Bào quan màng đôi cấu tạo và chức năng

Chia sẻ bởi Trịnh Phước Nhật Huy | Ngày 23/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: bào quan màng đôi cấu tạo và chức năng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tiểu luận số 8: BÀO QUAN MÀNG ĐÔI – CẤU TẠO & CHỨC NĂNG
GVHD: Ths. Lê Hồng Phú
Thành viên nhóm:
PHAN HOÀNG TRUNG HIẾU
PHẠM TRUNG HIẾU
NGUYỄN THỊ TUYẾT LOAN
NGÔ VŨ TRƯỜNG KHANH
HUỲNH THANH TOÀN
VÕ DUY HOANH
I. CÁC BÀO QUAN CÓ CẤU TẠO MÀNG ĐÔI:
LỤC LẠP (CHLOROPLAST)
TI THỂ (MITOCHODRION)
NHÂN TẾ BÀO (CELL NUCLEUS)
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG:
1. LỤC LẠP (CHLOROPLAST):
1. LỤC LẠP (CHLOROPLAST):

1.1 Cấu tạo:
Một lục lạp điển hình của thực vật bao gồm:
Vỏ bên ngoài.
Grana.
Các khoang rỗng.
Lục lạp là một trong ba dạng lạp thể (vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật. Lục lạp thường có hình bầu dục. Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép(hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu - gọi là chất nền (stroma) chứa prôtein ưa nước và các hạt nhỏ (grana). Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài.
Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy mỗi hạt grana nhỏ có dạng như một chồng tiền xu gồm các túi dẹp (gọi là tilacoit (thylakoid)). Trên bề mặt của màng tilacoit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10-20nm gọi là đơn vị quang hợp. Trong lục lạp có chứa ADN và riboxom nên nó có khả năng tổng hợp protein cần thiết cho mình.
Lục lạp chứa nhiều enzim chứng tỏ có nhiều phản ứng trao đổi chất khác nhau xảy ra trong đó.Những enzim này là: invectaza, amilaza, proteaza, catalaza,...cũng như những phức hợp enzim thực hiện phản ứng Hill fotforin hóa hợp, sự tổng hợp liên kết peptit, những liên kết axit béo và sự tổng hợp phốtpho, lipit.
Lục lạp không chỉ có bộ mày quang hợp hoàn chỉnh, mà cả hệ thống tổng hợp prôtein riêng,màng của lục lạp giúp xảy ra sự trao đổi điều hòa giữa các chất với tế bào chất, và ngay cả những thông tin di truyền dưới dạng ADN lạp thể. ế bào thực vật.
1. LỤC LẠP (CHLOROPLAST):

1.2 Chức năng:
Màng lục lạp có chức năng quan trọng là vận chuyển điện tử trong các quang hệ (PSI và PSII) của lục lạp.
2. TI THỂ (MITOCHODRION)
2.1 Cấu tạo:
Ti thể (tiếng Anh: mitochondrion (số nhiều: mitochondria)) là bào quan phổ biến ở các tế bào nhân chuẩn có lớp màng kép và hệ gene riêng. Ty thể được coi là trung tâm năng lượng của tế bào vì là nơi chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng tế bào có thể sử dụng được là ATP. Nguồn gốc của ty thể được coi như là một dạng vi khuẩn.
Trong sinh học tế bào, một ty thể (xuất phát từ tiếng Hy Lạp mitos có nghĩa là sợi và khondrion có nghĩa là hạt) là một tiểu thể (hay còn gọi là cơ quan) được tìm thấy trong hầu hết các tế bào eukaryote, bao gồm thực vật, động vật, nấm và nhóm đơn bào. Ở một vài nhóm, như là động vật nguyên sinh trypanosoma protozoa, có một ty thể lớn duy nhất, ngoài ra thông thường một tế bào có hàng trăm cho đến hàng ngàn ty thể. Con số chính xác của ty thể phụ thuộc vào mức độ hoạt động chuyển hóa của tế bào: càng nhiều hoạt động chuyển hóa thì càng có nhiều ty thể. Ty thể có thể chiếm đến 25% thể tích của bào tương.
Đôi khi ti thể được miêu tả như "tế bào nguồn năng lượng", bởi vì chức năng cơ bản của nó la chuyển đổi các vật chất hữu cơ thành năng lượng dưới dạng ATP (adenosine triphosphate).
2.1 Cấu tạo:

Ti thể là một bào quan có cấu trúc gồm hai lớp màng đơn vị được cấu trúc từ hai lớp phân tử lipid phân cực giống nhau như lớp màng sinh chất tế bào.
Cấu tạo gồm:
Màng trong.
Màng ngoài.
Mào ty thể.
Chất nền.
MÀNG TI THỂ:
Màng ngoài và màng trong cấu trúc gồm các lớp phospholipid kép được gắn với các protein, trông giống với màng tế bào điển hình. Tuy nhiên hai màng này có những đặc điểm khác biệt nhau. Lớp màng ngoài bao bọc ty thể bao gồm 50% trọng lượng là phospholipid và chứa các enzyme hay men liên quan đến các hoạt động khác nhau như ôxi hóa của epinephrine (adrenaline), phân hủy của tryptophan, và quá trình tổng hợp kéo dài chuỗi axít béo.
Ngược lại lớp mạng trong của ti thể chứa hơn 100 polypeptide khác nhau, và có tỷ lệ protein/phospholipid cao (lớn hơn 3:1 theo trọng lượng, tương đương với 1 phân tử protêin so với 15 phân tử phospholipid). Ngoài ra, lớp màng trong có nhiều các phân tử phospholipid hiếm như cardiolipin, phân tử này có đặc điểm của màng bào tương vi khuẩn.
Lớp màng ngoài có chứa nhiều các protein tích hợp còn gọi là các porin hay các cổng, chúng có chứa bên trong một kênh tương đối lớn khoản (khoảng 2-3 nm) và cho phép các ion và các phân tử nhỏ di chuyển ra vảo ty thể. Tuy nhiên các phân tử lớn không thể xuyên qua lớp màng ngoài được. Tuy nhiên lớp màng trong không có chứa các cổng porin nên không có tính thấm cao; hầu hết các ion và các phân tử cần phải có chất vận chuyển đặt biệt để di chuyển vào bên trong khoan cơ bản hay khoan chứa chất cơ bản.
Khoang cơ bản của ti thể:
Bên cạnh các enzymes, ti thể còn chứa các ribosome và nhiều phân tử DNA. Vì vậy ti thể có vật chất di tryền riêng của nó, và các nhà máy để sản xuất ra RNA và protein chính nó.DNA không thuộc nhiễm sắc thể này mã hóa cho một số nhỏ peptide của ti thể (13 peptide ở người) và các peptide này được gắn kết vào lớp màng trong, cùng với các polypeptide được mă hóa bởi các gene nằm trong nhân tế bào.
2.2 Chức năng:
Chức năng chủ yếu là biến các chất hữu cơ thành năng lượng cho tế bào ở dưới dạng ATP, ngoài ra :
Apoptosis, quá trình tế bào chết được lập trình
Tổn thương tế bào thần kinh do thoát các chất trung gian Glutamate
Tăng sinh tế bào
Điều hòa trạng thái oxi hóa khử của tế bào (redox có nghĩa là quá trình oxi hóa khử)
Tổnh hợp nhân Heme
Tổng hợp Steroid
Tạo nhiệt (giúp giữ ấm cho có thể)
3. NHÂN TẾ BÀO (CELL NUCLEUS):
Nhân tách biệt với tế bào chất bao quanh bởi một lớp màng kép gọi là màng nhân. Gọi là màng kép vì màng nhân có cấu tạo từ hai màng cơ bản. Màng nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ DNA của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương đến cấu trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của DNA. Màng nhân điều hòa sự vận chuyển chất từ tế bào chất vào nhân và ngược lại.
3.1 Cấu tạo:
Lớp lipid kép hay màng lipid kép là màng hay một vùng của màng chứa các phân tử lipid, thường là phospholipid. Lớp lipid kép là thành phần quan trọng của tất cả các loại màng sinh học, kể cả màng tế bào.
Các lipid chính có ở màng sinh học ở động vật có vú là phospholipid (với 2 loại chính là phosphoglyceride, và sphingomyelin), glycosphingolipid và cholesterol. Các lipid ở màng đều chứa những vùng kị nước (không tan trong nước nhưng tan trong dầu) và ưa nước (tan trong nước nhưng không tan trong dầu).
3.2 Chức năng:
Nhân tế bào chứa hầu như toàn bộ thông tin di truyền của tế bào, đồng thời là trung tâm điều hòa hoạt động sống.
Màng nhân có các chức năng:
- Mạng lưới sàn lọc phân tử.
- Vận chuyển chất liệu di truyền.
- Làm mở kênh.
TÓM LẠI:
- Lục lạp là một bào quan của tế bào thực vật được bao bọc bởi một lớp màng sinh chất định hình cho bào quan này nhưng bên trong lớp màng này chứa nhiều cấu trúc màng sinh chất xếp chồng lên nhau, phấn bố theo từng hàng giống như các chồng đĩa được gọi là thylakiod, tạo ra các thể grana chìm ngập trong khối chất nền (stroma).
Ty thể là một bào quan được xây dựng từ hai lớp màng sinh chất: Lớp ngoài trơn bao bọc định hình cho ty thể có dạng hình que hoặc elip - cầu, lớp trong lượn sóng tạo nhiều gấp nếp vách ngăn.
Ty thể là một bào quan có bộ máy di truyền (genome) tương đối độc lập với tế bào, tạo ra một số protein riêng biệt cho bản thân nó.
THANK YOU FOR LISTENING!
GOOD LUCK TO YOU!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Phước Nhật Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)