Bệnh cây
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Loan |
Ngày 19/03/2024 |
12
Chia sẻ tài liệu: bệnh cây thuộc Địa lý 10
Nội dung tài liệu:
Nhóm 11.
Bệnh đốm hình nhẫn ở đu đủ.
Giáo viên: Trần Nguyễn Hà
Họ và tên: Nguyễn Thị Loan
Nguyễn Duy Nuôi
Phạm Thị Ngoan
Cấu trúc.
A: Mở bài.
B: Nội dung nghiên cứu
- Triệu chứng của bệnh.
- Nguyên nhân gây bệnh.
- Quy luật phát sinh, phát triển.
- Biện pháp phòng trừ.
C: Kết luận.
Mở bài.
Đủ đủ là cây ăn quả được rất nhiều người ưa thích. Là loại quả giàu dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A và C.
Đu đủ còn được sử dụng vào các ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm, sản xuất bia.
Tuy nhiên, nền sản xuất đu đủ đang gặp phải khó khăn đó là bệnh do virus gây ra, trong đó có virus PRSV (Papaya ringspor virus) nhanh chóng, gây ra thiệt hại lớn nhất.
Để hạn chế được sự xâm nhiễm của bệnh, chúng ta đi tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân gây và quy luật phát triển bệnh để có biện pháp phòng trừ.
1. Triệu chứng của bệnh.
Trên lá: Ban đầu là các vết đốm sáng vàng nhợt, lá hơi co lại, sau đó vết bệnh phát triển dần thành các đốm vòng tròn (giống chiếc nhẫn), ở mặt trên của những lá non, lá ngọn vùng mô bị bệnh nhăn phồng.
Bìa lá non bị cuốn cong vào phía bên trong của mặt dưới lá, còn bìa lá già bị cuốn lên, lá bị khảm và biến dạng. Bệnh nặng lá non thường bị mất thùy, chỉ còn cuống lá, đôi khi cuống lá cũng bị biến dạng co quắp.
Nội dung.
Trên quả: Lúc đầu vết bệnh là những đốm thâm xanh sẫm, sau phát triển dần thành những đốm vòng tròn hoặc bầu dục, có kích thước khoảng 0,5-1 phân (giống hình chiếc nhẫn) mầu xanh sẫm.
Bệnh thường tập trung ở phần nửa quả phía sát với cuống. Khi quả chín, những vòng tròn trên này chuyển dần sang mầu vàng sậm và thối ăn sâu vào bên trong thịt quả. Cây bị bệnh ít cho quả, nếu có thì quả cũng rất nhỏ. Do bệnh làm giảm lượng đường trong quả, khi chín ăn rất nhạt.
Trên thân: chủ yếu là phần non trên ngọn và cuống lá, vết bệnh là những sọc ngắn mầu xanh tối đôi khi cũng tạo nên các hình bầu dục .
Cây đu đủ bị bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh đốm hình nhẫn trên đu đủ do 1 loại virus gây nên đó là: PRSV (Papaya ringspor virus).
Virus thuộc nhóm Potyvirus có kích thước dài và đường kính 760 - 800nm x 12nm.
Virus có 2 chủng(chủng P và chủng W), chủng P gây nhiễm trên cây đu đủ và các loại bầu bí, dưa chuột…, chủng W không gây trên đu đủ.
Siêu vi trùng gây bệnh này không truyền qua hạt giống, mà lây bằng hai cách và hoàn toàn thụ động:
Qua vết thương cơ giới: virus từ lá bệnh xâm nhập vào lá khỏe nhờ cọ xát tạo vết thương.
Qua môi giới: môi giới truyền bệnh chích nạp virus từ cây bệnh rồi truyền trực tiếp sang cây khỏe(các lòai rệp thuộc họ Aphididae (Aphis gossipii, Aphis crasivora), đặc biệt là rệp đào (Myzus persicae), loài rệp này thường gây hại cho các loại rau cải, bầu, bí, mướp…
Phân tử virus
Rệp muội
3. Quy luật phát sinh, phát triển.
Do tính chất lây lan nhanh, mạnh, khó chống chế, bệnh lại khó phát hiện ở giai đoạn sớm, khi cây biểu hiện rõ mới biết bệnh.
Công tác giám định các triệu chứng bệnh virus thường chia:
Kết quả của lần xâm nhiễm đầu tiên vào tế bào ký chủ.
xâm nhiễm thứ sinh hoặc xâm nhiễm hệ thống dẫn đến những thay đổi bên ngoài mà mắt thường có thể nhìn thấy được.
Kết quả của lần xâm nhiễm đầu tiên vào tế bào ký chủ:
Virus chỉ có thể xâm nhập vào TBTV qua các vết thương: vết gãy của lông biểu bì, lỗ thủng, các vết trầy xước nhỏ trên tầng biểu bì do côn trùng chích hút gây ra.
Ban đầu phát triển từ điểm xâm nhiễm của virus vào TBTV (triệu chứng cục bộ) và tạo thành từng vết bệnh có giới hạn(vết đốm).
Các vết đốm này có kích thước to nhỏ khác nhau, có thể mất màu. Vết đốm biểu hiện rõ sau khi virus theo dòng nhựa xâm nhập vào bề mặt lá, cây hoặc dạng ít phổ biến hơn là sau khi côn trùng chích hút ăn nhựa lá.
Xâm nhiễm thứ sinh hoặc xâm nhiễm hệ thống dẫn đến những thay đổi bên ngoài mà mắt thường có thể nhìn thấy được:
Đốm vòng thì các mô bị bệnh bị giới hạn thành từng vòng các TB nhiễm virus, các TB này có thể biến màu hoặc chết hoại. Các vòng có thể tập trung lại dưới dạng vòng tròn đồng tâm hoặc thành số 8, ở trên thân và quả, phổ biến nhất là trên lá.
TB hoại tử tập trung thành các đốm cục bộ xung quanh điểm xâm nhiễm hoặc tập trung một cách hệ thống trong các phần được bảo vệ khác của cây bệnh như quả, hạt hoặc lá.
Virus có thể tồn tại trên ký chủ trung gian và tái xâm nhiễm cây trồng sau một thời gian với sự giúp đỡ của côn trùng chích hút môi giới, nên virus phân bố thành từng đám cục bộ hoặc có mối liên quan với nguồn xâm nhiễm.
Triệu chứng bệnh virus thường phát triển chậm trong điều kiện nhiệt độ cao.
Virus có thể tích lũy với số lượng lớn trong TB tạo thành các thể vùi. Tại đây chúng được sắp xếp cạnh nhau, nối đuôi nhau hoặc chồng lên nhau theo không gian ba chiều.
Cây bị bệnh thường biểu hiện giống với triệu chứng thiếu dinh dưỡng hoặc hậu quả của chất hóa học (thuốc trừ cỏ).
Kiểu truyền không bền vững: rệp đào truyền Virus gây bệnh đốm hình nhẫn đu đủ có thời gian chích nạp = 10 – 60 giây, thời gian tồn tại khả nhiễm tới 60 phút. Bệnh lây lan rất nhanh, nhất là những cây được 5-6 tháng tuổi trở đi.
Chích nạp trên cây bệnh
Chích truyền trên cây khỏe
4. Biện pháp phòng trừ.
Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong việc chữa trị bệnh này cho cây đu đủ, vì thế nên kết hợp 1 số biện pháp để hạn chế tác hại của bệnh:
Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp…trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập.
Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.
Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh giúp cây chống đỡ với bệnh được tốt hơn.
Có thể phun xịt bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Supracide, Suprathion, Bi58, Trebon, Bassa, Applaud… (sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Đu đủ rất dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, vì thế không được pha thuốc đậm đặc chỉ nên phun xịt thuốc vào lúc chiều mát.
Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy.
Chọn cây giống khỏe không có triệu chứng đã bị nhiễm bệnh trên để trồng.
Hiện nay theo nghiên cứu của Trường Đại học Hawai trên cây đu đủ chuyển gen đã tạo ra được giống đu đủ kháng virus gây bệnh đốm vòng nhờ vậy đã giúp chế ngự tác hại của virus PRSV.
Ở Việt Nam, qua thí nghiệm của Phòng virus thực vật Trường đại học NN Hà Nội và cộng tác viên thấy giống số 12, Tainung cuả Đài Loan trồng ở đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn.
Tài liệu tham khảo.
www.hua.edu.vn/giaotrinh/nonghoc/benhcay_chuyenkhoa.pdf -
http://www.checkbiotech.org/green_News_Genetics.aspx?infoId=1457
http://chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&m=3891
http://www.skhcn.vinhlong.gov.vn/Portals/0/VanBan/Dulieu/24417.doc
Giáo trình: Bệnh cây nông nghiệp- PGS.TS. Lê Lương Tề- NXB nông nghiệp
Kết luận.
Virus PRSV gây bệnh đốm hình nhẫn ở đu đủ gây hại rất lớn đối với người trồng đu đủ.
Cần phải có các biện pháp tác động, hạn chế sự xuất hiện bệnh cũng như sự lây lan bệnh để nâng cao hiệu quả trồng cây đu đủ.
xin chân thành cảm ơn
Bệnh đốm hình nhẫn ở đu đủ.
Giáo viên: Trần Nguyễn Hà
Họ và tên: Nguyễn Thị Loan
Nguyễn Duy Nuôi
Phạm Thị Ngoan
Cấu trúc.
A: Mở bài.
B: Nội dung nghiên cứu
- Triệu chứng của bệnh.
- Nguyên nhân gây bệnh.
- Quy luật phát sinh, phát triển.
- Biện pháp phòng trừ.
C: Kết luận.
Mở bài.
Đủ đủ là cây ăn quả được rất nhiều người ưa thích. Là loại quả giàu dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A và C.
Đu đủ còn được sử dụng vào các ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm, sản xuất bia.
Tuy nhiên, nền sản xuất đu đủ đang gặp phải khó khăn đó là bệnh do virus gây ra, trong đó có virus PRSV (Papaya ringspor virus) nhanh chóng, gây ra thiệt hại lớn nhất.
Để hạn chế được sự xâm nhiễm của bệnh, chúng ta đi tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân gây và quy luật phát triển bệnh để có biện pháp phòng trừ.
1. Triệu chứng của bệnh.
Trên lá: Ban đầu là các vết đốm sáng vàng nhợt, lá hơi co lại, sau đó vết bệnh phát triển dần thành các đốm vòng tròn (giống chiếc nhẫn), ở mặt trên của những lá non, lá ngọn vùng mô bị bệnh nhăn phồng.
Bìa lá non bị cuốn cong vào phía bên trong của mặt dưới lá, còn bìa lá già bị cuốn lên, lá bị khảm và biến dạng. Bệnh nặng lá non thường bị mất thùy, chỉ còn cuống lá, đôi khi cuống lá cũng bị biến dạng co quắp.
Nội dung.
Trên quả: Lúc đầu vết bệnh là những đốm thâm xanh sẫm, sau phát triển dần thành những đốm vòng tròn hoặc bầu dục, có kích thước khoảng 0,5-1 phân (giống hình chiếc nhẫn) mầu xanh sẫm.
Bệnh thường tập trung ở phần nửa quả phía sát với cuống. Khi quả chín, những vòng tròn trên này chuyển dần sang mầu vàng sậm và thối ăn sâu vào bên trong thịt quả. Cây bị bệnh ít cho quả, nếu có thì quả cũng rất nhỏ. Do bệnh làm giảm lượng đường trong quả, khi chín ăn rất nhạt.
Trên thân: chủ yếu là phần non trên ngọn và cuống lá, vết bệnh là những sọc ngắn mầu xanh tối đôi khi cũng tạo nên các hình bầu dục .
Cây đu đủ bị bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh đốm hình nhẫn trên đu đủ do 1 loại virus gây nên đó là: PRSV (Papaya ringspor virus).
Virus thuộc nhóm Potyvirus có kích thước dài và đường kính 760 - 800nm x 12nm.
Virus có 2 chủng(chủng P và chủng W), chủng P gây nhiễm trên cây đu đủ và các loại bầu bí, dưa chuột…, chủng W không gây trên đu đủ.
Siêu vi trùng gây bệnh này không truyền qua hạt giống, mà lây bằng hai cách và hoàn toàn thụ động:
Qua vết thương cơ giới: virus từ lá bệnh xâm nhập vào lá khỏe nhờ cọ xát tạo vết thương.
Qua môi giới: môi giới truyền bệnh chích nạp virus từ cây bệnh rồi truyền trực tiếp sang cây khỏe(các lòai rệp thuộc họ Aphididae (Aphis gossipii, Aphis crasivora), đặc biệt là rệp đào (Myzus persicae), loài rệp này thường gây hại cho các loại rau cải, bầu, bí, mướp…
Phân tử virus
Rệp muội
3. Quy luật phát sinh, phát triển.
Do tính chất lây lan nhanh, mạnh, khó chống chế, bệnh lại khó phát hiện ở giai đoạn sớm, khi cây biểu hiện rõ mới biết bệnh.
Công tác giám định các triệu chứng bệnh virus thường chia:
Kết quả của lần xâm nhiễm đầu tiên vào tế bào ký chủ.
xâm nhiễm thứ sinh hoặc xâm nhiễm hệ thống dẫn đến những thay đổi bên ngoài mà mắt thường có thể nhìn thấy được.
Kết quả của lần xâm nhiễm đầu tiên vào tế bào ký chủ:
Virus chỉ có thể xâm nhập vào TBTV qua các vết thương: vết gãy của lông biểu bì, lỗ thủng, các vết trầy xước nhỏ trên tầng biểu bì do côn trùng chích hút gây ra.
Ban đầu phát triển từ điểm xâm nhiễm của virus vào TBTV (triệu chứng cục bộ) và tạo thành từng vết bệnh có giới hạn(vết đốm).
Các vết đốm này có kích thước to nhỏ khác nhau, có thể mất màu. Vết đốm biểu hiện rõ sau khi virus theo dòng nhựa xâm nhập vào bề mặt lá, cây hoặc dạng ít phổ biến hơn là sau khi côn trùng chích hút ăn nhựa lá.
Xâm nhiễm thứ sinh hoặc xâm nhiễm hệ thống dẫn đến những thay đổi bên ngoài mà mắt thường có thể nhìn thấy được:
Đốm vòng thì các mô bị bệnh bị giới hạn thành từng vòng các TB nhiễm virus, các TB này có thể biến màu hoặc chết hoại. Các vòng có thể tập trung lại dưới dạng vòng tròn đồng tâm hoặc thành số 8, ở trên thân và quả, phổ biến nhất là trên lá.
TB hoại tử tập trung thành các đốm cục bộ xung quanh điểm xâm nhiễm hoặc tập trung một cách hệ thống trong các phần được bảo vệ khác của cây bệnh như quả, hạt hoặc lá.
Virus có thể tồn tại trên ký chủ trung gian và tái xâm nhiễm cây trồng sau một thời gian với sự giúp đỡ của côn trùng chích hút môi giới, nên virus phân bố thành từng đám cục bộ hoặc có mối liên quan với nguồn xâm nhiễm.
Triệu chứng bệnh virus thường phát triển chậm trong điều kiện nhiệt độ cao.
Virus có thể tích lũy với số lượng lớn trong TB tạo thành các thể vùi. Tại đây chúng được sắp xếp cạnh nhau, nối đuôi nhau hoặc chồng lên nhau theo không gian ba chiều.
Cây bị bệnh thường biểu hiện giống với triệu chứng thiếu dinh dưỡng hoặc hậu quả của chất hóa học (thuốc trừ cỏ).
Kiểu truyền không bền vững: rệp đào truyền Virus gây bệnh đốm hình nhẫn đu đủ có thời gian chích nạp = 10 – 60 giây, thời gian tồn tại khả nhiễm tới 60 phút. Bệnh lây lan rất nhanh, nhất là những cây được 5-6 tháng tuổi trở đi.
Chích nạp trên cây bệnh
Chích truyền trên cây khỏe
4. Biện pháp phòng trừ.
Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong việc chữa trị bệnh này cho cây đu đủ, vì thế nên kết hợp 1 số biện pháp để hạn chế tác hại của bệnh:
Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp…trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập.
Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.
Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh giúp cây chống đỡ với bệnh được tốt hơn.
Có thể phun xịt bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Supracide, Suprathion, Bi58, Trebon, Bassa, Applaud… (sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Đu đủ rất dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, vì thế không được pha thuốc đậm đặc chỉ nên phun xịt thuốc vào lúc chiều mát.
Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy.
Chọn cây giống khỏe không có triệu chứng đã bị nhiễm bệnh trên để trồng.
Hiện nay theo nghiên cứu của Trường Đại học Hawai trên cây đu đủ chuyển gen đã tạo ra được giống đu đủ kháng virus gây bệnh đốm vòng nhờ vậy đã giúp chế ngự tác hại của virus PRSV.
Ở Việt Nam, qua thí nghiệm của Phòng virus thực vật Trường đại học NN Hà Nội và cộng tác viên thấy giống số 12, Tainung cuả Đài Loan trồng ở đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn.
Tài liệu tham khảo.
www.hua.edu.vn/giaotrinh/nonghoc/benhcay_chuyenkhoa.pdf -
http://www.checkbiotech.org/green_News_Genetics.aspx?infoId=1457
http://chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&m=3891
http://www.skhcn.vinhlong.gov.vn/Portals/0/VanBan/Dulieu/24417.doc
Giáo trình: Bệnh cây nông nghiệp- PGS.TS. Lê Lương Tề- NXB nông nghiệp
Kết luận.
Virus PRSV gây bệnh đốm hình nhẫn ở đu đủ gây hại rất lớn đối với người trồng đu đủ.
Cần phải có các biện pháp tác động, hạn chế sự xuất hiện bệnh cũng như sự lây lan bệnh để nâng cao hiệu quả trồng cây đu đủ.
xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)