thùy Duyên
Phạm Thi Thu Hà
Đinh Thị Thy Thy
Huỳnh Thị Thái Bình
Lê Tấn Cương
Vi Đặng Anh Khoa
Nguyễn Thị Khánh Ngọc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hoàng Trúc Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)