Bao vệ luận văn thac si
Chia sẻ bởi Trần Tác |
Ngày 21/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: bao vệ luận văn thac si thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN TRỌNG THƯỞNG
THÁI NGUYÊN - 2009
tRUYệN NGắN VIệT NAM
GIAI ĐOạN 1975 - 1985
PHẦN MỞ ĐẦU
Văn học giai đoạn 1975- 1985 là sự chuẩn bị âm thầm nhưng rất tích cực để tạo đà cho quá trình đổi mới văn học. Truyện ngắn không phải là thể loại duy nhất nhưng lại tập trung nhiều nhất những yếu tố của một nền văn học đang chuyển mình.
- Từ thực tế giảng dậy Ngữ văn ở trường THPT chúng tôi cũng nhận thấy, những truyện ngắn sau 1975 được đưa vào chương trình học ngày càng nhiều hơn. Việc tìm hiểu sâu sắc và toàn diện những vấn đề của truyện ngắn giai đoạn này sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho việc giảng dậy.
- Truyện ngắn cũng là thể tài mà tôi yêu thích .
- Đó là những lí do chính để chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn Việt nam giai đoạn 1975- 1985.
Lí do chọn đề tài
Truyện ngắn với những lợi thế riêng của nó luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng. Sau năm 1975, xã hội Việt Nam đang đứng trước một cuộc chuyển giao lịch sử từ chiến tranh sang hoà bình.
Truyện ngắn thích hợp với những lát cắt của cuộc sống luôn biến động, kịp thời tái hiện thực tế xã hội Việt Nam ở thời điểm đầy nhậy cảm này và nhanh chóng tác động vào đời sống.
Với đặc trưng ngắn gọn, tính khái quát cao truyện ngắn có thế mạnh hơn so với các thể loại khác trong việc chuyển tải những vấn đề có tính tư tưởng ở thời kì tiền đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài nghiên cứu, những ý kiến về những vấn đề khái quát của truyện ngắn sau 1975
* Về nội dung: Tác giả Nguyễn Văn Long cho rằng từ 1975 dến 1985 là chặng đường đổi mới của văn học chiến tranh sang văn học thời hậu chiến. Truyện ngắn có vai trò quan trọng trong việc dò lối mở dường khi đi sâu vào những khoảnh khắc thường nhật của chiến tranh, vào diễn biến tâm lí con người, vào những cảnh ngộ và xung đột nội tâm.
Cùng quan điểm với nhận định trên là tác giả Phan Cự Đệ, Nguyên Ngọc, Vũ Tuấn Anh. Các tác giả này đánh giá cao công lao của truyện ngắn so với các thể loại khác, bởi nó đã đi thẳng vào vấn đề thân phận con người từ đó bộc lộ những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Theo nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng là do tính chất phức tạp của đời sống sau chiến tranh, khó khăn về kinh tế, sai lầm trong quản lí và do sự xâm nhập của các trào lưu tư tưởng bên ngoài.
* Về nghệ thuật: Tiêu biểu là bài viết của các tác giả Bích Thu, Nguyễn Văn Long, Ma Văn Kháng… Theo các tác giả, truyện ngắn đã tạo ra nhiều phong cách có giọng điệu riêng, có những thay đổi quan trọng trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trong sáng tạo ngôn từ. Truyện ngắn đã vươn tới sự khái quát, kể ít tả nhiều và đa dạng hơn trong hình thức tái tạo đời sống.
2.2. Những bài nghiên cứu về tác giả
Các tác giả được chọn nghiên cứu nhiều nhất trong giai đoạn này là Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu…Đáng lưu ý là bài viết của các nhà nghiên cứu: Phong Lê, Hà Minh Đức, Trần Đăng Xuyền …
Hầu hết các ý kiến dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá sự đổi mới và những vấn đề còn hạn chế của các tác giả. Lối đi mới của nhà văn này vừa được hoan nghênh đồng thời cũng vấp phải những sự băn khoăn, nghi ngại. Dù vậy những đóng góp của họ cho sự đổi mới của văn xuôi đã được ghi nhận.
2.3. Những bài viết về tác phẩm
- Số lượng các bài viết này rất nhiều, đăng tải dưới dạng điểm sách hoặc phê bình. Loại bài viết này phần lớn nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận về nội dung hay nghệ thuật, về những phương diện đổi mới của từng truyện ngắn, tập truyện ngắn cụ thể. Qua đó góp phần khẳng định xu thế đổi mới tất yếu của thể loại cũng như của nền văn học Việt Nam.
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu của những người đi trước chúng tôi thấy: Việc nghiên cứu những truyện ngắn giai đoạn sau 1975 đã lật xới lên được nhiều vấn đề. Đã có những nghiên cứu sâu sắc về tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhưng chủ yếu nghiêng hẳn về giai đoạn sau 1986.
Với truyện ngắn ở giai đoạn 1975-1985, các ý kiến đánh giá chủ yếu ở dạng phác thảo sơ bộ, hoặc là những nhận định khái quát hay từng khía cạnh cụ thể của thể loại. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện dấu hiệu đổi mới của truyện ngắn giai đoạn này.
3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu những đổi mới bước đàu của truyện ngắn giai đoạn 1975-1985
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn cố gắng tập trung vào truyện ngắn của những tác giả được xem như là tiêu biểu cho xu hướng đổi mới, những truyện ngắn đoạt giải trong các cuộc thi ở các báo trung ương
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Đóng góp của luận văn
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử và diện mạo truyện ngắn 1975-1985.
Chương 2: Những thay đổi về đề tài và cảm hứng trong truyện ngắn 1975-1985.
Chương 3: Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật truyện ngắn 1975-1985.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ DIỆN MẠO
TRUYỆN NGẮN 1975-1985
1. Bối cảnh lịch sử xã hội
1.1. Tình hình đất nước sau chiến tranh
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 đất nước đã thu về một mối. Cả nước hào hứng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn chồng chất: khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, hậu quả chiến tranh bắt đầu toả sức nặng, cơ chế quản lí cũ bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi phải có sự đổi mới. Đất nước hoà bình nhưng cuộc sống lại vận hành một cách khó nhọc, nặng nề.
1.2. Thống nhất về mặt nhà nước, khôi phục kinh tế, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ngày 25/4/1976 tổng tuyển cử được tiến hành trong cả nước. Từ đây nhiệm vụ thống nhất đất nước gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cách mạng XHCN.
1.3. Tiếp tục đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Đất nước phải đối mặt với cuộc chiến tranh ở biên giới Tây nam với tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari và biên giới phía Bắc với Trung Quốc.Tuy nhiên quân dân ta đã nhanh chóng làm thất bại âm mưu của kẻ thù đồng thời vẫn giữ vững tình đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng.
2.Tình hình phát triển của văn xuôi
* Nền văn học cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo những quy luật, cảm hứng trong chiến tranh đến khoảng những năm 1980. Sự chảy theo quán tính này dẫn đến tình trạng mất độc giả.
* Khuynh hướng sử thi còn tiếp tục trong một thời gian nữa song có xu hướng co hẹp lại nhường chỗ cho khuynh hướng thế sự đời tư: đạo đức con người, những bức xúc của đời sống kinh tế và cả nhu cầu xen xét lại một số vấn đề của thời kì chiến tranh. Đó là hướng nhìn sâu vào hiện thực .
* Hoạt động dịch và giới thiệu nền văn học đương đại Âu –Mĩ diễn ra sôi nổi. Điều đó làm thay đổi thị hiếu của độc giả khiến cho nhà văn càng nhận thức rõ việc cần thiết phải thay đổi cách viết.
3. Diện mạo truyện ngắn
3.1. Chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người
3.1.1. Quan niệm về hiện thực
Biên độ hiện thực ngày càng mở rộng. Cuộc sống được phản ánh vào trong tác phẩm không chỉ là cái phần anh hùng cao cả mà còn thấm thía nỗi buồn, vừa nhân hậu ấm áp vừa nhếch nhác lấm lem. Nhà văn có thể đi đến những miền khuất, những mặt trái của đời sống, với chiều sâu tâm linh con người.
Mô tả chiến tranh thường song hành với việc miêu tả số phận, tính cách con người. Có khi bối cảnh chiến trận chỉ là cái nền để tác giả bộc lộ tư tưởng,nhận thức.
Văn xuôi sau 1975 trở lại với hiện thực đời thường, chọn những con người, những sự việc bình thường, đặt nó vào quỹ đạo quan sát để làm giàu thêm cho nhận thức và sinh hoạt tinh thần con người trong cuộc sống hoà bình.
3.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người
Từ một nền văn học phản ánh con người trong mối quan hệ với cộng đồng, văn học sau năm 1975 chuyển sang phản ánh con người cá nhân trong các mối quan hệ đa chiều của nó. Cá nhân được phát hiện trong quá trình hình thành nhân cách dưới sự chi phối của các yếu tố xã hội. Số phận, bi kịch cá nhân được đặt ra một cách mạnh mẽ, để hướng đến quá trình tự nhận thức.
Điều này phản ánh sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về con người cá nhân. Họ đã đi sâu khám phá thế giới nội cảm của con người, tạo ra một thế giới nhân vật đa dạng, có đời sống tâm lí phức tạp.
3.2. Sự tiếp nối của các thế hệ nhà văn tài năng
Trước hết là lớp nhà văn dày dạn kinh nghiệm như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… Tiếp đến là sự khẳng định của một loạt cây bút ở vị trí của người lính như Chu Lai, Thái Bá Lợi, Khuất Quang Thuỵ … Thế hệ này đã đem vào trong văn xuôi sự từng trải và những kinh nghiệm trong chiến đấu. Tác phẩm của họ mang tính nóng hổi của sự kiện.
Sau đó xuất hiện một loạt cây bút trẻ Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Lê Minh Khuê… Sự đan cài của nhiều lớp nhà văn đã tạo ra một diện mạo mới cho văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng.
3.3. Thành tựu của truyện ngắn
Khó có thể thống kê số lượng truyện ngắn đã in trên các báo văn nghệ từ trung ương đến địa phương, các tuyển tập truyện ngắn do các Nxb ấn hành. Chỉ tính riêng Nxb Tác phẩm mới đã cho in 57 tập truyện ngắn của nhiều tác tác giả trong vòng 10 năm này. Việc ra đời của các tuyển tập truyện ngắn vừa là bằng chứng cho thấy sự phát triển mạnh về mặt số lượng vừa giúp người đọc nhận ra đựơc những phong cách riêng.
Mười năm này có thể thấy sự hình thành và khẳng định của những phong cách cá nhân, những lối viết truyện ngắn khá đa dạng.
Biến đổi của đời sống xã hội cũng dẫn đến sự thay đổi các thang giá trị của cuộc sống trong văn học. Truyện ngắn có sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con người trong tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật. Đó cũng chính là tinh thần dân chủ và nhân bản của văn học trong một giai đoạn mới.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 2
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG
TRONG TRUYỆN NGẮN GIAI ĐOẠN 1975-1985
1. Những thay đổi về đề tài
1.1. Sự tiếp tục của đề tài chiến tranh
Từ vai trò người cổ vũ nhà văn trở thành người đào sâu trực tiếp vào thực tế cuộc chiến để phát hiện mọi mặt của nó. Nhà văn đặt mình trong vai trò của người phân tích và đánh giá hiện thực chiến tranh. Ở đó có cả anh hùng và hèn nhát, chiến thắng - thất bại…và những cái giá phải trả cho chiến thắng.
Viết theo hướng này sẽ giúp người đọc vừa thấy đựơc sự khốc liệt lại vừa thấy cả những phần khuất lấp của cuộc chiến.
Các tác giả cũng hướng nhiều vào vấn đề đạo đức xã hội trong chiến tranh, xây dựng nhân cách con người trong giai đoạn cách mạng mới. Truyện ngắn không chỉ miêu tả thói xấu, mặt tốt của con người trong chiến tranh mà là sự kiếm tìm các hành vi chuẩn mực đạo đức con người phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
1.2. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh của đề tài thế sự, đời tư
Đất nước trở lại hoà bình thì mảng đề tài thế sự đời tư nhanh chóng đóng vai trò chủ đạo trên văn đàn. Truyện ngắn đi sâu phản ánh con người bình thường với những mối quan hệ phong phú, phức tạp. Con người cá nhân được nhìn ở nhiều chiều hướng. Đó cũng là những nỗi niềm, băn khoăn về hạnh phúc cá nhân, về nhân phẩm, về cuộc đời được phát đi từ những số phận riêng.
Nhu cầu hạnh phúc của con người cá nhân cũng được quan tâm. Tình yêu hạnh phúc không đơn thuần là hưởng thụ hay giải phóng nhu cầu tình cảm mà là hạnh phúc của con người trong cuộc sống đầy phức tạp. Các tác giả đã góp tiếng nói chung về hạnh phúc và có giá trị thức tỉnh con người
Nhiều truyện ngắn cũng đã phanh phui mổ xẻ để nhận rõ mặt cái xấu, cái ác và sự tha hoá về đạo đức nhưng nghiêng về hướng dự báo giúp mọi người khả năng tỉnh táo để nhận thức sâu sắc hơn về con người và cuộc đời.
2. Sự chuyển đổi của cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn 1975-1985
2.1. Chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư
Từ cuối những năm 70 văn xuôi có một sự chuyển dịch cảm hứng ngày càng rõ: cảm hứng sử thi đang chuyển dần sang cảm hứng thế sự đời tư. Cảm hứng tự hào, ca ngợi, chiêm ngưỡng đã chuyển dần sang những cảm hứng lắng đọng suy tư. Các tác phẩm tuy bớt đi chất hào hứng tráng lệ nhưng mang vẻ đẹp của sự trầm tĩnh, trải nghiệm.
Cảm hứng thế sự hướng về con người cá nhân trong tất cả những mối quan hệ phong phú tồn tại hàng ngày.
2.2. Cảm hứng đạo đức giữ vai trò quan trọng
Cảm hứng đạo đức là nét chung trong nhiều truyện ngắn sau 1975, đó không phải là sự minh hoạ cho những nguyên tắc đạo đức có sẵn mà là sự kiếm tìm những giá trị đạo đức gắn với thực tại.
2.3. Sự trở lại của cảm hứng bi kịch
Khi cuộc sống đã trở lại dòng chảy bình thường thì sự trở lại của cảm hứng bi kịch là lẽ tự nhiên, một đòi hỏi chính đáng, một món nợ mà văn chương phải trả.
Cảm hứng này gắn với những mất mát đau thương không gì bù đắp nổi do hậu quả cuộc chiến gây ra, đó không phải là chất bi ai thuần tuý, nó được chắt ra từ sự trải nghiệm, từ nhận thức sâu sắc, thấm thía của những nỗi đau đã trải qua chiến tranh.
Cảm hứng bi kịch gắn với nỗi buồn nhân sinh, thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc về những nỗi đau thương, mất mát, rủi ro, của con người trong cuộc sống đời thường. Cái bi trong những truyện ngắn này làm cho con người trở nên từng trải hơn, hiểu biết hơn về sự phong phú phức tạp của cuộc đời, sự đa đoan của kiếp người.
2.4. Cảm hứng phê phán
Nhà văn viết về bóng đen, tô đậm bóng đen cũng chính là để làm bật lên ánh sáng. Mục đích cuối cùng là hướng vào sự tự ý thức, tự phê phán của con người.
2.5. Cảm hứng nhân văn
Qua mỗi truyện ngắn bộc lộ lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút trước những đau khổ, buồn vui của con người và cuộc đời. Vì thế tác phẩm truyền đến cho người đọc niềm tin vào cuộc sống.
Cùng với sự thay đổi về đề tài thì sự phong phú về cảm hứng đã đem lại cho truyện ngắn sau 1975 những sắc diện mới.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 3
NHỮNG ĐỔI MỚI BƯỚC ĐẦU
VỀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN 1975-1985
1. Đặc điểm kết cấu cốt truyện
1.1. Khái niệm và vai trò của cốt truyện
1.2. Sự vận động trong việc xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn sau 1975
Cái tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn không chỉ là những cốt truyện rạch ròi với những tình huống li kì, éo le, khốc liệt mà ở chỗ đi vào những tình huống đời thường, vào chiều sâu tâm hồn con người. Ở đó, những bước ngoặt trong trạng thái cảm xúc, xung đột mang tính nội tâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy cốt truyện. Vẫn có cốt truyện chặt chẽ đồng thời xuất hiện nhiều hơn truyện có cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép với kết thúc mở.
Sự đa dạng về kết cấu cốt truyện nhằm lí giải những vấn đề phong phú của con người trong cuộc sống hiện tại. Cốt truyện đã có vai trò không nhỏ trong việc tiếp cận thực tại của nhà văn.
1.3. Các đặc điểm kết cấu cốt truyện
1.3.1. Xây dựng cốt truyện chủ yếu theo dòng tâm trạng của nhân vật
Xu hướng tăng cường cốt truyện bên trong, giảm bớt cốt truyện miêu tả hành động bên ngoài. Cốt truyện với một hệ thống sự kiện chặt chẽ lùi xuống hàng thứ yếu sau tính cách nhân vật. Cốt truyện cũng ngày càng giảm bớt những yếu tố gay cấn, li kì để tư tưởng chủ yếu đựơc bật ra từ suy nghĩ, tâm trạng nhân vật.
1.3.2. Xu hướng lắp ghép liên văn bản
Truyện được hình thành bởi cách lắp ghép các mảng cốt truyện. Diễn biến của câu chuyện không theo trình tự tuyến tính của thời gian mà đảo ngược theo ý đồ của nhà văn. Các tình huống rời rạc tưởng như không ăn nhập với nhau lại đựơc xâu chuỗi trong mạch ngầm của văn bản.
1.3.3.Vai trò của biến cố trong diễn biến cốt truyện
Biến cố trong truyện ngắn ít về mặt số lượng nhưng chứa một sức nổ lớn. Truyện ngắn thường có tính đột phá, đi thẳng vào biến cố trung tâm mà không được báo trước. Nhất là ở những truyện có cốt truyện tâm lí, biến cố thường xảy ra một cách tự nhiên không có vẻ gì là chuẩn bị trước. Cái được coi là biến cố trong cốt truyện chỉ là những tình huống tự nhiên trong cuộc sống được nhà văn sử dụng như một cái cớ cho nhân vật tự đối thoại để tạo ra những đột biến trong nhận thức.
1.4. Đặc điểm của đoạn kết trong cấu trúc truyện
Xuất hiện nhiều kiểu kết thúc để ngỏ, kết thúc mở. Lối kết thúc mở ra cho người đọc khả năng tự suy ngẫm, tự đánh giá. Người đọc cũng có thể tham gia lựa chọn các khả năng mà nhà văn còn để ngỏ .
Có những cách kết thúc bằng huyền thoại làm tăng tính biểu trưng cho câu truyện. Có truyện xuất hiện liên tiếp những câu hỏi trong phần kết làm tăng độ mở, tạo ra một khoảng trống tự do để người đọc tự suy nghĩ.
Kết thúc của truyện ngắn sau 75 có xu hướng không trọn vẹn, không giải quyết triệt để mọi vấn đề đặt ra trong truyện. Vì truyện ngắn trình bày các khả năng có thể của con người và cuộc sống ở trong dòng sinh hoá tuôn dào dạt. Đó cũng là biểu hiện của tính dân chủ trong văn học.
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn 1975-1985
2.1. Các kiểu nhân vật mới
2.1.1. Nhân vật tự nhận thức
Đây là dạng nhân vật chủ đạo trong truyện ngắn sau 1975. Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thúc thế giới tâm hồn mình là bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Dạng nhân vật này thường gắn với chủ đề tự thú hay xám hối. Nhân vật tự nhận thức đã góp phần phát hiện một bình diện mới về nhân cách con người trong con người.
2.1.2. Nhân vật tính cách số phận
Con người được miêu tả trong truyện ngắn sau 75 tuy chưa đựơc miêu tả với đầy đủ những thăng trầm trong số phận nhưng những cảnh ngộ, những bi kịch riêng thì đã hình thành rõ nét
Số phận của những con người đi qua chiến tranh có vầng hào quang chiến thắng và có cả những hi sinh mất mát. Nhân vật trong cuộc sống hàng ngày thường là hiện thân của những khốn khó, lam lũ, những bi kịch riêng nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng.
Nhiều truyện ngắn xuất hiện kiểu nhân vật cô đơn. Thực chất cô đơn là truyện của mỗi số phận song từ đó phát đi những vấn đề không hề nhỏ bé của con người cá nhân.
2.2. Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.2.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
Các nhà văn mới chỉ miêu tả những xung đột nội tâm, những rung động trong cảm xúc, biến đổi tâm lí chứ chưa hoàn toàn nắm bắt trọn vẹn một quá trình tâm lí.
Họ thường để cho nhân vật tự ý thức về bản thân mình với cảm xúc chân thực nhất. Thủ pháp độc thoại nội tâm được sử dụng một cách hữu hiệu. Việc tăng cường yếu tố tâm linh cũng là cách để cho chất người được bộc lộ một cách đa dạng hơn.
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong những chiều thời gian khác nhau
Đặt nhân vật trong những chiều thời gian khác nhau là cách làm nổi bật đời sống tinh thần và số phận của con người. Sử dụng thời gian đồng hiện thường đi liền với những đối thoại bên trong nhân vật giúp nhà văn đi sâu hơn vào những diễn biến tâm lí phức tạp .
3. Nghệ thuật trần thuật
3.1. Sự đa dạng trong điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật thường được tổ chức chủ yếu từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Trần thuật từ ngôi thứ nhất có hai dạng: Người dẫn truyện hoặc trao cho nhân vật chức năng dẫn truyện.
- Trong vai trò người dẫn truyện, người kể chuyện cũng là người tham gia vào câu chuyện, nhiều khi in đậm dấu ấn của tác giả.
- Trao cho nhân vật chức năng trần thuật thực chất là để cho nhân vật tự kể lại cuộc đời mình.Cách trần thuật này giúp nhà văn có thể soi vào những phần khuất lấp trong ý nghĩ của nhân vật.
Trần thuật từ ngôi thứ ba đã có sự song trùng chủ thể. Lúc đầu nhà văn chọn một điểm nhìn tương đối khách quan bên ngoài sau đó di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật khiến cho khoảng cách giữa nhà văn và các nhân vật được thu hẹp dần.
Trong mỗi truyện ngắn thường có sự đa dạng và chuyển dịch của các điểm nhìn trần thuật.
3.2. Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật
Truyện ngắn sau 1975 có sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật. Có giọng ngợi ca, phê phán, tư biện… Giọng điệu của các nhân vật, của tác giả nhiều khi khó phân biệt.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Nền văn học Việt Nam có sự vận động, biến đổi để đáp ứng nhu cầu chung của con người thời đại. Truyện ngắn đáp ứng nhanh và linh hoạt hơn các thể loại khác. Sự vận động và phát triển của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985 là một hiện tượng mang tính tất yếu. Những thay đổi trong đời sống xã hội, sự phức tạp trong cuộc sống đời thường, đa dạng trong tính cách con người là những nguyên nhân trực tiếp thôi thúc quá trình đổi mới. Chủ trương dân chủ hoá văn học và sự mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới đã dẫn đến những biến đổi quan trọng văn học Việt Nam, trong đó có truyện ngắn.
Truyện ngắn đã bứt phá những quy phạm của thể loại, những hạn hẹp trong phạm vi phản ánh hiện thực để đáp ứng kịp thời và toàn vẹn những vấn đề của thực tại sau chiến tranh. Tuy nhiên, là nhưng dấu hiệu, những thể nghiệm, những bước dò tìm để chuẩn bị cho quá trình đổi mới.
Những dấu hiệu mới trong những truyện ngắn mà luận văn khảo sát là những mũi khoan thử nghiệm của thể loại nằm trong quy luật vận động của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các sáng tác ấy chưa hẳn đã đạt đến chiều sâu của nhận thức cũng như sự kết tinh về nghệ nhưng bước đầu có tác động khá mạnh mẽ đến tư duy sáng tạo của các nhà văn cũng như tâm lý tíêp nhận của bạn đọc
2. Đề tài là phương diện có nhiều dấu hiệu đổi mới trong truyện ngắn giai đoạn sau chiến tranh. Chiến tranh tiếp tục là mảnh đất giàu tiềm năng cho các cây bút khai vỡ. Khi đi vào đề tài này thấy sự trăn trở, tìm tòi những cách tiếp cận mới. Phần lớn các sáng tác chỉ lấy bối cảnh chiến tranh làm cái nền để bộc lộ những phẩm chất anh dũng, nhân văn của con người. Các tác giả đã cố gắng tạo ra sự hài hoà khi thể hiện sự khốc liệt của cuộc chiến tranh với tinh thần nhân bản của con người và tinh thần chiến đấu của dân tộc.
Sự chú ý của các cây bút nghiêng về khai thác những hậu quả của chiến tranh, những sự lầm lạc phản bội, những cái giá phải trả cho chiến thắng. Con người cá nhân được thể hiện một cách sinh động, toàn vẹn, sâu sắc. Truyện ngắn đã bộc lộ những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, góp phần làm cân bằng trở lại cách nhìn nhận con người trong văn xuôi thời kì chiến tranh.
Cùng với dề tài chiến tranh là sự xuất hiện của đề tài thế sự đời tư.Từ sau năm 1980 trở đi đây là đề tài giữ vai trò trung tâm của nền văn học.Những truyện ngắn này đã tạo được những hiệu quả cao khi đi vào một cảnh đời, một tâm trạng trong những tình huống tiêu biểu của cuộc sống thường nhật. Nhà văn đã vừa rung một hồi chuông cảnh tỉnh vừa khẳng định niềm tin vào con người.
Sau khi chiến tranh kết thúc thấy sự chuyển dịch từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư.Trong những truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 không chỉ có một giọng ngợi ca mà là sự đan cài của nhiều nguồn cảm hứng: cảm hứng đạo đức, cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán… Nhưng tất cả đều mang cảm hứng nhân văn về số phận con người cá nhân.
3. Truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 ngày càng xa dần lối kể lể dài dòng mà cô đúc hơn trong phương thức biểu hiện, Vai trò của cốt truyện chặt chẽ gay cấn có xu hướng nhường chỗ cho những cốt truyện tâm lý.
Truyện ngắn cũng có sức khái quát cao hơn vì đi vào chiều sâu thế giới bên trong tâm hồn con người. Đó là biểu hiện cho sự nhận thức về con người đã đạt đến một tư duy mới, gần với bản chất con người hơn. Đó cũng là kết quả của sự phối hợp của nhiều điểm nhìn trần thuật. Cũng chính vì thế kiểu nhân vật tự nhận thức, nhân vật tính cách, số phận được nhiều nhà văn chú ý lựa chọn.
Truyện ngắn đang mở ra những con đường giao tiếp cởi mở hơn với độc giả. Nhà văn không phải là người độc tôn chân lí phán truyền mà tăng cường yếu tố đối thoại với người đọc, những sự phức hợp của giọng điệu.
Mười năm truyện ngắn 1975 - 1985 là thời gian chuẩn bị tích cực, sự định hình những nét mới,góp phần quan trọng làm nên một dòng chảy liền mạch cho văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng.
Xin chân thành cảm ơn!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN TRỌNG THƯỞNG
THÁI NGUYÊN - 2009
tRUYệN NGắN VIệT NAM
GIAI ĐOạN 1975 - 1985
PHẦN MỞ ĐẦU
Văn học giai đoạn 1975- 1985 là sự chuẩn bị âm thầm nhưng rất tích cực để tạo đà cho quá trình đổi mới văn học. Truyện ngắn không phải là thể loại duy nhất nhưng lại tập trung nhiều nhất những yếu tố của một nền văn học đang chuyển mình.
- Từ thực tế giảng dậy Ngữ văn ở trường THPT chúng tôi cũng nhận thấy, những truyện ngắn sau 1975 được đưa vào chương trình học ngày càng nhiều hơn. Việc tìm hiểu sâu sắc và toàn diện những vấn đề của truyện ngắn giai đoạn này sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho việc giảng dậy.
- Truyện ngắn cũng là thể tài mà tôi yêu thích .
- Đó là những lí do chính để chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn Việt nam giai đoạn 1975- 1985.
Lí do chọn đề tài
Truyện ngắn với những lợi thế riêng của nó luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng. Sau năm 1975, xã hội Việt Nam đang đứng trước một cuộc chuyển giao lịch sử từ chiến tranh sang hoà bình.
Truyện ngắn thích hợp với những lát cắt của cuộc sống luôn biến động, kịp thời tái hiện thực tế xã hội Việt Nam ở thời điểm đầy nhậy cảm này và nhanh chóng tác động vào đời sống.
Với đặc trưng ngắn gọn, tính khái quát cao truyện ngắn có thế mạnh hơn so với các thể loại khác trong việc chuyển tải những vấn đề có tính tư tưởng ở thời kì tiền đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài nghiên cứu, những ý kiến về những vấn đề khái quát của truyện ngắn sau 1975
* Về nội dung: Tác giả Nguyễn Văn Long cho rằng từ 1975 dến 1985 là chặng đường đổi mới của văn học chiến tranh sang văn học thời hậu chiến. Truyện ngắn có vai trò quan trọng trong việc dò lối mở dường khi đi sâu vào những khoảnh khắc thường nhật của chiến tranh, vào diễn biến tâm lí con người, vào những cảnh ngộ và xung đột nội tâm.
Cùng quan điểm với nhận định trên là tác giả Phan Cự Đệ, Nguyên Ngọc, Vũ Tuấn Anh. Các tác giả này đánh giá cao công lao của truyện ngắn so với các thể loại khác, bởi nó đã đi thẳng vào vấn đề thân phận con người từ đó bộc lộ những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Theo nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng là do tính chất phức tạp của đời sống sau chiến tranh, khó khăn về kinh tế, sai lầm trong quản lí và do sự xâm nhập của các trào lưu tư tưởng bên ngoài.
* Về nghệ thuật: Tiêu biểu là bài viết của các tác giả Bích Thu, Nguyễn Văn Long, Ma Văn Kháng… Theo các tác giả, truyện ngắn đã tạo ra nhiều phong cách có giọng điệu riêng, có những thay đổi quan trọng trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trong sáng tạo ngôn từ. Truyện ngắn đã vươn tới sự khái quát, kể ít tả nhiều và đa dạng hơn trong hình thức tái tạo đời sống.
2.2. Những bài nghiên cứu về tác giả
Các tác giả được chọn nghiên cứu nhiều nhất trong giai đoạn này là Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu…Đáng lưu ý là bài viết của các nhà nghiên cứu: Phong Lê, Hà Minh Đức, Trần Đăng Xuyền …
Hầu hết các ý kiến dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá sự đổi mới và những vấn đề còn hạn chế của các tác giả. Lối đi mới của nhà văn này vừa được hoan nghênh đồng thời cũng vấp phải những sự băn khoăn, nghi ngại. Dù vậy những đóng góp của họ cho sự đổi mới của văn xuôi đã được ghi nhận.
2.3. Những bài viết về tác phẩm
- Số lượng các bài viết này rất nhiều, đăng tải dưới dạng điểm sách hoặc phê bình. Loại bài viết này phần lớn nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận về nội dung hay nghệ thuật, về những phương diện đổi mới của từng truyện ngắn, tập truyện ngắn cụ thể. Qua đó góp phần khẳng định xu thế đổi mới tất yếu của thể loại cũng như của nền văn học Việt Nam.
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu của những người đi trước chúng tôi thấy: Việc nghiên cứu những truyện ngắn giai đoạn sau 1975 đã lật xới lên được nhiều vấn đề. Đã có những nghiên cứu sâu sắc về tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhưng chủ yếu nghiêng hẳn về giai đoạn sau 1986.
Với truyện ngắn ở giai đoạn 1975-1985, các ý kiến đánh giá chủ yếu ở dạng phác thảo sơ bộ, hoặc là những nhận định khái quát hay từng khía cạnh cụ thể của thể loại. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện dấu hiệu đổi mới của truyện ngắn giai đoạn này.
3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu những đổi mới bước đàu của truyện ngắn giai đoạn 1975-1985
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn cố gắng tập trung vào truyện ngắn của những tác giả được xem như là tiêu biểu cho xu hướng đổi mới, những truyện ngắn đoạt giải trong các cuộc thi ở các báo trung ương
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Đóng góp của luận văn
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử và diện mạo truyện ngắn 1975-1985.
Chương 2: Những thay đổi về đề tài và cảm hứng trong truyện ngắn 1975-1985.
Chương 3: Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật truyện ngắn 1975-1985.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ DIỆN MẠO
TRUYỆN NGẮN 1975-1985
1. Bối cảnh lịch sử xã hội
1.1. Tình hình đất nước sau chiến tranh
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 đất nước đã thu về một mối. Cả nước hào hứng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn chồng chất: khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, hậu quả chiến tranh bắt đầu toả sức nặng, cơ chế quản lí cũ bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi phải có sự đổi mới. Đất nước hoà bình nhưng cuộc sống lại vận hành một cách khó nhọc, nặng nề.
1.2. Thống nhất về mặt nhà nước, khôi phục kinh tế, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ngày 25/4/1976 tổng tuyển cử được tiến hành trong cả nước. Từ đây nhiệm vụ thống nhất đất nước gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cách mạng XHCN.
1.3. Tiếp tục đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Đất nước phải đối mặt với cuộc chiến tranh ở biên giới Tây nam với tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari và biên giới phía Bắc với Trung Quốc.Tuy nhiên quân dân ta đã nhanh chóng làm thất bại âm mưu của kẻ thù đồng thời vẫn giữ vững tình đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng.
2.Tình hình phát triển của văn xuôi
* Nền văn học cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo những quy luật, cảm hứng trong chiến tranh đến khoảng những năm 1980. Sự chảy theo quán tính này dẫn đến tình trạng mất độc giả.
* Khuynh hướng sử thi còn tiếp tục trong một thời gian nữa song có xu hướng co hẹp lại nhường chỗ cho khuynh hướng thế sự đời tư: đạo đức con người, những bức xúc của đời sống kinh tế và cả nhu cầu xen xét lại một số vấn đề của thời kì chiến tranh. Đó là hướng nhìn sâu vào hiện thực .
* Hoạt động dịch và giới thiệu nền văn học đương đại Âu –Mĩ diễn ra sôi nổi. Điều đó làm thay đổi thị hiếu của độc giả khiến cho nhà văn càng nhận thức rõ việc cần thiết phải thay đổi cách viết.
3. Diện mạo truyện ngắn
3.1. Chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người
3.1.1. Quan niệm về hiện thực
Biên độ hiện thực ngày càng mở rộng. Cuộc sống được phản ánh vào trong tác phẩm không chỉ là cái phần anh hùng cao cả mà còn thấm thía nỗi buồn, vừa nhân hậu ấm áp vừa nhếch nhác lấm lem. Nhà văn có thể đi đến những miền khuất, những mặt trái của đời sống, với chiều sâu tâm linh con người.
Mô tả chiến tranh thường song hành với việc miêu tả số phận, tính cách con người. Có khi bối cảnh chiến trận chỉ là cái nền để tác giả bộc lộ tư tưởng,nhận thức.
Văn xuôi sau 1975 trở lại với hiện thực đời thường, chọn những con người, những sự việc bình thường, đặt nó vào quỹ đạo quan sát để làm giàu thêm cho nhận thức và sinh hoạt tinh thần con người trong cuộc sống hoà bình.
3.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người
Từ một nền văn học phản ánh con người trong mối quan hệ với cộng đồng, văn học sau năm 1975 chuyển sang phản ánh con người cá nhân trong các mối quan hệ đa chiều của nó. Cá nhân được phát hiện trong quá trình hình thành nhân cách dưới sự chi phối của các yếu tố xã hội. Số phận, bi kịch cá nhân được đặt ra một cách mạnh mẽ, để hướng đến quá trình tự nhận thức.
Điều này phản ánh sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về con người cá nhân. Họ đã đi sâu khám phá thế giới nội cảm của con người, tạo ra một thế giới nhân vật đa dạng, có đời sống tâm lí phức tạp.
3.2. Sự tiếp nối của các thế hệ nhà văn tài năng
Trước hết là lớp nhà văn dày dạn kinh nghiệm như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… Tiếp đến là sự khẳng định của một loạt cây bút ở vị trí của người lính như Chu Lai, Thái Bá Lợi, Khuất Quang Thuỵ … Thế hệ này đã đem vào trong văn xuôi sự từng trải và những kinh nghiệm trong chiến đấu. Tác phẩm của họ mang tính nóng hổi của sự kiện.
Sau đó xuất hiện một loạt cây bút trẻ Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Lê Minh Khuê… Sự đan cài của nhiều lớp nhà văn đã tạo ra một diện mạo mới cho văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng.
3.3. Thành tựu của truyện ngắn
Khó có thể thống kê số lượng truyện ngắn đã in trên các báo văn nghệ từ trung ương đến địa phương, các tuyển tập truyện ngắn do các Nxb ấn hành. Chỉ tính riêng Nxb Tác phẩm mới đã cho in 57 tập truyện ngắn của nhiều tác tác giả trong vòng 10 năm này. Việc ra đời của các tuyển tập truyện ngắn vừa là bằng chứng cho thấy sự phát triển mạnh về mặt số lượng vừa giúp người đọc nhận ra đựơc những phong cách riêng.
Mười năm này có thể thấy sự hình thành và khẳng định của những phong cách cá nhân, những lối viết truyện ngắn khá đa dạng.
Biến đổi của đời sống xã hội cũng dẫn đến sự thay đổi các thang giá trị của cuộc sống trong văn học. Truyện ngắn có sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con người trong tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật. Đó cũng chính là tinh thần dân chủ và nhân bản của văn học trong một giai đoạn mới.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 2
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG
TRONG TRUYỆN NGẮN GIAI ĐOẠN 1975-1985
1. Những thay đổi về đề tài
1.1. Sự tiếp tục của đề tài chiến tranh
Từ vai trò người cổ vũ nhà văn trở thành người đào sâu trực tiếp vào thực tế cuộc chiến để phát hiện mọi mặt của nó. Nhà văn đặt mình trong vai trò của người phân tích và đánh giá hiện thực chiến tranh. Ở đó có cả anh hùng và hèn nhát, chiến thắng - thất bại…và những cái giá phải trả cho chiến thắng.
Viết theo hướng này sẽ giúp người đọc vừa thấy đựơc sự khốc liệt lại vừa thấy cả những phần khuất lấp của cuộc chiến.
Các tác giả cũng hướng nhiều vào vấn đề đạo đức xã hội trong chiến tranh, xây dựng nhân cách con người trong giai đoạn cách mạng mới. Truyện ngắn không chỉ miêu tả thói xấu, mặt tốt của con người trong chiến tranh mà là sự kiếm tìm các hành vi chuẩn mực đạo đức con người phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
1.2. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh của đề tài thế sự, đời tư
Đất nước trở lại hoà bình thì mảng đề tài thế sự đời tư nhanh chóng đóng vai trò chủ đạo trên văn đàn. Truyện ngắn đi sâu phản ánh con người bình thường với những mối quan hệ phong phú, phức tạp. Con người cá nhân được nhìn ở nhiều chiều hướng. Đó cũng là những nỗi niềm, băn khoăn về hạnh phúc cá nhân, về nhân phẩm, về cuộc đời được phát đi từ những số phận riêng.
Nhu cầu hạnh phúc của con người cá nhân cũng được quan tâm. Tình yêu hạnh phúc không đơn thuần là hưởng thụ hay giải phóng nhu cầu tình cảm mà là hạnh phúc của con người trong cuộc sống đầy phức tạp. Các tác giả đã góp tiếng nói chung về hạnh phúc và có giá trị thức tỉnh con người
Nhiều truyện ngắn cũng đã phanh phui mổ xẻ để nhận rõ mặt cái xấu, cái ác và sự tha hoá về đạo đức nhưng nghiêng về hướng dự báo giúp mọi người khả năng tỉnh táo để nhận thức sâu sắc hơn về con người và cuộc đời.
2. Sự chuyển đổi của cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn 1975-1985
2.1. Chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư
Từ cuối những năm 70 văn xuôi có một sự chuyển dịch cảm hứng ngày càng rõ: cảm hứng sử thi đang chuyển dần sang cảm hứng thế sự đời tư. Cảm hứng tự hào, ca ngợi, chiêm ngưỡng đã chuyển dần sang những cảm hứng lắng đọng suy tư. Các tác phẩm tuy bớt đi chất hào hứng tráng lệ nhưng mang vẻ đẹp của sự trầm tĩnh, trải nghiệm.
Cảm hứng thế sự hướng về con người cá nhân trong tất cả những mối quan hệ phong phú tồn tại hàng ngày.
2.2. Cảm hứng đạo đức giữ vai trò quan trọng
Cảm hứng đạo đức là nét chung trong nhiều truyện ngắn sau 1975, đó không phải là sự minh hoạ cho những nguyên tắc đạo đức có sẵn mà là sự kiếm tìm những giá trị đạo đức gắn với thực tại.
2.3. Sự trở lại của cảm hứng bi kịch
Khi cuộc sống đã trở lại dòng chảy bình thường thì sự trở lại của cảm hứng bi kịch là lẽ tự nhiên, một đòi hỏi chính đáng, một món nợ mà văn chương phải trả.
Cảm hứng này gắn với những mất mát đau thương không gì bù đắp nổi do hậu quả cuộc chiến gây ra, đó không phải là chất bi ai thuần tuý, nó được chắt ra từ sự trải nghiệm, từ nhận thức sâu sắc, thấm thía của những nỗi đau đã trải qua chiến tranh.
Cảm hứng bi kịch gắn với nỗi buồn nhân sinh, thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc về những nỗi đau thương, mất mát, rủi ro, của con người trong cuộc sống đời thường. Cái bi trong những truyện ngắn này làm cho con người trở nên từng trải hơn, hiểu biết hơn về sự phong phú phức tạp của cuộc đời, sự đa đoan của kiếp người.
2.4. Cảm hứng phê phán
Nhà văn viết về bóng đen, tô đậm bóng đen cũng chính là để làm bật lên ánh sáng. Mục đích cuối cùng là hướng vào sự tự ý thức, tự phê phán của con người.
2.5. Cảm hứng nhân văn
Qua mỗi truyện ngắn bộc lộ lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút trước những đau khổ, buồn vui của con người và cuộc đời. Vì thế tác phẩm truyền đến cho người đọc niềm tin vào cuộc sống.
Cùng với sự thay đổi về đề tài thì sự phong phú về cảm hứng đã đem lại cho truyện ngắn sau 1975 những sắc diện mới.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 3
NHỮNG ĐỔI MỚI BƯỚC ĐẦU
VỀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN 1975-1985
1. Đặc điểm kết cấu cốt truyện
1.1. Khái niệm và vai trò của cốt truyện
1.2. Sự vận động trong việc xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn sau 1975
Cái tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn không chỉ là những cốt truyện rạch ròi với những tình huống li kì, éo le, khốc liệt mà ở chỗ đi vào những tình huống đời thường, vào chiều sâu tâm hồn con người. Ở đó, những bước ngoặt trong trạng thái cảm xúc, xung đột mang tính nội tâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy cốt truyện. Vẫn có cốt truyện chặt chẽ đồng thời xuất hiện nhiều hơn truyện có cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép với kết thúc mở.
Sự đa dạng về kết cấu cốt truyện nhằm lí giải những vấn đề phong phú của con người trong cuộc sống hiện tại. Cốt truyện đã có vai trò không nhỏ trong việc tiếp cận thực tại của nhà văn.
1.3. Các đặc điểm kết cấu cốt truyện
1.3.1. Xây dựng cốt truyện chủ yếu theo dòng tâm trạng của nhân vật
Xu hướng tăng cường cốt truyện bên trong, giảm bớt cốt truyện miêu tả hành động bên ngoài. Cốt truyện với một hệ thống sự kiện chặt chẽ lùi xuống hàng thứ yếu sau tính cách nhân vật. Cốt truyện cũng ngày càng giảm bớt những yếu tố gay cấn, li kì để tư tưởng chủ yếu đựơc bật ra từ suy nghĩ, tâm trạng nhân vật.
1.3.2. Xu hướng lắp ghép liên văn bản
Truyện được hình thành bởi cách lắp ghép các mảng cốt truyện. Diễn biến của câu chuyện không theo trình tự tuyến tính của thời gian mà đảo ngược theo ý đồ của nhà văn. Các tình huống rời rạc tưởng như không ăn nhập với nhau lại đựơc xâu chuỗi trong mạch ngầm của văn bản.
1.3.3.Vai trò của biến cố trong diễn biến cốt truyện
Biến cố trong truyện ngắn ít về mặt số lượng nhưng chứa một sức nổ lớn. Truyện ngắn thường có tính đột phá, đi thẳng vào biến cố trung tâm mà không được báo trước. Nhất là ở những truyện có cốt truyện tâm lí, biến cố thường xảy ra một cách tự nhiên không có vẻ gì là chuẩn bị trước. Cái được coi là biến cố trong cốt truyện chỉ là những tình huống tự nhiên trong cuộc sống được nhà văn sử dụng như một cái cớ cho nhân vật tự đối thoại để tạo ra những đột biến trong nhận thức.
1.4. Đặc điểm của đoạn kết trong cấu trúc truyện
Xuất hiện nhiều kiểu kết thúc để ngỏ, kết thúc mở. Lối kết thúc mở ra cho người đọc khả năng tự suy ngẫm, tự đánh giá. Người đọc cũng có thể tham gia lựa chọn các khả năng mà nhà văn còn để ngỏ .
Có những cách kết thúc bằng huyền thoại làm tăng tính biểu trưng cho câu truyện. Có truyện xuất hiện liên tiếp những câu hỏi trong phần kết làm tăng độ mở, tạo ra một khoảng trống tự do để người đọc tự suy nghĩ.
Kết thúc của truyện ngắn sau 75 có xu hướng không trọn vẹn, không giải quyết triệt để mọi vấn đề đặt ra trong truyện. Vì truyện ngắn trình bày các khả năng có thể của con người và cuộc sống ở trong dòng sinh hoá tuôn dào dạt. Đó cũng là biểu hiện của tính dân chủ trong văn học.
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn 1975-1985
2.1. Các kiểu nhân vật mới
2.1.1. Nhân vật tự nhận thức
Đây là dạng nhân vật chủ đạo trong truyện ngắn sau 1975. Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thúc thế giới tâm hồn mình là bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Dạng nhân vật này thường gắn với chủ đề tự thú hay xám hối. Nhân vật tự nhận thức đã góp phần phát hiện một bình diện mới về nhân cách con người trong con người.
2.1.2. Nhân vật tính cách số phận
Con người được miêu tả trong truyện ngắn sau 75 tuy chưa đựơc miêu tả với đầy đủ những thăng trầm trong số phận nhưng những cảnh ngộ, những bi kịch riêng thì đã hình thành rõ nét
Số phận của những con người đi qua chiến tranh có vầng hào quang chiến thắng và có cả những hi sinh mất mát. Nhân vật trong cuộc sống hàng ngày thường là hiện thân của những khốn khó, lam lũ, những bi kịch riêng nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng.
Nhiều truyện ngắn xuất hiện kiểu nhân vật cô đơn. Thực chất cô đơn là truyện của mỗi số phận song từ đó phát đi những vấn đề không hề nhỏ bé của con người cá nhân.
2.2. Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.2.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
Các nhà văn mới chỉ miêu tả những xung đột nội tâm, những rung động trong cảm xúc, biến đổi tâm lí chứ chưa hoàn toàn nắm bắt trọn vẹn một quá trình tâm lí.
Họ thường để cho nhân vật tự ý thức về bản thân mình với cảm xúc chân thực nhất. Thủ pháp độc thoại nội tâm được sử dụng một cách hữu hiệu. Việc tăng cường yếu tố tâm linh cũng là cách để cho chất người được bộc lộ một cách đa dạng hơn.
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong những chiều thời gian khác nhau
Đặt nhân vật trong những chiều thời gian khác nhau là cách làm nổi bật đời sống tinh thần và số phận của con người. Sử dụng thời gian đồng hiện thường đi liền với những đối thoại bên trong nhân vật giúp nhà văn đi sâu hơn vào những diễn biến tâm lí phức tạp .
3. Nghệ thuật trần thuật
3.1. Sự đa dạng trong điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật thường được tổ chức chủ yếu từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Trần thuật từ ngôi thứ nhất có hai dạng: Người dẫn truyện hoặc trao cho nhân vật chức năng dẫn truyện.
- Trong vai trò người dẫn truyện, người kể chuyện cũng là người tham gia vào câu chuyện, nhiều khi in đậm dấu ấn của tác giả.
- Trao cho nhân vật chức năng trần thuật thực chất là để cho nhân vật tự kể lại cuộc đời mình.Cách trần thuật này giúp nhà văn có thể soi vào những phần khuất lấp trong ý nghĩ của nhân vật.
Trần thuật từ ngôi thứ ba đã có sự song trùng chủ thể. Lúc đầu nhà văn chọn một điểm nhìn tương đối khách quan bên ngoài sau đó di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật khiến cho khoảng cách giữa nhà văn và các nhân vật được thu hẹp dần.
Trong mỗi truyện ngắn thường có sự đa dạng và chuyển dịch của các điểm nhìn trần thuật.
3.2. Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật
Truyện ngắn sau 1975 có sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật. Có giọng ngợi ca, phê phán, tư biện… Giọng điệu của các nhân vật, của tác giả nhiều khi khó phân biệt.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Nền văn học Việt Nam có sự vận động, biến đổi để đáp ứng nhu cầu chung của con người thời đại. Truyện ngắn đáp ứng nhanh và linh hoạt hơn các thể loại khác. Sự vận động và phát triển của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985 là một hiện tượng mang tính tất yếu. Những thay đổi trong đời sống xã hội, sự phức tạp trong cuộc sống đời thường, đa dạng trong tính cách con người là những nguyên nhân trực tiếp thôi thúc quá trình đổi mới. Chủ trương dân chủ hoá văn học và sự mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới đã dẫn đến những biến đổi quan trọng văn học Việt Nam, trong đó có truyện ngắn.
Truyện ngắn đã bứt phá những quy phạm của thể loại, những hạn hẹp trong phạm vi phản ánh hiện thực để đáp ứng kịp thời và toàn vẹn những vấn đề của thực tại sau chiến tranh. Tuy nhiên, là nhưng dấu hiệu, những thể nghiệm, những bước dò tìm để chuẩn bị cho quá trình đổi mới.
Những dấu hiệu mới trong những truyện ngắn mà luận văn khảo sát là những mũi khoan thử nghiệm của thể loại nằm trong quy luật vận động của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các sáng tác ấy chưa hẳn đã đạt đến chiều sâu của nhận thức cũng như sự kết tinh về nghệ nhưng bước đầu có tác động khá mạnh mẽ đến tư duy sáng tạo của các nhà văn cũng như tâm lý tíêp nhận của bạn đọc
2. Đề tài là phương diện có nhiều dấu hiệu đổi mới trong truyện ngắn giai đoạn sau chiến tranh. Chiến tranh tiếp tục là mảnh đất giàu tiềm năng cho các cây bút khai vỡ. Khi đi vào đề tài này thấy sự trăn trở, tìm tòi những cách tiếp cận mới. Phần lớn các sáng tác chỉ lấy bối cảnh chiến tranh làm cái nền để bộc lộ những phẩm chất anh dũng, nhân văn của con người. Các tác giả đã cố gắng tạo ra sự hài hoà khi thể hiện sự khốc liệt của cuộc chiến tranh với tinh thần nhân bản của con người và tinh thần chiến đấu của dân tộc.
Sự chú ý của các cây bút nghiêng về khai thác những hậu quả của chiến tranh, những sự lầm lạc phản bội, những cái giá phải trả cho chiến thắng. Con người cá nhân được thể hiện một cách sinh động, toàn vẹn, sâu sắc. Truyện ngắn đã bộc lộ những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, góp phần làm cân bằng trở lại cách nhìn nhận con người trong văn xuôi thời kì chiến tranh.
Cùng với dề tài chiến tranh là sự xuất hiện của đề tài thế sự đời tư.Từ sau năm 1980 trở đi đây là đề tài giữ vai trò trung tâm của nền văn học.Những truyện ngắn này đã tạo được những hiệu quả cao khi đi vào một cảnh đời, một tâm trạng trong những tình huống tiêu biểu của cuộc sống thường nhật. Nhà văn đã vừa rung một hồi chuông cảnh tỉnh vừa khẳng định niềm tin vào con người.
Sau khi chiến tranh kết thúc thấy sự chuyển dịch từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư.Trong những truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 không chỉ có một giọng ngợi ca mà là sự đan cài của nhiều nguồn cảm hứng: cảm hứng đạo đức, cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán… Nhưng tất cả đều mang cảm hứng nhân văn về số phận con người cá nhân.
3. Truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 ngày càng xa dần lối kể lể dài dòng mà cô đúc hơn trong phương thức biểu hiện, Vai trò của cốt truyện chặt chẽ gay cấn có xu hướng nhường chỗ cho những cốt truyện tâm lý.
Truyện ngắn cũng có sức khái quát cao hơn vì đi vào chiều sâu thế giới bên trong tâm hồn con người. Đó là biểu hiện cho sự nhận thức về con người đã đạt đến một tư duy mới, gần với bản chất con người hơn. Đó cũng là kết quả của sự phối hợp của nhiều điểm nhìn trần thuật. Cũng chính vì thế kiểu nhân vật tự nhận thức, nhân vật tính cách, số phận được nhiều nhà văn chú ý lựa chọn.
Truyện ngắn đang mở ra những con đường giao tiếp cởi mở hơn với độc giả. Nhà văn không phải là người độc tôn chân lí phán truyền mà tăng cường yếu tố đối thoại với người đọc, những sự phức hợp của giọng điệu.
Mười năm truyện ngắn 1975 - 1985 là thời gian chuẩn bị tích cực, sự định hình những nét mới,góp phần quan trọng làm nên một dòng chảy liền mạch cho văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng.
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Tác
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)