BD tin hoc: SOAN GA DIEN TU CAN BIET

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Chính | Ngày 29/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: BD tin hoc: SOAN GA DIEN TU CAN BIET thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

Hướng dẫn soạn giáo án
Xã hội đang tin học hoá nhiều quá trình sản xuất!


Làm thế nào có thể Giảng Dạy nội
dung kiến thức mới trong Sách Giáo Khoa theo hướng đổi mới?

I. Nội dung kiến thức và kĩ năng
Nội dung cốt lõi được in chữ nghiêng và đóng khung. Đây là kiến thức cơ bản nhất, HS cần hiểu thấu đáo, trình bày lại được và ghi nhớ lâu dài
Câu hỏi và bài tập ở cuối mục, cuối chương nhằm ôn luyện các kiến thức đã học
Một số khái niệm trình bày sao cho phù hợp quá trình nhận thức HS THPT không quá đi sâu về mặt phân tích ngữ nghĩa khoa học, được chính xác hoá dần trong quá trình học
1. Kiến thức

2. kÜ n¨ng (thùc hiÖn ®ñ 8 bµi thùc hµnh)
Khởi động/tắt máy, quản lí tệp và thư mục
Soạn thảo văn bản trong MicroSoft Word ở môi trường Windows, Gõ tiếng Việt,
Tìm kiếm thông tin trên mạng bằng Internet Explorer, tạo, xem, gửi thư điện tử.
Sử dụng máy tính phục vụ hoạt động học tập của bản thân.
Có vấn đề gì mới trong phương pháp giảng dạy ?
Hs a
Hs B
II. Phương pháp giảng dạy

Tăng cường học tập thông qua hoạt động theo nhóm, tổ. Tạo điều kiện để HS, nhóm HS được trình bày hiểu biết trước lớp, tự nhận xét đánh giá lẫn nhau.
Sử dụng thiết bị dạy học như tranh ảnh, máy tính, máy chiếu, làm mẫu. Lưu ý tận dụng điều kiện có máy tính ở nhà của học sinh.
Dành thời gian cho hoạt động tự nghiên cứu, đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
A.Những vấn đề chung
II. Phương pháp giảng dạy

Cần khai thác các kiến thức có trước của HS. GV đặt tình huống ngay đầu tiết học để HS mạnh dạn tự đưa ra ý kiến của mình về khái niệm mới
Phương pháp dạy học trực quan cần được khai thác tốt Thao tác mẫu của GV có ảnh hưởng quyết định và lâu dài tới thao tác của HS sau này
Cần coi trọng xây dựng các kiến thức phổ thông về Tin học. Hiểu bản chất các khái niệm các thao tác đồng thời với coi trọng việc hình thành một số kĩ năng
B. Những điểm cần lưu ý
II. Phương pháp giảng dạy

3. Có một số khái niệm việc tìm hiểu định nghĩa của chúng là thứ yếu, nhưng vai trò, vị trí của chúng lại là cần thiết khi dạy ở mức Tin học phổ thông.
4. GV xây dựng nhận thức cho HS về tôn trọng các qui định khi sử dụng các tài nguyên thông tin chung, tác phong làm việc khoa học trên phòng máy, giáo dục HS ý thức không ngừng học tập để có thể thích ứng với nhịp độ phát triển của xã hội hiện đại. Lưu ý HS sử dụng Internet vào mục đích học tập, vui chơi giải trí lành mạnh. Không nhấn mạnh nhưng cũng không né tránh mặt trái của sử dụng Internet, làm cho HS có ý thức và cách nhìn tốt hơn về Internet.
B. Những điểm cần lưu ý (tiếp)
II. Phương pháp giảng dạy

5. Do có sự khác nhau về mặt bằng chung kiến thức ở các vùng, miền, các trường nên tuỳ tình hình cụ thể của HS mà có thể giảng nhanh hay chậm cho từng mục cụ thể.
6. Phân công nhóm đều theo trình độ. Việc học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội phát huy tính chủ động và cách làm việc tập thể của HS. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho cả lớp hoặc từng nhóm, hướng dẫn các nhóm hoạt động, cần có cả yêu cầu tối thiểu và nâng cao. Kết quả học tập đánh giá và cho điểm theo nhóm cũng tạo điều kiện cho cả nhóm cùng nỗ lực.
B. Những điểm cần lưu ý (tiếp)
III. SOạN giáo án
Cơ sở soạn
Nội dung giáo án
Các bước chuẩn bị soạn
Hoàn cảnh soạn
Khung của một giáo án
1. Soạn giáo án trong hoàn cảnh công nghệ thông tin pt mạnh mẽ!
Sách tham khảo
Tư liệu từ mạng, đĩa CD, VCD
Trao đổi với đồng nghiệp
Sử dụng các phương tiện dạy học
2. Cơ sở Soạn GIáO án ?
Không nên đồng nhất SGK với bài giảng của GV. SGK chỉ là cơ sở về nội dung và yêu cầu kiến thức để GV soạn giáo án
GV phải căn cứ vào:
Kế hoạch dạy học (phân phối chương trình), sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
Điều kiện lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
Đặc điểm nội dung bài học, thực trạng nhận thức, kiến thức, kĩ năng của học sinh.
3. Nội dung giáo án
Mục tiêu và yêu cầu của tiết học về kiến thức, kĩ năng (nếu có), giáo dục tư tưởng hành vi đạo đức (nếu có),
Nêu các phương tiện dạy học (thiết bị, biểu đồ, phần mềm, vật liệu trắc nghiệm,.)
Nội dung giáo án (tiếp)
Nội dung tiết học (dàn bài chi tiết)
Phương pháp tiến hành và các hoạt động của GV, HS trên lớp, nêu dự kiến phân bổ thời gian tương ứng. Tổ chức hoạt động của HS, khuyến khích HS nêu ý kiến cá nhân và thắc mắc nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn.
Nội dung giáo án (tiếp)
Củng cố và đánh giá sự tiếp thu của HS sau giờ học bằng câu hỏi đối thoại hoặc bằng kiểm tra trắc nghiệm trên giấy
4. Các bước chuẩn bị soạn giáo án
a) Xác định mục tiêu bài học:
Sau khi học xong HS phải đạt được kiến thức, kỹ năng , thái độ gì?
Mục tiêu cần được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp. Lựa chọn động từ viết các loại mục tiêu.
Mục tiêu phải cụ thể, phù hợp HS có thể đạt được. GV, HS có thể đánh giá và tự đánh giá được sau khi xong bài học.
4. Các bước chuẩn bị soạn giáo án (tiếp)
b) Xác định và chuẩn bị Đồ dùng dạy học
GV cần suy nghĩ xem cần phải sử dụng những đồ dùng học tập, phương tiện, thiết bị, các phiếu học tập... không thể thiếu trong tiết học.
Xác định những dụng cụ, đồ dùng dạy học nào HS phải chuẩn bị và GV phải chuẩn bị.
4. Các bước chuẩn bị soạn giáo án (tiếp)
c) Các hoạt động dạy- học
Xác định các hoạt động, chỉ rõ hoạt động nào của GV và hoạt động nào của HS.
Cần áp dụng các phương pháp nào trong mỗi hoạt động (trình bày có hướng dẫn, động não suy nghĩ bắt đầu từ một câu hỏi hoặc chủ đề, quan sát, làm thí nghiệm, đóng vai, trò chơi, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, hoạt động nhóm, làm việc với phiếu bài tập.)
Trong một tiết học số lượng hoạt động không nên quá nhiều.
Xác định thời gian cho mỗi hoạt động
Trong từng hoạt động ghi rõ:
* Mục tiêu của hoạt động (cụ thể hơn mục tiêu chung)
* Cách tiến hành: GV áp dụng phương pháp nào? HS làm gì ?
Hoạt động của GV chủ yếu nhằm: Theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn, kết luận...
Lưu ý khi xác định 1 hoạt động
d) Tổng kết, đánh giá cuối bài:

Tổng kết bài
Tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính
Có thể dùng ngay phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết
Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho HS về nhà.
Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác
Cải tiến cách đánh giá:
Cải tiến cách đánh giá là một nét đặc trưng của quá trình dạy học tích cực.
Mục đính chính của đánh giá không phải để xem xét kết quả học tập của từng HS cụ thể mà để biết:
+ HS học được gì và làm được gì sau khi học xong bài.
+ Bài học đã đạt các mục tiêu đề ra chưa?
+ Thu thập sớm thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp và hiệu quả.
Khung giáo án như thế nào
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 2. Kỹ năng 3. Thái độ ( có thể không có)
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của Giáo viên
2. Chuẩn bị của Học sinh
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: - HS tự nghiên cứu SGK
Mục tiêu hoạt động - Làm việc với phiếu học tập
Cách tiến hành
* Hoạt động 2:
Mục tiêu
Cách tiến hành:
Chia lớp thành nhóm - Làm việc theo nhóm
Giao bài tập cho các nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả quan sát thảo luận
Gợi ý dẫn dắt học sinh - Nhận xét đánh giá
IV. Đánh giá cuối bài
Câu hỏi
Trong khung giáo án nêu trên, khâu kiểm tra bài cũ nằm trong mục nào?
Khung Giáo án của tiết thực hành có khác khung giáo án tiết lí thuyết hay không?
Soạn 1 giáo án (tự chọn)
Khó khăn gì trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Làm như thế nào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Bài giảng trên băng đã chiếu đã đạt yêu cầu chưa?

Cám ơn các bạn!
Mong các bạn trao đổi ý kiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Chính
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)