Bạo hành gia đình và trẻ em
Chia sẻ bởi Lê Kim Anh |
Ngày 10/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: bạo hành gia đình và trẻ em thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
BẠO HÀNH GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Bài thuyết trình Tổ 4
Nội dung bài thuyết trình
1 > Thế nào là bạo hành gia đình và trẻ em?
2 > Biểu hiện
3 > Thực trạng
4 > Nguyên nhân
5 > Ảnh hưởng và hậu quả
6 > Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống bạo hành?
7 > Biện pháp
- Bạo hành là gì?
- Thế nào là bạo hành gia đình & trẻ em?
Bạo hành gia đình ?
Bạo hành gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình.
Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ đối với con cái hay con cái đối với ông bà cha mẹ, hoặc giữa anh em ruột với nhau. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ - vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới thường là nạn nhân của bạo hành tinh thần nhiều hơn. Bạo hành gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.
Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì Bạo hành gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực nào có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, bao gồm cả sự đe dọa, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư.
Ở Việt Nam, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”.
Thế nào là bạo hành trẻ em ?
Bạo hành trẻ em là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất nhục trẻ để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng của một người nào đó. Khái niệm bạo hành ngày nay không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm của trẻ đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” – tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự
=> Như vậy nạn nhân bạo hành trẻ em ngày nay hoàn toàn khác về bản chất và không phải là sự kế thừa của quan niệm “thương cho roi cho vọt” của người xưa – mà thực chất là di sản của ý thức hệ phong kiến, gia trưởng được phát triển trong một môi trường xã hội thiếu sự nghiêm minh của pháp luật và thiếu dân chủ.
Phân chia kiểu bạo hành &
Biểu hiện của nạn bạo hành
1 - hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
2 - hành vi bạo lực về thể chất (thể xác): bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
3 - hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
4 - hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục.
Bạo hành gia đình và trẻ em
Thực trạng của nạn bạo hành
Thời gian qua tình trạng bạo hành trẻ em có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp hơn và đã trở thành một vấn đề xã hội cấp bách. Bạo hành trẻ me diễn ra nhiều và khó kiểm soát hơn.
Trong 2 năm 2008 – 2009, cả nước đã xảy ra 5956 vụ. Bình quân mỗi năm có 3000 vụ, trong đó có 100 vụ giết trẻ em, 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em. Trong đó có một số vụ gây bức xúc dư luận xã hội như sau:
Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương (quận Thanh Xuân – Hà Nội) ngược đãi, hành hạ dã man trong một thời gian dài (13 năm).
Vụ Quảng Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình (Biên Hòa – Đồng Nai).
Vụ bé Lê Quang Vinh (Tp HCM) bị bảo mẫu Trần Thị Xuân Nữ nhốt vào trong thang máy, bấm cho thang chạy dẫn đến đa chấn thương khắp mình mẩy.
Clip bảo mẫu Trần Thị Phụng ở xã Quỳnh Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương hành hạ bé Hồ Thị Thúy Ngân 3 tuổi, được tung lên mạng, trong clip, bà Phụng dùng chân đạp lên người bé Ngân, giật tóc bé và liên tục đổ từng ca nước lớn vào miệng bé.
Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành
Nguyên nhân chủ quan:
So nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn hạn chế.
Do quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia quyền còn nặng.
Do sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu.
Nguyên nhân khách quan:
Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng.
Năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế, hình thành ở họ tư tưởng tự ti, hẹp hòi, vô tình tạo nên nạn bạo hành phụ nữ và gia đình.
Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của thói trăng hoa…
Ảnh hưởng của nạn bạo hành đối với con người và xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con cái đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình của cha mẹ mà khi còn nhỏ chúng được chứng kiến. Bạo lực gia đình gây nguy cơ tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình, ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và trật tự xã hội của cộng đồng. Và nó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thông qua các chi phí chữa bệnh và việc mất khả năng lao động từ phía nạn nhân.
1 – Hậu quả đối với nạn nhân
Họ bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và xâm hại về thân thể. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đớn, thương tích dẫn đến suy giảm khả năng lao động và có thể dẫn tới cái chết. Những người bị bạo hành sẽ luôn bị ảnh hưởng tới tinh thần như bi quan, chán nản, thất vọng trong cuộc sống, hay quẫn trí, dễ nóng giận, thần kinh không ổn định và có thể bị phát điên. Những đứa trẻ của gia đình có bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực trong gia đình có nguy cơ trở thành người sử dụng bạo lực trong tương lai
2 - Hậu quả đối với gia đình
Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Không những thế gia đình họ còn bị thiệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động. Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.
3 – Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội
Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát sinh tội phạm (hành vi hành chính dễ dẫn tới hành vi hình sự). Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội
Trẻ em - nạn nhân của bạo lực gia đình:
Chúng ta nên làm gì để khắc phục tình trạng bạo hành gia đình và trẻ em?
Nếu gặp phải nạn bạo hành bạn sẽ làm gì?
Biện pháp phòng chống Bạo hành gia đình & trẻ em
- Để hạn chế được nạn bạo hành thì cả cộng đồng cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm.
- Tuyên truyền sâu rộng Luật phòng, chống bạo lực gia đình tới cộng đồng và từng gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của con người đối với bạo lực, nói không với bạo lực gia đình.
- Đồng thời hoàn thành tốt chương trình toàn dân tích cực xây dựng đời sống văn hóa. Giáo dục tác nhân bạo lực giúp họ đi đến nhận thức được rằng bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội chứ không phải của riêng ai, rằng đó là hành vi sai trái
- Huy động sức mạnh trong dư luận xã hội, định hướng dư luận trong phòng chống bạo hành gia đình
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bạo hành gia đình, phổ biến luật cho người dân.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật và tuyên truyền cho nhân dân vè luật phòng chống bạo hành gia đình. Từng cá nhân phải có trách nhiệm phòng chống và hạn chế bạo lực.
Cùng nhau tạo nên một xã hội không có bạo hành
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe
Bài thuyết trình Tổ 4
Nội dung bài thuyết trình
1 > Thế nào là bạo hành gia đình và trẻ em?
2 > Biểu hiện
3 > Thực trạng
4 > Nguyên nhân
5 > Ảnh hưởng và hậu quả
6 > Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống bạo hành?
7 > Biện pháp
- Bạo hành là gì?
- Thế nào là bạo hành gia đình & trẻ em?
Bạo hành gia đình ?
Bạo hành gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình.
Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ đối với con cái hay con cái đối với ông bà cha mẹ, hoặc giữa anh em ruột với nhau. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ - vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới thường là nạn nhân của bạo hành tinh thần nhiều hơn. Bạo hành gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.
Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì Bạo hành gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực nào có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, bao gồm cả sự đe dọa, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư.
Ở Việt Nam, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”.
Thế nào là bạo hành trẻ em ?
Bạo hành trẻ em là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất nhục trẻ để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng của một người nào đó. Khái niệm bạo hành ngày nay không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm của trẻ đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” – tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự
=> Như vậy nạn nhân bạo hành trẻ em ngày nay hoàn toàn khác về bản chất và không phải là sự kế thừa của quan niệm “thương cho roi cho vọt” của người xưa – mà thực chất là di sản của ý thức hệ phong kiến, gia trưởng được phát triển trong một môi trường xã hội thiếu sự nghiêm minh của pháp luật và thiếu dân chủ.
Phân chia kiểu bạo hành &
Biểu hiện của nạn bạo hành
1 - hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
2 - hành vi bạo lực về thể chất (thể xác): bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
3 - hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
4 - hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục.
Bạo hành gia đình và trẻ em
Thực trạng của nạn bạo hành
Thời gian qua tình trạng bạo hành trẻ em có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp hơn và đã trở thành một vấn đề xã hội cấp bách. Bạo hành trẻ me diễn ra nhiều và khó kiểm soát hơn.
Trong 2 năm 2008 – 2009, cả nước đã xảy ra 5956 vụ. Bình quân mỗi năm có 3000 vụ, trong đó có 100 vụ giết trẻ em, 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em. Trong đó có một số vụ gây bức xúc dư luận xã hội như sau:
Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương (quận Thanh Xuân – Hà Nội) ngược đãi, hành hạ dã man trong một thời gian dài (13 năm).
Vụ Quảng Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình (Biên Hòa – Đồng Nai).
Vụ bé Lê Quang Vinh (Tp HCM) bị bảo mẫu Trần Thị Xuân Nữ nhốt vào trong thang máy, bấm cho thang chạy dẫn đến đa chấn thương khắp mình mẩy.
Clip bảo mẫu Trần Thị Phụng ở xã Quỳnh Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương hành hạ bé Hồ Thị Thúy Ngân 3 tuổi, được tung lên mạng, trong clip, bà Phụng dùng chân đạp lên người bé Ngân, giật tóc bé và liên tục đổ từng ca nước lớn vào miệng bé.
Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành
Nguyên nhân chủ quan:
So nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn hạn chế.
Do quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia quyền còn nặng.
Do sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu.
Nguyên nhân khách quan:
Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng.
Năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế, hình thành ở họ tư tưởng tự ti, hẹp hòi, vô tình tạo nên nạn bạo hành phụ nữ và gia đình.
Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của thói trăng hoa…
Ảnh hưởng của nạn bạo hành đối với con người và xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con cái đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình của cha mẹ mà khi còn nhỏ chúng được chứng kiến. Bạo lực gia đình gây nguy cơ tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình, ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và trật tự xã hội của cộng đồng. Và nó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thông qua các chi phí chữa bệnh và việc mất khả năng lao động từ phía nạn nhân.
1 – Hậu quả đối với nạn nhân
Họ bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và xâm hại về thân thể. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đớn, thương tích dẫn đến suy giảm khả năng lao động và có thể dẫn tới cái chết. Những người bị bạo hành sẽ luôn bị ảnh hưởng tới tinh thần như bi quan, chán nản, thất vọng trong cuộc sống, hay quẫn trí, dễ nóng giận, thần kinh không ổn định và có thể bị phát điên. Những đứa trẻ của gia đình có bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực trong gia đình có nguy cơ trở thành người sử dụng bạo lực trong tương lai
2 - Hậu quả đối với gia đình
Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Không những thế gia đình họ còn bị thiệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động. Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.
3 – Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội
Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát sinh tội phạm (hành vi hành chính dễ dẫn tới hành vi hình sự). Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội
Trẻ em - nạn nhân của bạo lực gia đình:
Chúng ta nên làm gì để khắc phục tình trạng bạo hành gia đình và trẻ em?
Nếu gặp phải nạn bạo hành bạn sẽ làm gì?
Biện pháp phòng chống Bạo hành gia đình & trẻ em
- Để hạn chế được nạn bạo hành thì cả cộng đồng cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm.
- Tuyên truyền sâu rộng Luật phòng, chống bạo lực gia đình tới cộng đồng và từng gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của con người đối với bạo lực, nói không với bạo lực gia đình.
- Đồng thời hoàn thành tốt chương trình toàn dân tích cực xây dựng đời sống văn hóa. Giáo dục tác nhân bạo lực giúp họ đi đến nhận thức được rằng bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội chứ không phải của riêng ai, rằng đó là hành vi sai trái
- Huy động sức mạnh trong dư luận xã hội, định hướng dư luận trong phòng chống bạo hành gia đình
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bạo hành gia đình, phổ biến luật cho người dân.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật và tuyên truyền cho nhân dân vè luật phòng chống bạo hành gia đình. Từng cá nhân phải có trách nhiệm phòng chống và hạn chế bạo lực.
Cùng nhau tạo nên một xã hội không có bạo hành
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Kim Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)