Bao quan rau qua

Chia sẻ bởi Vũ Thị Tấm | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: bao quan rau qua thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Tìm hiểu chung về quả cam
Thành viên nhóm 7
1-Tạ Thị Mùa
2- Mai Ngọc Nam
3-Nguyễn Văn Nam
Nội dung
1- Giới thiệu chung về quả cam
2- Tác dụng của quả cam
3- Một số giống cam phổ biến
4- Một số phương pháp bảo quản cam
5- Kết Luận
1- Giới thiệu chung về quả cam

Cam (danh pháp khoa học: Citrus × sinensis) là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua.
Nó là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.
2- Tác dụng của quả cam

Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể.

Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa”.

Bên cạnh đó, cam có chất Limonoid hoạt động một cách đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu.


Những người thường ăn cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày… khá thấp. Tuy nhiên những người hay bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam.


Ngoài vitamin C có tác dụng gia tăng đề kháng và tăng tính hấp thu chất sắt, thực vật.

Nước cam còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, chất canxi còn tập trung nhiều hơn trong các vỏ cam.

Không những thế, vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho đờm và giã rượu rất hiệu quả.
Khi pha nước cam, phần lớn canxi sẽ tiết ra trong nước cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, bạn nên ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng.


Một ly nước cam 200ml có chứa 20% lượng canxi và 100% lượng vitamin. Vì thế bạn nên dùng nước cam hàng ngày, nhất là một ly cam vắt tươi vào mỗi buổi sáng, hay dùng làm món tráng miệng cũng rất tốt.
Đây không chỉ là cách tốt nhất giúp bạn giải khát và giúp bạn làm việc tốt hơn mà còn là một giải pháp tối ưu cho những người béo, đặc biệt những người không có thói quen uống sữa.


Khi pha nước cam, bạn nên vắt trực tiếp chứ không nên vắt qua máy vắt cam để có thể lấy được cả tép cam và bạn cũng có thể cho thêm một ít vỏ cam vào trong ly nước cam.

Thế là có một ly nước cam…… ngon, bổ, rẻ!


3- Một số giống cam phổ biến
Cam Vinh
Cam Sành
Cam Xã Đoài.
Cam Hamlin.
Cam Valenica.
Cam dây (Cam mật).
Cam Vinh có vị ngọt mát, ăn nhiều không thấy ngán, cam Vinh chính hiệu phải là loại cam quả tròn có màu vàng tươi, không hạt, các múi cam đều nhau, tép cam căng mẩy, mọng nước. Cam Vinh có giá trị dinh dưỡng cao, dùng ăn trực tiếp hoặc có thể đem chế biến thành nhiều loại đồ uống và bánh kẹo thơm ngon.
Cam Vinh
Cam Vinh
Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dầy, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam.
Cam sành
Cam sành
Về Tuyên Quang thưởng thức cam sành làng Mường
Cam sành
Cam Xã Đoài.
Giống cam này có lá màu xanh đậm, hình lá thuôn dài, cành có gai, lá đứng, eo lá rộng. Cam Xã Đoài thích ứng rộng, có 2 dạng quả: dạng có quả tròn và dạng có quả tròn dài.
Cam Xã Đoài.
Cam Xã Đoài.
Cam Hamlin.
Cây lá hình ô van, xanh không đậm, cành thưa, ít gai, tán cây hình ô van, hay hình cầu. Quả có dạng hình cầu, vỏ mỏng, khi chín có màu đỏ da cam, thịt quả mọng nư­ớc, ít xơ bã, ít hạt, hương vị thơm ngon.
Cam Hamlin.
Cam Hamlin.
Cam Valenica.
Lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang. Cành ít gai. Quả to, có khối lượng trung bình đạt 200-250g, hình ô van, vỏ hơi dày, mọng nư­ớc, ít hạt, ít xơ bã, giòn.
Cam Valenica.
Cam Valenica.
Cam dây (Cam mật).

Cây phân cành thấp, tán lá hình dù lan rộng. Cây đạt 5 năm tuổi cao 3-4m, đường kính tán 5-6m, cành ít gai, gai ngắn.
Khi cam chín có vỏ màu vàng, thịt quả vàng đậm, ngọt, nhiều hạt (20-23 hạt/quả). Vỏ quả hơi dày.
Cam dây (Cam mật).
4- Một số phương pháp bảo quản cam

4.1- Bảo quản cam trong cát.
4.2- Bảo quản bằng hóa chất.
4.3- Bảo quản cam ở nhiệt độ thấp.
4.4- Bảo quản bằng túi PE
4.5- Bảo quản bằng sữa BQE-1
4.1- Bảo quản cam trong cát.
Cát xốp có tác dụng hấp thụ ẩm, nhiệt, CO2 thoát ra từ nguyên liệu khi bảo quản và ngăn chặn một phần sự xâm nhập của khí O2. Như vậy cát có tác dụng điều chỉnh tự nhiên các thông số kỹ thuật bảo quản.
Cam thu hái khi bắt đầu chín. Có thể dùng kéo cắt cuống sát mặt quả. Sau khi thu hái nên để quả ở điều kiện bình thường trong 12-14 giờ để ổn định hô hấp.
Trong thời gian đó tiến hành lựa chọn theo độ chín, kích thước, phát hiện những quả bầm giập, sây sát. Trong trường hợp quả nhiễm bẩn nhiều thì phải rửa rồi để khô ráo. Để chống nhiễm trùng, có thể bôi vôi vào cuống.
Cách bảo quản: Rải một lớp cát khô dầy 20-80cm trên nền kho sạch. Xếp một lớp cam lên trên lớp cát, sau đó lại rải cát khác dầy 5cm lên trên lớp cam.

Cứ như vậy, lớp cát rồi đến lớp cam cho đến khi chiều dầy của đống cam đạt yêu cầu thì phủ một lớp cát trên cùng dầy 30cm. Trong thời gian bảo quản, cứ mỗi tháng một lần kiểm tra để phát hiện bệnh. Bằng cách bảo quản này có thể giữ cam được trên 3 tháng.

- Phương pháp bảo quản cam trong cát tuy cho kết quả tốt nhưng không bảo quản được nhiều, chỉ thích hợp cho bảo quản ở quy mô gia đình.
4.2- Bảo quản bằng hóa chất.
Sau khi thu hái cam được lau chùi sạch sẽ rồi mới xử lý bằng hóa chất. Hóa chất thường dùng là Topxin-M.
Cách tiến hành: trước tiên nhúng cam vào nước vôi bão hòa, vớt ra để ráo nước trong không khí. Khi đó, CO2 trong khí quyển sẽ tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành màng CaCO3 bao quanh quả cam, hạn chế bốc hơi nước, hạn chế hô hấp, ngăn vi sinh vật xâm nhập.

Sau đó nhúng cam vào dung dịch Topxin-M 0,1% và lại vớt ra, để ráo. Khi đã ráo nước cam được gói từng quả bằng giấy bản mềm hoặc đựng trong túi polietylen dầy 0,04mm. Xếp cam vào sọt và đưa đi bảo quản ở nơi thoáng mát ở nhiệt độ thường hoặc lạnh.
4.3-Bảo quản cam ở nhiệt độ thấp
Bảo quản cam ở nhiệt độ lạnh được ứng dụng nhiều vì là phương pháp chắc chắn nhất.

Trước khi bảo quản cam được chọn theo độ chín, kích thước, độ hư hỏng... Sau đó ngâm cam trong nước sô đa khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước. Khi cam đã ráo ta tiến hành xử lý hóa chất, bọc màng sáp, v.v... (nếu có), tiếp đến xếp cam vào sọt và đưa đi bảo quản ở kho lạnh.

Trong thời gian bảo quản cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh, đồng thời theo dõi độ chín để kịp thời thay đổi chế độ bảo quản cho thích hợp.
4.4- Bảo quản bằng túi PE

Tiến hành xử lý cam trong nước nóng ở nhiệt độ từ 50 – 52 0C (2 sôi, 3 lạnh) trong thời gian 20 phút. Sau khi xử lý nước nóng ta xếp cam ra rổ để cho cam khô hoàn toàn rồi tiến hành bao gói bằng màng PE mỏng.
Cắt một đoạn màng PE dài khoảng 20 cm và bao riêng từng quả một. Sau khi bao quả xong, ta xếp cam vào kho để bảo quản. Trước khi đưa cam vào bảo quản kho phải được vệ sinh sạch sẽ, xông khí Sunphure bằng cách đốt 1 kg bột lưu huỳnh cho 100 m2 kho.
Xếp cam lên giàn bằng 3 – 4 lớp quả, khoảng cách 2 lớp giàn là 25 cm, giàn này cách giàn kia 0,5 m. Định kỳ cứ 10 ngày/lần tiến hành kiểm tra, đảo quả, loại bỏ những quả bị thối hỏng hoặc khô héo.
Với phương pháp bảo quản này có thể bảo quản được cam trong thời gian từ 2 – 3 tháng.
4.5- Bảo quản bằng sữa BQE-1

Sau khi thu hoạch chỉ cần rửa sạch cam rồi xoa lên vỏ cam một lớp sữa BQE-1, ngay lập tức dung dịch kết tủa tạo thành một lớp màng bán thấm siêu mỏng trên bề mặt quả.
Lớp màng sẽ ngăn cản các loại nấm mốc, vi sinh vật từ môi trường xâm nhập vào quả cam và giúp giới hạn O2 từ không khí vào bề mặt quả, hạn chế quá trình bay hơi nước để giữ cho quả ít bị hao hụt khối lượng và luôn tươi
Phương pháp này có thể bq cam được đến 5 tháng mà chất lượng của quả vẫn ngon.
5- Kết Luận
Cam là 1 giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, quả cam cung cấp cho con người rất nhiều chất dinh dưỡng và giá trị thẩm mỹ.

Có rất nhiều giống cam đang được trồng phổ biến hịên nay, cùng với những phương pháp bq tiên tiến đã phục vụ cho nhu cầu hoa quả quanh năm của người dân Việt Nam
Tài liệu tham khảo
/
- Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm,
NXB Nông nghiệp, 2000
- www.biquyet.vn
- http://vi.wikipedia.org/wiki/Cam
- http://sotayhangngay.wordpress.com
- http://thugian.com.vn
- http://www.xaluan.com
Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe
Thankyou very much!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Tấm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)