Bảo vệ môi trường
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Tường |
Ngày 27/04/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Bảo vệ môi trường thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TĂNG CƯỜNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP TẠO NGUỒN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA NƯỚC TA
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA NƯỚC TA
Sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, đến nay tình hình KT thế giới đang có dấu hiệu hồi phục. Tình hình KT nước ta tiếp tục tăng trưởng khá. GDP của Việt Nam năm 2010 ước đạt khoảng 6,7% (mục tiêu là 6,5%).
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA NƯỚC TA
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 tại kỳ họp thứ 8 QH khóa 12, năm 2010:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta là 171,9 ngàn tỷ đồng, tương đương 8,5 tỷ USD, tăng gần 28,5% so với năm 2009;
Số lao động được giải quyết việc làm là 1,605 triệu người, bằng 100,31% kế hoạch đề ra và tăng 6,64% so với năm 2009;
Xuất khẩu lao động ước đạt 80 ngàn người;
Tỷ lệ qua đào tạo của nước ta là 40%.
Tính đến tháng 9/2010 Việt Nam có trên 460 ngàn doanh nghiệp kinh doanh trên các lĩnh vực.
Nhu cầu lao động của các ngành, địa phương tiếp tục tăng và mỗi năm cần khoảng 1,4-1,6 triệu lao động.
NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA NGÀNH GD
Nhân lực hiện nay trong ngành GD là 1.050.000người. Cơ cấu chưa đồng bộ thiếu, thừa một số loại hình GV.
- Dự báo nhu cầu nhân lực của ngành giáo dục từ nay đến năm 2020 mỗi năm tăng khoảng 2,4%. Cụ thể là đến năm học 2014-2015 toàn ngành có khoảng 1.602.800 người, năm học 2019-2020 khoảng 1.825.700 người
(theo Dự thảo Quy hoạch PTNL ngành GD tháng 10/20100).
NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA CÁC TỈNH, TP
Nhu cầu nhân lực của nhiều tỉnh/TP: HN, TP HCM, Đồng nai, Bình Dương…tăng lên, nhưng không liên tục, không ổn định.
Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM: chỉ số nhu cầu nhân lực thành phố tháng 7 năm 2010 tăng 15,52% so với tháng 6, tháng 8 tăng 10% so với tháng 7 tức là cần khoảng 30 ngàn lao động trong tháng 8.
- Các ngành dịch vụ, xây lắp, giầy da, dệt may, CNTT, chế biến nông thủy sản vẫn có nhu cầu lao động lớn, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lao động từ tăng 100 đến 200%.
- Các ngành GTVT, xây dựng, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế biển, y tế,… vẫn có nhu cầu lớn về nhân lực kỹ thuật.
NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU KT, CN
- Nhiều ngành kinh tế mới như khai thác biển, nhiều khu kinh tế mới như KKT Nghi Sơn- Thanh Hóa, KKT Vũng Áng- Hà Tĩnh cũng cần một số lượng lao động lên đến ba, bốn chục ngàn người giai đoạn 2011-2015.
- Nhiều dự án mới kể cả của Nhà nước và của các tập đoàn tư nhân cũng đều “khát” nhân lực như:
+ Dự án Happyland của Tập đoàn Khang Thông cần 1 vạn lao động trong giai đoạn từ 2011- 2014,
+ Công ty điện tử Sam Sung Bắc Ninh cần 5,5 ngàn đến 6 ngàn lao động cho năm 2011.
NHU CẦU NHÂN LỰC CHO XUẤT KHẨU
Hiện nay nước ta có nhiều doanh nghiệp đang cần 1 số lượng lớn lao động phục vụ cho việc xuất khẩu sang các nước: Nhật, Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc, Cămpuchia, Lào, Myanmar, Nga, các nước Châu Phi, các nước Trung Đông, các nước Ả Rập…
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH, VÙNG MIỀN
- Bất hợp lý về trình độ, ngành nghề
- Cán bộ trình độ cao tập trung ở các thành phố lớn;
- Không dự báo được nhu cầu các năm, không điều chỉnh được chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm…
Nguyên nhân:
- Do hướng nghiệp, phân luồng chưa tốt;
- Chính sách sử dụng đãi ngộ chưa hợp lý.
- Nhận thức của XH chưa đúng;…
CƠ SỞ GD&ĐT
VÀ DOANH NGHIỆP
ĐÃ THỰC SỰ GẶP NHAU?
CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP
KHÔNG CÓ ĐIỂM CHUNG
Nếu lao động là hàng hóa, nhà trường là người sản xuất, doanh nghiệp là người tiêu dùng thì nhà trường phải tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp và đưa ra “sản phẩm đào tạo” đáp ứng được nhu cầu đó.
Nhưng,theo ý kiến của các nhà sử dụng lao động, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý thì nhiều trường vẫn còn đào tạo theo kiểu “đào tạo những cái nhà trường có, chưa quan tâm đào tạo những cái xã hội, người học cần”.
Trong khi đó doanh nghiệp cần những sinh viên có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu XS-KD. Nhiều DN cho rằng nhiều sinh viên ra trường giống như những sản phẩm chưa hoàn thiện nên người tiêu dùng, tức doanh nghiệp, không sẵn lòng “mua” hoặc khi “mua” về lại phải điều chỉnh theo ý mình. Điều đó cho thấy nhà trường và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung.
ĐỂ THAY ĐỔI THỰC TRẠNG NÀY
Về phía nhà trường cần xác định:
+ Tăng cường tư vấn HN cho HSPT, tư vấn NN cho SV các trường ĐH, CĐ.
+ Xác định đúng hướng đào tạo: theo hướng nghiên cứu hay theo hướng ứng dụng.
+ Cần tìm hiểu đúng khả năng, mục đích học tập và định hướng tương lai của từng thí sinh khi mới vào trường.
+ Đào tạo theo nhu cầu XH, ĐT cái gì XH cần, người học cần.
* Về phía doanh nghiệp cần xem lại mình
- Đa số DN còn rất dè dặt với sinh viên mới tốt nghiệp. Họ không mặn mà nhận người mới ra trường vì không có kinh nghiệm thực tế, sợ làm hỏng việc, mất thời gian.
- Đào tạo của DN thực chất là tạo điều kiện cho nhân viên mới tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện nghiệp vụ, đây là quá trình cần thiết mà bộ phận nhân sự phải thực hiện vì lợi ích của DN, chứ không thể xem là “đào tạo lại” vì lý do nhà trường đào tạo kém.
Về phía Nhà nước
Nhanh chóng hoàn thành Quy hoạch phát triển nhân lực VN giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030:
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, tỉnh/TP xây dựng QHPTNL giai đoạn 2011-2020;
Cuối tháng 12/2010 các Bộ,tỉnh,TP hoàn thành xây dựng QHPTNL giai đoạn 1;
Quý 1/2011 xây dựng được QHPTNL quốc gia giai đoạn 2011-2020;
- Từ đó có chiến lược phát triển nhân lực dài hạn phục vụ cho SN CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
CÁC HỆ THỐNG TRUNG TÂM
LÀM CẦU NỐI GIỮA ĐÀO TẠO VÀ
SỬ DỤNG NHÂN LỰC
I. HỆ THỐNG TRUNG TÂM KTTH-HN/GDTX-HN
- Sau Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Thủ tướng Chính phủ , ở nước ta đã hình thành một hệ thống Trung tâm KTTH-HN mà bắt đầu bằng việc thành lập 20 Trung tâm KTTH-HN do UNICEF tài trợ.
- Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển hệ thống này có năm đã đạt đến con số 320 trung tâm (hiện nay 276 trung tâm).
- Hệ thống trung tâm này bao gồm từ trung tâm cấp Bộ là Trung tâm LĐ - HN (nay là Trung tâm HTĐT và CƯNL thuộc Bộ GD&ĐT) đến trung tâm cấp tỉnh và cấp huyện.
Theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT các trung tâm KTTH – HN có nhiệm vụ:
- Tổ chức dạy công nghệ, kỹ thuật, NPT và TVHN cho học sinh;
- Bồi dưỡng giáo viên THPT về tổ chức hoạt động GDHN;
- Mở lớp dạy nghề, liên kết với các cơ sở giáo dục để đào tạo và TVHN cho HS, thanh niên và các đối tượng khi có nhu cầu;
- Liên kết với các TT.GDTX, DN, các cơ sở GD khác để thực hiện nhiệm vụ GDHN, dạy nghề theo quy định.
Hàng năm, hệ thống trung tâm KTTH- HN đã tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cho hơn một triệu học sinh THCS, THPT. Đây là những kết quả quan trọng góp phần:
Định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học;
Giúp HS có ý thức trong việc chọn trường, chọn ngành nghề đúng khả năng bản thân;
Hình thành ý thức thái độ lao động nghề nghiệp của học sinh phổ thông.
I. HỆ THỐNG TRUNG TÂM KTTH-HN/GDTX-HN
Hiện nay nhiều tỉnh, TP đã và đang sắp xếp lại, đầu tư nâng cao năng lực hệ thống TT này theo hướng mỗi trung tâm thực hiện được 3 nhiệm vụ:
- GDTX (dạy BTVH, tại chức…)
- KTTH-HN: Tổ chức HN, dạy NPT, GDLĐ
- Dạy nghề ngắn hạn
II. HỆ THỐNG TRUNG TÂM TƯ VẤN VIỆC LÀM SINH VIÊN (TT HỖ TRỢ SV & QHDN) CỦA CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ, TCCN
- Ngày 9/12/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 68/2008/QĐ-BGD&ĐT ban hành quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục ĐH và TCCN.
- Đến nay hầu hết các trường ĐH, CĐ đã có trung tâm với các tên gọi khác nhau:
+ Trung tâm tư vấn, việc làm sinh viên,
+ Trung tâm Hỗ trợ SV và quan hệ DN.
II. HỆ THỐNG TRUNG TÂM TƯ VẤN VIỆC LÀM SINH VIÊN (TT HỖ TRỢ SV & QHDN)
Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng các trung tâm này đều thực hiện nhiệm vụ:
1. Giúp SV chủ động, sáng tạo trong học tập, tìm hiểu ngành, nghề đang học để phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
2. Giúp SV hiểu được định hướng phát triển KT-XH, nghề nghiệp trong tương lai.
3. Giúp người học có thông tin về thị trường lao động và tìm được việc làm phù hợp.
4. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao động để việc đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Qua 3 năm hoạt động hệ thống này đã có những đóng góp nhất định trong việc:
- Tư vấn hướng nghiệp;
- Giới thiệu việc làm,
- Hỗ trợ sinh viên
- Giúp hoạt động đào tạo ngày càng thay đổi về số lượng, chất lượng;
- Làm cho quan hệ giữa nhà trường và DN ngày càng tốt hơn.
III. HỆ THỐNG TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC
Năm học 2006-2007 cùng với cuộc vận động “Hai không” chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội ra đời. Để thực hiện chủ trương này hàng loạt biện pháp đã được Bộ GD&ĐT đưa ra dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nay là Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, trong đó có biện pháp thành lập hệ thống Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Trung tâm dự báo và phân tích nhu cầu đào tạo ở các bộ, ngành, địa phương.
- Đầu tiên là sự ra đời Trung tâm Quốc gia về dự báo và thông tin thị trường lao động
- Tiếp sau đó là thành lập:
+ Trung tâm HTĐT và CƯNL Bắc Giang,
+ Trung tâm HTĐT và CƯNL, Bộ GD&ĐT,
+ Trung tâm phân tích và Dự báo nhu cầu đào tạo (Viện KHGDVN),
+ Trung tâm của tỉnh Thái Bình, Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai,Hải Dương, Bộ GTVT, TW Đoàn … Đến nay cả nước đã có trên 10 trung tâm của các bộ, ngành, tỉnh/thành phố.
- Hiện nay nhiều Bộ, ngành địa phương như UBDT miền núi, Thái Nguyên đang khẩn trương xây dựng đề án thành lập mới loại trung tâm này.
Mặc dù tên gọi không giống nhau, nhưng các trung tâm này đều thực hiện nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp- việc làm cho HSSV;
- Phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực;
- Hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực;
- Cung ứng nhân lực;
- Điều tra khảo sát xây dựng CSDL về ĐT, NL, VL. Cung cấp thông tin về chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Để thực hiện nhiệm vụ của BCĐ Quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội, 3 hệ thống trung tâm cần cùng nhau tham gia các công việc sau đây:
Phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành nghề, lĩnh vực KT - XH, các địa phương;
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đào tạo, nhân lực, việc làm của Bộ, ngành, địa phương.
Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo và người học.
Làm cầu nối và thúc đẩy mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.
Tăng cường đầu tư và khai thác các nguồn lực
Cập nhât, xử lý, cung cấp và chia sẻ thông tin về đào tạo, nhân lực, việc làm giữa các trung tâm; kết nối cơ sở dữ liệu của các trung tâm với Website của Ban chỉ đạo Quốc gia về đào tạo theo NCXH phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành, vùng, cả nước.
Tư vấn hỗ trợ nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, chuyên viên, CTV của các trung tâm đủ về số lượng, cao về chất lượng, tâm huyết với công tác đào tạo và cung ứng nhân lực cho địa phương, ngành, đất nước;
Tham gia góp ý xây dựng đồng bộ tiêu chuẩn các ngành kinh tế, tiểu chuẩn các nghề làm cơ sở đánh giá chất lượng nhân lực các ngành, các nghề…
- Tư vấn hỗ trợ nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, chuyên viên, CTV của các trung tâm đủ về số lượng, cao về chất lượng, tâm huyết với công tác đào tạo và cung ứng nhân lực cho địa phương, ngành, đất nước;
- Tham gia góp ý xây dựng đồng bộ tiêu chuẩn các ngành kinh tế, tiểu chuẩn các nghề làm cơ sở đánh giá chất lượng nhân lực các ngành, các nghề…
Kết nối cơ sở dữ liệu về ĐT, nhân lực, việc làm của các hệ thống trung tâm; tiến tới xây dựng Cổng thông tin về năng lực đào tạo và cung ứng nhân lực.
- Các hệ thống trung tâm phải hợp tác với nhau để trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tư vấn HN,
- Hỗ trợ người học bằng nhiều hình thức: thông tin, tư vấn, tài chính…
- Phối hợp thực hiện các hoạt động liên quan đến đào tạo phát triển nhân lực, thị trường lao động.
Đây chính là những hoạt động thiết thực góp phần thực hiện thành công qui hoạch phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Tường
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)