Bảo vệ và Phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa từ góc nhìn sinh viên.
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày 26/04/2019 |
154
Chia sẻ tài liệu: Bảo vệ và Phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa từ góc nhìn sinh viên. thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Câu Hỏi: Bảo vệ và Phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa từ góc nhìn sinh viên.
LỜI NÓI ĐẦU:
Không ngoài xu thế của thời đại Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa giao lưu rộng rãi với các nước trên thế giới ở nhiều lĩnh vực. Tình hình đó tác động lớn đến giá trị văn hoá dân tộc.
Cùng với nền kinh tế thị trường thì các sản phẩm văn hoá của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sẽ có cơ hội vào nước ta. Sự tác động của nền văn hoá bên ngoài vào nền văn hoá dân tộc sẽ nảy sinh những thời cơ và thách thức mới, những thuận lợi và khó khăn mà hậu quả không những tác động đến giá trị văn hoá dân tộc mà còn tác động đến tương lai của đất nước. Vì vậy, trong quá trình hội nhập chúng ta phải biết tiếp thu và phát huy những mặt tích cực, nhận biết và ngăn chặn, đẩy lùi những mặt tiêu cực của “nền văn hoá bên ngoài”. Bức tranh đời sống văn hoá nước ta hiện nay không chỉ có một màu hoặc sáng hoặc tối cho nên việc bảo vệ, duy trì, phát huy, phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp không thể không đồng thời hạn chế, đẩy lùi, xoá bỏ những hiện tượng lỗi thời, lạc hậu đang làm vẩn đục môi trường văn hoá - xã hội, tạo miếng đất cho sự xâm nhập những sản phẩm văn hoá độc hại ngoại lai.
Văn hoá dân tộc là một vấn đề rộng lớn, rất phong phú và phức tạp có tác động to lớn đến sự trường tồn của dân tộc nói chung, từng cá nhân nói riêng.Vì vậy, vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa là vấn đề cấp bách và đòi hỏi mỗi cá nhân cần có những động thái tích cực .Là thanh niên trong thời đại mới, thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh thì thế hệ sinh viên nói có chung, mỗi cá nhân nói riêng cần có những biện pháp thiết thực để bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
B. NỘI DUNG:
1. Gía Trị Văn Hóa Việt Nam trong xu thế Toàn Cầu Hóa
Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời của Đông Nam Á. Trên địa bàn nước ta đã từng tồn tại nhiều nền văn hóa cổ phát triển liên tục từ thời đại đồ đá mới sang thời đại kim khí. Chính vì thế, Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng đậm bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện tâm hồn, đạo lý, bản lĩnh, sức sống của dân tôc Việt Nam. Bản sắc này thể hiện trong hệ giá trị dân tộc: ở truyền thống nếp sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, ở cách cảm, cách suy tư, ở khát vọng và biểu tượng dân tôc.
Như vậy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, với những đặc trưng riệng của mình Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy tối đa những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc vào việc xây và phát triển đất nước, thông qua đó khẳng định vị thế con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Trước toàn cầu hóa người Việt Nam có khả năng phát triển, sáng tạo, vận dung tư duy linh hoạt biên chứng, tinh thần cộng đồng, chủ nghĩa yêu nước…vào việc xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới phát triển toàn diện về thể lực,trí lực đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn của đát nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực nhất định toàn cầu hóa với kinh tế thị trường cũng đem đến không ít những hạn chế: làm suy thoái văn hóa dân tộc, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội phát triển mạnh, những tư tưởng phản động len lỏi thông qua các phương tiện thông tin, chủ nghĩa vị kỉ và cá nhân gia tăng…gây nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Như vậy trong xu thế toàn cấu hóa luôn tồn tại hai mặt ưu và nhược điểm song song nhau. Các giá trị văn hóa truyền thống chín là kim chỉ nam giúp dân tộc phát huy thế mạnh và hạn chế đẩy lùi những mặt trái do toàn cầu hóa mang lại. Xác định đúng đắn thực trạng đất nước là cơ sở để bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa, trên nền tảng đó thúc đẩy dân tộc đi lên.
2. Bảo vệ và Phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn sinh viên Thứ nhất, cần tổng kiểm kê toàn bộ các loại hình di sản văn hóa truyền thống: Trên cơ sở đó phân loại, xếp hạng các loại hình di sản văn hóa để xem loại hình di sản nào đã biến mất hoặc đang có nguy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Ngân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)