Bảo Đại, vua cuối cùng ở VN
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 27/04/2019 |
71
Chia sẻ tài liệu: Bảo Đại, vua cuối cùng ở VN thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Bảo Đại
Ông vua cuối cùng ở Việt Nam
Sưu tầm nhiều hính ảnh tư liệu hiếm từ Tạp chí Life, bảo tàng lich sử VN – NST : PHH 7 - 2013
Vài nét về Bảo Đại
Vua Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển, tục danh "mệ Vững" sinh ngày 22/10 /1913 tại Huế, là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu.
Tháng 6/1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.
Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
Chân dung vua Bảo Đại
Bảo Đại lên ngôi vua
Ngày 8/1/1926, khi đang học ở Paris, Bảo Đại phải tạm nghỉ để về nước làm lễ đăng quang ngôi vị vua khi ông mới 13 tuổi.
Ngày hôm đó, đứng trên chiếc ngai đặt dưới một cái tán rộng, đầu đội mũ miện dát châu ngọc, được trang điểm như một chiếc hòm đựng Thánh tích, vị Thiên tử thiếu niên lọt thỏm trong chiếc áo dài rực rỡ, thêu hình các cành lá bằng vàng.
Chân đi ủng lụa đen, vị tân quân - thiếu niên trong tư thế uy nghi đứng trước văn võ bá quan sụp lạy trước mặt.
Hai nhà sử học Pháp là các ông Teston và Percheron đã được tham dự lễ đăng quang viết: "Người ta có cảm tưởng mơ hồ rằng một kỷ nguyên mới bắt đầu, nhà vua trẻ tuổi sẽ đem lại một niềm hy vọng bao la...".
Bảo Đại lên ngôi vua
Bảo Đại cũng thừa biêt rằng: Ngôi vua của ông chẳng qua do người Pháp sắp đặt để củng cố chế độ thực dân.
Trong lễ đăng qung của Bảo Đại, bàn tay người Pháp lộ khá rõ.
Bảo Đại lên ngôi vua
Vì thế Bảo Đại tuy ngồi ngôi vua nhưng chẳng cần lo “Triều chính”, chỉ việc “ăn chơi”
Bảo Đại lên ngôi vua
Bảo Đại Thoái vị
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Bảo Đại gửi một điện tín tới "Ủy ban Nhân dân Cứu quốc" ở Hà Nội:
"Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao.
Nhân đân nổi dậy trong
Cách mạng tháng Tám
Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến cung điện Huế tiếp nhận sự “Thoái vị của vua Bảo Đại”. Chiều ngày 25 tháng 8, 1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói nổi tiếng "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".
Bảo Đại Thoái vị
Bảo Đại
tham gia
chính phủ
Việt Minh
Tháng 9/1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Ngày 6/1/1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bỏ chạy
Từ đấy Cựu hoàng Bảo Đại ung dung trên chiếc ghế bành tại một căn hộ ở Hồng Kông sống một cuộc sống lưu vong.
Ngày 16/3/1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam DCCH sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng George Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S. Truman.
Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ăn chơi
Bảo Đại ăn vận chải chuốt, tay châm thuốc lá ở Hồng Kông, tháng 6/1948. Vị vua cuối cùng của Việt Nam có dáng vóc cao lớn, điển trai, luôn tràn đầy phong độ. Ông được cho là cưỡi ngựa điêu luyện như một kỵ sĩ trung cổ, chơi golf, tennis giỏi như một quán quân hàng tỉnh, bơi thuyền các loại như một vận động viên Olympic... Hình ảnh do tạp chí Life thực hiện.
Bảo Đại bắt tay với chú chó của mình ở Hồng Kông, tháng 6/1948. Vừa là cựu hoàng, vừa có phong thái của một tay chơi phóng túng, Bảo Đại là mẫu người rất hấp dẫn với các quý bà. Vì vậy mà ông có rất nhiều tình nhân. Ông cũng nổi tiếng là mê ăn chơi, hưởng lạc. Tại Hồng Kông, Bảo Đại đã đổi tên thành Wang Kunney tiên sinh. Dân thượng lưu Hồng Kông đồn đại rằng: muốn xem mặt ông vua nước Nam chỉ cần tìm ở 14 tiệm nhảy, nếu không thấy thì tìm ở các sòng bạc
Ăn chơi
Bảo Đại làm
“Quốc trưởng”
Đầu năm 1947, Pháp cử đại diện gặp Bảo Đại đề xuất về việc đàm phán thành lập một nhà nước Việt Nam độc lập. Để hậu thuẫn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam, các lực lượng chính trị bao gồm Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng liên kết thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp
Chân dung Bảo Đại thời kỳ 1952-1954
Trong bức ảnh này, phóng viên tạp chí Life chụp Bảo Đại tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, tháng 3/1954. Tháng 3/1949 Bảo Đại về nước và đến ngày 1/7/1949 thì được tấn phong làm Quốc trưởng trong Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam do thực dân Pháp hậu thuẫn.
Bảo Đại làm“Quốc trưởng”
Bảo Đại tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, tháng 3/1954. Tháng 10/1955 vị cựu hoàng này bị Ngô Đình Diệm phế truất. Từ đó ông sống lưu vong ở Pháp cho đến khi qua đời vào ngày 31/7/1997 tại Paris.
Bảo Đại làm“Quốc trýởng”
Bảo Đại với khu sòng bạc
“Đại thế giới”
Trước năm 1975, ở Sài Gòn, khu Đại Thế Giới là một trung tâm cờ bạc nổi tiếng. Tại đây có các sòng bạc lớn hoạt động công khai, các vũ trường, quán ăn sang trọng vào bậc nhất nằm ngay trong khuôn viên. Một thời, nó được ví như Las Vegas (trung tâm đánh bạc nổi tiếng thế giới) của Việt Nam.
Đại Thế Giới phát triển cực thịnh dưới thời ông trùm Lâm Giong - người Ma Cao, điều khiển. Với những kinh nghiệm thu thập được qua nhiều năm kinh doanh tại Ma Cao, Lâm Giong đã đưa hai sòng bạc Đại thế giới và Kim Chung đến sự phát đạt vượt bực . Khai thác Đại Thế Giới là một vụ làm ăn béo bở nên có rất nhiều thế lực muốn chen chân vào . Tuy nhiên, những cuộc đấu thầu chỉ là màn kịch. Vì Lâm Giong đã mạnh tay chi tiền cho các nhân vật đầu sỏ từ Bảo Đại (quốc trưởng), Trần Văn Hữu (Thủ hiến Nam Kỳ, sau là Thủ tướng trong nội các Bảo Đại) cho đến những nhân vật có trách nhiệm trong việc đấu thầu. Do vậy, trong 3 năm cuối thập niên 1940, Lâm Giong liên tục giành được quyền khai thác Đại Thế Giới. .
Bảo Đại muốn “Đại thế giới” phải là sở hữu của mình. Do đó, từ khi về nước, mối quan tâm lớn của Bảo Đại là làm sao giành giật được Đại Thế Giới vào tay. Thông qua tay chân thân tín Bảy Viễn, Bảo Đại bắt đầu ra tay. Đầu năm 1950, Bảy Viễn cho người ném một quả lựu đạn loại sát thương nặng vào “Quả chuông vàng” . Mãi sau này, dân Sài Gòn – Chợ Lớn mới biết kẻ đã ném lựu đạn và bắt cóc bố già cờ bạc Ma Cao kia là nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn. Được Bảo Đại che chở .
Sự thống trị của Bảy Viễn ở Đại Thế Giới kết thúc vào năm 1954 khi Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại.
Bảo Đại với khu sòng bạc
“Đại thế giới”
Sống lưu vong, chết lưu vong
Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp khi mới 40 tuổi cho đến khi qua đời vào ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Paris.
Mộ cựu hoàng Bảo Đại tại Nghĩa trang Passy, Paris.
Ông vua cuối cùng ở Việt Nam
Sưu tầm nhiều hính ảnh tư liệu hiếm từ Tạp chí Life, bảo tàng lich sử VN – NST : PHH 7 - 2013
Vài nét về Bảo Đại
Vua Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển, tục danh "mệ Vững" sinh ngày 22/10 /1913 tại Huế, là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu.
Tháng 6/1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.
Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
Chân dung vua Bảo Đại
Bảo Đại lên ngôi vua
Ngày 8/1/1926, khi đang học ở Paris, Bảo Đại phải tạm nghỉ để về nước làm lễ đăng quang ngôi vị vua khi ông mới 13 tuổi.
Ngày hôm đó, đứng trên chiếc ngai đặt dưới một cái tán rộng, đầu đội mũ miện dát châu ngọc, được trang điểm như một chiếc hòm đựng Thánh tích, vị Thiên tử thiếu niên lọt thỏm trong chiếc áo dài rực rỡ, thêu hình các cành lá bằng vàng.
Chân đi ủng lụa đen, vị tân quân - thiếu niên trong tư thế uy nghi đứng trước văn võ bá quan sụp lạy trước mặt.
Hai nhà sử học Pháp là các ông Teston và Percheron đã được tham dự lễ đăng quang viết: "Người ta có cảm tưởng mơ hồ rằng một kỷ nguyên mới bắt đầu, nhà vua trẻ tuổi sẽ đem lại một niềm hy vọng bao la...".
Bảo Đại lên ngôi vua
Bảo Đại cũng thừa biêt rằng: Ngôi vua của ông chẳng qua do người Pháp sắp đặt để củng cố chế độ thực dân.
Trong lễ đăng qung của Bảo Đại, bàn tay người Pháp lộ khá rõ.
Bảo Đại lên ngôi vua
Vì thế Bảo Đại tuy ngồi ngôi vua nhưng chẳng cần lo “Triều chính”, chỉ việc “ăn chơi”
Bảo Đại lên ngôi vua
Bảo Đại Thoái vị
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Bảo Đại gửi một điện tín tới "Ủy ban Nhân dân Cứu quốc" ở Hà Nội:
"Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao.
Nhân đân nổi dậy trong
Cách mạng tháng Tám
Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến cung điện Huế tiếp nhận sự “Thoái vị của vua Bảo Đại”. Chiều ngày 25 tháng 8, 1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói nổi tiếng "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".
Bảo Đại Thoái vị
Bảo Đại
tham gia
chính phủ
Việt Minh
Tháng 9/1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Ngày 6/1/1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bỏ chạy
Từ đấy Cựu hoàng Bảo Đại ung dung trên chiếc ghế bành tại một căn hộ ở Hồng Kông sống một cuộc sống lưu vong.
Ngày 16/3/1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam DCCH sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng George Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S. Truman.
Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ăn chơi
Bảo Đại ăn vận chải chuốt, tay châm thuốc lá ở Hồng Kông, tháng 6/1948. Vị vua cuối cùng của Việt Nam có dáng vóc cao lớn, điển trai, luôn tràn đầy phong độ. Ông được cho là cưỡi ngựa điêu luyện như một kỵ sĩ trung cổ, chơi golf, tennis giỏi như một quán quân hàng tỉnh, bơi thuyền các loại như một vận động viên Olympic... Hình ảnh do tạp chí Life thực hiện.
Bảo Đại bắt tay với chú chó của mình ở Hồng Kông, tháng 6/1948. Vừa là cựu hoàng, vừa có phong thái của một tay chơi phóng túng, Bảo Đại là mẫu người rất hấp dẫn với các quý bà. Vì vậy mà ông có rất nhiều tình nhân. Ông cũng nổi tiếng là mê ăn chơi, hưởng lạc. Tại Hồng Kông, Bảo Đại đã đổi tên thành Wang Kunney tiên sinh. Dân thượng lưu Hồng Kông đồn đại rằng: muốn xem mặt ông vua nước Nam chỉ cần tìm ở 14 tiệm nhảy, nếu không thấy thì tìm ở các sòng bạc
Ăn chơi
Bảo Đại làm
“Quốc trưởng”
Đầu năm 1947, Pháp cử đại diện gặp Bảo Đại đề xuất về việc đàm phán thành lập một nhà nước Việt Nam độc lập. Để hậu thuẫn cho Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam, các lực lượng chính trị bao gồm Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng liên kết thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp
Chân dung Bảo Đại thời kỳ 1952-1954
Trong bức ảnh này, phóng viên tạp chí Life chụp Bảo Đại tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, tháng 3/1954. Tháng 3/1949 Bảo Đại về nước và đến ngày 1/7/1949 thì được tấn phong làm Quốc trưởng trong Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam do thực dân Pháp hậu thuẫn.
Bảo Đại làm“Quốc trưởng”
Bảo Đại tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, tháng 3/1954. Tháng 10/1955 vị cựu hoàng này bị Ngô Đình Diệm phế truất. Từ đó ông sống lưu vong ở Pháp cho đến khi qua đời vào ngày 31/7/1997 tại Paris.
Bảo Đại làm“Quốc trýởng”
Bảo Đại với khu sòng bạc
“Đại thế giới”
Trước năm 1975, ở Sài Gòn, khu Đại Thế Giới là một trung tâm cờ bạc nổi tiếng. Tại đây có các sòng bạc lớn hoạt động công khai, các vũ trường, quán ăn sang trọng vào bậc nhất nằm ngay trong khuôn viên. Một thời, nó được ví như Las Vegas (trung tâm đánh bạc nổi tiếng thế giới) của Việt Nam.
Đại Thế Giới phát triển cực thịnh dưới thời ông trùm Lâm Giong - người Ma Cao, điều khiển. Với những kinh nghiệm thu thập được qua nhiều năm kinh doanh tại Ma Cao, Lâm Giong đã đưa hai sòng bạc Đại thế giới và Kim Chung đến sự phát đạt vượt bực . Khai thác Đại Thế Giới là một vụ làm ăn béo bở nên có rất nhiều thế lực muốn chen chân vào . Tuy nhiên, những cuộc đấu thầu chỉ là màn kịch. Vì Lâm Giong đã mạnh tay chi tiền cho các nhân vật đầu sỏ từ Bảo Đại (quốc trưởng), Trần Văn Hữu (Thủ hiến Nam Kỳ, sau là Thủ tướng trong nội các Bảo Đại) cho đến những nhân vật có trách nhiệm trong việc đấu thầu. Do vậy, trong 3 năm cuối thập niên 1940, Lâm Giong liên tục giành được quyền khai thác Đại Thế Giới. .
Bảo Đại muốn “Đại thế giới” phải là sở hữu của mình. Do đó, từ khi về nước, mối quan tâm lớn của Bảo Đại là làm sao giành giật được Đại Thế Giới vào tay. Thông qua tay chân thân tín Bảy Viễn, Bảo Đại bắt đầu ra tay. Đầu năm 1950, Bảy Viễn cho người ném một quả lựu đạn loại sát thương nặng vào “Quả chuông vàng” . Mãi sau này, dân Sài Gòn – Chợ Lớn mới biết kẻ đã ném lựu đạn và bắt cóc bố già cờ bạc Ma Cao kia là nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn. Được Bảo Đại che chở .
Sự thống trị của Bảy Viễn ở Đại Thế Giới kết thúc vào năm 1954 khi Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại.
Bảo Đại với khu sòng bạc
“Đại thế giới”
Sống lưu vong, chết lưu vong
Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp khi mới 40 tuổi cho đến khi qua đời vào ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Paris.
Mộ cựu hoàng Bảo Đại tại Nghĩa trang Passy, Paris.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)