Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật

Chia sẻ bởi Lê Huân | Ngày 23/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SINH LÝ ĐỘNG THỰC VẬT
Phần II: SINH LÝ HỌC NGƯỜI VÀ
ĐỘNG VẬT
Giảng viên: GVC. ThSĩ Nguyễn Thị Sáu
Khoa : Môi trường & CN Sinh học

TP.HCM, Tháng 3 năm 2010
Chương VIII. BẢO VỆ CƠ THỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT
I. Các nguyên nhân của bệnh
1.Nguyên nhân bên ngoài:
Thiếu một chất hoá học hay 1 đkiện quan trọng – gọi là bệnh thiếu hụt:suy dinh dưỡng, thiếu hụt protein, thiếu vitamin.
Do có 1 chất độc hay một tình trạng nhiễm độc: nhiễm độc thức ăn, hút thuốc, may tuý, rượu bia, bệnh nghề nghiệp…
Ký sinh trùng: vikhuẩn, virus, ĐV nguyên sinh, nấm, giun.
2. Nguyên nhân bên trong:
Bệnh tật di truyền
Đột biến xoma
Bệnh tự nhiễm: thiếu máu, đái đường, cường giáp, xơ cứng, bệnh về cơ thận…
Bệnh do tuổi tác


II. CÁC TUYẾN BẢO VỆ THỨ NHẤT
Tại mỗi khu vực của cơ thể: hô hấp, tiêu hoá, sinh dục, da… đều có cơ chế bảo vệ quan trọng, ngăn chặn hoặc giảm bớt sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, tạo nên tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể.
Hệ tiêu hoá có men lysozym có trong nước bọt.
Hệ hô hấp: khí quản, phế quản, tiểu phế quản có các biểu môcó lông rung và các tế bào hình ly rượu ản sinh ra chất nhầy để bảo vệ đường hô hấp.
Hệ sinh dục được bảo vệ bởi lớp niêm mạc và dòng nước tiểu chảy thành chu kỳ cuốn đi tất cả vi khuẩn.
Da: lớp sừng của biểu bì là hàng rào bảo vệ rất tốt. Tuyến bã luôn làm da ẩm ướt – là môi trường cho các vi khuẩn có ích phát triển.
III. CÁC TUYẾN BẢO VỆ THỨ HAI
(HỆ THỐNG MiỄN DỊCH)
1. Hệ bạch huyết: Hệ bạch huyết làm nhiệm vụ thu nhận và chuyển các yếu tố từ máu thấm ra và các chất mà tế bào không dùng đến cùng các chất mỡ hấp thu được ở ruột… vào máu, qua hệ tĩnh mạch trả về tim. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
Hệ bạch huyết bao gồm hạch bạch huyết, các tuyến hạnh nhân và đường vận chuyển bạch huyết.
Mạch bạch huyết cấu tạo giống tĩnh mạch. Tuy nhiên mạch bạch huyết thường chạy song song với nhau, ít nối với nhau. Trên đường đi, các mạch bạch huyết thường đi qua các hạch bạch huyết và tập trung vào hai ống bạch huyết chính là ống bạch huyết ngực và ống bạch huyết phải.
Ống bạch huyết ngực có nhiệm vụ thu nhận bạch huyết ở phần dưới cơ hoành và nửa trên trái cơ thể. Ống bạch huyết phải có nhiệm vụ thu nhận bạch huyết ở nửa trên phải cơ thể.
2. Tuần hoàn bạch huyết
Tuần hoàn bạch huyết là tuần hoàn của dịch kẽ. Các dịch kẽ đi từ tổ chức vào các mạch bạch huyết nhỏ, sau gom vào mạch bạch huyết lớn, và cuối cùng vào hai ống ngực là ống bạch huyết phải và ống bạch huyết trái (hay ống ngực). Cả hai ống trên đều đổ vào các tĩnh mạch lớn của tuần hoàn máu. Bạch huyết cùng với máu tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ phải.
Thông qua hệ bạch huyết, các chất có phân tử lượng lớn (độc tố, vi khuẩn...) do cơ quan, tổ chức bài xuất ra trong quá trình hoạt động đã được đưa ra khỏi tổ chức.
2. Tuần hoàn bạch huyết (tt)
Để bảo vệ cho máu tránh khỏi các chất độc, trên đường vận chuyển của bạch huyết có các hạch bạch huyết, trong hạch có các tế bào lympho. Những tế bào này có khả năng khử độc, thu thập các vật lạ và những chất có phân tử lượng lớn bằng con đường thực bào và phân huỷ chất.
Sự vận chuyển bạch huyết được thực hiện nhờ co bóp có chu kỳ của các mạch bạch huyết lớn. Trong các mạch này có van, chỉ cho bạch huyết đi theo một chiều.
3. Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Dựa vào hình dáng, cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm, người ta chia hai nhóm: bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt.
Chức năng của bạch cầu
Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhờ có các đặc tính: - Xuyên mạch - Vận động - Hoá ứng động - Thực bào. Tuy nhiên không phải loại bạch cầu nào cũng có đầy đủ các đặc tính trên. Bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào thể hiện đầy đủ và mạnh mẽ các đặc tính này nhất.
Bạch cầu hạt và bạch cầu mono có liên quan đến các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.
Các tế bào lympho làm trung gian cho các phản ứng miễn dịch đặc hiệu bao gồm cả việc sản sinh ra kháng thể.
Hai dạng tế bào lympho có tác dụng bảo vệ cơ thểmạnh nhất là tế bào lympho T và tế bào lympho B.
IV. Các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu
Khi bất kỳ một vi khuẩn nào xuyên qua được các tuyến bảo vệ thứ nhất của cơ thể, nó ngay lập tức gây một loạt các thay đổi dẫn đến phản ứng viêm ở lối vào.
Các bạch cầu trung tính tấn công cả vi khuẩn lẫn các tế bào mô bị thương bằng lối thực bào
Tiếp theo là sự sửa chữa hoàn toàn của mô, nhưng có thể có áp xe (abscess) hay hình thành u hạt – là một túi chứa mủ được bao quanh bởi tổ chức xơ.
Các nhiễm khuẩn virus làm cho 1 số dạng tế bào khác nhau sản sinh ra Interferon – miễn dịch với sự tấn công của vi khuẩn.
V. Các phản ứng miễn dịch đặc hiệu
Các phản ứng miễn dịch đặc hiệu phụ thuộc vào sự sản sinh ra các kháng thể bởi các tế bào lympho.
Kháng nguyên là những chất “lạ” có bản chất là protein hay hydrat cacbon polysaccarit có trên bề mặt của các vi khuẩn xâm lấn. Kháng nguyên kích thích sự ản sinh ra kháng thể của nó và sau đó sự kết hợp gữa kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu, cuối cùng dẫn đến phá huỷ vi khuẩn.
Một loại tế bào lympho chỉ có thể sản xuất ra 1 loại kháng thể. Mỗi loại tế bào có thể nhận ra va phản ứng lại với 1 loại kháng nguyên riêng biệt.
V. Các phản ứng miễn dịch đặc hiệu (tt)
Sự có mặt của các kháng thể tuần hoàn trong máu và của các “tế bào nhớ” trong các mạch lympho tạo ra 1 sự bảo vệ kéo dài hay là sự miễn dịch chống lại bệnh tật.
Ngày nay, miễn dịch được tạo ra nhờ tiêm vacxin (vaccine), trong đó các vi khuẩn chết hay giảm độc lực hoặc các kháng nguyên tinh khiếtphạn tách ra từ chúng, được tiêm vào tong cơ thể, chúng kích thích tế bào lympho sản sinh ra kháng thể.
Dùng vacxin sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch chủ động.
Miễn dịch thụ động: trong đó các kháng thể có sẵn đi vào dòng máu.
Miễn dịch thụ động tồn tạo trong một thời gian ngắn.
5.8. Nhóm máu
Khối lượng máu của cơ thể là một chỉ số sinh lý cần được duy trì ổn định. Vì vậy khi mất máu do chấn thương, phẫu thuật, băng huyết khi sinh... cần thiết phải được tiếp máu. Trên thực tế khi truyền máu có trường hợp không thành công do hồng cầu bị ngưng kết dẫn đến tử vong. Bởi vì máu được phân thành nhiều nhóm khác nhau thuộc các hệ khác nhau.
Trên màng hồng cầu người, người ta đã tìm ra khoảng 30 kháng nguyên thường gặp và hàng trăm kháng nguyên hiếm gặp khác. Tuy nhiên có hai nhóm kháng nguyên đặc biệt quan trọng có thể gây phản ứng trong truyền máu đó là hệ thống kháng nguyên ABO và Rh.
5.9.1. Hệ thống nhóm máu ABO
Phân loại
Trong hệ thống này có 2 loại kháng nguyên là A và B nằm trên màng hồng cầu. Ngoài ra trong huyết tương còn có 2 loại kháng thể là kháng thể kháng A (kháng thể α) và kháng thể kháng B (kháng thể β). Kháng thể α có khả năng ngưng kết kháng nguyên A, kháng thể β có khả năng ngưng kết kháng nguyên B.
Người ta dựa vào sự hiện diện kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu để phân loại hệ thống nhóm máu ABO (bảng sau).
Bảng 2.1: Hệ thống nhóm máu ABO
Phản ứng truyền máu
Khi truyền nhầm nhóm máu, phản ứng truyền máu có thể xảy ra, trong đó hồng cầu của máu người cho bị ngưng kết, rất hiếm khi máu truyền vào gây ngưng kết hồng cầu người nhận. Các hồng cầu ngưng kết thành từng đám mà có thể bịt kín các mạch máu nhỏ. Vài giờ hoặc vài ngày tiếp theo, sẽ xảy ra tan máu (vỡ hồng cầu). Ðôi khi ngay sau khi truyền nhầm nhóm máu, hiện tượng tan máu xảy ra lập tức. Một hậu quả gây tử vong của phản ứng truyền máu là kẹt thận cấp.
Hình 2.10: Sơ đồ truyền máu
Ứng dụng trong truyền máu
- Nguyên tắc truyền máu
+ Nguyên tắc chung: Không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau. Như vậy chỉ được phép truyền máu cùng nhóm.
+ Nguyên tắc tối thiểu: Khi truyền một lượng máu nhỏ (<200 ml) không để kháng nguyên trên màng hồng cầu của người cho gặp thể tương ứng trong huyết nhận. khi truyền máu khác nhóm (theo đúng sơ đồ máu) phải tuân thủ các quy tắc: chỉ một lần, lượng quá 200 ml, tốc độ chậm.
- Thử phản ứng chéo: Trước khi truyền máu cần thử phản ứng chéo dù là truyền cùng nhóm. Hồng cầu của người cho được trộn với huyết tương người nhận trên một phiến kính. Nếu không xảy ra ngưng kết, chứng tỏ người nhận không có kháng thể tấn công hồng cầu người cho. Cũng nên kiểm tra phản ứng giữa huyết tương nguời cho và hồng cầu người nhận, dù rằng nó rất hiếm khi gây phản ứng truyền máu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Huân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)