BCCĐ Đieu chinh noi dung day hoc_5842

Chia sẻ bởi Phạm Quang Dũng | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: BCCĐ Đieu chinh noi dung day hoc_5842 thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các Thầy Cô Giáo về dự SHCM cụm tại Trường TH Hương Giang I
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG KHÊ
Trường TH Hương Giang I
Đã tới dự buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường.
Chuyên đề: “ Về Điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Việt Hoa
Đơn vị: Trường TH Hương Giang I


Kính chào các thầy cô giáo
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Việc rà soát CT-SGK để nâng cao chất lượng dạy học đã được thực hiện từ nhiều năm nay, nhất là từ sau các đợt đánh giá chương trình và SGK năm 2005 và năm 2008. Tháng 5/2008, Bộ GDĐT đã tổ chức để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở 64 tỉnh, thành phố và một số tổ chức xã hội đánh giá một cách toàn diện chương trình, sách giáo khoa ở tất cả các môn học và tất cả các lớp học.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhận thấy:
- Vấn đề quá tải có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: Thời gian dạy học ít nhưng lượng kiến thức đòi hỏi phải trang bị cho các em rất lớn; CT, SGK chúng ta viết tương đương trình độ các nước tiến tiến thế giới, trong khi điều kiện KTXH nước ta mới chỉ đáp ứng một bộ phận không nhiều HS được học 2 buổi/ngày. Điều kiện trang thiết bị dạy học của chúng ta cũng chưa đầy đủ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Đội ngũ giáo viên tuy có nhiều chuyển biến nhưng việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực vẫn còn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, do SGK là tài liệu cụ thể hóa các yêu cầu của CT, GV sử dụng trực tiếp để dạy, HS sử dụng để học, nên có tâm lí khá phổ biến là những vấn đề được viết trong SGK thì GV và HS cần phải được dạy và học hết, từ đó cũng tạo nên sự quá tải về nội dung dạy học.

Mục đích của việc điều chỉnh nội dung dạy học
1. Tinh giảm để việc dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.

2. Tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong chương trình thuận lợi hơn.


Mục đích của việc điều chỉnh nội dung dạy học

3. Tạo điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho HS theo yêu cầu của CT giáo dục phổ thông
Nguyên tắc điều chỉnh nội dung dạy học.


Đảm bảo mục tiêu giáo dục của CT, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.

Đảm bảo không phá vỡ cấu trúc của CT, SGK; đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn. 
Nguyên tắc điều chỉnh nội dung dạy học.

Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học;
Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục, cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS.
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


Việc giảm tải thực hiện trong năm học 2011-2012 sẽ tập trung vào 5 nhóm nội dung chính:
1. Nhóm thứ nhất là giảm tải những kiến thức được viết trong CT-SGK để dạy học ở nhiều môn khác nhau. (chủ yếu ở cấp THCS và THPT).
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


2.Nhóm thứ hai là giảm tải những nội dung trùng lặp dạy cả ở lớp dưới và lớp trên do chưa lường hết hạn chế của cách xây dưng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


Ví dụ:
Bài “ Tiền Việt Nam” môn Toán Lớp 2 được chuyển lên dạy cùng bài “Tiền Việt Nam” ở lớp 3.
Bài Luyện tập của phần này không dạy
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


3.Nhóm thứ ba là giảm tải những bài học, bài tập, những câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Đây là nhóm kiến thức trọng tâm của việc điều chỉnh nội dung dạy học ở bậc tiểu học, nó thể hiện rõ ở hầu hết các môn học có sự điều chỉnh.
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


. Ví dụ:Môn tiếng Viêt lớp 2. Các yêu cầu đáp lời khẳng định, phủ định bị cắt giảm. Ở lớp 3 yêu cầu nghe kể ở tất cả các bài tập làm văn Nghe- kể, yêu cầu tổ chức cuộc họp… cũng được lược bỏ.
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


Ở lớp 4, 21 nội dung của môn Tiếng Việt được điều chỉnh trong đó có 7 bài học chủ yếu thuộc nội dung KCCKG vàTLV bị cắt bỏ hoàn toàn, 1 nội dung về danh từ, 3 nội dung học về Trạng ngữ được giảm bớt phần lí thuyết, 5 câu hỏi và 6 bài tập không phải thực hiện.
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


. Môn Tiếng Việt lớp 5 là môn học có sự điều chỉnh nhiều nhất với 40 nội dung trong đó có 7 bài cắt bỏ hoàn toàn.
Tập đọc: bỏ 2 bài: Tiếng vọng; Thuần phục sư tử
*LTVC: bỏ 3 bài: Dùng từ đồng âm để chơi chữ; MRVT An ninh – trật tự, MRVT Quyền và bổn phận.Cắt giảm phần lí thuyết của 5 nộidung dạy về nối các vế câu ghép..
Kể chuyện: Bỏ 2 bài KCCKTG.
TLV: bỏ bài “Làm bb một vụ việc”.

Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.
Ở môn Toán việc điều chỉnh chủ yếu cắt giảm bớt lượng bài tập cùng dạng, một số bài tập khó.Điều chỉnh, cụ thể hóa một số yêu cầu (như không yêu cầu tính viết đối với bài tính nhẩm…)
Các môn học như Mĩ thuật, Đạo đức,Khoa học, Âm nhạc LS&ĐL… việc điều chỉnh chủ yếu là giảm bớt các yêu cầu mà học sinh phải thực hiện trong các tiết học.VD: môn Đạo đức không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân, môn MT thay vẽ tranh bằng Tập tập vẽ tranh, thay xem tranh bằng tập quan sát..
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


) Nhóm thứ tư là rà soát, điều chỉnh những kiến thức mang đặc điểm địa phương. ( Chủ yếu ở THCS)
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


Nhóm thứ năm là những bài học trước đây sắp xếp chưa hợp lý nay sẽ được sắp xếp lại. Ở Tiểu học nội dung này không nhiều.
Những nội dung kiến thức được điều chỉnh, tinh giản.


Như vậy việc điều chỉnh lần này bao gồm :
Cắt giảm một phần nội dung bài
Cắt giảm toàn bộ nội dung những bài quá khó.
Cắt bỏ phần lí thuyết chưa cần thiết ở một số bài
Điều chỉnh một số câu hỏi chưa phù hợp.
Cụ thể hóa một số yêu cầu cần thiết.
Giảm mức độ khó của một số yêu cầu trong bài.
Những thuận lợi khó khăn khi thực hiện điều chỉnh, tinh giản nội dung dạy học.
Tạo điều kiện cho Gv trong việc đổi mới PP
Và các hình thức tổ chức dạy học.
- Giảm bớt áp lực cho GV và HS đặc biệt
HS vùng khó khăn
- Gv có thêm thời gian để kèm cặp giúp đỡ
HS Yếu
- Gv có thêm thời gian để củng cố kiến
thức, Rèn luyện kĩ năng cơ bản cho HS
Thuận lợi
Những thuận lợi khó khăn khi thực hiện điều chỉnh, tinh giản nội dung dạy học.
Giữa nội dung điều chỉnh và mục
tiêu của chuẩn đôi chỗ vẫn còn có
mâu thuẫn gây khókhăn cho Gv trong
xác định mục tiêu và lên lớp
Việc soạn bài của GV có phần
vất vả và phức tạp hơn khi phải đối
chiếu nhiều tài liệu.
Việc lựa chọn nội dung để điều chỉnh,
thay thế vẫn còn lúng túng
Khó khăn
Giữa nội dung điều chỉnh và mục
tiêu của chuẩn đôi chỗ vẫn còn có
mâu thuẫn gây khókhăn cho Gv trong
xác định mục tiêu và lên lớp
Việc soạn bài của GV có phần
vất vả và phức tạp hơn khi phải đối
chiếu nhiều tài liệu.
Những băn khoăn vướng mắc khi thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học.
1.Nên lựa chọn những nội dung như thế nào để thay thế cho những bài học bị cắt bỏ?
Ví dụ: Đơn vị chọn nội dung ôn tập để thay thế cho bài “ Thuần phục sư tử” (TĐ lớp 5) đã phù hợp hay chưa? Nên chọn ND là tập đọc hay nội dung các phân môn khác? Nếu là tập đọc thì nên lấy bài ở đâu? Bài như thế nào cho phù hợp?
Những băn khoăn vướng mắc khi thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học.

2. Có cần thiết bổ sung thêm nội dung dạy học vào những tiết học bị cắt giảm nhiều hay không?.
Ví dụ: bài Phép cộng trong phạm vi 4( lớp 1), các bài TLV nghe - kể ở lớp 3.
Những băn khoăn vướng mắc khi thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học.

3. Đối với những bài có sự điều chỉnh nhưng còn bất cập giữa tài liệu chuẩn KTKN và CV5842 thì cần thực hiện như thế nào để đảm bảo mục tiêu bài học?
Ví dụ: Môn Toán lớp 4:
Bài: chia cho số có ba chữ số: Chuẩn yêu cầu cần làm bài 1a, bài 2 nhưng theo điều chỉnh chỉ làm bài 1b….
Những băn khoăn vướng mắc khi thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học.

3. Mặc dù việc điều chỉnh mang lại nhiều thuận lợi đặc biệt cho nhóm đối tượng HSY, tuy nhiên nếu máy móc thực hiện triệt để nội dung điều chỉnh thì có ảnh hưởng tới đối tượng HSG hay không? Nên chăng chúng ta cần có sự mềm dẻo linh hoạt trong việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học?
Kết luận
Mục tiêu cao nhất của chúng ta khi thực hiện điều chỉnh CT theo hướng tinh giảm chính là để nâng cao chất lượng giáo dục. .Vf vậy, chúng ta cần tiếp tục chú ý hơn nữa đến việc rèn luyện nhân cách cho HS: tăng cường giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục để các em có sức khỏe tốt, có khả năng vượt khó, tự lập và phát hiện ra vấn đề, phát huy khả năng sáng tạo giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, để các em có được hứng thú và phương pháp để tự học suốt đời… Việc điều chỉnh nội dung dạy học lần này sẽ giúp giảm thời gian học kiến thức hàn lâm, lý thuyết thuần tuý, tăng thời gian thực hành, học tại hiện trường; điều đó sẽ giúp cho HS có điều kiện được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động và kỹ năng sống.
Kết luận
Việc giảm tải lần này sẽ mang lại hiệu quả tốt, nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục được sự khó khăn cho HS bởi thời gian học tập ít mà cứ phải học các kiến thức trùng lặp hay vì bài tập, yêu cầu quá cao nên nảy sinh chuyện dạy thêm, học thêm… Giảm tải cũng sẽ giúp các GV có đủ điều kiện để chủ động dạy học sát với từng nhóm đối tượng, có thêm thời gian cho việc dạy và học tốt hơn các yêu cầu kiến thức phổ thông cần thiết hoặc việc rèn luyện kĩ năng sống cho HS...
Kết luận
Mặc dù vậy tôi vẫn cho rằng GV là người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của việc điều chỉnh. Cũng chỉ có họ biết được học sinh của mình làm được bài nào, không làm được bài nào để dạy.một Gv có trách nhiệm sẽ không“cào bằng”mà phải biết phân loại học sinh giỏi để khuyến khích các em học nâng cao, học sinh yếu kém để kèm cặp sao cho đạt kiến thức chung. Vì vậy,khi triển khai việc điều chỉnh, thiết nghĩ GV không nên nói cho học sinh biết là bỏ bài này, học bài kia để tránh sự ỷ lại . Với những bài, những phần đã được bỏ, trong buổi học thứ 2 và về nhà, GV sẽ khuyến khích học sinh làm. Sau khi các em làm xong, GV xem lại nhưng không chấm điểm, nhằm giúp cho các em có được một sự tổng hợp kiến thức một cách toàn diện nhất.
Kết luận
Với những gì đã trình bày ở trên, để việc điều chỉnh lần này sẽ đem lại hiệu quả tốt ở địa phương chúng ta, chúng tôi mong muốn sẽ nhận thêm nhiều ý kiến trao đổi từ phía các thầy cô về tham dự sinh hoạt chuyên môn hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO SỨC KHOẺ!
"CHÚC BUỔI SINH HOẠT CỤM THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!"
Quà tặng cuộc sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quang Dũng
Dung lượng: 460,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)