Bể Làm trong nước giếng khoan

Chia sẻ bởi Vũ Văn Hùng | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Bể Làm trong nước giếng khoan thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Tiểu Luận
Xử lý nước sinh hoạt bị đục
Thành viên
Vũ Văn Hùng
Khổng Đức Hoành
Hiện trạng
Nước sinh hoạt bị đục
Nước giếng nước khoan bị đục
Nước có màu lạ như vàng hoạch xanh….

Phụ đề

Độ đục:
Độ đục: nước nguyên chất là một môi trường trong suốt và có khả năng truyền ánh sáng tốt, nhưng khi trong nước có tạp chất huyền phù, cặn rắn lơ lửng, các vi sinh vật và cả các hóa chất hòa tan thì khả năng truyền ánh sáng của nước giảm đi. Dựa trên nguyên tắc đó mà người ta xác định độ đục của nước. Nước có độ đục cao tức là nước có nhiều tạp chất chứa trong nó và do vậy kết quả thường được biểu thị bằng các đơn vị khác nhau.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước thấy được, gọi là độ trong, ở độ sâu đó người ta có thể đọc được hàng chữ tiêu chuẩn. Đối với nước sinh hoạt, độ đục lớn hơn 30m
Giải pháp
Dùng bể lọc nhiều lớp dạng đứng
Tùy theo điều kiện thực tế ở từng gia đình, có thể xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Chỉ cần lắp đặt đúng theo sơ đồ chỉ dẫn là bạn đã có được một nguồn nước sinh hoạt trong lành, tinh khiết

Sản phẩm minh họa
Nguyên lý lọc:
Từ nguồn nước muốn lọc, bạn cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ - khỏi làm sói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch. Nên sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 5 li (0,5 cm) dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại.
Nguyên lý lọc(Tiếp)
Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn. Ngoài ra, cần chú ý là tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi,... đều nên được rửa sạch trước.Tùy theo điều kiện thực tế và tình trạng nguồn nước, cứ 3-6 tháng, phải lọc bỏ lớp phèn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên.Tất cả lớp phèn đọng sẽ bị trôi ra ngoài. Làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn.
Ngoài ra, nếu tình trạng nước nhiễm bẩn, nhiễm phèn quá nặng, nên thay lớp cát trên cùng sau vài tháng sử dụng... Lưu ý khi thay cát, nhớ nạo từ từ, đừng để ảnh hướng đến lớp than hoạt tính phía dưới (vì nó còn được sử dụng lâu dài). Sau 9 tháng đến 1 năm, bạn nên thay toàn bộ cát và than hoạt tính.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Văn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)