Bảo quản khoai lang và sắn

Chia sẻ bởi Học Sinh Lê Hồng Phong | Ngày 11/05/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: Bảo quản khoai lang và sắn thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

BẢO QUẢN
KHOAI LANG VÀ SẮN
I)Bảo quản khoai lang tươi
Quy trình bảo quản khoai lang:
Thu hoạch và lựa chọn khoai
Hong khô
Xử lí chất chống nấm
Hong khô
Xử lí chất chống nảy mầm
Sử dụng
Bảo quản
Phủ cát khô
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC ĐỂ BẢO QUẢN KHOAI LANG
Bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất:
Chọn đất nơi cao ráo, sạch sẽ, không có nước ngầm, đào hầm theo kiểu lòng chum có nắp đậy kín và có rãnh thoát nước. Hầm đào xong phải để khô mới chứa khoai.
Khoai thu hoạch về chọn củ tốt, không sây sát, ít lấm đất, không có củ hà, nhập kho vào những ngày khô hanh và cần thận trọng khi vận chuyển vào hầm.
Một tháng đầu mở nắp 1 - 2 lần để thoát nhiệt độ trong hầm, tránh bốc nóng.
Nếu ẩm độ trong hầm quá cao phải dùng chất hút ẩm.
2. Bảo quản trong hầm bán lộ thiên:
Hầm này cũng chọn chỗ đất cao ráo và khô, không có mạch nước ngầm. Hầm đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp một bức tường đất quanh miệng hầm, có chừa 1 cửa để lên xuống, hầm phải có nắp đậy kín và có mái che.
Bảo quản bằng hai cách này sẽ cách ly được với môi trường và khoai giữ được lâu hơn.
3. Bảo quản bằng cách ủ cát khô:
Có nhược điểm là không được kín hoàn toàn, nên vẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài.
Chọn những củ khoai còn nguyên vẹn, không bị sâu bệnh, không bị sây sát vỏ, xếp thành từng luống có chiều rộng 1,2 -1,5m, chiều dài tuỳ theo số lượng khoai bảo quản nhiều hay ít.
Khi xếp khoai phải thật nhẹ nhàng, tránh cọ sát. Xếp đầu củ quay ra ngoài, từ dưới lên trên. Nếu khoai đóng trong sọt thì để nguyên và chồng 2 - 3 sọt lên nhau, sau đó lấy cát khô phủ kín lên khoai.
Trường hợp bảo quản ngoài trời phải làm lán che mưa nắng.
Bọ hà hại khoai lang
Yếu tố môi trường
II Bảo quản khoai lang, sắn (củ mì)
a. Quy trình bảo quản sắn lát khô
Thu hoạch (dỡ)
Chặt cuống, gọt vỏ
Làm sạch
Thái lát
Làm khô
Đóng gói
Sử dụng
Bảo quản kín, nơi khô ráo
Phương pháp khác để bảo quản sắn
1. Bảo quản sắn tươi bằng cách chữa lành
Ngay sau khi thu hoạch, trữ củ trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao trong một thời gian hạn định trước khi đem tồn trữ ở điều kiện bình thường, hay cũng có thể tiếp tục trữ ở tình trạng trên đến khi cần dùng.
Bảo quản bằng phương pháp chữa lành: nhiệt độ: 30-40, độ ẩm: 80-85%, thời gian: 4-8 ngày.
Nguyên tắc tổng quát là ngay sau khi thu hoạch, trữ củ trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao trong một thời gian hạn định trước khi đem tồn trữ ở điều kiện bình thường, hay cũng có thể tiếp tục trữ ở tình trạng trên đến khi cần dùng.
2. Bảo quản bằng phương pháp chôn vùi
Chôn vùi bằng đất hay cát: Với phương pháp này thời gian bảo quản tối đa có thể là 45 ngày. Nhưng trên thế giới được biết với cách này có thể giữ được sắn tươi trong 12 tháng.
Chôn vùi bằng rơm: đơn giản, áp dụng rộng rãi trong nhân dân để dự trữ khối lượng không lớn lắm để ăn tươi nhưng không bảo quản được lâu, củ đưa vào bảo quản phải nguyên vẹn, khó kiểm tra chất lượng,khó phát hiện sắn bị thối mà quá trình thối lây lan rất nhanh. Sau khi bảo quản mới lên nếu không chế biến kịp sắn vẫn chạy nhựa.
Chôn vùi bằng mạt cưa: Sắn vừa thu hoạch được vùi ngay vào mạt cưa ẩm, đựng trong thùng gỗ, dộ ẩm 50%. Nếu khô hơn, các vết thương trên củ không lành dẫn đến hư hỏng nhanh chóng, nếu quá ẩm ướt củ sẽ bị hư thối.
Chôn vùi bằng bột xơ dừa:
Sắn trữ trong bột xơ dừa ẩm ở nhiệt độ thông thường vẫn còn tốt sau 4 tuần. Sự hư hỏng giảm đi nếu trước khi dự trữ ở 130C giữ sắn trong 7 ngày ở nhiệt độ thông thường, hẳn là để chữa lành các vết thương trước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Học Sinh Lê Hồng Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)