Bảo tồn đa dạng Sinh học - Chương 1

Chia sẻ bởi Phan Thanh Quyền | Ngày 24/10/2018 | 125

Chia sẻ tài liệu: Bảo tồn đa dạng Sinh học - Chương 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nguyễn Mộng
Khoa Môi trường, ĐHKH, Huế
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Chương 1
KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Khái niệm về sinh học bảo tồn
Sinh học bảo tồn là một nguyên lý khoa học, tập hợp được rất nhiều người và nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng đa dạng sinh học hiện nay.
là một khoa học đa ngành (multi - disciplinary).
bổ sung các nguyên tắc ứng dụng (applied disciplines).
là một khoa học thiết yếu (crisis discipline).
Sinh học bảo tồn có hai mục tiêu:
tìm hiểu những tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với các loài, quần xã và các hệ sinh thái;
xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và cứu trợ các loài.
2. Khái niệm về đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là "sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống".
Các mức độ đa dạng sinh học
Đa dạng về loài
Đa dạng về loài trong 1 khu vực
Độ phong phú về loài

Số loài trong khu vực


Độ phong phú về phân loại
Số lượng loài và mối quan hệ hổ tương giữa chúng trong khu vực

2.1. Đa dạng loài
Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên trái đất
Một số khái niệm về loài
Theo Theo Mayden (1997), có 22 khái niệm khác nhau về loài, dưới đây là một số khái niệm thông dụng:
Loài hình thái: loài là một nhóm sinh vật giống nhau nhưng khác biệt với các nhóm khác (Linnaeus)
Có phải những sai khác lớn về mặt hình thái luôn luôn phản ảnh những khác biệt lớn về mặt họ hàng giữa các sinh vật?
Làm sao để chúng ta có thể thấy rõ những sai khác nhỏ nhưng lại có ý nghĩa?
Loài sinh học: là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và cách ly sinh sản với các nhóm khác (Mayr 1942; Dobzhansky 1935).
Làm thế nào để đánh giá khả năng giao phối đối với những quần thể cách ly địa lý?
Các sinh vật hóa thạch?
Làm thế nào để áp dụng đối với các sinh vật sinh sản vô tính?
Loài tiến hóa: Loài là một dòng sinh vật riêng lẻ, duy trì được tính đồng nhất của mình so với các dòng khác và có xu hướng tiến hóa và lịch sử diệt vong của riêng nó (Wiley 1978)
Đồng nhất bao nhiêu thì đủ?
Làm sao để xác định được lịch sử diệt vong của một quần thể?
Các tiêu chí để xác định xu hướng tiến hóa của một quần thể là gì?
Loài phả hệ: Loài là một dòng nhỏ nhất từ một tổ tiên chung (de Queiroz & Donoghue 1990).
Loài sinh thái: là một nhóm sinh vật chiếm cứ một tổ sinh thái nhỏ nhất khác biệt với tổ sinh thái của các nhóm khác trong vùng phân bố (Van Valen 1976).

Đã được mô tả
8,3 trieäu
1,7 trieäu
28,3 trieäu
1,7 trieäu
Tổng số ước tính = 10 triệu
Tổng số ước tính = 30 triệu
Chưa được mô tả
Số loài hiện có trên thế giới
Hiện nay, có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả.
Bảng 1.2. Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001)

Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác.
Đại dương có lẽ là nơi có tính đa dạng lớn nhất. Một ngành động vật mới, ngành Loricefera lần đầu tiên phát hiện vào năm 1983.
Các quần xã sinh học mới sẽ còn được khám phá, thường các quần xã này nằm trong các vùng hẻo lánh.
Một vùng rừng mưa miền núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào vừa mới được các nhà sinh học khảo sát trong thời gian gần đây. Tại đây họ đã phát hiện được 5 loài thú mới cho khoa học.
Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài, và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên.
Mang lá
Mang lá (Muntiacus rooseveltorum)
Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis)
Được các nhà khoa học phát hiện vào tháng 4 năm 1997 trên dãy Trường Sơn

Được các nhà khoa học định danh lần đầu tiên vào năm 1997
Những loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam
Được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên vào năm 1994 trên dãy Trường Sơn, biên giới Việt Nam và Lào. Người ta cũng tìm thấy loài này ở địa phận Campuchia
Sao La
(Pseudoryx nghetinhensis)
Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis)
Được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1992. Sau đó người ta cũng phát hiện loài này ở Lào.
Được khám phá vào năm 1937, sự phân bố của loài này hiện nay rất hạn chế với số lượng khoảng 500 th?
Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1892 từ bộ xương được tìm thấy ở miền nam Việt Nam. Vào tháng giêng năm 1995, một bộ xương không hoàn chỉnh nhưng lại được tìm thấy ở dãy Trường Sơn bên Lào, gần biên giới Việt Nam
Heo r?ng Vi?t Nam (Sus bucculentus)
Bị Bouprey (Bos sauveli)
Thỏ sọc
(Nesolagus sp)
Cũng được tìm thấy trên dãy Trường Sơn, biên giới của Việt Nam và Lào. Được phát hiện vào năm 1999 và là 1 loài thỏ hoang dại mới
Đa dạng di truyền
Đa dạng về gene trong cùng 1 loài
Những quần thể khác nhau
của cùng 1 loài
Những biến đổi di truyền
trong cùng 1 quần thể
2.2. Đa dạng di truyền
Thể hiện sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với nhau.
2.3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái
Đa dạng về hệ sinh thái được phản ảnh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các cộng đồng chủng quần sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Quyền
Dung lượng: | Lượt tài: 10
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)