Benh cay

Chia sẻ bởi Bùi Văn Huấn | Ngày 23/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: benh cay thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
NHÓM THỰC HIỆN:
NGUYỄN XUÂN HẠNH
BÙI VĂN HUẤN
CHUYÊN ĐỀ:
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA
(Pyricularia oryzae)
2
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Đặt vấn đề
Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và gây thiệt hại tới nền kinh tế lớn nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới.
Nó được phát hiện ở ITALIA năm 1560, ở Việt Nam người pháp đã hiện ở miền bắc năm 1951.
3
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Triệu chứng bệnh
Trên mạ:
Vết bệnh có màu hồng,hình thoi, sau chuyển qua màu nâu vàng, khô héo chết.
4
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Triệu chứng bệnh (tt)
Trên lá:
Vết bệnh có hình thoi rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu. Vết bệnh có màu xám tro, xung quanh nâu đậm tiếp giáp giữa mô khoẻ có màu nâu nhạt
5
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Triệu chứng bệnh (tt)
Trên thân:
Bắt đầu là một chấm nhỏ màu
đen sau đó lan dần bao quanh
thân làm cho thân thắt lại.
Trên cổ bông:
Làm cho bông bạc, bông gãy


6
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Triệu chứng bệnh (tt)
Trên hạt: có những chấm đen hay sọc nâu.
Bệnh nặng ăn sâu vào trong làm cho hạt gạo bị thâm đen
7
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Triệu chứng bệnh (tt)
Trên rễ:
Khi bệnh ở mức từ nhẹ đến trung bình thì rể lúa bình thường
Khi bệnh nặng, do lá bị cháy nhiều, cây lúa không nuôi được nên rể bị thối và chết dần
8
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đạo ôn do nấm Piricularia oryzae gây ra

Trong quá trình gây bệnh,
nấm tiết ra một số chất độc tố
như α-picolinic và piricularin làm
kìm hãm hô hấp và phân hủy các
enzyme chúa kim loại của cây,
kìm hãm sự sinh trưởng của cây
9
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh
Phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ do đó bệnh phát triển thất thường, bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ đến khi trổ chín.
Điều kiện thời tiết: bệnh hại nặng vào lúc trời mát, có sương mù, gió mạnh
Ảnh hưởng bởi phân bón: bón nhều N bệnh nặng, bón P hạn chế được bệnh (ở vùng đất phèn) ), bón K tuỳ thuộc vào lượng N. Bón N, P, K sớm tập trung cân đối, không bón lai rai.
Ảnh hưởng của giống lúa tới bệnh.
10
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Biện pháp phòng trừ
Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp:
Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm.
Vệ sinh đồng ruộng, đốt tàn dư sau khi thu hoạch, cày vùi.
Sử dụng phân bón cân đối hợp lý
Giữ nước thường xuyên cho
ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh.
Cần kiểm tra và xử lý hạt giống
11
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Biện pháp phòng trừ (tt)
Làm tốt công tác dự tính dự báo bệnh.Điều tra, theo dõi phân tích các điều kiện liên quan tới sự phát sinh của bệnh như: vị trí tồn tại của bệnh, thời tiết, khí hậu, đất đai, phân bón…
12
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Biện pháp phòng trừ (tt)
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện bệnh sớm
Khi ruộng bị bệnh thì ngưng bón đạm dù đến thời kỳ bón thúc kể cả việc phun phân bón lá
13
BỆNH ĐẠO ÔN LÚA( Py ricularia oryzae)
Biện pháp phòng trừ (tt)
Khi phát hiện bênh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc càng sớm càng tốt
Phun các loại thuốc đặc trị: Một số thuốc phổ biến để phòng trừ bệnh đạo ôn là: One-over 40EC; Binhtin 75WP; Danabin 75WP.
14
Xin chân thành cảm ơn
sự lắng nghe của cô giáo
và các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Huấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)