Bảo vệ môi trường
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Tường |
Ngày 27/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Bảo vệ môi trường thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC BVMT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GDNPT
Ở TRUNG TÂM KTTH- HN
1. Sự cần thiết phải GD BVMT thông qua hoạt động GDNPT ở Trung tâm KTTH – HN
1.1.Hoạt động GDNPT là gì? vì sao phải tổ chức hoạt động Giáo dục nghề cho HS phổ thông?
Khái niệm nghề phổ thông theo quy ước mới bao gồm các dấu hiệu sau:
- Những nghề rất phổ biến ở địa phương hoặc trong xã hội đang được tổ chức dạy ở các cơ sở GD phổ thông.
- Những nghề có kĩ thuật tương đối đơn giản, quá trình dạy nghề không đòi hỏi phải có trang thiết bị phức tạp.
- Nguyên vật liệu dùng cho việc dạy nghề dễ kiếm, phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư của địa phương.
- Thời gian học nghề không quá dài
Mục tiêu của hoạt động GDNPT
Mục tiêu chung của Hoạt động GDNPT là nhằm trang bị cho HS những kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động cần thiết và làm quen với hoạt động nghề nghiệp. Qua đó, chuẩn bị tích cực cho HS bước vào cuộc sống sau khi tốt nghiệp THCS và THPT.
- Mục tiêu cụ thể của Hoạt động GDNPT:
+ Về Kiến thức: Giáo dục cho HS hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và về an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một nghề phổ thông đã học, biết đặc điểm và yêu cầu của nghề đó.
+ Về kỹ năng: Hình thành cho HS một số kỹ năng sử dụng công cụ, kỹ năng thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của GDNPT và phát triển nhu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Về thái độ: Phát triển hứng thú kỹ thuật và nhu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào lao động, thói quen làm việc có kế hoạch, tuân thủ quy trình kỹ thuật và bảo đảm an toàn lao động, bước đầu có tác phong công nghiệp, giữ gìn vệ sinh môi trường, có ý thức tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp.
1.2.Vì sao phải giáo dục BVMT qua Hoạt động GDNPT cho HS tại các TT.KTTH-HN?
Giáo dục phổ thông là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, với gần 19 triệu HS phổ thông chiếm hơn 20% dân số, và gần 80% tổng số HS, sinh viên toàn quốc, giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới.
Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 05/6/2006, Hoạt động GDNPT được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông với thời lượng là 105 tiết/nghề ở lớp 11 và là môn học tự chọn bắt buộc
Hoạt động GDNPT có những điều kiện rất thuận lợi cho việc lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT qua môn học.
Nội dung dạy học của mỗi nghề có nhiều chủ đề, nội dung liên quan đến môi trường như ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đối với môi trường không khí, nước; sự tác động qua lại giữa môi trường với cơ thể sinh vật và con người; vấn đề an toàn thực phẩm, sự đa dạng sinh học...
Hoạt động GDNPT có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao, HS có thể áp dụng ngay những kiến thức, kĩ năng có liên quan đến môi trường vào thực hành và đời sống thực tiễn.
Hoạt động GDNPT được tiến hành ở các trường THPT hoặc ở các trung tâm KTTH-HN, trong đó trung tâm KTTH-HN giữ vai trò chủ đạo vì đây là cơ sở giáo dục phổ thông có đủ các điều kiện về GV, CSVC, thiết bị kĩ thuật cho Hoạt động GDNPT.
Vì vậy, việc tiến hành giáo dục BVMT thông qua Hoạt động GDNPT tại các trung tâm KTTH-HN là con đường rất thuận lợi để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưỏng và hành động BVMT cho lớp trẻ.
2. Các nguyên tắc, phương thức, phương pháp, đánh giá kết quả GDBVMT thông qua Hoạt động GDNPT.
2.1. Các nguyên tắc giáo dục BVMT thông qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông
Mục tiêu giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, của nghề phổ thông đó.
Nội dung giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường, ngành nghề của từng địa phương.
Phương pháp giáo dục BVMT qua hoạt động GDNPT phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi, đặc điểm của từng nghề.
Phương pháp giáo dục BVMT qua hoạt động GDNPT nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học nghề, tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.
Giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Tận dụng các cơ hội giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của nghề, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.
2.2. Phương thức giáo dục BVMT thông qua hoạt động GDNPT
Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, sự lựa chọn hình thức khai thác kiến thức giáo dục BVMT trong hoạt động GDNPT được triển khai theo phương thức tích hợp thông qua các bài học. Bằng hình thức này GV giúp HS hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức môi trường, mặt khác làm phong phú, mở rộng kiến thức nghề nhằm tăng thêm tính thực tiễn và tính hiệu quả của giáo dục.
Tích hợp nội dung giáo dục BVMT qua hoạt động GDNPT thể hiện ở 3 mức độ:
Mức độ toàn phần: mục tiêu, nội dung của chương, bài trong Hoạt động giáo dục từng nghề phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.
Mức độ bộ phận: Những bài học chỉ có một phần mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT.
Mức độ liên hệ: ở những bài học khác khi có điều kiện thì liên hệ một cách logic.
2.3. Các phương pháp giáo dục BVMT thông qua hoạt động GDNPT
Phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.
Giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp có tính đặc thù.
Ngoài các phương pháp chung, GD BVMT qua hoạt động GDNPT có thể vận dụng nhiều phương pháp khác như:
Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Phương pháp hoạt động thực tiễn
Phương pháp học tập theo dự án
Phương pháp nêu gương
Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT
Một số kỹ năng quan trọng cần phát triển là:
Kỹ năng nhận biết và phát hiện các vấn đề môi trường
Kỹ năng xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường;
Kỹ năng ra quyết định về môi trường;
Kỹ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường.
Trong quá trình giáo dục, cần chú ý rèn luyện kỹ
năng sống BVMT thông qua việc luyện tập, xử lý
các tình huống môi trường cụ thể.
2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Về kiến thức: Kết quả học tập nội dung giáo dục BVMT của HS cần được đánh giá theo 3 mức độ nhận thức:
- Nhận biết: HS nhớ được và trình bày lại được các khái niệm, kiến thức cơ bản.
- Thông hiểu: HS hiểu khái niệm, kiến thức cơ bản, có thể giải thích bản chất của chúng và có thể vận dụng chúng trong điều kiện tương tự như đã học.
- Vận dụng, riêng mức độ này lại được chia thành 2 cấp độ cao và thấp
+ Vận dụng ở mức độ thấp: HS hiểu được khái niệm, kiến thức ở mức độ cao hơn mức độ thông hiểu, xác lập được mối liên kết logic giữa các khái niệm, kiến thức cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin theo cấu trúc đã được làm quen trong quá trình học tập.
+ Vận dụng ở mức độ cao: HS có thể sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không giống như những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề tương tự với các tình huống mà các em gặp phải trong cuộc sống.
Về kỹ năng: Việc kiểm tra, đánh giá kỹ năng giáo dục BVMT của HS nên tập trung vào hai hướng:
- Kiểm tra, đánh giá kỹ năng học tập kiến thức về môi trường, BVMT.
- Kiểm tra, đánh giá kỹ năng vận dụng hiểu biết của HS về môi trường, BVMT để giải quyết một số tình huống của thực tiễn cuộc sống.
Về thái độ, hành vi: Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá sự thể hiện thái độ, hành vi của HS trước các vấn đề môi trường ngay trong lớp học, trung tâm, tại gia đình, nhà máy, địa phương HS đang sinh sống.
b) Hình thức kiểm tra, đánh giá: Vận dụng những hình thức kiểm tra, đánh giá như đối với việc kiểm tra, đánh giá môn học theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
Trân trọng cảm ơn!
Ở TRUNG TÂM KTTH- HN
1. Sự cần thiết phải GD BVMT thông qua hoạt động GDNPT ở Trung tâm KTTH – HN
1.1.Hoạt động GDNPT là gì? vì sao phải tổ chức hoạt động Giáo dục nghề cho HS phổ thông?
Khái niệm nghề phổ thông theo quy ước mới bao gồm các dấu hiệu sau:
- Những nghề rất phổ biến ở địa phương hoặc trong xã hội đang được tổ chức dạy ở các cơ sở GD phổ thông.
- Những nghề có kĩ thuật tương đối đơn giản, quá trình dạy nghề không đòi hỏi phải có trang thiết bị phức tạp.
- Nguyên vật liệu dùng cho việc dạy nghề dễ kiếm, phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư của địa phương.
- Thời gian học nghề không quá dài
Mục tiêu của hoạt động GDNPT
Mục tiêu chung của Hoạt động GDNPT là nhằm trang bị cho HS những kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động cần thiết và làm quen với hoạt động nghề nghiệp. Qua đó, chuẩn bị tích cực cho HS bước vào cuộc sống sau khi tốt nghiệp THCS và THPT.
- Mục tiêu cụ thể của Hoạt động GDNPT:
+ Về Kiến thức: Giáo dục cho HS hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và về an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một nghề phổ thông đã học, biết đặc điểm và yêu cầu của nghề đó.
+ Về kỹ năng: Hình thành cho HS một số kỹ năng sử dụng công cụ, kỹ năng thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm theo yêu cầu của GDNPT và phát triển nhu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Về thái độ: Phát triển hứng thú kỹ thuật và nhu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào lao động, thói quen làm việc có kế hoạch, tuân thủ quy trình kỹ thuật và bảo đảm an toàn lao động, bước đầu có tác phong công nghiệp, giữ gìn vệ sinh môi trường, có ý thức tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp.
1.2.Vì sao phải giáo dục BVMT qua Hoạt động GDNPT cho HS tại các TT.KTTH-HN?
Giáo dục phổ thông là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, với gần 19 triệu HS phổ thông chiếm hơn 20% dân số, và gần 80% tổng số HS, sinh viên toàn quốc, giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới.
Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 05/6/2006, Hoạt động GDNPT được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông với thời lượng là 105 tiết/nghề ở lớp 11 và là môn học tự chọn bắt buộc
Hoạt động GDNPT có những điều kiện rất thuận lợi cho việc lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT qua môn học.
Nội dung dạy học của mỗi nghề có nhiều chủ đề, nội dung liên quan đến môi trường như ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đối với môi trường không khí, nước; sự tác động qua lại giữa môi trường với cơ thể sinh vật và con người; vấn đề an toàn thực phẩm, sự đa dạng sinh học...
Hoạt động GDNPT có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao, HS có thể áp dụng ngay những kiến thức, kĩ năng có liên quan đến môi trường vào thực hành và đời sống thực tiễn.
Hoạt động GDNPT được tiến hành ở các trường THPT hoặc ở các trung tâm KTTH-HN, trong đó trung tâm KTTH-HN giữ vai trò chủ đạo vì đây là cơ sở giáo dục phổ thông có đủ các điều kiện về GV, CSVC, thiết bị kĩ thuật cho Hoạt động GDNPT.
Vì vậy, việc tiến hành giáo dục BVMT thông qua Hoạt động GDNPT tại các trung tâm KTTH-HN là con đường rất thuận lợi để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưỏng và hành động BVMT cho lớp trẻ.
2. Các nguyên tắc, phương thức, phương pháp, đánh giá kết quả GDBVMT thông qua Hoạt động GDNPT.
2.1. Các nguyên tắc giáo dục BVMT thông qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông
Mục tiêu giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, của nghề phổ thông đó.
Nội dung giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường, ngành nghề của từng địa phương.
Phương pháp giáo dục BVMT qua hoạt động GDNPT phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi, đặc điểm của từng nghề.
Phương pháp giáo dục BVMT qua hoạt động GDNPT nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học nghề, tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.
Giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Tận dụng các cơ hội giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của nghề, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.
2.2. Phương thức giáo dục BVMT thông qua hoạt động GDNPT
Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, sự lựa chọn hình thức khai thác kiến thức giáo dục BVMT trong hoạt động GDNPT được triển khai theo phương thức tích hợp thông qua các bài học. Bằng hình thức này GV giúp HS hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức môi trường, mặt khác làm phong phú, mở rộng kiến thức nghề nhằm tăng thêm tính thực tiễn và tính hiệu quả của giáo dục.
Tích hợp nội dung giáo dục BVMT qua hoạt động GDNPT thể hiện ở 3 mức độ:
Mức độ toàn phần: mục tiêu, nội dung của chương, bài trong Hoạt động giáo dục từng nghề phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.
Mức độ bộ phận: Những bài học chỉ có một phần mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT.
Mức độ liên hệ: ở những bài học khác khi có điều kiện thì liên hệ một cách logic.
2.3. Các phương pháp giáo dục BVMT thông qua hoạt động GDNPT
Phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.
Giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp có tính đặc thù.
Ngoài các phương pháp chung, GD BVMT qua hoạt động GDNPT có thể vận dụng nhiều phương pháp khác như:
Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Phương pháp hoạt động thực tiễn
Phương pháp học tập theo dự án
Phương pháp nêu gương
Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT
Một số kỹ năng quan trọng cần phát triển là:
Kỹ năng nhận biết và phát hiện các vấn đề môi trường
Kỹ năng xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường;
Kỹ năng ra quyết định về môi trường;
Kỹ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường.
Trong quá trình giáo dục, cần chú ý rèn luyện kỹ
năng sống BVMT thông qua việc luyện tập, xử lý
các tình huống môi trường cụ thể.
2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục BVMT qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông
Nội dung kiểm tra, đánh giá
Về kiến thức: Kết quả học tập nội dung giáo dục BVMT của HS cần được đánh giá theo 3 mức độ nhận thức:
- Nhận biết: HS nhớ được và trình bày lại được các khái niệm, kiến thức cơ bản.
- Thông hiểu: HS hiểu khái niệm, kiến thức cơ bản, có thể giải thích bản chất của chúng và có thể vận dụng chúng trong điều kiện tương tự như đã học.
- Vận dụng, riêng mức độ này lại được chia thành 2 cấp độ cao và thấp
+ Vận dụng ở mức độ thấp: HS hiểu được khái niệm, kiến thức ở mức độ cao hơn mức độ thông hiểu, xác lập được mối liên kết logic giữa các khái niệm, kiến thức cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin theo cấu trúc đã được làm quen trong quá trình học tập.
+ Vận dụng ở mức độ cao: HS có thể sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không giống như những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề tương tự với các tình huống mà các em gặp phải trong cuộc sống.
Về kỹ năng: Việc kiểm tra, đánh giá kỹ năng giáo dục BVMT của HS nên tập trung vào hai hướng:
- Kiểm tra, đánh giá kỹ năng học tập kiến thức về môi trường, BVMT.
- Kiểm tra, đánh giá kỹ năng vận dụng hiểu biết của HS về môi trường, BVMT để giải quyết một số tình huống của thực tiễn cuộc sống.
Về thái độ, hành vi: Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá sự thể hiện thái độ, hành vi của HS trước các vấn đề môi trường ngay trong lớp học, trung tâm, tại gia đình, nhà máy, địa phương HS đang sinh sống.
b) Hình thức kiểm tra, đánh giá: Vận dụng những hình thức kiểm tra, đánh giá như đối với việc kiểm tra, đánh giá môn học theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
Trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Tường
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)