Bảo quản thanh long

Chia sẻ bởi Lê Thị Lan | Ngày 23/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: bảo quản thanh long thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NHÓM 2

CHUYÊN ĐỀ: THANH LONG
I/GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THANH LONG
Thanh long một loài cây được trồng để lấy quả, là tên của một vài chi của họ xương rồng. Người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Nó cũng được trồng ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan và trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines. Quả của nó có ba dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Thanh long có các giống sau:
ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
ruột trắng với vỏ vàng.
I/GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THANH LONG
ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ
ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ
I/GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THANH LONG
ruột trắng với vỏ vàng
I/GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THANH LONG
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn ở dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang; hoa có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hóa.
I/GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THANH LONG
Theo Đông y, quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm. Thanh long là nguồn vitamin C cần thiết cho cơ thể giúp chữa một số chứng bệnh do thiếu vitamin C. Thân cây thanh long co tác dụng trị bỏng, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt,
I/GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THANH LONG
Hoa khi nở có màu trắng đẹp như hoa quỳnh, được dùng chữa viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, giải độc rượu. sắc khô uống, hãm trà để uống.quả thanh long có ruột màu đỏ, vàng hoặc trắng. Ruột quả có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cân đối gồm: nước, cacbohydrat, protein, chất béo, chất xơ, các chất khoáng, nhiều vitamin, chất màu. Thanh long là cây ăn quả tốt cho sức khỏe do có hàm lượng các chất dinh dưỡng cân đối.
II/KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
Thanh long được trồng bằng thân và được giâm trước khi gieo trồng. Thanh long thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35°C, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được.
II/KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
Do đó khi trồng cần tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Là cây có tính chống hạn thích hợp với các loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, Trồng cây khoảng cách: 2,5 x 2,5 m, trồng sâu 5 – 10 cm, khi trồng đào hố dựng cột (cột có thể bằng xi măng hoặc gỗ), mỗi hố trồng từ 4 – 8 cây con xung quanh cột.
II/KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
Để cây thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao phải che đậy cẩn thận để giữ gìn bộ rễ, không để tổn thương do ánh nắng mặt trời, úng nước, gió bão... Đồng thời cắt xén những cành cây không thể mọc mầm và ra quả, ngắt bớt hoa và theo dõi tình hình hoa nở và kết quả, mỗi cành nên để 3 – 4 quả.
II/KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
Cần chống nóng với những cây con mới trồng. Cần phải bón phân đúng lúc và đúng liều lượng. Trước khi trồng phải được chuẩn bị đất và giống tốt để cây phát triển tôt, chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất cao. Cây cần được tỉa tán tốt nhằm tập trung dinh dưỡng.

Thanh long là cây chịu hạn nhưng nếu thiếu nước cây sẽ tăng trưởng chậm, khả năng ra hoa, đậu quả kém, năng suất thấp. Do đó phải đảm bảo tưới nước đầy đủ và ủ gốc vào mùa nắng. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh, vì vậy phải làm cỏ thường xuyên bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ.
www.themegallery.com
Nhóm 2
Phân loại sơ bộ
Xếp vào dụng cụ sau hái
Rửa và làm sạch
Để khô
làm mát sơ bộ
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH THĂNG LONG
Chế biến
Vận chuyển & BQ
phân loại
Đóng gói
Xử lý
Vận chuyển về trung tâm
Nhóm 2
1*Phân loại sơ bộ: loại bỏ các trái bị hư hỏng ,dập nát, quả có màu sắc khác lạ với quả thành phẩm
Nhóm 2
2*Xếp vào dụng cụ sau hái: Sau khi thu hoạch xếp trái thanh long cẩn thận vào trong các dụng cụ chứa. Dụng cụ chứa phải sạch và không có gờ cạnh sắc bén dễ làm tổn thương cho trái thanh long. Nếu bên trong các dụng cụ chứa có nhiều gờ cạnh (đối với dụng cụ làm bằng tre nứa) thì có thể dùng giấy sạch để lót..
Nhóm 2
3*Vận chuyển về trung tâm: Tránh để trái sau khi thu hoạch ngoài nắng, nên để trong bóng mát hoặc dùng vải hay giấy che ánh nắng nhưng tốt nhất là chở ngay đến điểm tập trung càng sớm càng tốt , khi vận chuyển phải xếp thăng long vào xe phù hợp , tránh xe vận chuyển quá tải cồng khềnh gây hư tổn tới trái., không để trái thăng long trên nền đất
Nhóm 2
4*Rửa và làm sạch :sau khi được đua tới trung tâm,Sử dụng nước sạch để rửa trái. Có thể dùng bơm để tạo dòng nước mạnh để đẩy các chất bẩn bám trên bề mặt vỏ trái.
Nhóm 2
5*Để khô: Sau khi rửa để khô ở điều kiện nhiệt độ phòng hoặc dùng quạt thổi trái sẽ khô nhanh hơn
6*Xử lý nấm bệnh ,phòng ngừa thối trái: thăng long được ngâm trong nước có pha chlorine 200 ppm từ 3 đến 5 phút rồi để khô. Cũng có thể chiếu tia cực tím (UV) với bóng đèn 30 W để cách trái 30 cm trong thời gian 7 phút cho mỗi bên trái. Cũng có thể xử lý trái thanh long bằng biện pháp ngâm trong nước nóng ở 50-550C trong 5-10 phút để phòng ngừa bệnh thối trái.
Nhóm 2
7*phân loại: Thanh long được phân loại tùy theo yêu cầu của thị trường nhưng thông thường có thể được chia ra làm 4 loại theo trọng lượng
Nhóm 2
Tiêu_chuẩn_thăng_long :
Nhóm 2
Yêu cầu: Trái thanh long phải đạt các yêu cầu về hình dạng, màu sắc, độ tươi: hình dạng đặc trưng, vỏ màu đỏ và láng, tai màu xanh và cứng, không có vết tổn thương do va chạm cơ học hay vết côn trung phá hại
Nhóm 2
8*Đóng gói: Để tạo ẩm độ cao cho môi trường bảo quản có thể gói từng trái trong túi nhựa PE hoặc PP có đục lỗ, nếu trong kho hoặc trong các phương tiện vận chuyển có thể tạo ẩm độ cao (80-85%) thì không cần bao trong túi nhựa. Trái đã được bao túi nhựa lần lượt được xếp vào thùng carton có lỗ thông khí. Trọng lượng mỗi thùng có thể từ 5 đến 10 kg tùy theo yêu cầu của thị trường. Thùng dùng để đóng gói phải sạch và chắc chắn, một số thị trường không cho phép ghép mí thùng bằng kim loại, do đó có thể dán keo. sau khi đóng thùng phải nịt đai cho thật chặt để khi bốc xếp trái thanh long bên trong thùng không thể dịch chuyển được.
Nhóm 2
9*làm mát sơ bộ: để làm gảm nhiệt độ khi trái thăng long hô hấp và có thể tiến hành bảo quản lạnh ở sau gia đoạn này
10*Vận chuyển & bảo quản:
Để kéo dài thời gian bảo quản và giữ cho chất lượng trái thanh long được tươi lâu thì phải để trái trong điều kiện :nhiệt độ 6-7 0C, ẩm độ tương đối của không khí khoảng 90-95%, tốc độ thông gió trong kho hoặc trong phương tiện vận chuyển là 20%. Trong điều kiện này có thể giữ trái được khoảng 4 tuần.
Nếu nhiệt độ thấp hơn5 0 Csẽ xảy ra hiện tượng tổn thương lạnh, nếu nhiệt độ cao hơn 10 0C thì thời gian bảo quản và phân phối trái bị rút ngắn, trái sẽ mau bị thối.

11* chế biến:làm nước giải khat,kem ,kẹo ,sinh tố,,,0
Các phương pháp tồn trữ rau quả tươi
Các sản phẩm thanh long sau khi thu hoạch không sử dụng được ngay sẽ phải chọn các phương pháp bảo quản cho thích hợp để chất lượng nông sản thay đổi ít nhất. Có các phương pháp bảo quan sau:
tồn trữ ở điều kiện thường
Tồn trữ lạnh
Tồn trữ bằng điều chỉnh không khí
Tồn trữ trong bằng chiếu xạ

a/ tồn trữ bằng điều kiện thường
phương pháp này thường sử dụng trong giai đoạn đầu, giai đoạn tích trữ trước khi xử lý để đem bán, đem đi bảo quản.
Tồn trữ được trong thời gian ngắn, sử dụng kho bảo quản thường. Không có lạnh hoặc bất cứ hệ thống xý nào khác ngoài hệ thống thông gió.
Thông gió tự nhiên theo nguyên tắc đối lưu nhiệt. Trong quá trình tồn trữ thanh long đảm bảo thông gió tích cực tới các cá thể trong kho tồn trữ. Qủa đươc xếp trong các thùng, các kệ trong kho. Trong phòng thông gió cưỡng bức sử dụng quạt để thay đổi không khí trong phòng, trao đổi không khí trong phòng với môi trường bên ngoài.
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém, thuận lợi cho bảo quản quản ở giai đoạn đầu. Thích hợp cho bảo quản quy mô hộ gia đình.
Nhược điểm: thời gian bảo quản ngắn, thanh long dễ bị hư hỏng nếu thông khí không tốt, xếp chồng lên nhau qúa dày.
Tồn trữ lạnh
Đây là phương pháp tồn trữ cổ nhất và phổ biến nhất. Kho thiết kế phải đảm bảo cách nhiệt tốt. Nhiệt độ trong kho bảo quản thanh long phải giữ ổn định từ tám đến mười hai độ. Sử dụng tác nhân lạnh là Freon, Amoniac,
Có nhiều cách làm lạnh phòng tồn trữ như dàn toả nhiệt, đặt dàn nước muối, thổi không khí lạnh và làm lạnh vỏ không khí bao quanh phòng tồn trữ.
Thanh long sau khi xử lý sơ bộ cần đưa nhanh vào kho lạnh để hạn chế sự bốc hơi và giảm cường độ hô hấp của quả.
Thanh long trước khhi đưa vào kho lạnh bảo quản cần phải loại bỏ những quả bi hư hỏng, những quả không đạt yêu cầu, loại bỏ tạp chất...
Trong quá trình đưa vào bảo quản trong kho cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột để tránh ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Thanh long sếp trong kho bảo quản cách trần nhà 20-30cm và dưới sàn cách 15cm. Cần có tấm chắn bức xạ nhiệt trực tiếp cho các chồng gần dàn lạnh.
Tồn trữ thanh long ở nhiệt độ thích hợp có thể bảo quản trong thời gian dài và chất lượng quả tốt.
Ưu điểm: có thể điều chỉnh nhiệt độ trong kho một cách dễ dàng. Quả bảo quản được trong thời gian tương đối dài, chất lượng quả tốt.
Nhược điểm:điều chỉnh nhiệt độ không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả như: vỏ bị sẫm màu, quả bị mềm nhũng do bảo quản ở nhiệt độ qúa thấp. Quả chưa chín hoặc chưa chín hoàn toàn khi bảo quản ở nhiệt độ quá thấp sẽ không chín tiếp được nữa.chi phí cho thiết bị và nhiên liệu cao. Mặt khác khi đã bảo quản lạnh nếu lâý ra tốt nhất nên sử dụng ngay .
c/Tồn trữ bằng điều chỉnh không khí
Tồn trữ trong không khí được kiểm soát
Phòng tồn trữ kín, lạnh hoặc không lạnh, có hệ thống thông gió và cung cấp các khí oxi, nitơ, cacbonic với thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm và các khí một cách tự động. Các thông số trên được đo và kiểm soát chặt chẽ. Chính vì vậy qúa trình hô hấp được kiểm soát tốt, bảo quản tốt.Tuy chất lượng cao nhưng thiết bị đắt, chi phí tồn trữ cao nên ít được sử dụng.

Tồn trữ trong không khí cải biến
Phương pháp này sử dụng các túi dẻo như PE, PVC, BE được sử dụng để đựng và bảo quản thanh long.không khí bị thay đổi do hô hấp của quả vì thế gọi là không khí cải tiến. Thời gian tồn trữ quả phụ thuộc vào độ chín, giống, nhiệt độ môi trường, sự thoát khí của túi dẻo, sự hô hấp, bốc hơi của quả. Thanh long có lớp vỏ có khả năng tạo độ thông thoáng tốt nên nếu không yêu cầu cao thì bảo quản không cần lớp màng này.
Phương pháp này ít được sử dụng
d/tồn trữ bằng hoá chất
Đây là phương pháp tốt nhất để kéo dài thời gian tồn trữ quả. Tuy nhiên hiện nay sử dụng hoá chất ít được ưu tiên vì hoá chất ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng quả và sức khoẻ người sử dụng.nhưng không sử dụng hoá chất lại không đảm bảo được yêu cầu của quá trình bảo quản. Chính vì vậy việc sử dụng hoá chất đang được áp dụng nhiều.
Sử dụng thuốc để tiêu diệt vi sinh vật gây thối, ức chế hoạt động sinh lý của quả chống héo nhằm giúp quả tươi lâu hơn. Các hoá chất thường dùng như S02, Topsin-M 70%, màng sáp protesan...
Ưu điểm: dễ thực hiện,thời gian bảo quản lâu, chi phí rẻ, màu sắc quả tốt, tiết kiệm năng lượng.
Nhược điểm:quả có thể bị nhiễm hoá chất ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng đặc biệt là sử dụng ở nồng độ cao.
e/phương pháp chiếu xạ
Hiện nay ở nước ta khi xuất khẩu thanh long thường dùng phóng xạ để xử lý trước khi suất khẩu như ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Phương pháp này tiêu diệt vi sinh vật triệt để
Chất phóng xạ thường sử dụng là Co60, Co175.
Ưu điểm:không gây độc tố, làm giảm lượng vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản, sự thay đổi các chất dinh dưỡg không lớn bằng các phương pháp khác. Tiến hành nhanh, điều khiển theo ý muốn, sau khi sử lý không tái nhiễm, có thể điều khiển theo ý muốn để đảm bảo yêu cầu chất lượng. Chi phí thấp hơn bảo quản lạnh.
Nhược điểm:tâm lý người tiêu dùng không thích sản phẩm phóng xạ. Trong quá trình phóng xạ sẽ tạo ra các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên chất này sẽ bị oxi hoá trong quá trình bảo quản.
1. MỘT SỐ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHO QUẢ THANH LONG
- Kiến:cắn tai trái, đục quả, gây tổn thương vỏ trái.
-Biên pháp phòng trừ:dùng Basudin(Diazeon)10H ,Padan 3H để ngăn ngừa và tiêu diệt kiến.
- Rầy mềm : trích hút trái làm trái chín bị mất màu tự nhiên , mất giá trị xuất khẩu do các vết trích của chúng.
- Biện pháp phòng ngừa : phun thuốc bảo vệ thực vật :Methidathion,Cypermethrin + Crofenros theo liều khuyến cáo
2. BÊNH SAU THU HOẠCH CỦA QUẢ THANH LONG
A. Bệnh thán thư
- Do nấm Gloeosporium ampelophagum và nấm Fusarium sp.
- triệu chứng: bệnh xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng, sau đó lan dần và chuyển sang màu nâu đen, thối nhũn, chảy nướ và tạo thành vòng lớn.
- Gây thối trái trong giai đoạn sau thu hoạch
B. Vết cắt
- Nguyên nhân: trong quá trình chăm sóc và thu hoạch không đúng kỹ thuật gây ra các vết trầy xước, nứt vỡ trên bề mặt quả.
- Biên pháp phòng trừ: thu hoạch cẩn thận, tránh làm rơi quả, vận chuyển đúng cách.
C. Bệnh thối quả
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Bacillus uvae có thể có trong nước rửa.
- Biện pháp phòng trừ: sử dụng nước sạch để rứa quả, phơi khô .
D, Bệnh xòe: gây nứt trái
- Nguyên nhân: thời tiết, tưới nước quá nhiều vào lúc ruột quả phát triển.
- Biện pháp phòng trừ: điều chỉnh lượng nước tưới,phân bón hợp lý để tránh quả quá căng nứt , sử dụng thuốc trừ sâu tiêu diệt bọ xòe hại quả.
E, Nấm quả
- Do các loại nấm: Aspergillus avenaceus, A. awamori, A. clavalus, Fusarium semitectum, F.lateritium, Penicillium charlesi
- Biện pháp phòng trừ: nhúng quả trong dung dịch benomyl 500 ppm. Sử dụng chất kích thích: GA3 (axit giberrelic) 30-50 ppm, thuốc tím 0,2%.
3. Biện pháp bảo quản để phòng tránh hư hại quả
Bảo quản
ở nhiệt độ thường giữ được 5-8 ngày
xử lý lạnh ở 20-24oC tươi được 8-10 ngày.12-14oC tươi được 15-20 ngày.
Xử lý bằng thuốc kích thích:dung acid gibberelic(ga3).xử lý trước khi thu hoạch 1-3 ngày tươi được 10-20 ngày.
Điều chingr thành phần không khí:tăng hàm lương khí cacbonic và giảm hàm lượng khí oxi,để giảm cường độ hô hấp của trải thanh long trong thời gian bảo quản,dung bao polyetylen có đuc 29-30 lỗ bằng kim,kêt hợp nhiệt độ lạnh ở 5oC có thể bảo quản được 40-50 ngày.
Bằng hóa chat ozon:dùng dung dịch hoạt hóa anolyte ngâm quả,để ráo bảo quản được 25 ngày trong điều kiên thường, 60-70 ngày trong điều kiện lạnh
4.HƯ HỏNG TRONG QUÁ TRÌNH BảO QUảN
Trong quá trình bảo quản trái thanh long rất dễ bị hư hại:
-quá trình phan loại không tốt,dể lẫn các loại quả:xanh,chín,dập,tray xước….làm quả hô hấp không đều,hư hại lan rộng gây hỏng quả,làm mất giá trị cua trái.
-chế độ bảo quản không tốt,kho bãi nóng ẩm không thoáng khí lam quả hô hấp không đều gây thối ủng quả,làm matr màu, giá trị cảm quan giá trị dinh dưỡng,khả năng suất khẩu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)