Bao cao ve benh dao on hai lua

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hà | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: bao cao ve benh dao on hai lua thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN LÚA
Cán bộ hướng dẫn:
TS. Trần Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện:
Võ Thanh Bằng 3052170
Nguyễn Thị Hồng Diễm 3052182
Nguyễn Thị Ngọc Hân 3052214
Trần Ngọc Mai 3052266
Lư Hồng Thảo 3052334
Mở Đầu
Lúa là loại cây lương thực quan trọng của thế giới. (FAO, 1998).
Nước ta có sản lượng xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước.
Thâm canh cao tăng năng suất dịch bệnh phát triển.
Bệnh đạo ôn là bệnh gây hại quan trọng nhất trên lúa hiện nay.
Lịch sử và phân bố
Theo Võ Thanh Hoàng (1993) thì bệnh được phát hiện sớm ở Trung Quốc vào năm 1637, sau đó đến Nhật, Ý, Hoa Kỳ, Ấn Độ.
Ở Việt nam bệnh phổ biến khắp các vùng từ Bắc đến Nam và gây hại ở tất cả các vùng trồng lúa trong cả nước.
Bệnh phân bố rộng, gây hại cho cây lúa ở nhiều giai đoạn từ cây mạ đến giai đoạn trổ bông làm cho lá lúa có thể bị cháy khô và hạt lúa bị khô lép, gây thiệt hại từ 10 - 50% năng suất lúa.
Ngoài ký chủ chính là cây lúa, bệnh còn có thể lưu tồn trên các cây ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa ma, lúa rày-lúa chét,…
Lịch sử và phân bố
Thiệt hại trên lúa
Giai đoạn mạ hay nảy chồi: làm lúa bị cháy rụi hoàn toàn .
Giai đoạn trổ: làm thối đốt thân, thối cổ bông nên làm đổ gãy bông, làm hạt lép hay làm giảm trọng lượng hạt.
(Võ Thanh Hoàng, 1993; Nguyễn Bé Sáu, 2006)
Triệu chứng bệnh
Bệnh trên lá ở giai đoạn mạ: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh da trời hoặc xám nhạt, dạng thấm nước, sau đó phát triển thành vết bệnh điển hình, hai đầu nhọn ít hoặc nhiều, giữa phình ra. Trung tâm vết bệnh thường màu xám hay trắng nhạt, và mép viền thường nâu hoặc nâu đỏ nhạt.
Sự phát triển tiếp tục của triệu chứng bệnh phụ thuộc vào phản ứng của cây:
+ Giống lúa mẫn cảm: Vết bệnh to, hình thoi, dạng hình mắt én, dài 1-1,5cm, rộng 0,3-0,5 cm. (Ou, 1983).
+ Trên giống chống chịu cao: Đốm bệnh là những đốm nhỏ li ti bằng đầu gim 1-2 mm hay hình dạng không đặc trưng (Ou, 1983).
+ Trên giống phản ứng trung gian: Các vết bệnh tròn hoặc bầu dục nhỏ, xung quanh có viền màu nâu ( Vũ Triệu Mẫn và Lê Lương Tề, 1998).
Triệu chứng bệnh
Theo Agrios (1997) kích thước vết bệnh phụ thuộc vào tính kháng của cây. Giống càng kháng thì vết bệnh càng nhỏ
Nhìn chung, vết bệnh trên lá non và giống nhiễm thường to, vết bệnh trên lá già và giống chống chịu bệnh thường nhỏ. Trường hợp bệnh nặng các vết bệnh thường nối liền nhau tạo thành vết bệnh lớn làm cả lá bị cháy khô.
Triệu chứng bệnh
Bệnh trên nách lá, bẹ lá và đốt thân: Vết bệnh màu nâu đen, ở giữa màu vàng to, choáng hết nách lá làm cho nách lá giòn và gãy ngang.
Triệu chứng bệnh
Bệnh trên cổ bông: bệnh có thể ở bất cứ nơi nào trên cổ bông hoặc ở các đốt của cổ bông, vết nâu sậm hoặc đen, thắt lại và lõm vào, vết bệnh lan ra 2 phía dài 1-2cm ở phía trên và phía dưới của mắt thân. Nếu nặng, bông lúa bạc trắng, gié lúa lép.
Cách phân biệt bông bạc do thối cổ bông và bông bạc do sâu ống
Triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh
Thông thường sau khi bệnh phát triển mạnh trên cổ bông thì vết bệnh cũng bắt đầu xuất hiện trên hạt lúa.
Theo Võ Hoàng Thanh (1993), vết bệnh là những đốm tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đường kính 1 – 2 mm. Nhưng Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tê (1998) cho rằng vết bệnh ở hạt không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen.
Triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh
Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây hại là nấm Pyricularia oryzae Cav. hay P. griseae(Cook) Sacc (Rosman và ctv., 1990), thuộc lớp nấm bất toàn, bộ Moniliaes, họ Moniliaceae. Nấm có giai đoạn sinh sản hữu tính là Magnaporthe griseae (Thierion M., và ctv., 1995) thuộc lớp nấm Nang.
Tác nhân gây bệnh
* Đặc điểm hình thái của nấm:
Bào tử nấm: rất nhỏ, có rất nhiều trong không khí, theo gió bay đi khắp nơi và lây lan bệnh (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Sinh sản vô tính tạo bào tử đính, mọc từng chùm ở khí khổng, hình quả lê, 2 vách ngăn, phần chân hơi phồng to và nhỏ dần về phía ngọn, không màu hay màu xanh hơi vàng hoặc màu xám nâu, mang 1 hay nhiều bào tử. (Võ Thanh Hoàng, 1993; Ou, 1983).
Tác nhân gây bệnh
Sợi nấm
Hệ sợi nấm phát triển và phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm nội bào hoặc gian bào.

Tác nhân gây bệnh
* Đặc điểm sinh lý và gây hại của nấm: 1 vết bệnh điển hình 2000-6000 bào tử/ngày, bào tử nảy mầm tạo đĩa bám và vòi xâm nhiễm, sẽ xâm nhiễm trực tiếp qua cutin và biểu bì hay khí khổng.
Nấm tiết ra các enzyme để phân hủy vách tế bào biểu bì của lá như cutinase, cellulase.
Tác nhân gây bệnh
Nấm cũng tiết ra các độc tố: Acid picolinic (C6H5NO2)và pyricularin (C18H14C2O3) có tác dụng hút các chất dinh dưỡng, phá vỡ các men và kìm hãm sự hô hấp của cây, làm cho cây sinh trưởng kém và dễ nhiễm bệnh (Võ Thanh Hoàng, 1993). Theo Ou J.H. (1983), pyriculanin phá hủy men hô hấp bên trong các tế bào cây lúa làm cho các tế bào này không còn hô hấp và chết đi.
Tác nhân gây bệnh
* Nguồn lưu tồn và phát tán mầm bệnh: Nấm có khả năng lưu tồn rất cao, theo Kuribayashi (1923) trong điều kiện khô bào tử có khả năng sống hơn 1 năm và sợi nấm có khả năng sống được gần 3 năm.
Bào tử nấm yêu cầu giọt nước tự do để mọc mầm và độ ẩm tương đối cao gần bảo hòa để gây bệnh, càng có nhiều giọt nước mưa trên lá bị bệnh hay khi thời gian sương mù kéo dài thì lượng bào tử được phóng thích càng cao.
Tác nhân gây bệnh
Bào tử nấm có thể phát tán hay bay cao đến 24 m, thậm chí đến 10000 m để lây lan, nhưng khi không có gió, phần lớn bào tử ở gần mặt đất. Gió càng mạnh bao tử bay càng xa (Ou, 1983; Trần Văn Hai, 2006).
Tác nhân gây bệnh
Các yếu tố phát sinh bệnh
* Điều kiện khí hậu, thời tiết: nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mát mẽ.
Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen (1993) cho biết bào tử xâm nhập vào trong lá nhanh hay chậm tùy thuộc nhiệt độ.
Hashioka Y. (1968) cho rằng, nhiệt độ thấp cây lúa tích lũy nhiều đạm và quá trình silic hóa của tế bào xảy ra chậm nên cây lúa dễ nhiễm bệnh.
* Đất: Bệnh phát sinh trong điều kiện độ ẩm đất thấp, ruộng bị khô
* Mật độ gieo trồng: trồng dày thì bệnh dễ phát sinh hơn.
* Phân bón: N, P, K, Si.
* Giống lúa:Trồng các giống lúa nhiễm bệnh khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho nấm bệnh, áp lực nguồn bệnh trong khu vực cao thì cây lúa dễ bị “xụp mặt” cháy rụi nhanh rồi chết.
Các yếu tố phát sinh bệnh
Biện pháp phòng trị
Dự báo bệnh:
Đặt bẫy để thu thập bào tử nấm với tấm lame được khử trùng bằng cồn 90o, tẩm dung dịch chất bám dính, đặt tấm lame giữa đầu thanh trúc nhỏ được chẻ làm tư và cắm ngẫu nhiên xuống ruộng lúa, mỗi ruộng 50 tấm lame. Sau khi cắm thanh trúc đã gắn tấm lame xuống ruộng được hai ngày một đêm thì thu thập mẫu mang về phòng thí nghiệm để quan sát, đếm mật độ bào tử dưới kính hiển vi.
Sử dụng giống kháng:
* Cơ nguyên của tính kháng bệnh chủ động: Ở một số giống cây trồng có mang tính kháng bệnh, khi bị mầm bệnh tấn công cây sẽ có phản ứng để chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh
* Thuận lợi và hạn chế của việc sử dụng giống kháng:
Biện pháp phòng trị
Phòng trị bằng thuốc:
* Biện pháp kích thích tính kháng bệnh (induced resistance):
- Sử dụng chất kích thích sinh học:
Hai sản phẩm Biobac-1 ĐHCT và Biosar-3 ĐHCT hay chất kích kháng SAR3-ĐHCT
Biện pháp phòng trị
- Sử dụng vi sinh vật:
Chandransekaran và Vidhydrekaran (1989) cho rằng chủng vi sinh vật không gây bệnh trước hay cùng lúc với nấm Pirycularia oryzae thì gây ra tính kháng bệnh cháy lá lúa.
Theo Du và ctv. (1996), xử lý mạ bằng cách chủng vào cây mạ nguồn bệnh Magnaporthe đã bị làm yếu đi, 2 ngày sau chủng nguồn bệnh cháy lá lúa có khả năng giảm bệnh 35 – 38%.
Biện pháp phòng trị
* Thuốc hóa học: Nên sử lý hạt giống trước và sử dụng các loại thuốc có phổ tác động rộng: WORKUP 9SL, VICARBEN 50HP, VIXAZOL 275SC, VIRAM PLUS 500SC,… để vừa trừ nấm đạo ôn vừa trừ được mầm bệnh của những loại nấm khác như là nấm gây bệnh đốm nâu, lúa von, lem lép hạt,…
Biện pháp phòng trị
* Phòng trị bằng kỹ thuật canh tác:
+ Chọn giống kháng bệnh: IR64, VNĐ 95-20, OMCS 2000, OM 1490, MTL 250, VĐ 20, Jasmine 85,…
+ Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch.
+ Không nên sạ dày.
+ Khi bệnh phát sinh, cho thêm nước vào ruộng, ngưng bón phân đạm, phun các loại thuốc đặc trị bệnh.
Biện pháp phòng trị
+ Bón Đạm cân đối
Biện pháp phòng trị
+ Thường xuyên thăm đồng.
+ Trong trường hợp ruộng vừa bị ngộ độc hữu cơ vừa bị bệnh đạo ôn thì xử lý như sau: Tháo nước ra vài ngày. Sau đó bơm nước vào ruộng và bón phân lân  từ 10 – 20 kg/1000 m2 hoặc bón vôi 10 – 20 kg/1000 m2. Kết hợp phun phân bón lá và phun thuốc trị bệnh đạo ôn.
Biện pháp phòng trị
Kết luận

Mặc dù bệnh đạo ôn đã có thuốc trị nhưng công tác phòng trừ của nông dân vẫn chưa được hiệu quả.
Cần áp dụng tổng hợp các giải pháp canh tác ngay từ đầu vụ.
Khi cần sử dụng thuốc hoá học nên chọn loại thuốc đặc trị và hiệu quả cao.
Chân thành cảm ơn!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)