Bao vệ luận văn thac si
Chia sẻ bởi Trần Tác |
Ngày 21/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: bao vệ luận văn thac si thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Học viên: NGUYỄN HOÀNG HÀ
Người hướng dẫn khoa học : T.S. MAI THỊ NHUNG
CÁI NHÌN, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
(Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều)
1.1. Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Thành tựu xuất sắc và độc đáo của Tô Hoài là những đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Đóng góp ấy thể hiện trên nhiều thể loại. Hầu như ở thể loại và đề tài nào Tô Hoài cũng để lại dấu ấn rõ nét, đúng như G.S Hà Minh Đức đã nhận xét: “Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. Hồi ký là thể loại có vị trí đặc biệt thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài.
Nhắc đến hồi ký của Tô Hoài, chúng ta không thể không nhắc đến hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Hai tập hồi ký này đã ghi lại hiện thực cuộc sống một cách chân thực, sinh động và sáng tạo.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.3. Tiếp cận và nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp là cách có sức hấp dẫn, hiệu quả khoa học cao. Vì thế, việc nghiên cứu hồi ký của Tô Hoài từ góc độ thi pháp (cái nhìn, không gian và thời gian) sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những giá trị các tập hồi ký của nhà văn Tô Hoài.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.4. Những công trình coi hồi ký của Tô Hoài là đối tượng chuyên biệt còn khá khiêm tốn. Đặc biệt, mong muốn giúp giáo viên giảng dạy ở các bậc học cũng như bạn đọc yêu mến nhà văn Tô Hoài có một cái nhìn tổng quát hơn về tác giả, đồng thời thấy được vẻ đẹp văn chương, sự cảm nhận tinh tế về hiện thực cuộc sống của nhà văn.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bàn về giá trị văn chương Tô Hoài, xưa nay có rất nhiều ý kiến nhưng nghiên cứu về thể hồi ký của ông thì cho đến nay chỉ có một vài bài viết và ý kiến nằm rải rác trong các công trình mang tính khái quát. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ điểm duyệt những nhận xét có liên quan đến hồi ký nói chung và những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cái nhìn, không gian và thời gian trong hồi ký của Tô Hoài nói riêng.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhiều nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như: Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân Thanh, Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn, Trần Hữu Tá, Nguyễn Đăng Điệp, Đoàn Trọng Huy, Xuân Sách, Trần Đức Tiến… đã có những đánh giá thật tinh tế, khách quan về các tác phẩm và văn chương của ông.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét khái quát về tự truyện, hồi ký của Tô Hoài đã khẳng định: “Hồi ký, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài … ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy ”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Qua bài viết Tô Hoài qua Tự truyện, PGS Vân Thanh lại nhận ra rằng: “Nhưng dẫu gần hoặc xa, dẫu là chuyện bản thân hoặc gia đình, làng xóm đâu đâu, qua những trang hồi ức của Tô Hoài, cũng vẫn một màu xám, một điệu buồn như vậy. Một cái buồn thấm vào tất cả từng tế bào, từng chân lông của cơ thể xã hội… Tôi cho là Tô Hoài đã thực sự có đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ – hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ. Mảng sống đó rất có nét dáng, góc cạnh, trước hết vì khả năng nhớ dai và rất động ở ký ức của Tô Hoài”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Đặc biệt, trong bài nghiên cứu về Cát bụi chân ai, tác giả Đặng Thị Hạnh đi sâu tìm hiểu cấu trúc thời gian và chỉ ra: “Dòng hoài niệm trong Cát bụi chân ai chạy lan man, rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen nhau dày đặc, với những rẽ ngoặt quanh co… Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lông bông theo dòng hoài niệm”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Như vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò và những đặc điểm riêng trong các tập hồi ký của Tô Hoài. Các tập hồi ký này có giá trị đánh dấu vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của tác giả. Các tập hồi ký của Tô Hoài đã cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống và con người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề thi pháp mà chỉ tập trung vào: Cái nhìn nghệ thuật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề đặt ra qua hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Để có một cái nhìn toàn diện, chúng tôi có so sánh với những tập hồi ký khác của tác giả.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đi sâu nghiên cứu và phân tích cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài nhằm góp phần cảm thụ hồi ký của Tô Hoài một cách sâu sắc hơn. Từ đó có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về đóng góp của Tô Hoài cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong thể hồi ký.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu một số phương diện: cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, luận văn sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu văn học sau:
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Luận văn là công trình đầu tiên có tính chất chuyên biệt về vấn đề: cái nhìn, không gian và nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
7.2. Giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn đem lại cho người đọc yêu thích nhà văn Tô Hoài một cái nhìn đầy đủ hơn về tác giả. Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học viên, sinh viên khi nghiên cứu tác giả Tô Hoài.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
Chương 1
CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.1. Khái niệm hồi ký
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm hồi ký, trong đó các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra khái niệm: “Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến”.
Cỏ dại và Tự truyện là những dấu ấn đầu tiên để Tô Hoài viết những hồi ký tiếp theo trong hành trình viết hồi ký – một hành trình đấu tranh tư tưởng của mình. Hành trình đến Cát bụi chân ai và Chiều chiều đã khẳng định ngòi bút chân thực, khách quan, không tô điểm của Tô Hoài. Trong những dòng hồi ký ấy, Tô Hoài vừa cho người đọc thấu hiểu một thời kỳ lịch sử, vừa cho người đọc chiêm ngưỡng các tác gia văn học từ góc độ sinh hoạt đời thường. Như vậy với phong cách đặc biệt, Tô Hoài đã đem đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hồi ký xuất sắc.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.2. Nhà văn Tô Hoài và hành trình viết hồi ký của tác giả
Hành trình viết hồi ký của Tô Hoài là hành trình xuyên suốt trong quá trình sáng tác của ông. Mỗi tác phẩm hồi ký là một sự chiêm nghiệm về cuộc sống, về con người, về lịch sử và trên hết đó là sự thật, vì Tô Hoài quan niệm: sự thật đã là đẹp rồi.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.2. Nhà văn Tô Hoài và hành trình viết hồi ký của tác giả
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.3. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
Ngoài những đặc điểm chung của hồi ký, hồi ký của Tô Hoài có những đặc điểm riêng không lẫn vào ai, điều đó góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài.
Cảm hứng hướng ngoại là đặc điểm nổi bật trong hồi ký của Tô Hoài, thể hiện một cái Tôi tự sự giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh.
Hồi ký của Tô Hoài giàu chất “truyện” và chất “tiểu thuyết” trong kết cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ chính xác, linh hoạt.
Trong hồi ký của mình, Tô Hoài thiên về tự sự. Khi viết chân dung, Tô Hoài vẫn cứ là cây bút hiện thực bám chặt vào “chất văn xuôi” của đời sống.
Hồi ký Tô Hoài là sự trở đi trở lại uyển chuyển giữa quá khứ và hiện tại. Từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tượng. Nhà văn luôn tìm cách phá vỡ trình tự không gian – thời gian, hay nói cách khác, đảo ngược, xen kẽ không gian – thời gian trong thế giới hoài niệm của mình từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tượng.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.3. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học GS Trần Đình Sử khẳng định: “Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật”.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.2.1. Cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử
Hai tập hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều là sự nối tiếp có hệ thống trong hành trình viết hồi ký của nhà văn. Đó là sự nối tiếp theo chiều dài của thời gian lịch sử và của chính tác giả. Tô Hoài đang “quay đầu về với cái cũ” (Vương Trí Nhàn) nhưng cái cũ ấy vẫn còn giá trị đối với công cuộc đổi mới hiện nay. Cái cũ ấy có cả những điều tốt đẹp, cái đúng có giá trị vĩnh hằng và những điều chưa đúng, sai lầm cần nhận thức lại.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.3. Cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường
Cảm quan nhân bản đời thường là cảm quan xuyên suốt, bao trùm trong các tập hồi ký của Tô Hoài. Đặc biệt hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều cảm quan nhân bản đời thường càng hiện diện rõ nét. Tô Hoài quan niệm “người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ”.
Tô Hoài đã ghi lại những hình ảnh thật nhất về cuộc sống, về chân dung văn nghệ sĩ hiện đại, đặc biệt là về chính tác giả với cái nhìn chân thực. Không tô điểm, không cường điệu Tô Hoài cứ thành thật mà kể rằng: “Chúng tôi cũng có đủ thói hư tật xấu của kiểu người như chúng tôi trong xã hội, những ích kỉ ganh ghét nhỏ nhen”.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.3. Cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường
Chương 2
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”.
G.S Trần Đình Sử cũng chỉ rõ “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất”
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
2.2.1. Không gian hiện thực cụ thể gắn với những sự kiện đáng nhớ
Trong các tập hồi ký của mình, Tô Hoài “thường xuyên sử dụng phép đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, giữa quá khứ gần và quá khứ xa trong mạch kể chuyện”. Do đặc điểm như vậy nên không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài luôn có sự dịch chuyển theo dòng hồi ức của tác giả. Không gian nghệ thuật ấy đều gắn liền với cuộc đời riêng của tác giả.
* Không gian hiện thực cụ thể gắn với sự kiện lịch sử
Những sự kiện lịch sử xã hội có ý nghĩa được nhà văn chắt lọc và đặt trong một không gian rất rộng mở. Các sự kiện tuy không được sắp xếp theo trình tự thời gian mà theo dòng hồi tưởng của tác giả nhưng nó đã góp phần quan trọng phản ánh bức tranh hiện thực cuộc sống một thời kỳ đầy biến động.
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
* Không gian hiện thực cụ thể gắn với sự kiện đời tư
Trong hồi ký của Tô Hoài ngoài không gian sự kiện lịch sử còn có không gian sự kiện đời tư, đó là không gian gia đình, của cá nhân có những thay đổi ảnh hưởng tới cuộc sống, tâm lý của nhân vật. Chúng ta đã được biết không ít chân dung nhà văn qua cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt của Tô Hoài. Một lần nữa người đọc lại có dịp tái ngộ với họ thông qua không gian hiện thực gắn với sự kiện đời tư.
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
2.2.2. Không gian sinh hoạt đời thường
Xuất phát từ đặc điểm của hồi ký và từ cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường của Tô Hoài, trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều không gian sinh hoạt rất đậm nét, thể hiện đặc sắc phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Không gian sinh hoạt bao gồm có không gian căn phòng, không gian đường phố và không gian làng quê.
Chương 3
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
Theo Dẫn luận thi pháp học: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai ”.
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
3.2. Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
3.2.1. Thời gian lịch sử rộng mở đa chiều
Thời gian nghệ thuật trong những trang hồi ký của Tô Hoài đã đem đến cho người đọc những hình dung thật cụ thể về cuộc sống, về những gì diễn ra vào các giai đoạn lịch sử trọng đại của dân tộc, để từ đó các thế hệ độc giả thêm hiểu, thêm tự hào về đất nước mình. Một đất nước nhiều năm chìm trong bom đạn mà vẫn giữ gìn được nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc.
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
3.2. Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
3.2.2. Thời gian đời tư đồng hiện chồng chéo
Trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều, Tô Hoài vừa miên man theo thời gian giãn cách, khiến các sự kiện không hiện diện theo trình tự, vừa có sự đồng hiện chồng chéo để các sự kiện về xã hội lịch sử, về đời tư của mỗi nhà văn hiện lên khá đầy đủ. Từ đó người đọc có sự hình dung rõ nét về cuộc sống con người của mỗi nhân vật trong những thời điểm lịch sử khác nhau và trong tính cách của họ.
KẾT LUẬN
1. Trong hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều, Tô Hoài đã thể hiện một cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử.
Cái nhìn chân thực qua những sự kiện lịch sử xã hội và văn học đáng nhớ của Tô Hoài không nghiêng về một thái cực nào. Nhà văn đã “mạnh dạn thẳng thắn nói ra những chuyện buồn quá khứ, những ấu trĩ trong quan niệm văn học và chính trị một thời” cũng như thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tốt đẹp để người đọc có những nhận thức, thái độ “tường minh hơn về lịch sử, văn học nước nhà trong những năm tháng đầy biến động”
Đặc biệt là với cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường, Tô Hoài đã cảm nhận con người từ mọi phương diện tự nhiên nhất. Con người không chỉ có phẩm chất, có mọi điều tốt đẹp, cao quý mà thẳm sâu trong họ còn không ít những cá tính, thói tật bình thường, thậm chí là nhỏ nhen tầm thường. Bởi chính nhà văn đã nhận thấy: “Chúng tôi cũng có đủ thói hư tật xấu của kiểu người như chúng tôi trong xã hội, những ích kỉ ganh ghét nhỏ nhen”. Cái nhìn đó của Tô Hoài đã làm nên nét đặc sắc và chi phối thế giới nghệ thuật trong hồi ký của ông, góp phần quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật tác giả.
KẾT LUẬN
2. Trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều, Tô Hoài đã tạo nên không gian rộng mở với nhiều tầng bậc góp phần chuyển tải nội dung tư tưởng của tác phẩm tới người đọc. Đó là không gian hiện thực cụ thể với những sự kiện in đậm dấu ấn lịch sử - xã hội một thời. Qua không gian ấy người đọc thấy được những khó khăn, thách thức mà Đảng, Nhà nước và dân tộc đã phải đối mặt, phải trải qua.
KẾT LUẬN
Cùng với không gian hiện thực cụ thể in đậm dấu ấn lịch sử, trong Cát bụi chân ai và Chiều chiều còn có không gian sự kiện in đậm dấu ấn cá nhân. Nếu không gian lịch sử với các sự kiện xã hội đem lại cho người đọc những thông điệp nhiều chiều, thì từ những sự kiện liên quan đến đời sống, số phận của từng con người hồi ký của Tô Hoài đã làm phong phú hiện thực phản ánh và sự hấp dẫn cho người đọc.
KẾT LUẬN
Không gian sinh hoạt với không gian làng quê, không gian gia đình – căn phòng và không gian đường phố tác giả đem đến cho người đọc những khung cảnh hết sức đời thường, gần gũi, quen thuộc và thân thiết. Thông qua không gian ấy chân dung và số phận mỗi con người được được hiện diện rõ nét.
KẾT LUẬN
3. Thời gian nghệ thuật trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều được Tô Hoài sắp xếp theo một nghệ thuật thể hiện riêng. Nhà văn đã đan cài những biến cố của lịch sử với từng mốc thời gian lịch sử. Dấu ấn sự kiện nhiều khi không hiện diện cụ thể ở từng ngày, từng tháng nhưng lại rõ ràng ở từng chi tiết. Vì thế nó đã đem đến cho người đọc những thông điệp khá đầy đủ về hoàn cảnh lịch sử và đời sống xã hội của thế hệ nhà văn cũng như người dân đất Việt trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
KẾT LUẬN
4. Nghiên cứu hồi ký của Tô Hoài qua hai cuốn Cát bụi chân ai và Chiều chiều từ phương diện cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật chúng tôi càng khẳng định hồi ký của ông mang một đặc điểm riêng độc đáo. Để cho độc giả chiêm ngưỡng bức chân dung tự họa của bản thân và chân dung các nhà văn tầm cỡ trong nền văn học hiện đại nước nhà, Tô Hoài đã xóa nhòa khoảng cách tiếp cận và không đi theo kiểu hồi tưởng biên niên.
KẾT LUẬN
Theo dòng hồi ký của Tô Hoài, từ Cỏ dại, Tự truyện đến Cát bụi chân ai và Chiều chiều, chúng ta thấy rằng cái nhìn nghệ thuật đã chi phối thế giới nghệ thuật trong hồi ký của ông và đem đến sức hấp dẫn cho người đọc. Nghiên cứu văn chương và phong cách nghệ thuật Tô Hoài không thể không nghiên cứu mảng hồi ký của ông nhất là Cát bụi chân ai – “tập hồi ký đặc sắc” tập hồi ký khẳng định “bước tiến mới về hồi ký” của Tô Hoài nói riêng và của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
KẾT LUẬN
.
Người hướng dẫn khoa học : T.S. MAI THỊ NHUNG
CÁI NHÌN, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
(Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều)
1.1. Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Thành tựu xuất sắc và độc đáo của Tô Hoài là những đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Đóng góp ấy thể hiện trên nhiều thể loại. Hầu như ở thể loại và đề tài nào Tô Hoài cũng để lại dấu ấn rõ nét, đúng như G.S Hà Minh Đức đã nhận xét: “Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. Hồi ký là thể loại có vị trí đặc biệt thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài.
Nhắc đến hồi ký của Tô Hoài, chúng ta không thể không nhắc đến hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Hai tập hồi ký này đã ghi lại hiện thực cuộc sống một cách chân thực, sinh động và sáng tạo.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.3. Tiếp cận và nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp là cách có sức hấp dẫn, hiệu quả khoa học cao. Vì thế, việc nghiên cứu hồi ký của Tô Hoài từ góc độ thi pháp (cái nhìn, không gian và thời gian) sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những giá trị các tập hồi ký của nhà văn Tô Hoài.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.4. Những công trình coi hồi ký của Tô Hoài là đối tượng chuyên biệt còn khá khiêm tốn. Đặc biệt, mong muốn giúp giáo viên giảng dạy ở các bậc học cũng như bạn đọc yêu mến nhà văn Tô Hoài có một cái nhìn tổng quát hơn về tác giả, đồng thời thấy được vẻ đẹp văn chương, sự cảm nhận tinh tế về hiện thực cuộc sống của nhà văn.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bàn về giá trị văn chương Tô Hoài, xưa nay có rất nhiều ý kiến nhưng nghiên cứu về thể hồi ký của ông thì cho đến nay chỉ có một vài bài viết và ý kiến nằm rải rác trong các công trình mang tính khái quát. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ điểm duyệt những nhận xét có liên quan đến hồi ký nói chung và những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cái nhìn, không gian và thời gian trong hồi ký của Tô Hoài nói riêng.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhiều nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như: Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân Thanh, Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn, Trần Hữu Tá, Nguyễn Đăng Điệp, Đoàn Trọng Huy, Xuân Sách, Trần Đức Tiến… đã có những đánh giá thật tinh tế, khách quan về các tác phẩm và văn chương của ông.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét khái quát về tự truyện, hồi ký của Tô Hoài đã khẳng định: “Hồi ký, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài … ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy ”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Qua bài viết Tô Hoài qua Tự truyện, PGS Vân Thanh lại nhận ra rằng: “Nhưng dẫu gần hoặc xa, dẫu là chuyện bản thân hoặc gia đình, làng xóm đâu đâu, qua những trang hồi ức của Tô Hoài, cũng vẫn một màu xám, một điệu buồn như vậy. Một cái buồn thấm vào tất cả từng tế bào, từng chân lông của cơ thể xã hội… Tôi cho là Tô Hoài đã thực sự có đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ – hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ. Mảng sống đó rất có nét dáng, góc cạnh, trước hết vì khả năng nhớ dai và rất động ở ký ức của Tô Hoài”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Đặc biệt, trong bài nghiên cứu về Cát bụi chân ai, tác giả Đặng Thị Hạnh đi sâu tìm hiểu cấu trúc thời gian và chỉ ra: “Dòng hoài niệm trong Cát bụi chân ai chạy lan man, rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen nhau dày đặc, với những rẽ ngoặt quanh co… Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lông bông theo dòng hoài niệm”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Như vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò và những đặc điểm riêng trong các tập hồi ký của Tô Hoài. Các tập hồi ký này có giá trị đánh dấu vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của tác giả. Các tập hồi ký của Tô Hoài đã cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống và con người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề thi pháp mà chỉ tập trung vào: Cái nhìn nghệ thuật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề đặt ra qua hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Để có một cái nhìn toàn diện, chúng tôi có so sánh với những tập hồi ký khác của tác giả.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đi sâu nghiên cứu và phân tích cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài nhằm góp phần cảm thụ hồi ký của Tô Hoài một cách sâu sắc hơn. Từ đó có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về đóng góp của Tô Hoài cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong thể hồi ký.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu một số phương diện: cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, luận văn sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu văn học sau:
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Luận văn là công trình đầu tiên có tính chất chuyên biệt về vấn đề: cái nhìn, không gian và nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
7.2. Giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn đem lại cho người đọc yêu thích nhà văn Tô Hoài một cái nhìn đầy đủ hơn về tác giả. Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học viên, sinh viên khi nghiên cứu tác giả Tô Hoài.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
Chương 1
CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.1. Khái niệm hồi ký
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm hồi ký, trong đó các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra khái niệm: “Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến”.
Cỏ dại và Tự truyện là những dấu ấn đầu tiên để Tô Hoài viết những hồi ký tiếp theo trong hành trình viết hồi ký – một hành trình đấu tranh tư tưởng của mình. Hành trình đến Cát bụi chân ai và Chiều chiều đã khẳng định ngòi bút chân thực, khách quan, không tô điểm của Tô Hoài. Trong những dòng hồi ký ấy, Tô Hoài vừa cho người đọc thấu hiểu một thời kỳ lịch sử, vừa cho người đọc chiêm ngưỡng các tác gia văn học từ góc độ sinh hoạt đời thường. Như vậy với phong cách đặc biệt, Tô Hoài đã đem đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hồi ký xuất sắc.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.2. Nhà văn Tô Hoài và hành trình viết hồi ký của tác giả
Hành trình viết hồi ký của Tô Hoài là hành trình xuyên suốt trong quá trình sáng tác của ông. Mỗi tác phẩm hồi ký là một sự chiêm nghiệm về cuộc sống, về con người, về lịch sử và trên hết đó là sự thật, vì Tô Hoài quan niệm: sự thật đã là đẹp rồi.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.2. Nhà văn Tô Hoài và hành trình viết hồi ký của tác giả
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.3. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
Ngoài những đặc điểm chung của hồi ký, hồi ký của Tô Hoài có những đặc điểm riêng không lẫn vào ai, điều đó góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài.
Cảm hứng hướng ngoại là đặc điểm nổi bật trong hồi ký của Tô Hoài, thể hiện một cái Tôi tự sự giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh.
Hồi ký của Tô Hoài giàu chất “truyện” và chất “tiểu thuyết” trong kết cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ chính xác, linh hoạt.
Trong hồi ký của mình, Tô Hoài thiên về tự sự. Khi viết chân dung, Tô Hoài vẫn cứ là cây bút hiện thực bám chặt vào “chất văn xuôi” của đời sống.
Hồi ký Tô Hoài là sự trở đi trở lại uyển chuyển giữa quá khứ và hiện tại. Từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tượng. Nhà văn luôn tìm cách phá vỡ trình tự không gian – thời gian, hay nói cách khác, đảo ngược, xen kẽ không gian – thời gian trong thế giới hoài niệm của mình từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tượng.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
1.1.3. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học GS Trần Đình Sử khẳng định: “Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật”.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.2.1. Cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử
Hai tập hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều là sự nối tiếp có hệ thống trong hành trình viết hồi ký của nhà văn. Đó là sự nối tiếp theo chiều dài của thời gian lịch sử và của chính tác giả. Tô Hoài đang “quay đầu về với cái cũ” (Vương Trí Nhàn) nhưng cái cũ ấy vẫn còn giá trị đối với công cuộc đổi mới hiện nay. Cái cũ ấy có cả những điều tốt đẹp, cái đúng có giá trị vĩnh hằng và những điều chưa đúng, sai lầm cần nhận thức lại.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.3. Cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường
Cảm quan nhân bản đời thường là cảm quan xuyên suốt, bao trùm trong các tập hồi ký của Tô Hoài. Đặc biệt hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều cảm quan nhân bản đời thường càng hiện diện rõ nét. Tô Hoài quan niệm “người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ”.
Tô Hoài đã ghi lại những hình ảnh thật nhất về cuộc sống, về chân dung văn nghệ sĩ hiện đại, đặc biệt là về chính tác giả với cái nhìn chân thực. Không tô điểm, không cường điệu Tô Hoài cứ thành thật mà kể rằng: “Chúng tôi cũng có đủ thói hư tật xấu của kiểu người như chúng tôi trong xã hội, những ích kỉ ganh ghét nhỏ nhen”.
CHƯƠNG 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.3. Cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường
Chương 2
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”.
G.S Trần Đình Sử cũng chỉ rõ “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất”
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
2.2.1. Không gian hiện thực cụ thể gắn với những sự kiện đáng nhớ
Trong các tập hồi ký của mình, Tô Hoài “thường xuyên sử dụng phép đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, giữa quá khứ gần và quá khứ xa trong mạch kể chuyện”. Do đặc điểm như vậy nên không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài luôn có sự dịch chuyển theo dòng hồi ức của tác giả. Không gian nghệ thuật ấy đều gắn liền với cuộc đời riêng của tác giả.
* Không gian hiện thực cụ thể gắn với sự kiện lịch sử
Những sự kiện lịch sử xã hội có ý nghĩa được nhà văn chắt lọc và đặt trong một không gian rất rộng mở. Các sự kiện tuy không được sắp xếp theo trình tự thời gian mà theo dòng hồi tưởng của tác giả nhưng nó đã góp phần quan trọng phản ánh bức tranh hiện thực cuộc sống một thời kỳ đầy biến động.
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
* Không gian hiện thực cụ thể gắn với sự kiện đời tư
Trong hồi ký của Tô Hoài ngoài không gian sự kiện lịch sử còn có không gian sự kiện đời tư, đó là không gian gia đình, của cá nhân có những thay đổi ảnh hưởng tới cuộc sống, tâm lý của nhân vật. Chúng ta đã được biết không ít chân dung nhà văn qua cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt của Tô Hoài. Một lần nữa người đọc lại có dịp tái ngộ với họ thông qua không gian hiện thực gắn với sự kiện đời tư.
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
2.2.2. Không gian sinh hoạt đời thường
Xuất phát từ đặc điểm của hồi ký và từ cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường của Tô Hoài, trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều không gian sinh hoạt rất đậm nét, thể hiện đặc sắc phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Không gian sinh hoạt bao gồm có không gian căn phòng, không gian đường phố và không gian làng quê.
Chương 3
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
Theo Dẫn luận thi pháp học: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tương lai ”.
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
3.2. Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
3.2.1. Thời gian lịch sử rộng mở đa chiều
Thời gian nghệ thuật trong những trang hồi ký của Tô Hoài đã đem đến cho người đọc những hình dung thật cụ thể về cuộc sống, về những gì diễn ra vào các giai đoạn lịch sử trọng đại của dân tộc, để từ đó các thế hệ độc giả thêm hiểu, thêm tự hào về đất nước mình. Một đất nước nhiều năm chìm trong bom đạn mà vẫn giữ gìn được nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc.
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
3.2. Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
3.2.2. Thời gian đời tư đồng hiện chồng chéo
Trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều, Tô Hoài vừa miên man theo thời gian giãn cách, khiến các sự kiện không hiện diện theo trình tự, vừa có sự đồng hiện chồng chéo để các sự kiện về xã hội lịch sử, về đời tư của mỗi nhà văn hiện lên khá đầy đủ. Từ đó người đọc có sự hình dung rõ nét về cuộc sống con người của mỗi nhân vật trong những thời điểm lịch sử khác nhau và trong tính cách của họ.
KẾT LUẬN
1. Trong hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều, Tô Hoài đã thể hiện một cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử.
Cái nhìn chân thực qua những sự kiện lịch sử xã hội và văn học đáng nhớ của Tô Hoài không nghiêng về một thái cực nào. Nhà văn đã “mạnh dạn thẳng thắn nói ra những chuyện buồn quá khứ, những ấu trĩ trong quan niệm văn học và chính trị một thời” cũng như thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tốt đẹp để người đọc có những nhận thức, thái độ “tường minh hơn về lịch sử, văn học nước nhà trong những năm tháng đầy biến động”
Đặc biệt là với cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường, Tô Hoài đã cảm nhận con người từ mọi phương diện tự nhiên nhất. Con người không chỉ có phẩm chất, có mọi điều tốt đẹp, cao quý mà thẳm sâu trong họ còn không ít những cá tính, thói tật bình thường, thậm chí là nhỏ nhen tầm thường. Bởi chính nhà văn đã nhận thấy: “Chúng tôi cũng có đủ thói hư tật xấu của kiểu người như chúng tôi trong xã hội, những ích kỉ ganh ghét nhỏ nhen”. Cái nhìn đó của Tô Hoài đã làm nên nét đặc sắc và chi phối thế giới nghệ thuật trong hồi ký của ông, góp phần quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật tác giả.
KẾT LUẬN
2. Trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều, Tô Hoài đã tạo nên không gian rộng mở với nhiều tầng bậc góp phần chuyển tải nội dung tư tưởng của tác phẩm tới người đọc. Đó là không gian hiện thực cụ thể với những sự kiện in đậm dấu ấn lịch sử - xã hội một thời. Qua không gian ấy người đọc thấy được những khó khăn, thách thức mà Đảng, Nhà nước và dân tộc đã phải đối mặt, phải trải qua.
KẾT LUẬN
Cùng với không gian hiện thực cụ thể in đậm dấu ấn lịch sử, trong Cát bụi chân ai và Chiều chiều còn có không gian sự kiện in đậm dấu ấn cá nhân. Nếu không gian lịch sử với các sự kiện xã hội đem lại cho người đọc những thông điệp nhiều chiều, thì từ những sự kiện liên quan đến đời sống, số phận của từng con người hồi ký của Tô Hoài đã làm phong phú hiện thực phản ánh và sự hấp dẫn cho người đọc.
KẾT LUẬN
Không gian sinh hoạt với không gian làng quê, không gian gia đình – căn phòng và không gian đường phố tác giả đem đến cho người đọc những khung cảnh hết sức đời thường, gần gũi, quen thuộc và thân thiết. Thông qua không gian ấy chân dung và số phận mỗi con người được được hiện diện rõ nét.
KẾT LUẬN
3. Thời gian nghệ thuật trong hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều được Tô Hoài sắp xếp theo một nghệ thuật thể hiện riêng. Nhà văn đã đan cài những biến cố của lịch sử với từng mốc thời gian lịch sử. Dấu ấn sự kiện nhiều khi không hiện diện cụ thể ở từng ngày, từng tháng nhưng lại rõ ràng ở từng chi tiết. Vì thế nó đã đem đến cho người đọc những thông điệp khá đầy đủ về hoàn cảnh lịch sử và đời sống xã hội của thế hệ nhà văn cũng như người dân đất Việt trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
KẾT LUẬN
4. Nghiên cứu hồi ký của Tô Hoài qua hai cuốn Cát bụi chân ai và Chiều chiều từ phương diện cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật chúng tôi càng khẳng định hồi ký của ông mang một đặc điểm riêng độc đáo. Để cho độc giả chiêm ngưỡng bức chân dung tự họa của bản thân và chân dung các nhà văn tầm cỡ trong nền văn học hiện đại nước nhà, Tô Hoài đã xóa nhòa khoảng cách tiếp cận và không đi theo kiểu hồi tưởng biên niên.
KẾT LUẬN
Theo dòng hồi ký của Tô Hoài, từ Cỏ dại, Tự truyện đến Cát bụi chân ai và Chiều chiều, chúng ta thấy rằng cái nhìn nghệ thuật đã chi phối thế giới nghệ thuật trong hồi ký của ông và đem đến sức hấp dẫn cho người đọc. Nghiên cứu văn chương và phong cách nghệ thuật Tô Hoài không thể không nghiên cứu mảng hồi ký của ông nhất là Cát bụi chân ai – “tập hồi ký đặc sắc” tập hồi ký khẳng định “bước tiến mới về hồi ký” của Tô Hoài nói riêng và của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
KẾT LUẬN
.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Tác
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)