Bao vệ luận văn thac si

Chia sẻ bởi Trần Tác | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: bao vệ luận văn thac si thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


TRẦN THỊ BÍCH VÂN



NHÂN VẬT NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH BÁ ĐĨNH


THÁI NGUYÊN - 2009
??
Nhà văn: Võ Thị Hảo
1. Lý do chọn đề tài
* Từ lâu, người phụ nữ Việt Nam đã đi từ cuộc sống vào văn học và trở thành một hình tượng rất quan trọng của văn học Việt Nam. Văn học ngày nay viết về người phụ nữ là sự tiếp nối truyền thống văn học dân tộc, góp phần hoàn thiện hơn chân dung người phụ nữ Việt Nam, cũng là thể hiện sâu sắc hơn nhận thức về người phụ nữ nói chung.
* Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ nhà văn có nhiều sự thay đổi, trong cách nhìn về cuộc sống, trong quan niệm nghệ thuật… đặc biệt trong cách thể hiện về người phụ nữ, nhất là những tác phẩm do chính nhà văn nữ viết.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
* Để việc tìm hiểu và nghiên cứu về nhân vật nữ trong sáng tác của một nhà văn có hiệu quả nhất, chúng tôi cho rằng nên xuất phát từ một nhà văn nữ cụ thể. Trong số các nhà văn nữ đương đại, Võ Thị Hảo hiện lên như một đại diện xuất sắc, giàu cá tính. Chị là nhà văn đã gặt hái được nhiều giải thưởng lớn. Tác phẩm của chị ngày càng chiếm được nhiều tình cảm của độc giả.
* Chúng tôi chọn đề tài: Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, để có cái nhìn sâu hơn về người phụ nữ trong sáng tác của chị và đặt vấn đề nghiên cứu văn học từ góc nhìn giới tính tiếp cận một hướng nghiên cứu mới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những ý kiến, nhận xét tiêu biểu về sáng tác của Võ Thị Hảo
2.1.1. Đối với thể loại truyện ngắn
2.1.2. Về tiểu thuyết Giàn thiêu
2.2. Những ý kiến tiêu biểu về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo
2.2.1.Về nhân vật nữ trong truyện ngắn
Đáng chú ý là những bài viết, những ý kiến của Lê Thị Hường, Nguyễn Hằng, Nguyễn Văn Lưu, Ngọc Anh đều khẳng định ngòi bút tài hoa trong việc xây dựng những nhân vật ảo, sắc sảo nhưng vẫn giàu nữ tính bởi trái tim nhất mực yêu thương đau xót cho những người đồng giới của Võ Thị Hảo.


2.2.2. Về nhân vật nữ trong tiểu thuyết Giàn thiêu
* Đây là cuốn sách gây được nhiều sự chú ý của độc giả cũng như của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu cùng đại diện nhiều tờ báo, tập trung đến vấn đề nữ quyền thể hiện qua ba nhân vật nữ tuyệt đẹp như Nhuệ Anh, Lê Thị Đoan và Ngạn La ….
* Đó là những ý kiến tiêu biểu về một số đặc điểm nghệ thuật nói chung và nhân vật nữ nói riêng trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Song đó mới là những ý kiến, đánh gía, hoặc nhận xét bước đầu, ở những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên đã phần nào thể hiện được sự cảm nhận đúng đắn của các nhà nghiên cứu về nhà văn này.

* Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào riêng về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Những bài viết và nghiên cứu khác của người đi trước sẽ là những gợi mở quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình.

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
* Qua các bước triển khai đề tài, để thấy được số phận của các nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo và mối quan hệ giữa nhân vật nữ với bản thân hình tượng tác giả. Cũng qua việc nghiên cứu nhân vật nữ trong sáng tác của chị, chúng tôi đưa đến một cái nhìn sâu sắc hơn về hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ.
3.2 .Phạm vi nghiên cứu
+ Hồn trinh nữ
+ Goá phụ đen
+ Người sót lại của rừng cười
+ Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm
+ Và tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp khảo sát - thống kê
+ Phương pháp hệ thống
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp phân tích-tổng hợp.
5. Cấu trúc của luận văn
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương 1: Nhân vật nữ trong văn học Việt Nam
Chương 2: Âm hưởng nữ quyền qua các nhân vật nữ của Võ Thị Hảo
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo
C. Phần kết luận
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1. Nhân vật nữ trong văn học truyền thống
* Giới thuyết về khái niệm nhân vật văn học
* Giới thiệu chung về sự xuất hiện của các nhân vật nữ trong văn học. Từ văn học dân gian đến văn học trung đại và văn học hiện đại qua các thời kì. Đặc biệt văn học Việt Nam những năm gần đây, xuất hiện một đội ngũ đông đảo các nhà văn nữ trẻ viết về người phụ nữ như một sự khám phá chính bản thân mình.
Qua đây, chúng ta thấy hình tượng người phụ nữ là hình tượng xuyên suốt và nổi bật trong nền văn học Việt Nam.
1.2. Nhân vật nữ trong văn học thời kì đổi mới
1.2.1. Phụ nữ qua ngòi bút của các nhà văn nữ
* Điểm qua về sự xuất hiện rầm rộ, ấn tượng của các cây bút nữ và nhân vật nữ, như một đối tượng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của người giới mình.
* Nhà văn nữ viết nhiều về phụ nữ vì theo đặc trưng tâm lý, muốn thông qua nhân vật nữ để thể hiện bản thân mình, tâm hồn mình. Theo suy nghĩ và cảm nhận của họ người phụ nữ vẫn còn mang nhiều nỗi khổ cần được sẻ chia.

* Chính vì thế mấy mươi năm trở lại đây, người đọc đã được thưởng thức nhiều giọng điệu mới với những phong cách khác nhau của các cây bút nữ.
Trải nghiệm như Lê Minh Khuê, sắc sảo như Phạm Thị Hoài, tinh tế như Phan Thị Vàng Anh, đằm thắm như Nguyễn Thị Thu Huệ, hồn hậu và đậm sắc màu văn hoá như Nguyễn Ngọc Tư ...
1.2.2 .Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Võ Thị Hảo
* Để thấy một người phụ nữ có số phận không dễ dàng nhưng đủ nghị lực để vượt qua mọi gian khó trên đường đời, cùng ánh mắt dường như nhìn thấu cuộc sống nhân sinh và luôn khát khao thể hiện những điều mình cảm nhận, suy ngẫm ấy bằng sự phong phú của ngôn từ nghệ thuật.
Chương 2: ÂM HƯỞNG NỮ QUYỀN
QUA CÁC NHÂN VẬT NỮ CỦA VÕ THỊ HẢO
2.1. Về vấn đề nữ quyền
2.1.1. Vấn đề nữ quyền, một hiện tượng văn hóa, xã hội của thời hiện đại
* Chúng tôi đưa ra cách hiểu thông dụng cho khái niệm nữ quyền, và mô tả những phong trào đấu tranh cho nữ quyền trên toàn thế giới.
* Ở Việt Nam, cùng với quá trình giao lưu và hội nhập quan điểm giới nhanh chóng được du nhập và truyền bá làm cho quan niệm, thái độ, hành vi của xã hội trong mọi lĩnh vực trong đó có văn học cũng thay đổi.



* Đặc biệt trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu một góc độ nhỏ của vấn đề nữ quyền là vấn đề giới và nhận thấy nếu như trước đây nhà văn nữ chỉ dám khuôn trong những chuyện lặt vặt, giản dị thì nay họ bung thoát, mổ xẻ cả những vấn đề tế nhị.

2.1.2. Nữ quyền - Ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ
* Ở Việt Nam, văn học sau 1986 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nhà văn nữ. Những cây bút này đã đem đến cho văn đàn những tiếng nói mới mẻ, buộc các nhà văn và các nhà phê bình nam giới phải thừa nhận tài năng của họ. Vì hạnh phúc của người phụ nữ được thể hiện rõ nhất trong sự bình đẳng giữa nam và nữ, cụ thể trong vấn đề tính dục.

* Tính nữ quyền thể hiện rất rõ trong sáng tác của Võ Thị Hảo ở sự quyết liệt đấu tranh dành giữ tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và khẳng định giới mình.

2.2. Bình diện xã hội- tư tưởng của nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo

2.2.1.Vấn đề số phận bi kịch của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
Trong sáng tác của Võ Thị Hảo, có rất nhiều bi kịch: bi kịch là nạn nhân của chiến tranh, bi kịch của cái nghèo, bi kịch của những mảnh đời tật nguyền, bi kịch tình yêu và hạnh phúc lứa đôi …

2.2.2. Vấn đề đạo đức của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
* Ta thấy trong sáng tác của Võ Thị Hảo, những người phụ nữ thường hiện lên với tấm lòng vị tha bao dung, độ lượng, đầy tình yêu thương nhân ái, với đức hi sinh cao cả, và sự tần tảo, bền bỉ, chịu đựng.
* Các nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo còn hiện lên là những người phụ nữ với trái tim trong sáng, thánh thiện, thủy chung và cao thượng trong tình yêu.

2.2.3. Vấn đề giới của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
* Trước đây do hoàn cảnh văn hoá xã hội, do mô thức đạo đức phong kiến mà vấn đề giới tính cũng như đề tài tính dục ít được nói đến hay đúng hơn là bị cấm. Bởi thế khi các nhà văn nữ dám công khai viết về tính dục họ đều bị sức ép từ nhiều phía.
* Tuy nhiên không nên đồng nhất giải phóng tính dục với nữ quyền mà tính dục chẳng qua chỉ là một công cụ để các nhà văn nữ “bung thoát” ra khỏi vòng kim cô bất bình đẳng về giới trước đây.

* Trong mạch chảy chung của văn học đương đại, sáng tác của Võ Thị Hảo cũng khai thác con người cá thể, những người phụ nữ luôn khát khao yêu thương, căng đầy sức sống phồn thực, sẵn sàng quẫy đạp để thoát ra khỏi sự cầm tù của những khuôn khổ chật chội, của những định kiến xã hội, của những tập tục hay mô thức đạo đức phong kiến.

* Phải nói rằng, chưa bao giờ trong văn học nói đến tình yêu lại đề cập đến vấn đề dục vọng cá nhân nhiều như thế và vấn đề tính dục được khai thác cặn kẽ, mạnh bạo khiêu khích hơn bao giờ hết.

* So với các cây bút nữ cùng thời, trong sáng tác của Võ Thị Hảo vấn đề bản năng được đề cập và thể hiện cũng khá táo bạo.

* Võ Thị Hảo nói đến tính dục cũng như những nhà văn nữ khác nói về tính dục, họ còn muốn khẳng định những giá trị của tính dục trong nhận thức, trong khát vọng bản năng của nữ giới. Qua tính dục đòi hỏi một sự trân trọng triệt để đối với nữ giới
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
* Ta thấy nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo thường gây một ấn tượng đặc biệt, một sự ám ảnh hằn sâu trong tâm trí người đọc vì được xây dựng bằng những thủ pháp miêu tả ngoại hình độc đáo. Để thể hiện cái quằn quại đau đớn của nhân vật, Võ Thị Hảo đã miêu tả nhân vật bằng những nét nhăn nhúm ở ngoại hình.
* Bên cạnh đó còn có những người phụ nữ được khắc họa với vẻ đẹp tuyệt thế như tiểu thư Nhuệ Anh, Ngạn La trong Giàn thiêu.

* Nhân vật nữ của Võ Thị Hảo còn hiện lên với vẻ đẹp rất riêng của người phụ nữ và người ta dễ nhận thấy nhất đó là hình ảnh mái tóc.
Cùng với hình ảnh mái tóc thì ánh mắt cũng được nhà văn chú trọng miêu tả, khắc hoạ …

* Nhà Văn Võ Thị Hảo thường không miêu tả hết ngoại hình mà tùy từng nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể, chọn lấy những chi tiết "biết nói" để phác họa hình ảnh nhân vật.
* Cùng với hình ảnh ánh mắt thì sự lặp đi lặp lại như không bao giờ nguôi là hình ảnh những giọt nước mắt, những tiếng khóc biểu hiện cho nỗi xót xa, đau khổ. Từ những cô gái trẻ đến những người có tuổi, từ những người bình thường đến những người xấu xí, tật nguyền, từ những người ở tầng lớp dưới đáy của xã hội đến những người cao sang quyền quý…tất cả đều có những nỗi đau riêng và họ đều khóc...
* Điều này biểu hiện thái độ đau xót và đồng cảm của nhà văn đối với nhân vật và thể hiện vốn ngôn ngữ hết sức phong phú của Võ Thị Hảo.

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý
* Võ Thị Hảo thường sử dụng độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lý nhân vật và rất nhiều những nhân vật nữ được miêu tả trong trạng thái giằng xé, đắn đo trong tình yêu cũng bởi một lẽ, họ không có lòng tin vì đã một lần thất bại nên họ sợ không dám yêu, không dám đi đến tận cùng của tình yêu.

* Như vậy, cùng với nghệ thuật riêng biệt trong việc miêu tả ngoại hình và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, Võ Thị Hảo nhằm khắc hoạ sâu đậm và rõ nét hơn về ngoại hình, tính cách cũng như cuộc đời và số phận bất hạnh của các nhân vật nữ.

3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại
* Trong truyện ngắn Võ Thị Hảo loại truyện “giả cổ tích” có khi sử dụng để giải thích nguồn gốc của loài người, của các thần như Hành trang của người đàn bà Âu Lạc, Nữ hoàng cô đơn…
* Đến tiểu thuyết Giàn thiêu tác giả lại một lần nữa tưới đẫm chất thơ của huyền thoại lên những nhân vật không tì vết như Nhuệ Anh, Ngạn La mẹ Dã Nhân. Họ là những nhân vật lý tưởng của một khuynh hướng lãng mạn trong huyền thoại, những nhật vật đẹp đẽ, hoàn hảo, màu nhiệm. Nhuệ Anh đẹp như phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát.

Nếu ở Từ Lộ, phép thuật làm nên điều kỳ lạ, thì ở Nhuệ Anh lại biến thành điều kỳ diệu để cải hóa và cứu vớt nhân sinh. Ngạn La là hiện thân của thiên nhiên tinh khiết bí hiểm và Dã Nhân là huyền thoại về lòng vị tha vô bờ bến.
* Võ Thị Hảo còn sử dụng nghệ thuật huyền thoại hóa, dùng cái kỳ ảo, dùng những mơ tưởng và mộng mị, những hồi ức đứt nối, chập chờn để diễn đạt trạng thái mất thăng bằng của con người.
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Hình tượng người phụ nữ là hình tượng quen thuộc, xuyên suốt và là nguồn cảm hứng vô tận của văn học muôn đời.
Tương ứng với những thời kì lịch sử là mỗi thời kì văn học, và ở mỗi thời kì khác nhau thì văn học khai thác đề tài về người phụ nữ cũng khác nhau. Nhưng chưa bao giờ người đọc được chứng kiến trên diễn đàn văn học, sự xuất hiện rầm rộ, đầy ấn tượng của các cây bút nữ như những năm gần đây và đã đem đến một diện mạo mới cho nền văn học dân tộc. Trong số các nhà văn nữ đương đại, Võ Thị Hảo hiện lên như một đại diện xuất sắc, giàu cá tính.
2. Thế kỉ XX nhân loại được chứng kiến những phong trào đấu tranh cho nữ quyền rầm rộ ở nhiều nước trên thế giới.
* Ở Việt Nam cùng với quá trình giao lưu, hội nhập vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX, quan điểm giới được du nhập và truyền bá vào cùng với nó là sự biến đổi nhanh chóng quan niệm, thái độ, hành vi của xã hội và thực tiễn tạo lập bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam thời kì đổi mới.
* Vấn đề nữ quyền đã trở thành một hiện tượng văn hoá xã hội của thời hiện đại. Và nữ quyền- ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ được khẳng định.
Trong sáng tác của Võ Thị Hảo nữ quyền thể hiện rất rõ ở sự quyết liệt đấu tranh dành giữ tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và khẳng định giới mình.
Võ Thị Hảo đã đề cập đến con người bản năng, vấn đề giới tính, những nhân vật dám sống thật với những khao khát của mình. Nhà văn thể hiện sự trân trọng, ngợi ca, khát vọng tình yêu chân chính được đẩy tới cùng của sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn và coi đó là điều thiêng liêng cao quý nhất.

3. Để xây dựng thành công nhân vật nữ trong sáng tác của mình, nhà văn Võ Thị Hảo đã kết hợp sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, trong đó tập trung ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, và nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại.
4. Qua nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo, chúng ta có cái nhìn sâu hơn về giới nữ, hiểu hơn về thế giới và thêm cảm phục, tin yêu nhà văn. Những trải nghiệm của chị trên mỗi trang viết thấm đẫm nỗi suy tư và những khắc khoải không phải của riêng chị. Võ Thị Hảo và những nhân vật của chị không ở bên cạnh mà trong mỗi chúng ta.
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tác
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)