Bao vệ luận văn thac si
Chia sẻ bởi Trần Tác |
Ngày 21/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: bao vệ luận văn thac si thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CAO THỊ THU HOÀI
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO
QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN
NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH
THÁI NGUYÊN - 2009
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau 1975, đặc biệt là sau 1987, đời sống văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng, các phương diện của đời sống văn học như tác giả, tác phẩm, các hoạt động sáng tác, lí luận, phê bình... đều có sự chuyển biến tích cực. Hoà vào dòng chảy này là nhà văn Võ Thị Hảo - một cá tính sáng tạo độc đáo.
PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với những tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh..., Võ Thị Hảo là nhà văn góp phần tạo ra xu hướng cách tân trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Yếu tố kì ảo cũng chính là một trong những gam màu chủ đạo làm nên bức tranh đầy mê hoặc và lôi cuốn trong những sáng tác của nhà văn này.
Kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và độc đáo của kho tàng văn xuôi thế giới. Ngoài vai trò tạo sự "lạ hoá" nhằm hấp dẫn người đọc, yếu tố kì ảo còn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá hiện thực và thể hiện những quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con người.
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghiên cứu yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm) sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của nhà văn, cũng như có những nhìn nhận, đánh giá xác đáng hơn về quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam đương đại.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Về nghệ thuật
Theo nhận xét của Phạm Xuân Nguyên: "Văn Võ Thị Hảo, không chỉ là những dòng chữ (…). Đó là lối viết văn đã được tác giả thổi linh hồn…” (Giàn thiêu - xứ sở của lối văn chương mê hoặc, huyền bí - trang 8).
PHẦN MỞ ĐẦU
Trên báo Thể thao văn hoá, tác giả Lương Thị Bích Ngọc nhận xét: "Đọc truyện chị, thấy cuốn hút (…) và lối văn phong vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ…”.
Tác giả Nguyễn Hoài Nam trong bài Giàn thiêu - một nghệ thuật làm tan khối băng lịch sử đã nhấn mạnh đến những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm này: “Tiểu thuyết lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo là một nghệ thuật làm tan khối băng lịch sử (…)”.
Tác giả Quang Hải trong nhà văn Võ Thị Hảo và những cố gắng giải thiêng huyền sử lại dẫn dắt người đọc vào thế giới của tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm:
Đêm bướm ma là câu chuyện “mang không khí huyền hoặc pha mùi cổ sử thi đọng lại rất lâu. …”.
PHẦN MỞ ĐẦU
Bài viết Võ Thị Hảo, vầng trăng mồ côi trên trang web http:// chimviet.free.tr| tacpham1 | stt1| vothihao.html đã đặt sáng tác của Võ Thị Hảo trong sự so sánh với các nhà văn khác: “Người đọc có thể tìm thấy (…) phảng phất cơn mưa Nguyễn Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thị Hoài”.
Báo Người đại biểu nhân dân (2005) bày tỏ sự ca ngợi những cách tân nghệ thuật của Giàn thiêu: “Cuốn tiểu thuyết này đang đi theo con đường riêng của nó (…) những hình tượng nghệ thuật (…) thường trở đi trở lại ám ảnh người đọc”.
PHẦN MỞ ĐẦU
2.2. Về nội dung
Trong buổi toạ đàm về sáng tác của Võ Thị Hảo (Trên Vietnamnet.vn. 20.10.2005) có một số ý kiến:
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân trong bài "Tiểu thuyết và lịch sử - nhân đọc Giàn thiêu của Võ Thị Hảo” nhấn mạnh: “Tiểu thuyết Giàn thiêu còn có nhiều mặt đáng nói, nhất là xu hướng nữ quyền khá lộ liễu (…)”.
Hai nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và Hoàng Ngọc Hiến thì cùng chung một lời nhận xét: Giàn thiêu là một tiểu thuyết (…) không phải là minh chứng lịch sử mà là một sự tư duy lại lịch sử bằng phương pháp tiểu thuyết.
PHẦN MỞ ĐẦU
Nhà văn Châu Diên thì nói rằng: ông "lấy làm tiếc cho Võ Thị Hảo" - giá nhân vật chính của Giàn thiêu là Ỷ Lan thay vì Từ Đạo Hạnh thì cuốn tiểu thuyết còn thành công hơn.
Phùng Hữu Hải trong Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975 lại nhìn nhận về sáng tác của Võ Thị Hảo ở một khía cạnh khác - đó là cảm hứng triết luận về người phụ nữ: "Dựa vào cảnh ngộ (…) Võ Thị Hảo tìm ra những quy luật nghiệt ngã của đời người phụ nữ...".
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngay trong bài phỏng vấn “Tôi không định mê hoặc…” của Minh Đức trên báo Người Đại biểu Nhân dân (2005), khi được hỏi: “Thông điệp của Giàn thiêu là gì?”, Võ Thị Hảo đã trả lời rằng, điều mà chị muốn gửi gắm qua tiểu thuyết này chính là khát vọng tự do và tình yêu.
Luận án tiến sỹ của Bùi Thanh Truyền đã chỉ ra những thông điệp mà Võ Thị Hảo gửi gắm qua các tác phẩm: “Người chăn bò thần thánh với những chi tiết về giống bò tập thể kì lạ (…), người viết phần nào làm lộ ra cái thế giới bí ẩn, phức tạp của tâm hồn con người hôm nay”.
PHẦN MỞ ĐẦU
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn đi sâu khảo sát, phân tích lý giải những biểu hiện của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm và nghệ thuật xây dựng, miêu tả yêú tố kì ảo trong hai tác phẩm trên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố kì ảo với những biểu hiện đa dạng và hiệu quả thẩm mĩ của nó trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm.
PHẦN MỞ ĐẦU
Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Giàn thiêu, nhà xuất bản Phụ nữ, 2005 và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, nhà xuất bản Phụ nữ, 2005.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: phương pháp nghiên cứu thi pháp học, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…
PHẦN MỞ ĐẦU
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Có được những kết luận khoa học về yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả.
Góp phần giải mã các yếu tố kì ảo trong văn học và cách tiếp cận văn học kì ảo.
Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Võ Thị Hảo và văn học kì ảo Việt Nam đương đại.
PHẦN MỞ ĐẦU
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Sáng tác của Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại.
Chương 2: Các kiểu loại nhân vật kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo.
Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo.
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1
SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
TRONG KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC KÌ ẢO
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
PHẦN NỘI DUNG
1.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác Võ Thị Hảo
1.1.1. Tiểu sử
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
1.2. Những sáng tác đậm chất kì ảo của Võ Thị Hảo
1.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại
1.3.1. Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo
1.3.1.1 Khái niệm kì ảo
Trên cơ sở khảo sát một số tác phẩm văn học kì ảo Việt Nam và nước ngoài, chúng tôi chỉ xem kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật được nhiều cây bút vận dụng nhằm đạt hiệu quả lạ hoá cho các tác phẩm và chuyển tải những vấn đề tâm huyết của tác giả về cuộc sống qua lăng kính kì ảo hoá.
PHẦN NỘI DUNG
1.3.1.2. Văn học có yếu tố kì ảo (văn học kì ảo)
Chúng tôi thống nhất với quan niệm coi văn học có yếu tố kì ảo là “bộ phận văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống từ đặc trưng và thế mạnh của những yếu tố khác lạ, phi thường, đôi khi vượt ra khỏi khả năng nhận thức thông thường của lí trí”.
1.3.2. Diện mạo của văn học kì ảo Việt Nam đương đại
Từ giai đoạn sau 1987, yếu tố kì ảo trong văn học có chiều hướng gia tăng và trở thành “một hiện tượng văn học độc đáo” trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo...
PHẦN NỘI DUNG
1.3.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại
Võ Thị Hảo là một tiếng hát trong dàn đồng ca kì ảo, vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác biệt so với các tác giả cùng sử dụng một thủ pháp sáng tác là kì ảo.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 2
CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT
KÌ ẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
PHẦN NỘI DUNG
2.1. Khái niệm về nhân vật văn học và quan niệm về nhân vật kì ảo
2.1.1. Khái niệm về nhân vật văn học
2.1.2. Quan niệm về nhân vật kì ảo
Nhân vật kì ảo là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm khái quát những phương diện đa dạng và biến đổi không ngừng của đời sống theo khuynh hướng kì ảo hoá.
2.2. Nhân vật kì ảo qua cái nhìn loại hình trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm
2.2.1. Nhân vật có yếu tố kì ảo
Đây là những người trần mắt thịt có thực trong cuộc sống hiện diện giữa sân chơi cuộc đời phồn tạp và không ngừng trôi chảy.
PHẦN NỘI DUNG
Yếu tố kì ảo của nhân vật chủ yếu do ngoại cảnh và các lực lượng siêu nhiên bên ngoài đem lại. Gồm các nhân vật: Từ Lộ, Từ Vinh, Ngạn La, Nhuệ Anh, Ỷ Lan hoàng hậu, Pạng ...
Kì ảo ở hoàn cảnh xuất thân có các nhân vật như Từ Lộ, Pạng.... Ở ngoại hình nhân vật có Từ Vinh, Ỷ Lan... Ở số phận nhân vật có Ngạn La, Nhuệ Anh, Lê Thị Đoan... Bên cạnh đó còn có các chi tiết nghệ thuật đắt giá và những hành động kì ảo được miêu tả qua chi tiết lạ hoá và phi thường hoá.
PHẦN NỘI DUNG
2.2.2. Nhân vật kì ảo
Nhân vật kì ảo bị “ảo hoá” hoàn toàn từ xuất thân đến ngoại hình, hành động và yếu tố kì ảo có sẵn trong bản chất nhân vật, không phải do bên ngoài đem lại. Đây là những nhân vật “phi nhân” hoặc “bán nhân”. Gồm các kiểu nhân vật: nửa người nửa thần (Đại sư Tzu, Thập Quang đại sư), nửa người nửa quỷ (Đại Điên), nửa người nửa vật (Dã Nhân, Cá Bơn), nhân vật siêu nhiên (Tướng quân cụt đầu, con Bướm ma, đàn bò biết bay (xem bảng 2.2, tr.66).
PHẦN NỘI DUNG
Kì ảo ở hoàn cảnh xuất thân có các nhân vật như Chàng Cá Bơn, con Bướm ma.... Ở ngoại hình nhân vật có Đại Điên, Dã Nhân, đàn chuột đói trong lãnh cung ... Ở số phận nhân vật có Tướng quân cụt đầu, Cá Bơn... Cuối cùng là các chi tiết nghệ thuật đắt giá và những hành động kì ảo được miêu tả qua chi tiết lạ hoá và phi thường hoá.
2.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Võ Thị Hảo
Sáng tác của Võ Thị Hảo thấm đẫm chất nhân văn về đề tài con người.
Chương 3
MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT
XÂY DỰNG YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
PHẦN NỘI DUNG
3.1. Tình huống truyện có yếu tố kì ảo
Sáng tác của Võ Thị Hảo có sự đan xen kết hợp các tình huống ảo và thực. Ta gọi đó là các tình huống truyện vừa thực vừa ảo (xem bảng 3.1, tr.78).
3.2. Một số thủ pháp nghệ thuật
3.2.1. Thủ pháp “vật hoá”, “lạ hoá”
Trong hệ thống nhân vật của hai tác phẩm trên, nhiều nhân vật mang ý nghĩa tư tưởng hay biểu tượng cho một quan niệm nhân sinh nào đó. Với hai thủ pháp “vật hoá”, “lạ hoá”, người đọc dễ dàng khám phá ra bề sâu của tầng lớp ngữ nghĩa qua mỗi nhân vật.
PHẦN NỘI DUNG
3.2.2. Ước lệ tượng trưng
Ước lệ tượng trưng là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong các sáng tác có yếu tố kì ảo. Trong Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, nhiều nhân vật đã được khắc hoạ chân dung qua thủ pháp này.
3.2.3. So sánh, đối chiếu
Trong hai tác phẩm, vẻ đẹp của các nhân vật đã được so sánh với những hình ảnh mang tính chất khác thường, siêu thực.
3.3. Các môtip nghệ thuật
Trong Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm có những môtip sau: môtip gặp Tiên, môtip hoá thân, môtip quả báo, môtip cầu sư học đạo, đầu thai chuyển kiếp, thần chú... (xem bảng 3.2, tr.90 - 91).
PHẦN NỘI DUNG
3.4. Ngôn từ nghệ thuật như một phương tiện thể hiện yếu tố kì ảo
3.4.1. Động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn
Võ Thị Hảo ưa sử dụng những động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ cho người đọc (ví dụ: phun, rú, xẻo, rạch…)
3.4.2. Các phó từ mang tính chất đột biến
Hai sáng tác của Võ Thị Hảo mang đến cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ bất ngờ trước những biến cố, sự kiện hay hành động của các nhân vật. Với một loạt các phó từ được sử dụng như: bỗng, bỗng nhiên, đột ngột, chợt, bất giác...
PHẦN NỘI DUNG
3.4.3. Tính từ miêu tả với gam màu nóng - lạnh
Võ Thị Hảo đưa vào thế giới ngôn từ của mình những tính từ chỉ gam màu nóng và pha trộn với chất liệu màu tối. Trong đó màu đỏ và màu đen xuất hiện với tần số lớn. Hai gam màu đó đan cài, hoà quện tạo cho cốt truyện một không khí ma quái, trầm buồn (xem bảng 3.3, tr.99).
3.4.4. Trạng từ chỉ không gian, thời gian mang yếu tố kì ảo
Qua những trạng từ chỉ thời gian, không gian chứa đựng sắc màu kì ảo, tác giả đưa người đọc vào thế giới phiêu bồng “chông chênh” giữa hai cõi hư - thực.
3.5. Thủ pháp “nhại” lịch sử”
Biểu hiện của thủ pháp này là xây dựng chân dung các nhân vật lịch sử có thật nhưng từ góc nhìn khác để mang lại tính lạ hoá cho nhân vật với ý nghĩa trào phúng.
PHẦN NỘI DUNG
1. Luận văn tìm hiểu và nghiên cứu nội hàm khái niệm kì ảo trong văn học trên cơ sở những đánh giá, nhận xét, những bài nghiên cứu của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.Từ những cơ sở lí thuyết và khảo sát một số tác phẩm của văn học kì ảo Việt Nam và nước ngoài, chúng tôi chỉ xem kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật được nhiều cây bút vận dụng nhằm đạt được hiệu quả “lạ hoá” cho các tác phẩm và chuyển tải những vấn đề tâm huyết của tác giả về cuộc sống qua lăng kính kì ảo.
PHẦN KẾT LUẬN
Bàn về khái niệm văn học kì ảo, tuy có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng chúng tôi đồng tình với quan niệm coi văn học có yếu tố kì ảo là một bộ phận văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống từ đặc trưng và thế mạnh của những yếu tố khác lạ, phi thường, đôi khi vượt ra khỏi khả năng nhận thức thông thường của lí trí.
Những sáng tác kì ảo của Võ Thị Hảo là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Không chỉ đi theo môtip vốn có của truyền thống như xây dựng chân dung những hình nhân dị dạng hay những con người thuộc thế giới thần linh ma quỷ, nhà văn còn hướng ngòi bút của mình sang một vấn đề khác: khai thác những con người có thực được ghi trong lịch sử cách đây cả ngàn năm trước.
PHẦN KẾT LUẬN
Đây là dấu hiệu cách tân, đánh dấu tài năng Võ Thị Hảo và đưa tên tuổi chị vào đội ngũ những cây bút sáng tác nổi bật của khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại.
2. Luận văn của chúng tôi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo qua các nhân vật. Hệ thống nhân vật của Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm được chia làm hai loại:
Thứ nhất là những nhân vật có yếu tố kì ảo. Đây là những con người bình thường, gần gũi trong cuộc sống, thậm chí còn có những người từng được vinh danh trong chính sử như vua Thần Tông hay nguyên phi Ỷ Lan. Sự kì ảo của những nhân vật này do các lực lượng siêu nhiên đem lại và do ngoại cảnh tác động chứ không nằm ở bản chất nhân vật. Đôi khi yếu tố kì ảo chỉ nằm ở một số bộ phận mà không phải toàn thể, cũng có thể đến ở một đoạn đời chứ không thấm đẫm toàn bộ cuộc đời nhân vật. Có thể kể đến một số nhân vật khác như Nhuệ Anh, Ngạn La, Lý Trác, Pạng...
PHẦN KẾT LUẬN
Trái lại, loại nhân vật thứ hai - nhân vật kì ảo lại mang tính “phi nhân” đậm hơn. Yếu tố kì ảo nằm trong bản chất và bao trùm toàn bộ cuộc đời nhân vật. Gồm những kiểu nhân vật: nhân vật bán thần (đại sư Tzu, Thập Quang đại sư); nhân vật bán quỷ (Đại Điên); nhân vật bán nhân bán vật (Cá Bơn, Dã Nhân); nhân vật siêu thực (tướng quân cụt đầu, con Bướm ma...).
Cả hai loại nhân vật trên đều có một điểm chung thống nhất - đó là các dạng thức biểu hiện giống nhau: kì ảo ở số phận, hoàn cảnh xuất thân, ngoại hình, hành động và các chi tiết nghệ thuật đắt giá. Dù ở phương diện nào thì tác giả cũng đều sử dụng hai loại chi tiết nghệ thuật để miêu tả, đó là chi tiết phi thường hoá và lạ hoá.
PHẦN KẾT LUẬN
Bên cạnh đó là một loạt những thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo sự lạ hoá, mơ hồ cho tác phẩm. Với những tình huống truyện có yếu tố kì ảo cùng một số thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng khá thành công như thủ pháp “nhân hoá”, “lạ hoá”; thủ pháp ước lệ tượng trưng; thủ pháp so sánh, đối chiếu. Các môtip nghệ thuật cũng được vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo. Về ngôn ngữ, Võ Thị Hảo sử dụng hiệu quả nhiều động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn; những phó từ mang tính chất đột biến, các tính từ đi miêu tả với hai gam màu nóng - lạnh và những trạng từ chỉ không gian, thời gian mang yếu tố kì ảo. Đặc biệt thủ pháp “nhại lịch sử” đã góp phần đem đến cho tác phẩm một chất liệu tươi mới và hiện đại.
PHẦN KẾT LUẬN
3. Cho đến nay, tác phẩm của Võ Thị Hảo chưa nhiều, nhưng qua đó độc giả có thể tìm thấy những chiêm nghiệm, triết lí về con người và đời sống, tìm thấy cả những trăn trở suy tư trước cuộc đời phồn tạp. Võ Thị Hảo đóng góp vào khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại một tiếng nói nhiều ý nghĩa về những vấn đề nhân sinh đặt ra trong cuộc sống hôm nay.
4. Nghiên cứu Võ Thị Hảo trong sự đối sánh với một số tác giả cùng trong khuynh hướng văn học kì ảo như Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh ... cho ta thấy một cái nhìn mới mẻ và một góc tiếp cận khác lạ về hiện thực, từ đó khám phá sâu sắc hơn bản chất của hiện thực cuộc sống. Ngoài vấn đề yếu tố kì ảo trong hai tác phẩm trên, chúng tôi thấy còn rất nhiều “mảnh đất màu mỡ” có thể được tiếp tục đào sâu tìm kiếm, như nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Võ Thị Hảo, về kết cấu, ngôn từ... trong sáng tác của nhà văn này.
PHẦN KẾT LUẬN
5. Hành trình văn học kì ảo đương đại từ Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp đến Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo... đã mang lại những thay đổi đáng kể trên tất cả các mặt của đời sống văn học, từ quan niệm về hiện thực, quan niệm về bản chất và chức năng của văn học cùng những biến hoá, phá cách trong bút pháp và sự chuyển biến trong tiếp nhận văn học. Sâu xa hơn, nó tạo một xu thế cách tân có nhiều thành tựu so với văn học Việt Nam trước 1975: từ thời đại văn học sử thi 1945 - 1975 đến thời đại văn học phi sử thi sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới 1987.
PHẦN KẾT LUẬN
Xin chân thành cảm ơn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CAO THỊ THU HOÀI
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO
QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN
NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH
THÁI NGUYÊN - 2009
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau 1975, đặc biệt là sau 1987, đời sống văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng, các phương diện của đời sống văn học như tác giả, tác phẩm, các hoạt động sáng tác, lí luận, phê bình... đều có sự chuyển biến tích cực. Hoà vào dòng chảy này là nhà văn Võ Thị Hảo - một cá tính sáng tạo độc đáo.
PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với những tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh..., Võ Thị Hảo là nhà văn góp phần tạo ra xu hướng cách tân trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Yếu tố kì ảo cũng chính là một trong những gam màu chủ đạo làm nên bức tranh đầy mê hoặc và lôi cuốn trong những sáng tác của nhà văn này.
Kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và độc đáo của kho tàng văn xuôi thế giới. Ngoài vai trò tạo sự "lạ hoá" nhằm hấp dẫn người đọc, yếu tố kì ảo còn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá hiện thực và thể hiện những quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con người.
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghiên cứu yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm) sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của nhà văn, cũng như có những nhìn nhận, đánh giá xác đáng hơn về quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam đương đại.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Về nghệ thuật
Theo nhận xét của Phạm Xuân Nguyên: "Văn Võ Thị Hảo, không chỉ là những dòng chữ (…). Đó là lối viết văn đã được tác giả thổi linh hồn…” (Giàn thiêu - xứ sở của lối văn chương mê hoặc, huyền bí - trang 8).
PHẦN MỞ ĐẦU
Trên báo Thể thao văn hoá, tác giả Lương Thị Bích Ngọc nhận xét: "Đọc truyện chị, thấy cuốn hút (…) và lối văn phong vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ…”.
Tác giả Nguyễn Hoài Nam trong bài Giàn thiêu - một nghệ thuật làm tan khối băng lịch sử đã nhấn mạnh đến những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm này: “Tiểu thuyết lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo là một nghệ thuật làm tan khối băng lịch sử (…)”.
Tác giả Quang Hải trong nhà văn Võ Thị Hảo và những cố gắng giải thiêng huyền sử lại dẫn dắt người đọc vào thế giới của tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm:
Đêm bướm ma là câu chuyện “mang không khí huyền hoặc pha mùi cổ sử thi đọng lại rất lâu. …”.
PHẦN MỞ ĐẦU
Bài viết Võ Thị Hảo, vầng trăng mồ côi trên trang web http:// chimviet.free.tr| tacpham1 | stt1| vothihao.html đã đặt sáng tác của Võ Thị Hảo trong sự so sánh với các nhà văn khác: “Người đọc có thể tìm thấy (…) phảng phất cơn mưa Nguyễn Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thị Hoài”.
Báo Người đại biểu nhân dân (2005) bày tỏ sự ca ngợi những cách tân nghệ thuật của Giàn thiêu: “Cuốn tiểu thuyết này đang đi theo con đường riêng của nó (…) những hình tượng nghệ thuật (…) thường trở đi trở lại ám ảnh người đọc”.
PHẦN MỞ ĐẦU
2.2. Về nội dung
Trong buổi toạ đàm về sáng tác của Võ Thị Hảo (Trên Vietnamnet.vn. 20.10.2005) có một số ý kiến:
Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân trong bài "Tiểu thuyết và lịch sử - nhân đọc Giàn thiêu của Võ Thị Hảo” nhấn mạnh: “Tiểu thuyết Giàn thiêu còn có nhiều mặt đáng nói, nhất là xu hướng nữ quyền khá lộ liễu (…)”.
Hai nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và Hoàng Ngọc Hiến thì cùng chung một lời nhận xét: Giàn thiêu là một tiểu thuyết (…) không phải là minh chứng lịch sử mà là một sự tư duy lại lịch sử bằng phương pháp tiểu thuyết.
PHẦN MỞ ĐẦU
Nhà văn Châu Diên thì nói rằng: ông "lấy làm tiếc cho Võ Thị Hảo" - giá nhân vật chính của Giàn thiêu là Ỷ Lan thay vì Từ Đạo Hạnh thì cuốn tiểu thuyết còn thành công hơn.
Phùng Hữu Hải trong Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975 lại nhìn nhận về sáng tác của Võ Thị Hảo ở một khía cạnh khác - đó là cảm hứng triết luận về người phụ nữ: "Dựa vào cảnh ngộ (…) Võ Thị Hảo tìm ra những quy luật nghiệt ngã của đời người phụ nữ...".
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngay trong bài phỏng vấn “Tôi không định mê hoặc…” của Minh Đức trên báo Người Đại biểu Nhân dân (2005), khi được hỏi: “Thông điệp của Giàn thiêu là gì?”, Võ Thị Hảo đã trả lời rằng, điều mà chị muốn gửi gắm qua tiểu thuyết này chính là khát vọng tự do và tình yêu.
Luận án tiến sỹ của Bùi Thanh Truyền đã chỉ ra những thông điệp mà Võ Thị Hảo gửi gắm qua các tác phẩm: “Người chăn bò thần thánh với những chi tiết về giống bò tập thể kì lạ (…), người viết phần nào làm lộ ra cái thế giới bí ẩn, phức tạp của tâm hồn con người hôm nay”.
PHẦN MỞ ĐẦU
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn đi sâu khảo sát, phân tích lý giải những biểu hiện của yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm và nghệ thuật xây dựng, miêu tả yêú tố kì ảo trong hai tác phẩm trên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố kì ảo với những biểu hiện đa dạng và hiệu quả thẩm mĩ của nó trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm.
PHẦN MỞ ĐẦU
Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Giàn thiêu, nhà xuất bản Phụ nữ, 2005 và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, nhà xuất bản Phụ nữ, 2005.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: phương pháp nghiên cứu thi pháp học, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…
PHẦN MỞ ĐẦU
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Có được những kết luận khoa học về yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả.
Góp phần giải mã các yếu tố kì ảo trong văn học và cách tiếp cận văn học kì ảo.
Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Võ Thị Hảo và văn học kì ảo Việt Nam đương đại.
PHẦN MỞ ĐẦU
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Sáng tác của Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại.
Chương 2: Các kiểu loại nhân vật kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo.
Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo.
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1
SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
TRONG KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC KÌ ẢO
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
PHẦN NỘI DUNG
1.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác Võ Thị Hảo
1.1.1. Tiểu sử
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
1.2. Những sáng tác đậm chất kì ảo của Võ Thị Hảo
1.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại
1.3.1. Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo
1.3.1.1 Khái niệm kì ảo
Trên cơ sở khảo sát một số tác phẩm văn học kì ảo Việt Nam và nước ngoài, chúng tôi chỉ xem kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật được nhiều cây bút vận dụng nhằm đạt hiệu quả lạ hoá cho các tác phẩm và chuyển tải những vấn đề tâm huyết của tác giả về cuộc sống qua lăng kính kì ảo hoá.
PHẦN NỘI DUNG
1.3.1.2. Văn học có yếu tố kì ảo (văn học kì ảo)
Chúng tôi thống nhất với quan niệm coi văn học có yếu tố kì ảo là “bộ phận văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống từ đặc trưng và thế mạnh của những yếu tố khác lạ, phi thường, đôi khi vượt ra khỏi khả năng nhận thức thông thường của lí trí”.
1.3.2. Diện mạo của văn học kì ảo Việt Nam đương đại
Từ giai đoạn sau 1987, yếu tố kì ảo trong văn học có chiều hướng gia tăng và trở thành “một hiện tượng văn học độc đáo” trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo...
PHẦN NỘI DUNG
1.3.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại
Võ Thị Hảo là một tiếng hát trong dàn đồng ca kì ảo, vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác biệt so với các tác giả cùng sử dụng một thủ pháp sáng tác là kì ảo.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 2
CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT
KÌ ẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
PHẦN NỘI DUNG
2.1. Khái niệm về nhân vật văn học và quan niệm về nhân vật kì ảo
2.1.1. Khái niệm về nhân vật văn học
2.1.2. Quan niệm về nhân vật kì ảo
Nhân vật kì ảo là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm khái quát những phương diện đa dạng và biến đổi không ngừng của đời sống theo khuynh hướng kì ảo hoá.
2.2. Nhân vật kì ảo qua cái nhìn loại hình trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm
2.2.1. Nhân vật có yếu tố kì ảo
Đây là những người trần mắt thịt có thực trong cuộc sống hiện diện giữa sân chơi cuộc đời phồn tạp và không ngừng trôi chảy.
PHẦN NỘI DUNG
Yếu tố kì ảo của nhân vật chủ yếu do ngoại cảnh và các lực lượng siêu nhiên bên ngoài đem lại. Gồm các nhân vật: Từ Lộ, Từ Vinh, Ngạn La, Nhuệ Anh, Ỷ Lan hoàng hậu, Pạng ...
Kì ảo ở hoàn cảnh xuất thân có các nhân vật như Từ Lộ, Pạng.... Ở ngoại hình nhân vật có Từ Vinh, Ỷ Lan... Ở số phận nhân vật có Ngạn La, Nhuệ Anh, Lê Thị Đoan... Bên cạnh đó còn có các chi tiết nghệ thuật đắt giá và những hành động kì ảo được miêu tả qua chi tiết lạ hoá và phi thường hoá.
PHẦN NỘI DUNG
2.2.2. Nhân vật kì ảo
Nhân vật kì ảo bị “ảo hoá” hoàn toàn từ xuất thân đến ngoại hình, hành động và yếu tố kì ảo có sẵn trong bản chất nhân vật, không phải do bên ngoài đem lại. Đây là những nhân vật “phi nhân” hoặc “bán nhân”. Gồm các kiểu nhân vật: nửa người nửa thần (Đại sư Tzu, Thập Quang đại sư), nửa người nửa quỷ (Đại Điên), nửa người nửa vật (Dã Nhân, Cá Bơn), nhân vật siêu nhiên (Tướng quân cụt đầu, con Bướm ma, đàn bò biết bay (xem bảng 2.2, tr.66).
PHẦN NỘI DUNG
Kì ảo ở hoàn cảnh xuất thân có các nhân vật như Chàng Cá Bơn, con Bướm ma.... Ở ngoại hình nhân vật có Đại Điên, Dã Nhân, đàn chuột đói trong lãnh cung ... Ở số phận nhân vật có Tướng quân cụt đầu, Cá Bơn... Cuối cùng là các chi tiết nghệ thuật đắt giá và những hành động kì ảo được miêu tả qua chi tiết lạ hoá và phi thường hoá.
2.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Võ Thị Hảo
Sáng tác của Võ Thị Hảo thấm đẫm chất nhân văn về đề tài con người.
Chương 3
MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT
XÂY DỰNG YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
PHẦN NỘI DUNG
3.1. Tình huống truyện có yếu tố kì ảo
Sáng tác của Võ Thị Hảo có sự đan xen kết hợp các tình huống ảo và thực. Ta gọi đó là các tình huống truyện vừa thực vừa ảo (xem bảng 3.1, tr.78).
3.2. Một số thủ pháp nghệ thuật
3.2.1. Thủ pháp “vật hoá”, “lạ hoá”
Trong hệ thống nhân vật của hai tác phẩm trên, nhiều nhân vật mang ý nghĩa tư tưởng hay biểu tượng cho một quan niệm nhân sinh nào đó. Với hai thủ pháp “vật hoá”, “lạ hoá”, người đọc dễ dàng khám phá ra bề sâu của tầng lớp ngữ nghĩa qua mỗi nhân vật.
PHẦN NỘI DUNG
3.2.2. Ước lệ tượng trưng
Ước lệ tượng trưng là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong các sáng tác có yếu tố kì ảo. Trong Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, nhiều nhân vật đã được khắc hoạ chân dung qua thủ pháp này.
3.2.3. So sánh, đối chiếu
Trong hai tác phẩm, vẻ đẹp của các nhân vật đã được so sánh với những hình ảnh mang tính chất khác thường, siêu thực.
3.3. Các môtip nghệ thuật
Trong Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm có những môtip sau: môtip gặp Tiên, môtip hoá thân, môtip quả báo, môtip cầu sư học đạo, đầu thai chuyển kiếp, thần chú... (xem bảng 3.2, tr.90 - 91).
PHẦN NỘI DUNG
3.4. Ngôn từ nghệ thuật như một phương tiện thể hiện yếu tố kì ảo
3.4.1. Động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn
Võ Thị Hảo ưa sử dụng những động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ cho người đọc (ví dụ: phun, rú, xẻo, rạch…)
3.4.2. Các phó từ mang tính chất đột biến
Hai sáng tác của Võ Thị Hảo mang đến cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ bất ngờ trước những biến cố, sự kiện hay hành động của các nhân vật. Với một loạt các phó từ được sử dụng như: bỗng, bỗng nhiên, đột ngột, chợt, bất giác...
PHẦN NỘI DUNG
3.4.3. Tính từ miêu tả với gam màu nóng - lạnh
Võ Thị Hảo đưa vào thế giới ngôn từ của mình những tính từ chỉ gam màu nóng và pha trộn với chất liệu màu tối. Trong đó màu đỏ và màu đen xuất hiện với tần số lớn. Hai gam màu đó đan cài, hoà quện tạo cho cốt truyện một không khí ma quái, trầm buồn (xem bảng 3.3, tr.99).
3.4.4. Trạng từ chỉ không gian, thời gian mang yếu tố kì ảo
Qua những trạng từ chỉ thời gian, không gian chứa đựng sắc màu kì ảo, tác giả đưa người đọc vào thế giới phiêu bồng “chông chênh” giữa hai cõi hư - thực.
3.5. Thủ pháp “nhại” lịch sử”
Biểu hiện của thủ pháp này là xây dựng chân dung các nhân vật lịch sử có thật nhưng từ góc nhìn khác để mang lại tính lạ hoá cho nhân vật với ý nghĩa trào phúng.
PHẦN NỘI DUNG
1. Luận văn tìm hiểu và nghiên cứu nội hàm khái niệm kì ảo trong văn học trên cơ sở những đánh giá, nhận xét, những bài nghiên cứu của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.Từ những cơ sở lí thuyết và khảo sát một số tác phẩm của văn học kì ảo Việt Nam và nước ngoài, chúng tôi chỉ xem kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật được nhiều cây bút vận dụng nhằm đạt được hiệu quả “lạ hoá” cho các tác phẩm và chuyển tải những vấn đề tâm huyết của tác giả về cuộc sống qua lăng kính kì ảo.
PHẦN KẾT LUẬN
Bàn về khái niệm văn học kì ảo, tuy có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng chúng tôi đồng tình với quan niệm coi văn học có yếu tố kì ảo là một bộ phận văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống từ đặc trưng và thế mạnh của những yếu tố khác lạ, phi thường, đôi khi vượt ra khỏi khả năng nhận thức thông thường của lí trí.
Những sáng tác kì ảo của Võ Thị Hảo là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Không chỉ đi theo môtip vốn có của truyền thống như xây dựng chân dung những hình nhân dị dạng hay những con người thuộc thế giới thần linh ma quỷ, nhà văn còn hướng ngòi bút của mình sang một vấn đề khác: khai thác những con người có thực được ghi trong lịch sử cách đây cả ngàn năm trước.
PHẦN KẾT LUẬN
Đây là dấu hiệu cách tân, đánh dấu tài năng Võ Thị Hảo và đưa tên tuổi chị vào đội ngũ những cây bút sáng tác nổi bật của khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại.
2. Luận văn của chúng tôi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo qua các nhân vật. Hệ thống nhân vật của Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm được chia làm hai loại:
Thứ nhất là những nhân vật có yếu tố kì ảo. Đây là những con người bình thường, gần gũi trong cuộc sống, thậm chí còn có những người từng được vinh danh trong chính sử như vua Thần Tông hay nguyên phi Ỷ Lan. Sự kì ảo của những nhân vật này do các lực lượng siêu nhiên đem lại và do ngoại cảnh tác động chứ không nằm ở bản chất nhân vật. Đôi khi yếu tố kì ảo chỉ nằm ở một số bộ phận mà không phải toàn thể, cũng có thể đến ở một đoạn đời chứ không thấm đẫm toàn bộ cuộc đời nhân vật. Có thể kể đến một số nhân vật khác như Nhuệ Anh, Ngạn La, Lý Trác, Pạng...
PHẦN KẾT LUẬN
Trái lại, loại nhân vật thứ hai - nhân vật kì ảo lại mang tính “phi nhân” đậm hơn. Yếu tố kì ảo nằm trong bản chất và bao trùm toàn bộ cuộc đời nhân vật. Gồm những kiểu nhân vật: nhân vật bán thần (đại sư Tzu, Thập Quang đại sư); nhân vật bán quỷ (Đại Điên); nhân vật bán nhân bán vật (Cá Bơn, Dã Nhân); nhân vật siêu thực (tướng quân cụt đầu, con Bướm ma...).
Cả hai loại nhân vật trên đều có một điểm chung thống nhất - đó là các dạng thức biểu hiện giống nhau: kì ảo ở số phận, hoàn cảnh xuất thân, ngoại hình, hành động và các chi tiết nghệ thuật đắt giá. Dù ở phương diện nào thì tác giả cũng đều sử dụng hai loại chi tiết nghệ thuật để miêu tả, đó là chi tiết phi thường hoá và lạ hoá.
PHẦN KẾT LUẬN
Bên cạnh đó là một loạt những thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo sự lạ hoá, mơ hồ cho tác phẩm. Với những tình huống truyện có yếu tố kì ảo cùng một số thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng khá thành công như thủ pháp “nhân hoá”, “lạ hoá”; thủ pháp ước lệ tượng trưng; thủ pháp so sánh, đối chiếu. Các môtip nghệ thuật cũng được vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo. Về ngôn ngữ, Võ Thị Hảo sử dụng hiệu quả nhiều động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn; những phó từ mang tính chất đột biến, các tính từ đi miêu tả với hai gam màu nóng - lạnh và những trạng từ chỉ không gian, thời gian mang yếu tố kì ảo. Đặc biệt thủ pháp “nhại lịch sử” đã góp phần đem đến cho tác phẩm một chất liệu tươi mới và hiện đại.
PHẦN KẾT LUẬN
3. Cho đến nay, tác phẩm của Võ Thị Hảo chưa nhiều, nhưng qua đó độc giả có thể tìm thấy những chiêm nghiệm, triết lí về con người và đời sống, tìm thấy cả những trăn trở suy tư trước cuộc đời phồn tạp. Võ Thị Hảo đóng góp vào khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại một tiếng nói nhiều ý nghĩa về những vấn đề nhân sinh đặt ra trong cuộc sống hôm nay.
4. Nghiên cứu Võ Thị Hảo trong sự đối sánh với một số tác giả cùng trong khuynh hướng văn học kì ảo như Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh ... cho ta thấy một cái nhìn mới mẻ và một góc tiếp cận khác lạ về hiện thực, từ đó khám phá sâu sắc hơn bản chất của hiện thực cuộc sống. Ngoài vấn đề yếu tố kì ảo trong hai tác phẩm trên, chúng tôi thấy còn rất nhiều “mảnh đất màu mỡ” có thể được tiếp tục đào sâu tìm kiếm, như nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Võ Thị Hảo, về kết cấu, ngôn từ... trong sáng tác của nhà văn này.
PHẦN KẾT LUẬN
5. Hành trình văn học kì ảo đương đại từ Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp đến Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo... đã mang lại những thay đổi đáng kể trên tất cả các mặt của đời sống văn học, từ quan niệm về hiện thực, quan niệm về bản chất và chức năng của văn học cùng những biến hoá, phá cách trong bút pháp và sự chuyển biến trong tiếp nhận văn học. Sâu xa hơn, nó tạo một xu thế cách tân có nhiều thành tựu so với văn học Việt Nam trước 1975: từ thời đại văn học sử thi 1945 - 1975 đến thời đại văn học phi sử thi sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới 1987.
PHẦN KẾT LUẬN
Xin chân thành cảm ơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Tác
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)