Bao cao tom tat luan van thac sy chuyen nganh PP sinh hoc
Chia sẻ bởi Duc Anh |
Ngày 23/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: bao cao tom tat luan van thac sy chuyen nganh PP sinh hoc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN ĐỨC DUY
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA - SINH HỌC 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học
Mã số: 60 14 10
TẠ NHAN NỮ TÚ ANH
HUẾ, NĂM 2010
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới giáo dục là xu thế mà hiện nay Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.
1.2. Hệ thống kênh hình có vai trò rất quan trọng
1.3. Kiến thức về tiến hoá ở nhà trường phổ thông chủ yếu được dạy theo phương pháp dạy học cổ truyền.
Việc sử dụng và khai thác hệ thống kênh hình là điều tất yếu không thể thiếu.
Chính vì những lý do nêu trên chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng kênh hình để dạy học phần Tiến hoá - Sinh học 12 ”
MỞ ĐẦU
2. Mục đích nghiên cứu
3. Giả thuyết khoa học
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Thực nghiệm sư phạm
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1 Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa.
8.2 Thiết kế và đề xuất hướng sử dụng một số dạng kênh hình dùng trong dạy học Tiến hóa.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng kênh hình trong dạy học
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng kênh hình trong dạy học trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng kênh hình trong dạy học ở Việt Nam
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
NỘI DUNG
1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại trong việc xây dựng và khai thác hệ thống kênh hình
- Trong dạy học chủ yếu dùng kênh hình sẵn có từ sách giáo khoa, tranh ảnh được cung cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phần lớn các giờ dạy sinh học được thể hiện theo hướng giáo viên chủ yếu dựa vào sách.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm kênh hình
KÊNH HÌNH = Phương tiện trực quan + Phương pháp sử dụng + Kỹ năng cảm giác của HS
1.2.2. Cơ sở lý luận dạy học
Có thể tổ chức logic dạy học Tiến hóa như sau:
1. Phân tích cơ sở tâm lý, đặc điểm và năng lực tư duy của từng đối tượng học sinh, thực trạng học tập bộ môn.
2. Xác định mục tiêu của bài học.
3. Phân tích nội dung bài học, chọn lựa và bổ sung hình sao cho có thể mã hoá kênh chữ trong bài học thành kênh hình.
4. Giáo viên thiết kế các hoạt động theo quy trình, tổ chức cho học sinh thực hiện các thao tác khai thác, phân tích, phát hiện và xử lý thông tin bằng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa.
1.2.3. Vai trò của kênh hình trong dạy - học
- Kênh hình có thể đơn giản hóa các thông tin phức tạp, bỏ đi những chi tiết không bản chất làm cho việc dạy học trở nên dễ dàng hơn.
- Kênh hình dễ dàng gây được cảm tình và hứng thú khi theo dõi bài giảng.
- Kênh hình nhấn mạnh các nội dung quan trọng bằng các bố cục, trình diễn và màu sắc phù hợp.
- Kênh hình giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học, giải thích các nguyên lý tốt hơn nói và viết.
- Kênh hình hỗ trợ giáo viên kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
1.3. Cơ sở thực tiễn việc sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hoá.
1.3.1. Phân tích cấu trúc nội dung sách giáo khoa phần Tiến hoá - Sinh học 12.
1.3.2. Những đặc điểm về khả năng nhận thức của học sinh trung học phổ thông.
1.3.3. Thực trạng về tình hình trang bị và sử dụng phương tiện dạy học tạo kênh hình trong dạy học Sinh học 12.
1.3.3.1. Tình hình trang bị hệ thống phương tiện dạy học tạo kênh hình.
1.3.3.2. Tình hình sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa.
Chương 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC TIẾN HOÁ
2.1. Thiết kế kênh hình trong dạy học Tiến hóa
2.1.1. Nguyên tắc thiết kế
- Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học.
- Nguyên tắc trực quan.
- Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận
- Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng
- Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học
- Nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mỹ, tính khoa học:
- Kênh hình phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý và trình độ học sinh
- Kênh hình phải phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể
NỘI DUNG
2.1.2. Quy trình thiết kế kênh hình
2.1.2.1. Quy trình chung thiết kế kênh hình trong dạy học
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Bước 2: Phân tích nội dung của bài, mục kiến thức để xác định các thành phần kiến thức (chương, bài, phần học thành những đơn vị kiến thức), xác định mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức
Bước 3: Phân tích hệ thống kênh hình đã có trong sách giáo khoa: Hệ thống kênh hình sách giáo khoa thể hiện mục đích gì (minh họa hay khám phá kiến thức mới); kênh hình đã đủ cho nội dung kiến thức đó hay chưa?
Bước 4: Lựa chọn, chuyển hóa nội dung thành hình ảnh (trực quan hóa nội dung); tìm kiếm tư liệu hình ảnh, "chế biến" thành kênh hình phù hợp với mục đích (bằng các phần mềm xử lý ảnh như Photoshop, hay phim như Movie maker...).
Bước 5: Xác định các phương pháp và biện pháp dạy học phù hợp với nội dung và khả năng chuyển tải thông tin của phương tiện trực quan cho học sinh.
2.1.2.2. Yêu cầu khi thiết kế kênh hình.
- Phải chú ý đến tính khoa học, nghĩa là phải phản ánh được logic phát triển bên trong tài liệu giáo khoa.
- Phải bảo đảm tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với thầy, đồng thời dễ hiểu đối với trò.
- Chú ý đến tính hữu dụng như dễ quan sát, thể hiện trọng tâm bài dạy, dễ sử dụng, tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập cho học sinh.
2.1.3. Quy trình xây dựng kênh hình dạy học Tiến hóa
2.1.3.1. Các bước xây dựng kênh hình tĩnh để dạy học Tiến hóa
Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, xác định nội dung kiến thức có thể chuyển hóa từ kênh chữ thành kênh hình.
Bước 2: Sưu tập, lựa chọn hình ảnh thích hợp với nội dung.
Bước 3: Biên tập, chỉnh sửa hình ảnh đã sưu tập được cho phù hợp với mục đích. Bằng cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Đơn giản và dễ thực hiện nhất là sử dụng phần mềm Paint được tích hợp sẵn khi cài Win.
Ngoài ra có thể sử dụng các phần mềm khác như Photoshop, Picasa, GIMP, ImageForge...
2.1.3.2. Các bước xây dựng kênh hình động để dạy học Tiến hóa
Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa.
Bước 2: Sưu tập, lựa chọn bộ phim, đoạn phim thích hợp với nội dung sách giáo khoa.
Bước 3: Biên tập các file thành hệ thống file dữ liệu, dùng các phần mềm biên tập lại nội dung các đoạn phim sao cho phù hợp nội dung bài học, và chỉnh sửa theo mục đích sử dụng.
2.2. Sử dụng kênh hình
2.2.1. Những quy tắc chung sử dụng kênh hình
- Biểu diễn đúng lúc, thời gian biểu diễn không quá lâu dễ gây nhàm chán và cũng không nên biểu diễn quá nhanh chưa đủ để học sinh quan sát.
- Kênh hình được sử dụng phải rõ, sắc nét, thể hiện đúng bản chất sự vật, hiện tượng, quá trình, cơ chế, quy luật...cần diễn đạt đảm bảo cho học sinh có thể quan sát đầy đủ.
- Nhiệm vụ học tập phải được đưa ra trước khi học sinh quan sát kênh hình.
- Yêu cầu hay câu hỏi đặt ra cho học sinh phải rõ ràng, ngắn gọn mà súc tích, tránh hiện tượng câu dẫn quá dài dòng làm phân tán sự chú ý của học sinh.
- Nội dung kiến thức trong kênh hình phải thể hiện theo trật tự (từ ngoài vào trong, từ sơ bộ đến chi tiết) và nhất quán.
2.2.2. Phân loại kênh hình trong dạy học Tiến hóa
* Theo nội dung kiến thức
- Kênh hình về sự vật
- Kênh hình về nguyên nhân, cơ chế.
* Theo tính hiện thực
- Kênh hình hiện thực.
- Kênh hình tương tự.
- Kênh hình cấu trúc.
* Theo hình thức sử dụng
- Kênh hình cho cả lớp.
- Kênh hình cho từng cá nhân học sinh
2.2.2. Phân loại kênh hình trong dạy học Tiến hóa
* Theo tính động của kênh hình
- Nhóm hình tĩnh.
- Nhóm hình động
* Theo chức năng sử dụng trong dạy học
- Hình dẫn.
- Hình thay thế.
2.2.3. Các biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa
* Các biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy kiến thức mới
- Sử dụng kênh hình để diễn đạt nội dung kiến thức từ kênh hình.
- Sử dụng kênh hình để tổ chức hỏi - đáp.
- Sử dụng kênh hình để tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề.
* Các biện pháp sử dụng kênh hình trong khâu củng cố
- Sử dụng kênh hình để tái hiện, khắc sâu kiến thức.
- Sử dụng kênh hình để hệ thống hóa kiến thức.
*Các biện pháp sử dụng kênh hình trong khâu kiểm tra
Sử dụng kênh hình để trả lời câu hỏi trắc nghiệm từ kênh hình.
Sử dụng kênh hình để ghép nối các thông tin, dữ kiện trong kênh hình.
2.2.4. Quy trình sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa
2.2.4.1. Các bước sử dụng kênh hình để dạy Tiến hóa
Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập bằng cách: Giáo viên biểu diễn kênh hình học sinh quan sát sơ bộ để xác định nhiệm vụ.
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi, bài tập, yêu cầu định hướng sự quan sát của học sinh.
Bước 3: Học sinh có thể tự mình tư duy hoặc thảo luận theo nhóm nhằm gia công trí tuệ thông tin thu được để tìm dấu hiệu chung, bản chất bằng báo cáo nói hay viết.
Bước 4: Giáo viên chỉnh lý nội dung kiến thức.
2.2.4.2. Các bước sử dụng kênh hình rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin từ kênh hình của học sinh.
Bước 1: Xác định nhiệm vụ.
Thông qua câu hỏi lớn. Hoặc:
- Hình tĩnh: Cho học sinh đọc tiêu đề của bức tranh và quan sát bao quát bức tranh, xác định các đối tượng được thể hiện trong tranh.
Hình động: Cho học sinh xem qua một lần đoạn phim để xác định nội dung chính của đoạn phim.
Bước 2: Thu nhận thông tin và xử lí thông tin.
Hướng dẫn học sinh quan sát chi tiết nội dung bằng những câu hỏi gợi ý, tập trung vào những đối tượng đặc trưng nhất.
Sau đó giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh tìm bản chất của vấn đề.
Bước 3: Hoàn chỉnh kiến thức được khai thác. Bằng cách: đối chiếu với bài đọc chính trong sách giáo khoa để bổ sung thêm những chi tiết của đối tượng trong trường hợp kênh hình chưa nêu rõ. Tìm cách cắt nghĩa kênh hình.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung kênh hình và khắc sâu kiến thức.
2.2.5. Vận dụng quy trình để thiết kế và sử dụng kênh hình dạy học Tiến hóa
2.2.5.8. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
* Nội dung kiến thức
Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm do chọn lọc tự nhiên tích luỹ nhiều.
Trong trường hợp này, hoặc loài mở rộng khu phân bố của nó, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới, hoặc khu phân bố của loài bị chia nhỏ do các chướng ngại địa lý làm cho các quần thể của loài cách ly nhau. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ biến dị theo hướng khác nhau, dần dần tạo ra các nòi địa lý rồi tới các loài mới khác khu.
2.2.5. Vận dụng quy trình để thiết kế và sử dụng kênh hình dạy học Tiến hóa
2.2.5.8. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
* Nội dung kiến thức
Cách ly địa lý đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho sự phân hoá các quần thể trong loài gốc, sự hình thành loài mới diễn ra từ từ qua các dạng trung gian là nòi địa lý, loài nửa, cuối cùng hình thành hai hoặc một số loài mới có khu phân bố không trùm lên nhau.
* Mục tiêu
- Phân tích được vai trò của điều kiện địa lý, cách ly địa lý và chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
* Phương tiện hoạt động: Xem phim “3.2 - hình thành loài bằng con đường địa lý”
* Hoạt động:
Bước 1: Giáo viên cung cấp phim “hình thành loài bằng con đường địa lý”.
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi để giúp học sinh khai thác kiến thức từ phim:
+ Do đâu các quần thể trong loài bị cách li?
+ Điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên diễn ra như thế nào? Kết quả của chọn lọc tự nhiên?
+ Vai trò của điều kiện địa lí và cách li địa lí?
Bước 3: Học sinh tự lực làm việc - Thảo luận.
Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.
Chương 3
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
NỘI DUNG
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
3.3.2. Bố trí thực nghiệm
- Lớp thực nghiệm: giáo án có sử dụng hệ thống kênh hình đã thiết kế và đề xuất hướng sử dụng.
- Lớp đối chứng: giáo án được thiết kế để dạy theo hướng dẫn trong sách giáo viên.
Các lớp đối chứng và thực nghiệm ở mỗi trường được đảm bảo đồng đều về chất lượng học tập, phong trào thi đua, cùng một giáo viên dạy.
3.3.3. Các bước thực nghiệm
- Mỗi lớp học chương trình nâng cao được chọn tiến hành giảng dạy hai bài trong hai tiết gồm:
+ Bài 35: Học thuyết tiến hóa cổ điển.
+ Bài 38: Các nhân tố tiến hóa (tiếp theo).
- Mỗi lớp học chương trình cơ bản chọn giảng dạy một bài trong một tiết:
+ Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa.
- Sau mỗi bài học tiến hành kiểm tra đánh giá việc rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng với cùng một đề, cùng thời gian.
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường Trung học phổ thông Chuyên Quảng Bình
3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường Trung học phổ thông Đồng Hới
3.4.3. Kết quả thực nghiệm tại trường Trung học phổ thông Việt Trung
3.4. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng việc sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học
3.4.1. Định lượng
- Thực nghiệm cho thấy: tỉ lệ học sinh tiếp thu bài thông qua sử dụng kênh hình là cao hơn so với không sử dụng kênh hình (thông qua điểm số thu được sau đợt kiểm tra).
- Độ biến thiên ở các nhóm lớp khi sử dụng các biện pháp khác nhau dao động trong khoảng từ 25 - 34, là mức dao động trung bình có thể chấp nhận được.
- Khi sử dụng các biện pháp dạy học khác nhau đều có td > t nên sự khác biệt giữa các giá trị trung bình có ý nghĩa về mặt thống kê.
3.4.2. Định tính
- Việc đề xuất và thiết kế các hoạt động cho các biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học đã có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức, tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập.
- Học sinh tích cực nghiên cứu sách giáo khoa để tham gia các hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao, qua đó rèn luyện được kỹ năng phân tích kênh hình để phát hiện kiến thức giúp các em nhanh chóng hiểu bài và có thể nhớ được bài lâu và kỹ hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Để thiết kế và đề xuất hướng sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học nói chung, trong dạy học Tiến hóa nói riêng cần dựa trên các cơ sở lý luận dạy học, đặc điểm tâm - sinh lý, điều kiện vật chất cụ thể của từng trường. Trong quá trình thiết kế cần đảm bảo duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa mục tiêu dạy học - nội dung dạy học - phương pháp dạy học- phương tiện dạy học.
1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết bị dạy học, thực trạng của việc sử dụng kênh hình trong dạy học ở một số trường trung học phổ thông của Thành phố Đồng Hới đã cho thấy các phương tiện cần thiết cho dạy học sinh học thiếu về số lượng cũng như chất lượng. Đa số trường có trang bị phương tiện dạy học nhưng việc bảo quản và quản lý sử dụng chưa có hiệu quả (chưa có nơi cất giữ, tần số sử dụng thấp, kỹ năng sử dụng của giáo viên còn hạn chế...) bên cạnh đó việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học trong nhà trường còn rất ít hầu như chỉ áp dụng khi có dự giờ, giờ thao giảng.
1.3. Đã đề xuất được quy trình thiết kế, sử dụng kênh hình để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
1.4. Đã thiết kế được 03 kênh hình tĩnh và 07 kênh hình động bổ sung cho hệ thống kênh hình trong dạy học phần Tiến hóa.
1.5. Để sử dụng có hiệu quả kênh hình trong dạy học phần Tiến hóa cần tuân thủ các yêu cầu như:
- Biểu diễn đúng lúc, thời gian biểu diễn không quá lâu dễ gây nhàm chán và cũng không nên biểu diễn quá nhanh chưa đủ để học sinh quan sát.
- Kênh hình được sử dụng phải rõ, sắc nét, thể hiện đúng bản chất sự vật, hiện tượng, quá trình, cơ chế, quy luật...cần diễn đạt đảm bảo cho học sinh có thể quan sát đầy đủ.
- Nhiệm vụ học tập phải được đưa ra trước khi học sinh quan sát kênh hình.
- Yêu cầu hay câu hỏi đặt ra cho học sinh phải rõ ràng, ngắn gọn mà súc tích, tránh hiện tượng câu dẫn quá dài dòng làm phân tán sự chú ý của học sinh.
- Nội dung kiến thức trong kênh hình phải thể hiện theo trật tự (từ ngoài vào trong, từ sơ bộ đến chi tiết) và nhất quán.
1.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính hiệu quả và tính khả thi của việc dạy học Tiến hóa bằng kênh hình như:
- Học sinh nhanh hiểu bài hơn.
- Kênh hình giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
- Giờ học sôi nổi, học sinh có hứng thú xây dựng giờ học hơn.
2. Kiến nghị
2.1. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình thiết kế, sử dụng kênh hình dạy trong dạy học Tiến hóa ở trường phổ thông để có thể chuyển giao hệ thống các kênh hình đã thiết kế cho các giáo viên sinh học.
2.2. Việc chọn lọc và đề xuất các biện pháp sử dụng kênh hình để tổ chức học sinh học tập đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn và nhiệt tình trong dạy học. Vì vậy các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường bồi dưỡng, chuẩn hóa giáo viên, mở thêm các lớp chuyên đề về các phương pháp dạy học tích cực trong sinh học.
2.3. Cần tăng cường đầu tư thiết bị dạy học, phương tiện trực quan và các tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên.
2.4. Tổ chức thực nghiệm toàn bộ nội dung đề tài nhằm xác định tính khả thi của từng kênh hình.
* Theo nội dung kiến thức
- Kênh hình về sự vật (ví dụ: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự).
- Kênh hình về nguyên nhân, cơ chế (ví dụ: quá trình hình thành loài hươu cao cổ, sơ đồ hình thành loài lúa mì, các hình thức chọn lọc tự nhiên).
* Theo tính hiện thực
- Kênh hình hiện thực: Những vật được trình bày giống hay gần giống vật thật (ví dụ: bướm sâu đo bạch dương).
- Kênh hình tương tự: Là hình miêu tả một sự vật, hiện tượng tương tự, không thực (ví dụ: Hình thí nghiệm chứng minh dưới tác động của tia lửa điện, chất hữu cơ được hình thành...).
- Kênh hình cấu trúc: Một dạng hình thể hiện mối quan hệ giữa các chủ điểm trong hệ thống loại này thường là sơ đồ, biểu đồ, đồ thị...(ví dụ: Sơ đồ phân ly tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại).
* Theo hình thức sử dụng
- Kênh hình cho cả lớp cùng quan sát, loại kênh hình này thường có kích cỡ lớn để đảm bảo cho các học sinh ngồi cuối lớp nhìn thấy được.
- Kênh hình cho từng cá nhân học sinh, loại này được sưu tầm, thu lượm trong các nguồn thông tin phổ thông...
* Theo tính động của kênh hình
- Nhóm hình tĩnh: Là hệ thống hình ảnh mô tả sự vật (hình thái, giải phẫu của sự vật), các quá trình, cơ chế, hay quy luật...Toàn bộ kênh hình trong sách giáo khoa đều thuộc nhóm này.
- Nhóm hình động: Là hệ thống hình ảnh trong đó bao gồm các đối tượng có thể chuyển động nhằm mô tả sự vật (hình thái, giải phẫu của sự vật), các quá trình, cơ chế, hay quy luật...
* Theo chức năng sử dụng trong dạy học
- Hình dẫn: Tranh ảnh, mô hình đóng vai trò khơi gợi, chỉ dẫn chủ thể đến đối tượng nhận thức.
- Hình thay thế: Là hình đóng vai trò vật đại diện, thay thế cho đối tượng hoạt động nhận thức, mà học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với chúng được.
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA - SINH HỌC 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học
Mã số: 60 14 10
TẠ NHAN NỮ TÚ ANH
HUẾ, NĂM 2010
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới giáo dục là xu thế mà hiện nay Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.
1.2. Hệ thống kênh hình có vai trò rất quan trọng
1.3. Kiến thức về tiến hoá ở nhà trường phổ thông chủ yếu được dạy theo phương pháp dạy học cổ truyền.
Việc sử dụng và khai thác hệ thống kênh hình là điều tất yếu không thể thiếu.
Chính vì những lý do nêu trên chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng kênh hình để dạy học phần Tiến hoá - Sinh học 12 ”
MỞ ĐẦU
2. Mục đích nghiên cứu
3. Giả thuyết khoa học
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Thực nghiệm sư phạm
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1 Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa.
8.2 Thiết kế và đề xuất hướng sử dụng một số dạng kênh hình dùng trong dạy học Tiến hóa.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng kênh hình trong dạy học
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng kênh hình trong dạy học trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng kênh hình trong dạy học ở Việt Nam
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
NỘI DUNG
1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại trong việc xây dựng và khai thác hệ thống kênh hình
- Trong dạy học chủ yếu dùng kênh hình sẵn có từ sách giáo khoa, tranh ảnh được cung cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phần lớn các giờ dạy sinh học được thể hiện theo hướng giáo viên chủ yếu dựa vào sách.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm kênh hình
KÊNH HÌNH = Phương tiện trực quan + Phương pháp sử dụng + Kỹ năng cảm giác của HS
1.2.2. Cơ sở lý luận dạy học
Có thể tổ chức logic dạy học Tiến hóa như sau:
1. Phân tích cơ sở tâm lý, đặc điểm và năng lực tư duy của từng đối tượng học sinh, thực trạng học tập bộ môn.
2. Xác định mục tiêu của bài học.
3. Phân tích nội dung bài học, chọn lựa và bổ sung hình sao cho có thể mã hoá kênh chữ trong bài học thành kênh hình.
4. Giáo viên thiết kế các hoạt động theo quy trình, tổ chức cho học sinh thực hiện các thao tác khai thác, phân tích, phát hiện và xử lý thông tin bằng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa.
1.2.3. Vai trò của kênh hình trong dạy - học
- Kênh hình có thể đơn giản hóa các thông tin phức tạp, bỏ đi những chi tiết không bản chất làm cho việc dạy học trở nên dễ dàng hơn.
- Kênh hình dễ dàng gây được cảm tình và hứng thú khi theo dõi bài giảng.
- Kênh hình nhấn mạnh các nội dung quan trọng bằng các bố cục, trình diễn và màu sắc phù hợp.
- Kênh hình giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học, giải thích các nguyên lý tốt hơn nói và viết.
- Kênh hình hỗ trợ giáo viên kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
1.3. Cơ sở thực tiễn việc sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hoá.
1.3.1. Phân tích cấu trúc nội dung sách giáo khoa phần Tiến hoá - Sinh học 12.
1.3.2. Những đặc điểm về khả năng nhận thức của học sinh trung học phổ thông.
1.3.3. Thực trạng về tình hình trang bị và sử dụng phương tiện dạy học tạo kênh hình trong dạy học Sinh học 12.
1.3.3.1. Tình hình trang bị hệ thống phương tiện dạy học tạo kênh hình.
1.3.3.2. Tình hình sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa.
Chương 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC TIẾN HOÁ
2.1. Thiết kế kênh hình trong dạy học Tiến hóa
2.1.1. Nguyên tắc thiết kế
- Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học.
- Nguyên tắc trực quan.
- Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận
- Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng
- Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học
- Nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mỹ, tính khoa học:
- Kênh hình phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý và trình độ học sinh
- Kênh hình phải phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể
NỘI DUNG
2.1.2. Quy trình thiết kế kênh hình
2.1.2.1. Quy trình chung thiết kế kênh hình trong dạy học
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Bước 2: Phân tích nội dung của bài, mục kiến thức để xác định các thành phần kiến thức (chương, bài, phần học thành những đơn vị kiến thức), xác định mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức
Bước 3: Phân tích hệ thống kênh hình đã có trong sách giáo khoa: Hệ thống kênh hình sách giáo khoa thể hiện mục đích gì (minh họa hay khám phá kiến thức mới); kênh hình đã đủ cho nội dung kiến thức đó hay chưa?
Bước 4: Lựa chọn, chuyển hóa nội dung thành hình ảnh (trực quan hóa nội dung); tìm kiếm tư liệu hình ảnh, "chế biến" thành kênh hình phù hợp với mục đích (bằng các phần mềm xử lý ảnh như Photoshop, hay phim như Movie maker...).
Bước 5: Xác định các phương pháp và biện pháp dạy học phù hợp với nội dung và khả năng chuyển tải thông tin của phương tiện trực quan cho học sinh.
2.1.2.2. Yêu cầu khi thiết kế kênh hình.
- Phải chú ý đến tính khoa học, nghĩa là phải phản ánh được logic phát triển bên trong tài liệu giáo khoa.
- Phải bảo đảm tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với thầy, đồng thời dễ hiểu đối với trò.
- Chú ý đến tính hữu dụng như dễ quan sát, thể hiện trọng tâm bài dạy, dễ sử dụng, tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập cho học sinh.
2.1.3. Quy trình xây dựng kênh hình dạy học Tiến hóa
2.1.3.1. Các bước xây dựng kênh hình tĩnh để dạy học Tiến hóa
Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, xác định nội dung kiến thức có thể chuyển hóa từ kênh chữ thành kênh hình.
Bước 2: Sưu tập, lựa chọn hình ảnh thích hợp với nội dung.
Bước 3: Biên tập, chỉnh sửa hình ảnh đã sưu tập được cho phù hợp với mục đích. Bằng cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Đơn giản và dễ thực hiện nhất là sử dụng phần mềm Paint được tích hợp sẵn khi cài Win.
Ngoài ra có thể sử dụng các phần mềm khác như Photoshop, Picasa, GIMP, ImageForge...
2.1.3.2. Các bước xây dựng kênh hình động để dạy học Tiến hóa
Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa.
Bước 2: Sưu tập, lựa chọn bộ phim, đoạn phim thích hợp với nội dung sách giáo khoa.
Bước 3: Biên tập các file thành hệ thống file dữ liệu, dùng các phần mềm biên tập lại nội dung các đoạn phim sao cho phù hợp nội dung bài học, và chỉnh sửa theo mục đích sử dụng.
2.2. Sử dụng kênh hình
2.2.1. Những quy tắc chung sử dụng kênh hình
- Biểu diễn đúng lúc, thời gian biểu diễn không quá lâu dễ gây nhàm chán và cũng không nên biểu diễn quá nhanh chưa đủ để học sinh quan sát.
- Kênh hình được sử dụng phải rõ, sắc nét, thể hiện đúng bản chất sự vật, hiện tượng, quá trình, cơ chế, quy luật...cần diễn đạt đảm bảo cho học sinh có thể quan sát đầy đủ.
- Nhiệm vụ học tập phải được đưa ra trước khi học sinh quan sát kênh hình.
- Yêu cầu hay câu hỏi đặt ra cho học sinh phải rõ ràng, ngắn gọn mà súc tích, tránh hiện tượng câu dẫn quá dài dòng làm phân tán sự chú ý của học sinh.
- Nội dung kiến thức trong kênh hình phải thể hiện theo trật tự (từ ngoài vào trong, từ sơ bộ đến chi tiết) và nhất quán.
2.2.2. Phân loại kênh hình trong dạy học Tiến hóa
* Theo nội dung kiến thức
- Kênh hình về sự vật
- Kênh hình về nguyên nhân, cơ chế.
* Theo tính hiện thực
- Kênh hình hiện thực.
- Kênh hình tương tự.
- Kênh hình cấu trúc.
* Theo hình thức sử dụng
- Kênh hình cho cả lớp.
- Kênh hình cho từng cá nhân học sinh
2.2.2. Phân loại kênh hình trong dạy học Tiến hóa
* Theo tính động của kênh hình
- Nhóm hình tĩnh.
- Nhóm hình động
* Theo chức năng sử dụng trong dạy học
- Hình dẫn.
- Hình thay thế.
2.2.3. Các biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa
* Các biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy kiến thức mới
- Sử dụng kênh hình để diễn đạt nội dung kiến thức từ kênh hình.
- Sử dụng kênh hình để tổ chức hỏi - đáp.
- Sử dụng kênh hình để tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề.
* Các biện pháp sử dụng kênh hình trong khâu củng cố
- Sử dụng kênh hình để tái hiện, khắc sâu kiến thức.
- Sử dụng kênh hình để hệ thống hóa kiến thức.
*Các biện pháp sử dụng kênh hình trong khâu kiểm tra
Sử dụng kênh hình để trả lời câu hỏi trắc nghiệm từ kênh hình.
Sử dụng kênh hình để ghép nối các thông tin, dữ kiện trong kênh hình.
2.2.4. Quy trình sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa
2.2.4.1. Các bước sử dụng kênh hình để dạy Tiến hóa
Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập bằng cách: Giáo viên biểu diễn kênh hình học sinh quan sát sơ bộ để xác định nhiệm vụ.
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi, bài tập, yêu cầu định hướng sự quan sát của học sinh.
Bước 3: Học sinh có thể tự mình tư duy hoặc thảo luận theo nhóm nhằm gia công trí tuệ thông tin thu được để tìm dấu hiệu chung, bản chất bằng báo cáo nói hay viết.
Bước 4: Giáo viên chỉnh lý nội dung kiến thức.
2.2.4.2. Các bước sử dụng kênh hình rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin từ kênh hình của học sinh.
Bước 1: Xác định nhiệm vụ.
Thông qua câu hỏi lớn. Hoặc:
- Hình tĩnh: Cho học sinh đọc tiêu đề của bức tranh và quan sát bao quát bức tranh, xác định các đối tượng được thể hiện trong tranh.
Hình động: Cho học sinh xem qua một lần đoạn phim để xác định nội dung chính của đoạn phim.
Bước 2: Thu nhận thông tin và xử lí thông tin.
Hướng dẫn học sinh quan sát chi tiết nội dung bằng những câu hỏi gợi ý, tập trung vào những đối tượng đặc trưng nhất.
Sau đó giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh tìm bản chất của vấn đề.
Bước 3: Hoàn chỉnh kiến thức được khai thác. Bằng cách: đối chiếu với bài đọc chính trong sách giáo khoa để bổ sung thêm những chi tiết của đối tượng trong trường hợp kênh hình chưa nêu rõ. Tìm cách cắt nghĩa kênh hình.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung kênh hình và khắc sâu kiến thức.
2.2.5. Vận dụng quy trình để thiết kế và sử dụng kênh hình dạy học Tiến hóa
2.2.5.8. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
* Nội dung kiến thức
Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm do chọn lọc tự nhiên tích luỹ nhiều.
Trong trường hợp này, hoặc loài mở rộng khu phân bố của nó, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới, hoặc khu phân bố của loài bị chia nhỏ do các chướng ngại địa lý làm cho các quần thể của loài cách ly nhau. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ biến dị theo hướng khác nhau, dần dần tạo ra các nòi địa lý rồi tới các loài mới khác khu.
2.2.5. Vận dụng quy trình để thiết kế và sử dụng kênh hình dạy học Tiến hóa
2.2.5.8. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
* Nội dung kiến thức
Cách ly địa lý đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho sự phân hoá các quần thể trong loài gốc, sự hình thành loài mới diễn ra từ từ qua các dạng trung gian là nòi địa lý, loài nửa, cuối cùng hình thành hai hoặc một số loài mới có khu phân bố không trùm lên nhau.
* Mục tiêu
- Phân tích được vai trò của điều kiện địa lý, cách ly địa lý và chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
* Phương tiện hoạt động: Xem phim “3.2 - hình thành loài bằng con đường địa lý”
* Hoạt động:
Bước 1: Giáo viên cung cấp phim “hình thành loài bằng con đường địa lý”.
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi để giúp học sinh khai thác kiến thức từ phim:
+ Do đâu các quần thể trong loài bị cách li?
+ Điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên diễn ra như thế nào? Kết quả của chọn lọc tự nhiên?
+ Vai trò của điều kiện địa lí và cách li địa lí?
Bước 3: Học sinh tự lực làm việc - Thảo luận.
Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.
Chương 3
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
NỘI DUNG
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
3.3.2. Bố trí thực nghiệm
- Lớp thực nghiệm: giáo án có sử dụng hệ thống kênh hình đã thiết kế và đề xuất hướng sử dụng.
- Lớp đối chứng: giáo án được thiết kế để dạy theo hướng dẫn trong sách giáo viên.
Các lớp đối chứng và thực nghiệm ở mỗi trường được đảm bảo đồng đều về chất lượng học tập, phong trào thi đua, cùng một giáo viên dạy.
3.3.3. Các bước thực nghiệm
- Mỗi lớp học chương trình nâng cao được chọn tiến hành giảng dạy hai bài trong hai tiết gồm:
+ Bài 35: Học thuyết tiến hóa cổ điển.
+ Bài 38: Các nhân tố tiến hóa (tiếp theo).
- Mỗi lớp học chương trình cơ bản chọn giảng dạy một bài trong một tiết:
+ Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa.
- Sau mỗi bài học tiến hành kiểm tra đánh giá việc rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng với cùng một đề, cùng thời gian.
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường Trung học phổ thông Chuyên Quảng Bình
3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường Trung học phổ thông Đồng Hới
3.4.3. Kết quả thực nghiệm tại trường Trung học phổ thông Việt Trung
3.4. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng việc sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học
3.4.1. Định lượng
- Thực nghiệm cho thấy: tỉ lệ học sinh tiếp thu bài thông qua sử dụng kênh hình là cao hơn so với không sử dụng kênh hình (thông qua điểm số thu được sau đợt kiểm tra).
- Độ biến thiên ở các nhóm lớp khi sử dụng các biện pháp khác nhau dao động trong khoảng từ 25 - 34, là mức dao động trung bình có thể chấp nhận được.
- Khi sử dụng các biện pháp dạy học khác nhau đều có td > t nên sự khác biệt giữa các giá trị trung bình có ý nghĩa về mặt thống kê.
3.4.2. Định tính
- Việc đề xuất và thiết kế các hoạt động cho các biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học đã có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức, tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập.
- Học sinh tích cực nghiên cứu sách giáo khoa để tham gia các hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao, qua đó rèn luyện được kỹ năng phân tích kênh hình để phát hiện kiến thức giúp các em nhanh chóng hiểu bài và có thể nhớ được bài lâu và kỹ hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Để thiết kế và đề xuất hướng sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học nói chung, trong dạy học Tiến hóa nói riêng cần dựa trên các cơ sở lý luận dạy học, đặc điểm tâm - sinh lý, điều kiện vật chất cụ thể của từng trường. Trong quá trình thiết kế cần đảm bảo duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa mục tiêu dạy học - nội dung dạy học - phương pháp dạy học- phương tiện dạy học.
1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết bị dạy học, thực trạng của việc sử dụng kênh hình trong dạy học ở một số trường trung học phổ thông của Thành phố Đồng Hới đã cho thấy các phương tiện cần thiết cho dạy học sinh học thiếu về số lượng cũng như chất lượng. Đa số trường có trang bị phương tiện dạy học nhưng việc bảo quản và quản lý sử dụng chưa có hiệu quả (chưa có nơi cất giữ, tần số sử dụng thấp, kỹ năng sử dụng của giáo viên còn hạn chế...) bên cạnh đó việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học trong nhà trường còn rất ít hầu như chỉ áp dụng khi có dự giờ, giờ thao giảng.
1.3. Đã đề xuất được quy trình thiết kế, sử dụng kênh hình để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
1.4. Đã thiết kế được 03 kênh hình tĩnh và 07 kênh hình động bổ sung cho hệ thống kênh hình trong dạy học phần Tiến hóa.
1.5. Để sử dụng có hiệu quả kênh hình trong dạy học phần Tiến hóa cần tuân thủ các yêu cầu như:
- Biểu diễn đúng lúc, thời gian biểu diễn không quá lâu dễ gây nhàm chán và cũng không nên biểu diễn quá nhanh chưa đủ để học sinh quan sát.
- Kênh hình được sử dụng phải rõ, sắc nét, thể hiện đúng bản chất sự vật, hiện tượng, quá trình, cơ chế, quy luật...cần diễn đạt đảm bảo cho học sinh có thể quan sát đầy đủ.
- Nhiệm vụ học tập phải được đưa ra trước khi học sinh quan sát kênh hình.
- Yêu cầu hay câu hỏi đặt ra cho học sinh phải rõ ràng, ngắn gọn mà súc tích, tránh hiện tượng câu dẫn quá dài dòng làm phân tán sự chú ý của học sinh.
- Nội dung kiến thức trong kênh hình phải thể hiện theo trật tự (từ ngoài vào trong, từ sơ bộ đến chi tiết) và nhất quán.
1.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính hiệu quả và tính khả thi của việc dạy học Tiến hóa bằng kênh hình như:
- Học sinh nhanh hiểu bài hơn.
- Kênh hình giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
- Giờ học sôi nổi, học sinh có hứng thú xây dựng giờ học hơn.
2. Kiến nghị
2.1. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình thiết kế, sử dụng kênh hình dạy trong dạy học Tiến hóa ở trường phổ thông để có thể chuyển giao hệ thống các kênh hình đã thiết kế cho các giáo viên sinh học.
2.2. Việc chọn lọc và đề xuất các biện pháp sử dụng kênh hình để tổ chức học sinh học tập đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn và nhiệt tình trong dạy học. Vì vậy các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường bồi dưỡng, chuẩn hóa giáo viên, mở thêm các lớp chuyên đề về các phương pháp dạy học tích cực trong sinh học.
2.3. Cần tăng cường đầu tư thiết bị dạy học, phương tiện trực quan và các tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên.
2.4. Tổ chức thực nghiệm toàn bộ nội dung đề tài nhằm xác định tính khả thi của từng kênh hình.
* Theo nội dung kiến thức
- Kênh hình về sự vật (ví dụ: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự).
- Kênh hình về nguyên nhân, cơ chế (ví dụ: quá trình hình thành loài hươu cao cổ, sơ đồ hình thành loài lúa mì, các hình thức chọn lọc tự nhiên).
* Theo tính hiện thực
- Kênh hình hiện thực: Những vật được trình bày giống hay gần giống vật thật (ví dụ: bướm sâu đo bạch dương).
- Kênh hình tương tự: Là hình miêu tả một sự vật, hiện tượng tương tự, không thực (ví dụ: Hình thí nghiệm chứng minh dưới tác động của tia lửa điện, chất hữu cơ được hình thành...).
- Kênh hình cấu trúc: Một dạng hình thể hiện mối quan hệ giữa các chủ điểm trong hệ thống loại này thường là sơ đồ, biểu đồ, đồ thị...(ví dụ: Sơ đồ phân ly tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại).
* Theo hình thức sử dụng
- Kênh hình cho cả lớp cùng quan sát, loại kênh hình này thường có kích cỡ lớn để đảm bảo cho các học sinh ngồi cuối lớp nhìn thấy được.
- Kênh hình cho từng cá nhân học sinh, loại này được sưu tầm, thu lượm trong các nguồn thông tin phổ thông...
* Theo tính động của kênh hình
- Nhóm hình tĩnh: Là hệ thống hình ảnh mô tả sự vật (hình thái, giải phẫu của sự vật), các quá trình, cơ chế, hay quy luật...Toàn bộ kênh hình trong sách giáo khoa đều thuộc nhóm này.
- Nhóm hình động: Là hệ thống hình ảnh trong đó bao gồm các đối tượng có thể chuyển động nhằm mô tả sự vật (hình thái, giải phẫu của sự vật), các quá trình, cơ chế, hay quy luật...
* Theo chức năng sử dụng trong dạy học
- Hình dẫn: Tranh ảnh, mô hình đóng vai trò khơi gợi, chỉ dẫn chủ thể đến đối tượng nhận thức.
- Hình thay thế: Là hình đóng vai trò vật đại diện, thay thế cho đối tượng hoạt động nhận thức, mà học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với chúng được.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Duc Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)