Bệnh bạc lá lúa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dung | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bệnh bạc lá lúa thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

HỌC PHẦN
BỆNH LÝ HỌC THỰC VẬT
Chủ đề: Bệnh bạc lá lúa

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Lê Thị Thủy


Nhóm 3:
Nguyễn Thị Dung
Bùi Thị Thúy Hòa
Phan Thị Thu Huyền
BỆNH BẠC LÁ LÚA
Giới thiệu về cây Lúa
Cây lúa (Oryza sativa L.) thuộc chi Oryza, họ Poaceae, bộ Poales.
Trên thế giới, 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Ở Việt Nam, gần 100% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Những năm gần đây, Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo, với lượng xuất khẩu 6,5 triệu tấn (theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Mỹ năm 2009/2010).
Triệu chứng của bệnh
Trên mạ: mép lá, mút lá có những vệt màu xanh vàng, nâu bạc rồi khô xác.
Trên lúa:
Vết bệnh từ mép lá, mút lá lan dần vào trong phiến lá, kéo dài theo gân chính.
Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh tái xanh, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác.
II. Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn gây bệnh: Xanthomonas oryzae Dowson.
Đặc điểm:
Dạng gậy, 2 đầu hơi tròn, có 1 lông roi, kích thước 1 - 2 × 0,5 - 0,9µm.
Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 26-300C, pH thích hợp nhất là 6,8 – 7,2.
Quá trình xâm nhiễm của Xanthomonas oryzae Dowson:
Sự truyền lan của Xanthomonas oryzae Dowson:
Truyền lan thụ động nhờ nước, con người.
Vi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hạt thóc hoặc tàn dư cây bệnh. Ngoài ra, còn tồn tại ở dạng viên keo vi khuẩn, ở cỏ dại (cỏ lồng vực, cỏ môi, cỏ lá tre, cỏ tranh, cỏ gừng bò, cỏ gà nước, cỏ xương cá lông cứng).
III. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh
Điều kiện thời tiết: Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 26-30°C, độ ẩm trên 90% và thường gây hại nặng trong vụ mùa.
Ảnh hưởng bởi phân bón:
- Khả năng nhiễm bệnh khi bón:
Đạm vô cơ > đạm hữu cơ
Phân xanh bón vùi giập > phân chuồng ủ hoai mục
- Những ruộng lúa bón quá nhiều đạm lúa xanh tốt, thân lá mềm yếu, hàm lượng đạm tự do trong cây tích luỹ cao  cây dễ nhiễm bệnh nặng.


Các vùng sinh thái khác nhau:
- Những vùng đất màu mỡ bệnh > đất xấu cằn cỗi.
- Những ruộng lúa chua, trũng  hàng lúa bị bóng cây che phủ  bệnh phát triển mạnh hơn.

Ảnh hưởng của giống: Các giống lúa khác nhau thì mức độ mẫn cảm với bệnh cũng khác nhau. GĐ làm đòng-trỗ đến chín sữa lúa mẫn cảm với bệnh hơn cả. 

IV. Biện pháp phòng trừ
Sử dụng các giống lúa chống chịu bệnh để gieo trồng.
VD: giống lúa lai CNR02, TEJ vàng, X20, …



Xử lý hạt giống trước khi gieo nếu lô hạt bị nhiễm.
Điều khiển sự sinh trưởng của lúa tránh giai đoạn lúa làm đòng – trỗ trùng với những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Điều chỉnh mức nước phù hợp (nên để mức nước nông 5 -10 cm). Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, để khô ruộng 2 – 3 ngày.
Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại và ký chủ.

Bón vôi từ 10-15 kg/sào Bắc bộ, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ, có thể rắc tro bếp thay cho vôi bột.
Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, bón đạm nặng đầu, nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với K.
Khi bệnh xuất hiện, dừng ngay việc bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng
Sử dụng thuốc hóa học kháng bệnh bạc lá như: Kasuran 0,1 – 0,2%; Sankel 1/200....
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)