Báo cáo thực địa
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Đắc |
Ngày 18/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: báo cáo thực địa thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
Báo cáo thực địa
Giảng viên hướng dẫn : DS ĐH Ly , DS ĐH Loan
NHÓM 2 :
Nguyễn Xuân Ánh
Đoàn Thị Kim Cúc
Nguyễn Thị Thu Dung
Điều tra sự phân bố của các nhóm cây thuốc ở địa phương :
- Nhóm dược liệu chữa bệnh về thận
- Nhóm cây thuốc bồi bổ sức khỏe.
Khu vực : Huyện Tuy An
Huỳnh Thị Kim Huệ
Nguyễn Thị Kim Thoa
Nguyễn Kỳ Trí
PHẦN 1
PHẦN 2
PHẦN 3
Mô tả cây thuốc của nhóm trồng tại vườn dược liệu của trường.
Nhóm dược liệu chữa bệnh về thận . Đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng, các bài thuốc của nhóm bệnh
Nhóm cây thuốc bồi bổ sức khỏe. Đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng, các bài thuốc của nhóm bệnh.
NỘI DUNG BÁO CÁO:
PHẦN 4
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
PHẦN 1: Mô tả cây thuốc của nhóm trồng tại vườn dược liệu của trường.
Tên khoa học : Kalanchoe pinnata
Phân bố: Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi nước ta.
Thành phần hoá học: Acid hữu cơ: citric, isocitric, malic., flavonoid và một số hợp chất phenolic khác.
Công dụng: Kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc.
Cách dùng, liều dùng: Dùng trong, ngày 20 – 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi.
1.Cây Sống đời :
Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 – 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 – 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại.
Bộ phận dùng: Lá
2. Cây càng cua :
Mô tả :
-Thân: Rau càng cua thuộc loại thân thảo, phần nhánh cao khoảng 20 - 40cm, thân chứa nhiều nước, hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, có màu xanh nhạt.
Khi còn nhỏ rau mọc thẳng đứng, sau đó bò lan ra mặt đất, thân chia ra thành nhiều nhánh nhỏ.
-Lá: hình trái tim nhọn có màu xanh trong mọc so le, có cuống, phiến dạng màng, trong suốt, hình tam giác, trái xoan, hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, dài 15-20mm, rộng gần bằng đài.
-Hoa: mọc thành chùm dài ở đầu cây hợp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn, dài gấp 2-3 lần lá.
-Quả: quả mọng hình cầu, đường kính 0,5mm, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh.
Peperomia pellucida
Bộ phận dùng: toàn cây .
Thành phần hóa học: chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid,…
Công dụng : có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ, thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ruột thừa,viêm gan, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém.
Cách dùng, liều dùng: Dùng để ăn sống hoặc làm gỏi.
-Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g. (theo Y học cổ tryền Việt nam).
-Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.(theo Y học cổ truyền Việt nam).
-Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
-Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.(theo Y học cổ truyền Việt Nam).
3. Cây lượt vàng:
Callisia fragrans (Lindl.) Woodson
Mô tả : Cây thảo, sống lâu năm. Thân đứng cao từ 15-40 cm, có thân bò ngang trên mặt đất. Thân chia đốt và có nhánh. Đốt ở phía thân dài từ 1-2 cm, ở nhánh có thể dài tới 10 cm. Lá đơn, mọc so le, phiến lá thuôn hình ngọn giáo, 15-20 cm x 4-6 cm, bề mặt nhẵn, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới, mọng nước. Bẹ lá ôm khít lấy thân. M p lá nguyên, thường có mầu vàng khi lá già. Gân lá song song. Lá thường có mầu tím ở những cây có nhiều ánh sáng. Hoa hợp thành xim, sắp xếp ở ngọn một trục dài và cong thành chùm. Cụm hoa không cuống, gồm 6-12 bông. Hoa mầu trắng, có cuống, cuống hoa dài 1 mm. Lá bắc ngoài cụm hoa hình vỏ trấu, 1 cm x 1 cm, màu vàng.
Lá bắc của hoa hình lòng thuyền, kích thước 1,5 mmx 3 mm, phần dưới trắng, phần trên xanh, mép nguyên, có lông mịn phía dưới. Tràng 3, hình trứng, kích thước khoảng 1 mm x 2,5 mm, mầu trắng, mép nguyên. Nhị 6, rời, chỉ nhị dài khoảng 1,5 mm, phần dưới dính với cánh hoa, bao phấn hình hạt đậu, kích thước khoảng 1/3 x ¼ mm, đính vào hai bên trung đới. Bầu trên, 3 ô, cao khoảng 0,5 mm, vòi nhụy hình trụ, dài khoảng 1,5 mm, núm nhụy hình chổi.
3. Cây lượt vàng:
Bộ phận dùng: Toàn cây
Thành phần hóa học:lipid ,acid béo, hữu cơ,các sắc tố caroten, chlorophyl. Phytosterol. Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng, flavonoid.
Công dụng : Thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy.
Cách dùng - liều dùng : Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá) hoặc cắt nhỏ, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con). Ngày dùng 3 lần. Dùng ngoài, giã đắp hoặc xoa bóp bằng rượu ngâm lá.
Ghi chú: Không nên uống với liều lượng quá nhiều, đề phòng tụt huyết áp.
4. Cây bạc hà :
Mô tả : Bạc hà là cấy thảo sống lâu năm,cao từ 10 – 70cm. Thân vuông có màu tía, mọc đứng hay bò; thân và lá đều có lông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới lá đều có lông che chở và lông tiết. Hoa tự hình xim co, mọc vòng ở kẽ lá (khác các loại Bạc hà khác), cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt, đôi khi cómàu trắng. Toàn cây có mùi thơm.
Tên khoa học : Mentha arvensis L.
Bộ phận dùng : toàn cây
Thành phần hóa học : menthol và men thon.
Công dụng : chữa các chứng bệnh: cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng, ho có đờm, đau răng,…
Cách dùng - liều dùng:
Uống 3 – 5g/ngày, dạng thuốc sắc, cồn, kẹo; dùng ngoài dạng dầu xoa.
5. Cây mã đề :
Mô tả : Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa lưỡng tính. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta.
Bộ phận dùng : Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Công dụng : Tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt ở gan, phổi,…
Cách dùng - liều dùng : Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc. Hạt Mã đề gói trong bọc vải sắc cùng các vị thuốc khác.
Tên khoa học : Plantago major L.,
Họ Mã đề – Plantaginaceae
6. Cây trinh nữ hoàng cung :
Mô tả : Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10–15 cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10–15 cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80–100 cm, rộng 5–8 cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30–60 cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Crinum latifolium
Bộ phận dùng : lá Trinh Nữ Hoàng Cung tươi hoặc khô.
Thành phần hóa học : Chứa tới 32 loại alcaloid khác nhau .
Công dụng : chữa những trường hợp u xơ và ung thư tử cung (đối với phụ nữ), u xơ và ung thư tuyến tiền liệt.
Cách dùng – liều dùng: 3 lá khô /ngày.
PHẦN 2: nhóm dược liệu chữa bệnh về thận . Đặc điểm thực vật, công dụng, cách dung, các bài thuốc của nhóm bệnh.
Cây cỏ tranh :
Imperaia cylindrica Beauv
Mô tả : là loại cỏ sống lâu năm, thân rễ cứng ăn sâu trong đất, cao 0.6 – 1,2m, thẳng, nhẵn, đốt thân có long mềm. Lá hẹp và dài, đầu thuôn, mặt trên có lông ráp. Hoa tự bông hình chùy, màu trắng. Hạt nhỏ có nhiều long dài và nhẹ.Cây mọc khỏe khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi nước ta.
Khu vực khảo sát : thôn Bình Thạnh – xã An Ninh Tây – Huyện Tuy An – Tỉnh Phú Yên
1 .Cây cỏ tranh
Bộ phận dùng: thân rễ
Thành phần hóa học : Trong thân rễ có glucoza, fructoza và axit hữu cơ.
Công dụng : tác dụng làm mát huyết, cầm máu và lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh: bí tiểu tiện, phù thũng, đái buốt, đái rắt, tiểu tiện ra máu, sốt nóng, khát nước, sốt vàng da.
Cách dùng – Liều dùng:
Dùng 9 – 30g/ngày, dạng thuốc sắc (dùng tươi 30-60g).
2 . Cây dứa : ( còn gọi là thơm , khóm )
Mô tả : Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm).
Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20-40cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím,
các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
Cây thường ra hoa quả vào mùa hè.
Địa điểm phân bố khu vực thôn Phú Hạnh ,xã An Ninh Đông, huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Ananas comosus (L.) Merr.
Bộ phận dùng: Quả, nõn cây và rễ cây – Fructus, Gemma et Radix Ananatis.
Thành phần hóa học : gồm các vitamin , khoáng chất và chất xơ,..
Công dụng : giải nhiệt, sinh tân, chỉ khát,…
Cách dùng – liều dùng :
Bài thuốc 1: Lấy 1 quả dứa, khoét 1 lỗ nhỏ và cho vào đó cỡ 0.3g phèn chua, ninh quả dứa trong 3 giờ, ăn cả miếng và nước
Bài thuốc 2: Lấy 1 quả dứa, gọt vỏ đi, cũng khoét lỗ 3 cm và đổ 1 ít phèn chua vào trong đó, cắt một phần trên của quả dứa làm nắp đậy. Sau đó, bỏ vào lò nướng khoảng 3 tiếng hoặc có thể nướng bằng than, vắt nước lấy khoảng 2 ly. Tối trước khi đi ngủ uống 1 ly, sáng uống 1 ly để sỏi có thể thải ra khỏi cơ thể bằng đường tiết niệu.
Bài thuốc 3: Nước quả dứa cho đến khi cháy vỏ, ép nước rồi trộn với 1 quả trứng gà đánh nhuyễn rồi uống 1 ngày /1 lần, uống liền 3 ngày sẽ thấy kết quả.
3. Cây dứa dại :
Pandanus tectorius Sol
Mô tả : Cây mọc hoang và được trồng làm bờ rào ở nhiều nơi.
Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất.
Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau.
Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè.
Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, người ta thu được nước thơm và hương liệu. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd.
Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông.
Khu vực khảo sát : Gành Dứa thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An , tình Phú Yên .
3. Cây dứa dại :
Bộ phận dùng : Rễ non , đọt non và trái.
Công dụng: Đọt non và rễ dứa dại được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận, thông tiểu tiện và lòi dom
Quả dứa dại khô rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị bẹn.
Cách dùng, liều dùng:
Đối với đọt non: Ngày uống 20 – 30gram
Đối với rễ: Ngày uống 10 – 15gram
Đối với quả dứa dại: Ngày dùng 30 – 40gram sắc uống.
điều trị bệnh lòi dom: Dùng đọt non, rễ non dứa dại đắp vào vùng lòi dom trong 1 tháng sẽ khỏi
3. Cây Râu mèo :
Orthosiphon stamineus Benth
Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,50-1m . Thân đứng, hình vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, đầu nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là một xim co mọc ở ngọn thân và đầu cành. Hoa màu trắng.Hoa cỏ mèo có 4 tiểu nhị, dài hơn vành 2-5 lần. Nhị và nhuỵ thò dài ra ngoài. Quả bế, thuôn rộng, dẹt, nhăn nheo.Cỏ râu mèo được trồng bằng cách giâm cành.
Mùa hoa quả: tháng 4-7.
Khu vực khảo sát : thôn 3 – xã An Ninh Tây – Huyện Tuy An – Tỉnh Phú Yên .
3. Cây Râu mèo :
Bộ Phận dùng : Cả cây, trừ rễ.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa glucosid đắng orthosiphonin, saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ: acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali.
Công dụng : Nước sắc râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm tăng lượng ure, clorua và cả axit uric. Do vậy râu mèo được ứng dụng để tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận.
Cách dùng – Liều dùng : Cỏ râu mèo cũng được sử dụng làm thuốc trị sỏi thận và sỏi túi mật. Ngày 15-40g dạng thuốc sắc, hãm. Có thể nấu cao lỏng. Thường uống luôn trong 8 ngày, lại nghỉ 2- 4 ngày.
4. Cây Cà dái dê:
Solanum melongena L
Mô tả : Cây cao 0,75 đến 2,5m, thân có gai, đôi khi không gai. Lá có gai và nhiều lông, phiến lá hình bầu dục hay thuôn dài, đầu nhọn, phía gốc tròn hay lệch, dài 8-15cm, rộng 4-8cm, cuống lá dài 2-4cm. Hoa màu tím xanh, mọc thành xim có cuống, gồm 1-3 hoa. Quả có hình dáng, kích thước và màu sắc rất thay đổi. Hạt nhỏ trắng hình đĩa.
Bộ phận dùng : Rể và quả .
Khu vực khảo sát : thôn Phú Hạnh , xã An Ninh Đông, huyện Tuy AN , tỉnh Phú Yên .
Thành phần hóa học : trong quả tươi có tới 90% nước, rất ít protit (0-1,4%), chất béo còn ít hơn (0,05-0,10%), axit cafeic, cholin, và trigonellin.,…
Công dụng : Ngoài công dụng làm thức ăn, cà được trồng trong nhân dân làm thuốc lợi tiểu, thông mật, đề phòng chứng vữa động mạch (atherome) do tác dụng chống cholesterol, giống như công dụng của lá actisô.
Cách dùng - liều dùng:
Rễ cây, cuống ra quả sắc uống để chữa tiểu tiện ra máu, ỉa ra máu và lỵ ra máu. Hạt còn có tác dụng lợi tiểu.
Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
6. Cây đu đủ:
arica papaya
Mô tả : cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, có nhiều hạt.
Khu vực khảo sát : Thôn 3 , xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Thành phần hóa học :
Quả đu đủ chín chứa chừng 90% nước, các chất đường trong đó chủ yếu là glucoza 8,5%, một ít protêin, chất béo, một ít muối vô cơ (canxn, photpho, sắt) vitamin a, b và c
Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá đều chứa một chất nhựa mủ (latex) nhiều nhất ở quả xanh.
6. Cây đu đủ:
Công dụng :
Đu đủ chín được coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hóa các chất thịt, các chất lòng trắng trứng.
Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận.
Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.
Cách dùng – liều dùng : Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẻ hếtSau 7-10 ngày đi khám lại xem kích thước sỏi có bị mòn bớt không. Nếu có dấu hiệu suy giảm nên cách 1-2 tháng sau ăn lại.
7.Râu ngô :
Mô tả : Vòi và núm phơi khô của hoa cây Ngô (Zea mays L.), họ Lúa (Poaceae) đã già và cho bắp, râu ngô hái vào lúc thu hoạch Ngô. Ngô được trồng ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Khu vực khảo sát : thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An , tình Phú Yên.
Thành phần hóa học : Saponin, tinh dầu, chất nhầy, muối khoáng.
Công dụng:
Dùng chữa viêm túi mật, viêm gan. Làm thuốc thông tiểu tiện trong các bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận.
Cách dùng, liều lượng:
Dùng nước sắc râu Ngô hoặc nấu thành cao lỏng ngày uống 10-20g râu Ngô.
Styli et stigmata Maydis
8. Cây Nhầu :
Mô tả : Cây nhỡ hay cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở chóp, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hạt có phôi nhũ cứng.
Địa điểm khảo sát : Thôn 3 , xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , Tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá, hạt của cây Nhàu (Morinda citrifolia).
Thành Phần hóa học : Anthranoid: morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, acid rubichloric, alizarin a-methyl ether và rubiadin 1-methyl ether.
Công dụng : chữa đau nhức mỏi , Chữa đau lưng do thận,….
Cách dùng - liều dùng :
Rễ cây nhàu 20-30g khô/ngày, lá tươi 8-20g.
Morinda citrifolia L.,
2. Công thức, tinh chất, công dụng
Bài thuốc:
Chữa đau lưng do thận:
Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g.
Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).
9.Cây chuối hột :
Musa acuminata
Mô tả : Thân giả cao 2-4m , to màu xanh . Lá to, có phiến dài , xanh hơi mốc mốc, bẹ , xanh .Buồng hoa nằm ngang ; mo đỏ dẫm , không quấn lên . Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5 mm
Khu vực khảo sát : thôn 3, xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên.
Thành phần hóa học : Saponin, coumarin, tanin, flavonoid anthocianosid và các hợp chất uronic, tinh dầu , phytosterol,..
Công dụng : Chuối hột chín dùng chữa bệnh đường ruột.
Quả chuối xanh được dùng để điều trị sỏi đường tiết niệu .
Củ chuối hột thối dùng đắp điều trị bỏng lửa.
Thân cây dùng chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng ,….
9.Cây chuối hột :
Cách dùng – liều dùng :
Bài 1: Chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) 7 quả, thái mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ sau đó làm theo một trong hai cách sau:
– Sắc với ba bát ăn cơm nước lấy một bát, uống lúc còn nóng, lúc no. Mỗi lần một bát, ngày 4 bát.
– Cho vào ấm, đổ nước sôi và hãm như hãm trà. Ngày uống 3 – 4 ấm. Chỉ cần uống trong một thời gian ngắn, sỏi thận sẽ tan và tống ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Bài 2: Chuối hột già còn xanh (nhiều, ít tuỳ), thái thành từng khoanh mỏng, sao thật khô, hạ thổ 48 giờ rồi tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần. Sau hai tháng uống liên tục, sỏi có thể tan hết, thận trở lại bình thường.
10. Cây Mã Đề :
Plantago major L.
Mô tả : Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa lưỡng tính. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta.
Khu vực khảo sát : Thôn 3 – xã An Ninh Tây , huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Công dụng : Tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, bí tiểu tiểu dắt, giải nhiệt ở gan, phổi,…
Cách dùng - liều dùng : Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc. Hạt Mã đề gói trong bọc vải sắc cùng các vị thuốc khác.
11. Cây ké đầu ngựa :
Xanthium strumarium
Mô tả : là cây thảo, sống hàng năm, cao 0,50 – 1m, thân có khía. Lá mọc so le, phiến lá chia thùy không đều, mép lá khía răng cưa, gân lá hình chân vịt, thân và lá có lông ngắn. Hoa tự đầu, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả giả, hình thoi, ngoài có gai cứng, đầu quả có 2 móc, trong chứa 2 quả thật.
Cây mọc hoang khắp nơi trên đất nước ta.
Bộ phận dùng : quả và toàn cây.
Khu vực khảo sát : vùng núi hòn bù thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An , tình Phú Yên.
Thành phần hóa học : có alcaloid, sesquiterpen lacton
Công dụng : tác dụng tiêu độc, kháng khuẩn, tán phong, trừ thấp, giảm tiết dịch mũi. Dùng chữa các chứng bệnh: mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, tràng nhạc, mũi chảy nước hôi, bệnh thiếu iod,…
11. Cây ké đầu ngựa :
Đối với bệnh sỏi thận, phù thũng, bí tiểu: Thương nhĩ tử thiêu tồn tính, Đinh lịch, các vị bằng nhau, tán nhỏ, pha với nước uống trong ngày, mỗi lần 8g, uống 2 lần/ngày.
Điều trị viêm đường tiết niệu:
Cây bòng bong 20g
Cây mã đề 20g
Ké đầu ngựa 15g
Hoa kim ngân 15g
Đun với 1,5 lít nước, đun cạn còn 800ml chia 3 lần uống trong ngày. Bệnh nhân dùng liên tục cách trên trong thời gian 1 tuần là có kết quả.
12. Cây cối xay :
Abutilon indicum (L.) Sweet
Mô tả : Cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Abutili indici), rễ, hạt
Khu vực khảo sát : thôn 3, xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Thành phần hóa học : chứa nhiều chất nhầy và asparagin.
Công dụng : Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.
12. Cây cối xay :
Cách dùng – liều dùng : Sắc uống hoặc giã nát đắp mụn nhọt. Lá ngày dùng 8 – 20g, hạt 2 – 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1.Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.
2. Sau khi đẻ phù thũng: Lá Cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống
3. Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống
4.Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt: Cây cối xay 30g , bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu bắp 12g , cỏ màn trầu 8g , rau má 12g , nấu với 650ml nước , sắc còn 250ml , chia 2 lần , uống trước bữa ăn .
13. Cây chua me đất hoa vàng:
Oxalidaceae
Mô tả : Là cây cỏ mọc hoang bỏ lan trên mặt đất , thân đỏ nhạt , hơi có lông. Lá có cuống dài , gầy hơi có lông gồm 3 lá chét , mỗi lá chét có một vết hõm trên đầu thành hình tim ngược. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa , màu vàng . Quả nang dài mở bằng 5 van.
Bộ phận dùng : toàn cây
Khu vực khảo sát : đội 5 thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên.
Thành phần hóa học : acid oxalic , oxalat acid kali,…
Công dụng : giải nhiệt , khát nước, xích bạch đới, sát trùng , bí tiểu ,..
13. Cây chua me đất hoa vàng:
Cách dùng - liều dùng :
Trị viêm họng, họng sưng đau: Chua me đất hoa vàng 50g, muối 2g, hai thứ nhai nuốt từ từ.
Sốt cao, trằn trọc, khát nước: Dùng chua me đất hoa vàng một nắm giã nát, cho thêm nước vào vắt lấy nước cốt uống.
Ho do thử nhiệt: Chua me đất hoa vàng 40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g. Các vị thuốc đều dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.
Đại, tiểu tiện không thông: Chua me đất hoa vàng, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), rửa sạch, thêm chút đường, giã nát, vắt lấy một chén nước cốt uống.
Chấn thương, bị ngã sưng đau: Chua me đất hoa vàng một nắm to, chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.
Lưu ý: không dùng cho người sỏi thận
14. Cây đậu đen :
Vigna cylindrica ( L.) Skeels
Mô tả: Đậu đen là cây thân thảo, sống hằng năm.
-Thân: Cao 50-100 cm, phân nhiều cành, toàn thân không lông.
-Lá: Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, lá chét giữa to và dài hơn lá chét hai bên.
-Hoa: Hoa màu tím nhạt.
-Quả: Quả giáp dài, đường kính tròn, trong chứa 7 đến 10 hạt màu đen.
-Hạt: Hạt có vỏ màu đen, nhân hạt trắng hoặc xanh.
Bộ phần dùng: hạt
Khu vực khảo sát : vùng núi đất rẫy , thôn Phú Hạnh , xã An Ninh tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Thành phần hóa học : Carbohydrate , protein, chất béo , các vitamin ,..
Công dụng : có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể.
14. Cây đậu đen :
Cách dùng – liều dùng : dùng nấu cháo, chè để ăn
Bài thuốc.
1- Đậu đen 30g; mè đen 9g; táo đen 9g. Ba vị cùng sao lên uống mỗi ngày 1 thang, dùng hàng ngày thì có công hiệu đối với các bệnh vì âm hư hỏa vượng mà dẫn tới chứng đầu váng mắt hoa, phát sốt nóng mặt, miệng đắng cổ khô, lòng bàn tay bàn chân phát nóng, lưỡi đỏ trơn, gai lưỡi lặn hết, mạch di tế hoãn vô lực.
2-Đậu đen nấu ba ba: Ba ba 1 con 500g; đậu đen: 30g. Tác dụng ích khí điều trung, bổ hư tráng dương.
3-Đậu đen hầm thịt: Đậu đen bỏ vỏ 500g; thịt nạc mông lợn 100g; muối 10g; mì chính 2g; nước dùng 750 ml; bột ướt 15g; mỡ lợn 50g. Nấu nhừ rồi ăn có tác dụng bổ hư nhược.
4-Gà đen, đậu đen nấu nước dừa: Gà trống tơ đen 1 con; dừa 1 quả; đậu đen xanh lòng 100g; giây tơ hồng vàng 30g gia vị vừa đủ, ninh nhừ.
Công dụng: Bồi bổ tâm và thận, trị tất cả các chứng suy nhược, bổ máu, tê nhức, ghẻ lở, mạch âm lực, tăng dương sự, tỏ mắt, an thai. Trị bệnh thận âm suy yếu.
5-Hắc cẩu nhục: Thịt chó đen 250g; đậu đen xanh lòng 50g; cam khởi tử 25g; nhục thung dung 25g; sinh địa 25g; nước củ sả 2 muỗng canh, gia vị vừa đủ, ninh nhừ.
Công dụng: Bồi bổ thận âm suy, đau lưng, tinh dịch ít, dương sự bát cử, hiếm muộn đường con cái, tiểu vàng, trị di tinh bạch đới hạ.
PHẦN 3: Nhóm cây thuốc bồi bổ sức khỏe. Đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng, các bài thuốc của nhóm bệnh.
1.Đại Táo :
Zizyphus Sativa Mill
Mô tả: Đại táo là một cây nhỡ hay cây to ,có thể cao tới 10 cm .Lá mọc so le,lá kèm thường có dạng thành gai .Cuống lá ngắn 0,5 – 10 Cm ,phiến lá hình trứng ,đầu hẹp lại ,dài 3 -7 cm ,rộng 2 -3,5 cm mép có răng cưa thô ,trên mặt võ 3 gân chính ,gân phụ cũng nổi rõ ,hoa nhỏ ,mọc thành tán ở kẻ lá ,mỗi tán gồm 7 -8 hoa .cánh hoa mà vàng xanh nhạt .Đài ,trắng và nhị đều 5 .Quả hạch hình cầu hay hình trứng ,khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt ,khi chín có mà đỏ sẫm .Vỏ quả mẫm vị ngọt .Mùa hoa tháng 4 -5 ,mùa quả tháng 7 -9.
Khu vực khảo sát : xã An Chấn – huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
Công dụng : Đại táo là một vị thuốc rất phổ biến trong các đơn thuốc .có tác dụng bổ tỳ,ích khí ,dưỡng vị sinh tân dịch ,điều hòa doanh vệ ,hòa giải các vị thuốc khác .Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả ,các bệnh do doanh vệ không điều hòa .
Cách dùng - Liều dùng : mỗi ngày cho uống từ 5 đến 10 quả làm thuốc bổ tỳ vị ,nhuận phế ,điều hòa khí huyết .
- Đơn thuốc có đại táo .Chữa sau khi sốt khỏi ,miệng khô ,cổ đau ,hay ngủ . Đại táo 20 quả ,ô mai 10 quả ,hai thứ giả nát ,nhào mật mà ngậm trong nhiều ngày .
- Phụ nữ có thai hay đau bụng ,Đại táo 14 quả đốt ra than cho uống
2. Rong mứt :
Porphyra crispata
Mô tả: Là loại rong có dạng hình phiến mỏng, phần lớn loài này chỉ có 1 lớp tế bào tạo thành, thường được nhóm thành các cụm hoa, có chiều cao từ 2 đến 4 cm. Chỉ có một lớp tế bào tảo, độ dày 45 ~ 50μm. Cơ thể phần dưới là do gốc tế bào tạo thành cơ quan bám hình đĩa rất bé. Hình lá tùy theo loài môi trường và phân bố, có loài hình đóa hoa, hình tròn, hình quạt.
Khi non có màu hồng nhạt, cơ thể mỏng, nhất là ở vùng cằn cỗi; khi già ở vùng đất tốt cây cao, dày, tím thẫm.
Địa điểm khảo sát : Khu vực gành đèn thôn 6, Xã An Ninh Đông , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
2. Rong mứt :
Giá trị dinh dưỡng : Cung cấp đầy đủ các chất khoáng đặc biệt là các nguyên tố vi lượng, các acid amin cần thiết cho cơ thể, các loại vitamin (đặc biệt là thuộc nhóm A, B, C, E), các carbon hydrate đặc trưng (mono-, oligo- và polysacaride) và các chất hoạt tính sinh học (lectin, sterols, antibotices) có lợi cho cơ thể và có khả năng phòng bệnh tật (huyết áp, nhuận tràng, béo phì, đông tụ máu, sơ vữa động mạch).
Vì vậy ngày nay rong biển được xếp vào loại thực phẩm chức năng (functional food) và ngày càng được sử dụng rộng rãi khắp thế giới.
Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho con người.
3. Cây Đinh Lăng: ( còn gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm )
Polyscias fruticosa L. Harras
Mô tả : Cây nhỏ, cao từ 1-2 mét. Lá kép lông chim 2-3 lần, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc. Cây được trồng làm cảnh phổ biến khắp nước ta.
Khu vực khảo sát : thôn 6, xã An Ninh Tây – huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : toàn cây.
Thành phần hóa học : 8 loại saponin oleanane
- Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin giống như sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể và những acid amin không thể thay thế được như lyzin, cystein, methionin.
3. Cây Đinh Lăng: ( còn gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm )
Công dụng :
- Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
Cách dùng – Liều dùng :
- Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng 6- 12g sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
- Lá phơi khô làm gối cho trẻ em có tác dụng dễ ngủ.
- Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
5. Cây Bồng bồng : ( còn gọi cây chùm ngây)
Moringa oleifera hay M. Pterygosperma
Mô tả : Cây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét. 1 tuổi nếu không cắt ngọn cây có thể cao tới 5-6m và có đường kính 10 cm. 3-4 năm tuổi là cây ở độ tuổi trưởng thành. Thân cây óng chuốt, không có gai. Lá kép dài 30–60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12–20 mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi. Cây trổ hoa vào các tháng 1–2. Hoa trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật. Quả dạng nang treo, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan.
Phân bố : Được trồng rộng rãi khắp nơi.
Bộ phận dùng : Toàn cây
Khu vực khảo sát : thôn 3 - xã An Ninh Tây – huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
5. Cây Bồng bồng : ( còn gọi cây chùm ngây)
Thành phần hóa học : chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol..
Công dụng : chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics.
Cách dùng – liều dùng :
-Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan:
Mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.
- Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate:
Mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
6. Cây Gấc:
Momordica cochinchinensis
Mô tả : Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 m. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa.
Khu vực khảo sát : thôn 6 – xã An Ninh Đông – huyện Tuy An - tỉnh Phú Yên
Bộ phận dùng :
- Hạt gấc: Còn gọi: Mộc miết tử từ quả gấc chín bốc vỏ màng và chế biến khô.
- Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc.
- Rễ gấc: Còn gọi là Phòng kỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô.
6. Cây Gấc:
Thành phần hóa học : giàu các chất carotenoit và lycopene.
Công dụng : Phòng chống ung thư , Giảm cholesterol , Nâng cao hệ thống miễn dịch và chống lão hóa,…
Cách dùng – liều dùng :
- Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: Nhân hạt gấc mài với nước, bôi.
- Chữa sưng vú: Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30-40 độ đắp lên chỗ sưng đau.
- Chữa trĩ, lòi dom: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm, gói bằng vải, đắp để suốt đêm.
- Chữa sốt rét có báng: Hạt gấc và vảy tê tê, hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu ấm uống lúc đói.
- Dầu gấc dùng kèm với một số kháng khuẩn đặc hiệu chữa được bệnh trứng cá có nhân. Dầu gấc nhuận tràng, thích hợp cho người táo bón. Người lớn mỗi ngày 10-20 giọt, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn chính. Trẻ em 5-10 giọt mỗi ngày
7. Cây Sâm bố chính: ( còn gọi: Hổ hào sâm , nhân sâm Phú Yên )
Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr.
(Hibiscus sagittifolius Kurz)
Mô tả : Cây thảo cao 0,3-1m. Rễ mập thành củ to bằng ngón tay cái màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài. Lá ở gốc hình bầu dục không xẻ, lá giữa và lá ngọn xẻ 5 thuỳ hình dải, cuống lá ngắn hơn phiến, có lông. Hoa màu hồng hay nâu đỏ, có pha ít màu vàng, mọc riêng lẻ ở nách lá. Quả hình trứng nhọn, có 5 mảnh vỏ phủ lông ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Hạt hình thận, màu nâu.Cây ra hoa vào tháng 6-7.Chủ yếu trồng quanh rào để làm cảnh .
Khu vực khảo sát : Thôn Hội Phú – xã An Ninh Tây - huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : Rễ
Thành phần hóa học : phytosterol, acid béo, coumarin, đường khử và hợp chất uronic.,…
7. Cây Sâm bố chính: ( còn gọi: Hổ hào sâm , nhân sâm Phú Yên )
Công dụng : dùng làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa…
Cách dùng - liều dùng:
Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.
- Bổ khí huyết: Sâm bố chính 30g, Hồi dầu 12g, Hoài sơn, Đương quy, Ý dĩ sao, đều 15g, sấy khô, tán bột làm viên với mật ong hay mạch nha, uống mỗi ngày 15-20g.
- Người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đái són: Sâm bố chính nấu thành cao, hoà với sữa người hay cao ban long uống.
- Bạch đới: Rễ Sâm bố chính giã nhỏ và nấu với Gạo nếp ăn.
8. Cây cam thảo đất : (còn gọi : cam thảo nam, dã cam thảo, thổ cam thảo)
Scoparia dulcis L
Mô tả: cây thân thảo, cây có chiều cao từ 30 đến 80 cm, thân cây nhẵn nhụi, rễ khá to, có hình trụ. Cây có lá đơn, phiến lá hình trứng ngược, phần mép lá phía trên có hình răng cưa to. Hoa cam thảo đất thường ra vào mùa hạ, hoa hết xuất hiện những quả nhỏ, bên trong có chứa nhiều hạt. Cam thảo đất thường mọc hoang ở rất nhiều nơi tại nước ta. Cây thường được phơi khô để sử dụng nhưng cũng có khi sử dụng ngay cây tươi. Mọc hoang khắp vườn.
Khu vực phân bố: thôn 3 , xã An Ninh Tây ,huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : toàn cây.
Thành phần hóa học : một ancaloit và một chất đắng, còn có nhiều axit silixic và một hoạt chất gọi là ameliri..
Công dụng : Hạ nhiệt , chống viêm, lợi tiều , chữa cảm , sốt, ho, giải độc cơ thể , ..
Cách dùng – liều dùng : Ngày 8-12g dược liệu khô hoặc 20-40g cây tươi dạng thuốc sắc .
9. Cây đậu mèo :
Mucuna pruriens (L.) DC.
Mô tả : Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu hung. Lá có 3 lá chét hình trái xoan quả trám, mặt trên ít lông, mặt dưới có nhiều lông trắng mềm; các lá chét bên mất cân xứng, lá kèm sớm rụng. Cụm hoa ở nách lá, hình chùm thõng xuống, dài tới 50cm, mang nhiều hoa và có nhiều lông ngứa. Hoa màu tím dài 5cm. Quả hình chữ S, dài 5-8cm, rộng 1,2cm; dẹt, không có nếp gấp, phủ đầy lông tơ ngứa màu hung. Hạt 5-6, hình trứng, màu hạt dẻ.
Mùa hoa quả: tháng 1-3
Khu vực khảo sát : vùng đất rẫy thôn 6 , xã An Ninh Đông, Huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
.
Thành phần hóa học : chứa protein, calci, phosphor, sắt, Mg chất Dopa, glutathion, lecithin, acid gallic và glucosid. Hạt có chứa các alcaloid
Công dụng : Bồi bổ sức khỏe, hạ Huyết áp ,..
Cách dùng – Liều dùng : dùng nấu cháo ,…
hạt được dùng trục giun đũa; người ta nghiền hạt ra, lẫn với mật ong hay xi rô làm thành thuốc dẻo ngọt dùng ăn trong 4-5 ngày với liều 15g đối với người
10. Cây hà thủ ô đỏ :
Mô tả :Hà thủ ô đỏ sống lâu năm, thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ. Lá hình tim, đầu nhọn, dài 5 - 7cm, rộng 3 – 5 cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng,3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả.Quả 3 cạnh, khô, không tự mở.
Khu vực khảo sát :thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An ,tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : củ
Thành phần hóa học : chứa antraglycosid, tanin, tinh bột, chất đạm, chất béo, các chất vô cơ…
Công dụng : Làm thuốc bổ , trị th
Giảng viên hướng dẫn : DS ĐH Ly , DS ĐH Loan
NHÓM 2 :
Nguyễn Xuân Ánh
Đoàn Thị Kim Cúc
Nguyễn Thị Thu Dung
Điều tra sự phân bố của các nhóm cây thuốc ở địa phương :
- Nhóm dược liệu chữa bệnh về thận
- Nhóm cây thuốc bồi bổ sức khỏe.
Khu vực : Huyện Tuy An
Huỳnh Thị Kim Huệ
Nguyễn Thị Kim Thoa
Nguyễn Kỳ Trí
PHẦN 1
PHẦN 2
PHẦN 3
Mô tả cây thuốc của nhóm trồng tại vườn dược liệu của trường.
Nhóm dược liệu chữa bệnh về thận . Đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng, các bài thuốc của nhóm bệnh
Nhóm cây thuốc bồi bổ sức khỏe. Đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng, các bài thuốc của nhóm bệnh.
NỘI DUNG BÁO CÁO:
PHẦN 4
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
PHẦN 1: Mô tả cây thuốc của nhóm trồng tại vườn dược liệu của trường.
Tên khoa học : Kalanchoe pinnata
Phân bố: Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi nước ta.
Thành phần hoá học: Acid hữu cơ: citric, isocitric, malic., flavonoid và một số hợp chất phenolic khác.
Công dụng: Kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc.
Cách dùng, liều dùng: Dùng trong, ngày 20 – 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi.
1.Cây Sống đời :
Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 – 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 – 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại.
Bộ phận dùng: Lá
2. Cây càng cua :
Mô tả :
-Thân: Rau càng cua thuộc loại thân thảo, phần nhánh cao khoảng 20 - 40cm, thân chứa nhiều nước, hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, có màu xanh nhạt.
Khi còn nhỏ rau mọc thẳng đứng, sau đó bò lan ra mặt đất, thân chia ra thành nhiều nhánh nhỏ.
-Lá: hình trái tim nhọn có màu xanh trong mọc so le, có cuống, phiến dạng màng, trong suốt, hình tam giác, trái xoan, hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, dài 15-20mm, rộng gần bằng đài.
-Hoa: mọc thành chùm dài ở đầu cây hợp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn, dài gấp 2-3 lần lá.
-Quả: quả mọng hình cầu, đường kính 0,5mm, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh.
Peperomia pellucida
Bộ phận dùng: toàn cây .
Thành phần hóa học: chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid,…
Công dụng : có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ, thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ruột thừa,viêm gan, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém.
Cách dùng, liều dùng: Dùng để ăn sống hoặc làm gỏi.
-Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g. (theo Y học cổ tryền Việt nam).
-Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.(theo Y học cổ truyền Việt nam).
-Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
-Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.(theo Y học cổ truyền Việt Nam).
3. Cây lượt vàng:
Callisia fragrans (Lindl.) Woodson
Mô tả : Cây thảo, sống lâu năm. Thân đứng cao từ 15-40 cm, có thân bò ngang trên mặt đất. Thân chia đốt và có nhánh. Đốt ở phía thân dài từ 1-2 cm, ở nhánh có thể dài tới 10 cm. Lá đơn, mọc so le, phiến lá thuôn hình ngọn giáo, 15-20 cm x 4-6 cm, bề mặt nhẵn, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới, mọng nước. Bẹ lá ôm khít lấy thân. M p lá nguyên, thường có mầu vàng khi lá già. Gân lá song song. Lá thường có mầu tím ở những cây có nhiều ánh sáng. Hoa hợp thành xim, sắp xếp ở ngọn một trục dài và cong thành chùm. Cụm hoa không cuống, gồm 6-12 bông. Hoa mầu trắng, có cuống, cuống hoa dài 1 mm. Lá bắc ngoài cụm hoa hình vỏ trấu, 1 cm x 1 cm, màu vàng.
Lá bắc của hoa hình lòng thuyền, kích thước 1,5 mmx 3 mm, phần dưới trắng, phần trên xanh, mép nguyên, có lông mịn phía dưới. Tràng 3, hình trứng, kích thước khoảng 1 mm x 2,5 mm, mầu trắng, mép nguyên. Nhị 6, rời, chỉ nhị dài khoảng 1,5 mm, phần dưới dính với cánh hoa, bao phấn hình hạt đậu, kích thước khoảng 1/3 x ¼ mm, đính vào hai bên trung đới. Bầu trên, 3 ô, cao khoảng 0,5 mm, vòi nhụy hình trụ, dài khoảng 1,5 mm, núm nhụy hình chổi.
3. Cây lượt vàng:
Bộ phận dùng: Toàn cây
Thành phần hóa học:lipid ,acid béo, hữu cơ,các sắc tố caroten, chlorophyl. Phytosterol. Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng, flavonoid.
Công dụng : Thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy.
Cách dùng - liều dùng : Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá) hoặc cắt nhỏ, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con). Ngày dùng 3 lần. Dùng ngoài, giã đắp hoặc xoa bóp bằng rượu ngâm lá.
Ghi chú: Không nên uống với liều lượng quá nhiều, đề phòng tụt huyết áp.
4. Cây bạc hà :
Mô tả : Bạc hà là cấy thảo sống lâu năm,cao từ 10 – 70cm. Thân vuông có màu tía, mọc đứng hay bò; thân và lá đều có lông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới lá đều có lông che chở và lông tiết. Hoa tự hình xim co, mọc vòng ở kẽ lá (khác các loại Bạc hà khác), cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt, đôi khi cómàu trắng. Toàn cây có mùi thơm.
Tên khoa học : Mentha arvensis L.
Bộ phận dùng : toàn cây
Thành phần hóa học : menthol và men thon.
Công dụng : chữa các chứng bệnh: cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng, ho có đờm, đau răng,…
Cách dùng - liều dùng:
Uống 3 – 5g/ngày, dạng thuốc sắc, cồn, kẹo; dùng ngoài dạng dầu xoa.
5. Cây mã đề :
Mô tả : Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa lưỡng tính. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta.
Bộ phận dùng : Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Công dụng : Tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt ở gan, phổi,…
Cách dùng - liều dùng : Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc. Hạt Mã đề gói trong bọc vải sắc cùng các vị thuốc khác.
Tên khoa học : Plantago major L.,
Họ Mã đề – Plantaginaceae
6. Cây trinh nữ hoàng cung :
Mô tả : Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10–15 cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10–15 cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80–100 cm, rộng 5–8 cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30–60 cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Crinum latifolium
Bộ phận dùng : lá Trinh Nữ Hoàng Cung tươi hoặc khô.
Thành phần hóa học : Chứa tới 32 loại alcaloid khác nhau .
Công dụng : chữa những trường hợp u xơ và ung thư tử cung (đối với phụ nữ), u xơ và ung thư tuyến tiền liệt.
Cách dùng – liều dùng: 3 lá khô /ngày.
PHẦN 2: nhóm dược liệu chữa bệnh về thận . Đặc điểm thực vật, công dụng, cách dung, các bài thuốc của nhóm bệnh.
Cây cỏ tranh :
Imperaia cylindrica Beauv
Mô tả : là loại cỏ sống lâu năm, thân rễ cứng ăn sâu trong đất, cao 0.6 – 1,2m, thẳng, nhẵn, đốt thân có long mềm. Lá hẹp và dài, đầu thuôn, mặt trên có lông ráp. Hoa tự bông hình chùy, màu trắng. Hạt nhỏ có nhiều long dài và nhẹ.Cây mọc khỏe khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi nước ta.
Khu vực khảo sát : thôn Bình Thạnh – xã An Ninh Tây – Huyện Tuy An – Tỉnh Phú Yên
1 .Cây cỏ tranh
Bộ phận dùng: thân rễ
Thành phần hóa học : Trong thân rễ có glucoza, fructoza và axit hữu cơ.
Công dụng : tác dụng làm mát huyết, cầm máu và lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh: bí tiểu tiện, phù thũng, đái buốt, đái rắt, tiểu tiện ra máu, sốt nóng, khát nước, sốt vàng da.
Cách dùng – Liều dùng:
Dùng 9 – 30g/ngày, dạng thuốc sắc (dùng tươi 30-60g).
2 . Cây dứa : ( còn gọi là thơm , khóm )
Mô tả : Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm).
Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20-40cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím,
các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
Cây thường ra hoa quả vào mùa hè.
Địa điểm phân bố khu vực thôn Phú Hạnh ,xã An Ninh Đông, huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Ananas comosus (L.) Merr.
Bộ phận dùng: Quả, nõn cây và rễ cây – Fructus, Gemma et Radix Ananatis.
Thành phần hóa học : gồm các vitamin , khoáng chất và chất xơ,..
Công dụng : giải nhiệt, sinh tân, chỉ khát,…
Cách dùng – liều dùng :
Bài thuốc 1: Lấy 1 quả dứa, khoét 1 lỗ nhỏ và cho vào đó cỡ 0.3g phèn chua, ninh quả dứa trong 3 giờ, ăn cả miếng và nước
Bài thuốc 2: Lấy 1 quả dứa, gọt vỏ đi, cũng khoét lỗ 3 cm và đổ 1 ít phèn chua vào trong đó, cắt một phần trên của quả dứa làm nắp đậy. Sau đó, bỏ vào lò nướng khoảng 3 tiếng hoặc có thể nướng bằng than, vắt nước lấy khoảng 2 ly. Tối trước khi đi ngủ uống 1 ly, sáng uống 1 ly để sỏi có thể thải ra khỏi cơ thể bằng đường tiết niệu.
Bài thuốc 3: Nước quả dứa cho đến khi cháy vỏ, ép nước rồi trộn với 1 quả trứng gà đánh nhuyễn rồi uống 1 ngày /1 lần, uống liền 3 ngày sẽ thấy kết quả.
3. Cây dứa dại :
Pandanus tectorius Sol
Mô tả : Cây mọc hoang và được trồng làm bờ rào ở nhiều nơi.
Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất.
Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau.
Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè.
Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, người ta thu được nước thơm và hương liệu. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd.
Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông.
Khu vực khảo sát : Gành Dứa thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An , tình Phú Yên .
3. Cây dứa dại :
Bộ phận dùng : Rễ non , đọt non và trái.
Công dụng: Đọt non và rễ dứa dại được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận, thông tiểu tiện và lòi dom
Quả dứa dại khô rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị bẹn.
Cách dùng, liều dùng:
Đối với đọt non: Ngày uống 20 – 30gram
Đối với rễ: Ngày uống 10 – 15gram
Đối với quả dứa dại: Ngày dùng 30 – 40gram sắc uống.
điều trị bệnh lòi dom: Dùng đọt non, rễ non dứa dại đắp vào vùng lòi dom trong 1 tháng sẽ khỏi
3. Cây Râu mèo :
Orthosiphon stamineus Benth
Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,50-1m . Thân đứng, hình vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, đầu nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là một xim co mọc ở ngọn thân và đầu cành. Hoa màu trắng.Hoa cỏ mèo có 4 tiểu nhị, dài hơn vành 2-5 lần. Nhị và nhuỵ thò dài ra ngoài. Quả bế, thuôn rộng, dẹt, nhăn nheo.Cỏ râu mèo được trồng bằng cách giâm cành.
Mùa hoa quả: tháng 4-7.
Khu vực khảo sát : thôn 3 – xã An Ninh Tây – Huyện Tuy An – Tỉnh Phú Yên .
3. Cây Râu mèo :
Bộ Phận dùng : Cả cây, trừ rễ.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa glucosid đắng orthosiphonin, saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ: acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali.
Công dụng : Nước sắc râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm tăng lượng ure, clorua và cả axit uric. Do vậy râu mèo được ứng dụng để tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận.
Cách dùng – Liều dùng : Cỏ râu mèo cũng được sử dụng làm thuốc trị sỏi thận và sỏi túi mật. Ngày 15-40g dạng thuốc sắc, hãm. Có thể nấu cao lỏng. Thường uống luôn trong 8 ngày, lại nghỉ 2- 4 ngày.
4. Cây Cà dái dê:
Solanum melongena L
Mô tả : Cây cao 0,75 đến 2,5m, thân có gai, đôi khi không gai. Lá có gai và nhiều lông, phiến lá hình bầu dục hay thuôn dài, đầu nhọn, phía gốc tròn hay lệch, dài 8-15cm, rộng 4-8cm, cuống lá dài 2-4cm. Hoa màu tím xanh, mọc thành xim có cuống, gồm 1-3 hoa. Quả có hình dáng, kích thước và màu sắc rất thay đổi. Hạt nhỏ trắng hình đĩa.
Bộ phận dùng : Rể và quả .
Khu vực khảo sát : thôn Phú Hạnh , xã An Ninh Đông, huyện Tuy AN , tỉnh Phú Yên .
Thành phần hóa học : trong quả tươi có tới 90% nước, rất ít protit (0-1,4%), chất béo còn ít hơn (0,05-0,10%), axit cafeic, cholin, và trigonellin.,…
Công dụng : Ngoài công dụng làm thức ăn, cà được trồng trong nhân dân làm thuốc lợi tiểu, thông mật, đề phòng chứng vữa động mạch (atherome) do tác dụng chống cholesterol, giống như công dụng của lá actisô.
Cách dùng - liều dùng:
Rễ cây, cuống ra quả sắc uống để chữa tiểu tiện ra máu, ỉa ra máu và lỵ ra máu. Hạt còn có tác dụng lợi tiểu.
Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
6. Cây đu đủ:
arica papaya
Mô tả : cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, có nhiều hạt.
Khu vực khảo sát : Thôn 3 , xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Thành phần hóa học :
Quả đu đủ chín chứa chừng 90% nước, các chất đường trong đó chủ yếu là glucoza 8,5%, một ít protêin, chất béo, một ít muối vô cơ (canxn, photpho, sắt) vitamin a, b và c
Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá đều chứa một chất nhựa mủ (latex) nhiều nhất ở quả xanh.
6. Cây đu đủ:
Công dụng :
Đu đủ chín được coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hóa các chất thịt, các chất lòng trắng trứng.
Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận.
Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.
Cách dùng – liều dùng : Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẻ hếtSau 7-10 ngày đi khám lại xem kích thước sỏi có bị mòn bớt không. Nếu có dấu hiệu suy giảm nên cách 1-2 tháng sau ăn lại.
7.Râu ngô :
Mô tả : Vòi và núm phơi khô của hoa cây Ngô (Zea mays L.), họ Lúa (Poaceae) đã già và cho bắp, râu ngô hái vào lúc thu hoạch Ngô. Ngô được trồng ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Khu vực khảo sát : thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An , tình Phú Yên.
Thành phần hóa học : Saponin, tinh dầu, chất nhầy, muối khoáng.
Công dụng:
Dùng chữa viêm túi mật, viêm gan. Làm thuốc thông tiểu tiện trong các bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận.
Cách dùng, liều lượng:
Dùng nước sắc râu Ngô hoặc nấu thành cao lỏng ngày uống 10-20g râu Ngô.
Styli et stigmata Maydis
8. Cây Nhầu :
Mô tả : Cây nhỡ hay cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở chóp, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hạt có phôi nhũ cứng.
Địa điểm khảo sát : Thôn 3 , xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , Tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá, hạt của cây Nhàu (Morinda citrifolia).
Thành Phần hóa học : Anthranoid: morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, acid rubichloric, alizarin a-methyl ether và rubiadin 1-methyl ether.
Công dụng : chữa đau nhức mỏi , Chữa đau lưng do thận,….
Cách dùng - liều dùng :
Rễ cây nhàu 20-30g khô/ngày, lá tươi 8-20g.
Morinda citrifolia L.,
2. Công thức, tinh chất, công dụng
Bài thuốc:
Chữa đau lưng do thận:
Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g.
Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).
9.Cây chuối hột :
Musa acuminata
Mô tả : Thân giả cao 2-4m , to màu xanh . Lá to, có phiến dài , xanh hơi mốc mốc, bẹ , xanh .Buồng hoa nằm ngang ; mo đỏ dẫm , không quấn lên . Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5 mm
Khu vực khảo sát : thôn 3, xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên.
Thành phần hóa học : Saponin, coumarin, tanin, flavonoid anthocianosid và các hợp chất uronic, tinh dầu , phytosterol,..
Công dụng : Chuối hột chín dùng chữa bệnh đường ruột.
Quả chuối xanh được dùng để điều trị sỏi đường tiết niệu .
Củ chuối hột thối dùng đắp điều trị bỏng lửa.
Thân cây dùng chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng ,….
9.Cây chuối hột :
Cách dùng – liều dùng :
Bài 1: Chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) 7 quả, thái mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ sau đó làm theo một trong hai cách sau:
– Sắc với ba bát ăn cơm nước lấy một bát, uống lúc còn nóng, lúc no. Mỗi lần một bát, ngày 4 bát.
– Cho vào ấm, đổ nước sôi và hãm như hãm trà. Ngày uống 3 – 4 ấm. Chỉ cần uống trong một thời gian ngắn, sỏi thận sẽ tan và tống ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Bài 2: Chuối hột già còn xanh (nhiều, ít tuỳ), thái thành từng khoanh mỏng, sao thật khô, hạ thổ 48 giờ rồi tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần. Sau hai tháng uống liên tục, sỏi có thể tan hết, thận trở lại bình thường.
10. Cây Mã Đề :
Plantago major L.
Mô tả : Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa lưỡng tính. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta.
Khu vực khảo sát : Thôn 3 – xã An Ninh Tây , huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Công dụng : Tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, bí tiểu tiểu dắt, giải nhiệt ở gan, phổi,…
Cách dùng - liều dùng : Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc. Hạt Mã đề gói trong bọc vải sắc cùng các vị thuốc khác.
11. Cây ké đầu ngựa :
Xanthium strumarium
Mô tả : là cây thảo, sống hàng năm, cao 0,50 – 1m, thân có khía. Lá mọc so le, phiến lá chia thùy không đều, mép lá khía răng cưa, gân lá hình chân vịt, thân và lá có lông ngắn. Hoa tự đầu, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả giả, hình thoi, ngoài có gai cứng, đầu quả có 2 móc, trong chứa 2 quả thật.
Cây mọc hoang khắp nơi trên đất nước ta.
Bộ phận dùng : quả và toàn cây.
Khu vực khảo sát : vùng núi hòn bù thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An , tình Phú Yên.
Thành phần hóa học : có alcaloid, sesquiterpen lacton
Công dụng : tác dụng tiêu độc, kháng khuẩn, tán phong, trừ thấp, giảm tiết dịch mũi. Dùng chữa các chứng bệnh: mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, tràng nhạc, mũi chảy nước hôi, bệnh thiếu iod,…
11. Cây ké đầu ngựa :
Đối với bệnh sỏi thận, phù thũng, bí tiểu: Thương nhĩ tử thiêu tồn tính, Đinh lịch, các vị bằng nhau, tán nhỏ, pha với nước uống trong ngày, mỗi lần 8g, uống 2 lần/ngày.
Điều trị viêm đường tiết niệu:
Cây bòng bong 20g
Cây mã đề 20g
Ké đầu ngựa 15g
Hoa kim ngân 15g
Đun với 1,5 lít nước, đun cạn còn 800ml chia 3 lần uống trong ngày. Bệnh nhân dùng liên tục cách trên trong thời gian 1 tuần là có kết quả.
12. Cây cối xay :
Abutilon indicum (L.) Sweet
Mô tả : Cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Abutili indici), rễ, hạt
Khu vực khảo sát : thôn 3, xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Thành phần hóa học : chứa nhiều chất nhầy và asparagin.
Công dụng : Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.
12. Cây cối xay :
Cách dùng – liều dùng : Sắc uống hoặc giã nát đắp mụn nhọt. Lá ngày dùng 8 – 20g, hạt 2 – 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1.Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.
2. Sau khi đẻ phù thũng: Lá Cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống
3. Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống
4.Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt: Cây cối xay 30g , bông mã đề 20g, rễ tranh 20g, râu bắp 12g , cỏ màn trầu 8g , rau má 12g , nấu với 650ml nước , sắc còn 250ml , chia 2 lần , uống trước bữa ăn .
13. Cây chua me đất hoa vàng:
Oxalidaceae
Mô tả : Là cây cỏ mọc hoang bỏ lan trên mặt đất , thân đỏ nhạt , hơi có lông. Lá có cuống dài , gầy hơi có lông gồm 3 lá chét , mỗi lá chét có một vết hõm trên đầu thành hình tim ngược. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa , màu vàng . Quả nang dài mở bằng 5 van.
Bộ phận dùng : toàn cây
Khu vực khảo sát : đội 5 thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên.
Thành phần hóa học : acid oxalic , oxalat acid kali,…
Công dụng : giải nhiệt , khát nước, xích bạch đới, sát trùng , bí tiểu ,..
13. Cây chua me đất hoa vàng:
Cách dùng - liều dùng :
Trị viêm họng, họng sưng đau: Chua me đất hoa vàng 50g, muối 2g, hai thứ nhai nuốt từ từ.
Sốt cao, trằn trọc, khát nước: Dùng chua me đất hoa vàng một nắm giã nát, cho thêm nước vào vắt lấy nước cốt uống.
Ho do thử nhiệt: Chua me đất hoa vàng 40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g. Các vị thuốc đều dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.
Đại, tiểu tiện không thông: Chua me đất hoa vàng, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), rửa sạch, thêm chút đường, giã nát, vắt lấy một chén nước cốt uống.
Chấn thương, bị ngã sưng đau: Chua me đất hoa vàng một nắm to, chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.
Lưu ý: không dùng cho người sỏi thận
14. Cây đậu đen :
Vigna cylindrica ( L.) Skeels
Mô tả: Đậu đen là cây thân thảo, sống hằng năm.
-Thân: Cao 50-100 cm, phân nhiều cành, toàn thân không lông.
-Lá: Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, lá chét giữa to và dài hơn lá chét hai bên.
-Hoa: Hoa màu tím nhạt.
-Quả: Quả giáp dài, đường kính tròn, trong chứa 7 đến 10 hạt màu đen.
-Hạt: Hạt có vỏ màu đen, nhân hạt trắng hoặc xanh.
Bộ phần dùng: hạt
Khu vực khảo sát : vùng núi đất rẫy , thôn Phú Hạnh , xã An Ninh tây , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Thành phần hóa học : Carbohydrate , protein, chất béo , các vitamin ,..
Công dụng : có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể.
14. Cây đậu đen :
Cách dùng – liều dùng : dùng nấu cháo, chè để ăn
Bài thuốc.
1- Đậu đen 30g; mè đen 9g; táo đen 9g. Ba vị cùng sao lên uống mỗi ngày 1 thang, dùng hàng ngày thì có công hiệu đối với các bệnh vì âm hư hỏa vượng mà dẫn tới chứng đầu váng mắt hoa, phát sốt nóng mặt, miệng đắng cổ khô, lòng bàn tay bàn chân phát nóng, lưỡi đỏ trơn, gai lưỡi lặn hết, mạch di tế hoãn vô lực.
2-Đậu đen nấu ba ba: Ba ba 1 con 500g; đậu đen: 30g. Tác dụng ích khí điều trung, bổ hư tráng dương.
3-Đậu đen hầm thịt: Đậu đen bỏ vỏ 500g; thịt nạc mông lợn 100g; muối 10g; mì chính 2g; nước dùng 750 ml; bột ướt 15g; mỡ lợn 50g. Nấu nhừ rồi ăn có tác dụng bổ hư nhược.
4-Gà đen, đậu đen nấu nước dừa: Gà trống tơ đen 1 con; dừa 1 quả; đậu đen xanh lòng 100g; giây tơ hồng vàng 30g gia vị vừa đủ, ninh nhừ.
Công dụng: Bồi bổ tâm và thận, trị tất cả các chứng suy nhược, bổ máu, tê nhức, ghẻ lở, mạch âm lực, tăng dương sự, tỏ mắt, an thai. Trị bệnh thận âm suy yếu.
5-Hắc cẩu nhục: Thịt chó đen 250g; đậu đen xanh lòng 50g; cam khởi tử 25g; nhục thung dung 25g; sinh địa 25g; nước củ sả 2 muỗng canh, gia vị vừa đủ, ninh nhừ.
Công dụng: Bồi bổ thận âm suy, đau lưng, tinh dịch ít, dương sự bát cử, hiếm muộn đường con cái, tiểu vàng, trị di tinh bạch đới hạ.
PHẦN 3: Nhóm cây thuốc bồi bổ sức khỏe. Đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng, các bài thuốc của nhóm bệnh.
1.Đại Táo :
Zizyphus Sativa Mill
Mô tả: Đại táo là một cây nhỡ hay cây to ,có thể cao tới 10 cm .Lá mọc so le,lá kèm thường có dạng thành gai .Cuống lá ngắn 0,5 – 10 Cm ,phiến lá hình trứng ,đầu hẹp lại ,dài 3 -7 cm ,rộng 2 -3,5 cm mép có răng cưa thô ,trên mặt võ 3 gân chính ,gân phụ cũng nổi rõ ,hoa nhỏ ,mọc thành tán ở kẻ lá ,mỗi tán gồm 7 -8 hoa .cánh hoa mà vàng xanh nhạt .Đài ,trắng và nhị đều 5 .Quả hạch hình cầu hay hình trứng ,khi non có màu nâu hoặc xanh nhạt ,khi chín có mà đỏ sẫm .Vỏ quả mẫm vị ngọt .Mùa hoa tháng 4 -5 ,mùa quả tháng 7 -9.
Khu vực khảo sát : xã An Chấn – huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
Công dụng : Đại táo là một vị thuốc rất phổ biến trong các đơn thuốc .có tác dụng bổ tỳ,ích khí ,dưỡng vị sinh tân dịch ,điều hòa doanh vệ ,hòa giải các vị thuốc khác .Dùng chữa tỳ hư sinh tiết tả ,các bệnh do doanh vệ không điều hòa .
Cách dùng - Liều dùng : mỗi ngày cho uống từ 5 đến 10 quả làm thuốc bổ tỳ vị ,nhuận phế ,điều hòa khí huyết .
- Đơn thuốc có đại táo .Chữa sau khi sốt khỏi ,miệng khô ,cổ đau ,hay ngủ . Đại táo 20 quả ,ô mai 10 quả ,hai thứ giả nát ,nhào mật mà ngậm trong nhiều ngày .
- Phụ nữ có thai hay đau bụng ,Đại táo 14 quả đốt ra than cho uống
2. Rong mứt :
Porphyra crispata
Mô tả: Là loại rong có dạng hình phiến mỏng, phần lớn loài này chỉ có 1 lớp tế bào tạo thành, thường được nhóm thành các cụm hoa, có chiều cao từ 2 đến 4 cm. Chỉ có một lớp tế bào tảo, độ dày 45 ~ 50μm. Cơ thể phần dưới là do gốc tế bào tạo thành cơ quan bám hình đĩa rất bé. Hình lá tùy theo loài môi trường và phân bố, có loài hình đóa hoa, hình tròn, hình quạt.
Khi non có màu hồng nhạt, cơ thể mỏng, nhất là ở vùng cằn cỗi; khi già ở vùng đất tốt cây cao, dày, tím thẫm.
Địa điểm khảo sát : Khu vực gành đèn thôn 6, Xã An Ninh Đông , huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
2. Rong mứt :
Giá trị dinh dưỡng : Cung cấp đầy đủ các chất khoáng đặc biệt là các nguyên tố vi lượng, các acid amin cần thiết cho cơ thể, các loại vitamin (đặc biệt là thuộc nhóm A, B, C, E), các carbon hydrate đặc trưng (mono-, oligo- và polysacaride) và các chất hoạt tính sinh học (lectin, sterols, antibotices) có lợi cho cơ thể và có khả năng phòng bệnh tật (huyết áp, nhuận tràng, béo phì, đông tụ máu, sơ vữa động mạch).
Vì vậy ngày nay rong biển được xếp vào loại thực phẩm chức năng (functional food) và ngày càng được sử dụng rộng rãi khắp thế giới.
Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho con người.
3. Cây Đinh Lăng: ( còn gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm )
Polyscias fruticosa L. Harras
Mô tả : Cây nhỏ, cao từ 1-2 mét. Lá kép lông chim 2-3 lần, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc. Cây được trồng làm cảnh phổ biến khắp nước ta.
Khu vực khảo sát : thôn 6, xã An Ninh Tây – huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : toàn cây.
Thành phần hóa học : 8 loại saponin oleanane
- Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin giống như sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể và những acid amin không thể thay thế được như lyzin, cystein, methionin.
3. Cây Đinh Lăng: ( còn gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm )
Công dụng :
- Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
Cách dùng – Liều dùng :
- Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng 6- 12g sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
- Lá phơi khô làm gối cho trẻ em có tác dụng dễ ngủ.
- Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
5. Cây Bồng bồng : ( còn gọi cây chùm ngây)
Moringa oleifera hay M. Pterygosperma
Mô tả : Cây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét. 1 tuổi nếu không cắt ngọn cây có thể cao tới 5-6m và có đường kính 10 cm. 3-4 năm tuổi là cây ở độ tuổi trưởng thành. Thân cây óng chuốt, không có gai. Lá kép dài 30–60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12–20 mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi. Cây trổ hoa vào các tháng 1–2. Hoa trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật. Quả dạng nang treo, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan.
Phân bố : Được trồng rộng rãi khắp nơi.
Bộ phận dùng : Toàn cây
Khu vực khảo sát : thôn 3 - xã An Ninh Tây – huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
5. Cây Bồng bồng : ( còn gọi cây chùm ngây)
Thành phần hóa học : chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol..
Công dụng : chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics.
Cách dùng – liều dùng :
-Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan:
Mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.
- Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate:
Mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
6. Cây Gấc:
Momordica cochinchinensis
Mô tả : Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 m. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa.
Khu vực khảo sát : thôn 6 – xã An Ninh Đông – huyện Tuy An - tỉnh Phú Yên
Bộ phận dùng :
- Hạt gấc: Còn gọi: Mộc miết tử từ quả gấc chín bốc vỏ màng và chế biến khô.
- Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc.
- Rễ gấc: Còn gọi là Phòng kỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô.
6. Cây Gấc:
Thành phần hóa học : giàu các chất carotenoit và lycopene.
Công dụng : Phòng chống ung thư , Giảm cholesterol , Nâng cao hệ thống miễn dịch và chống lão hóa,…
Cách dùng – liều dùng :
- Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: Nhân hạt gấc mài với nước, bôi.
- Chữa sưng vú: Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30-40 độ đắp lên chỗ sưng đau.
- Chữa trĩ, lòi dom: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm, gói bằng vải, đắp để suốt đêm.
- Chữa sốt rét có báng: Hạt gấc và vảy tê tê, hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu ấm uống lúc đói.
- Dầu gấc dùng kèm với một số kháng khuẩn đặc hiệu chữa được bệnh trứng cá có nhân. Dầu gấc nhuận tràng, thích hợp cho người táo bón. Người lớn mỗi ngày 10-20 giọt, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn chính. Trẻ em 5-10 giọt mỗi ngày
7. Cây Sâm bố chính: ( còn gọi: Hổ hào sâm , nhân sâm Phú Yên )
Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr.
(Hibiscus sagittifolius Kurz)
Mô tả : Cây thảo cao 0,3-1m. Rễ mập thành củ to bằng ngón tay cái màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài. Lá ở gốc hình bầu dục không xẻ, lá giữa và lá ngọn xẻ 5 thuỳ hình dải, cuống lá ngắn hơn phiến, có lông. Hoa màu hồng hay nâu đỏ, có pha ít màu vàng, mọc riêng lẻ ở nách lá. Quả hình trứng nhọn, có 5 mảnh vỏ phủ lông ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Hạt hình thận, màu nâu.Cây ra hoa vào tháng 6-7.Chủ yếu trồng quanh rào để làm cảnh .
Khu vực khảo sát : Thôn Hội Phú – xã An Ninh Tây - huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : Rễ
Thành phần hóa học : phytosterol, acid béo, coumarin, đường khử và hợp chất uronic.,…
7. Cây Sâm bố chính: ( còn gọi: Hổ hào sâm , nhân sâm Phú Yên )
Công dụng : dùng làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa…
Cách dùng - liều dùng:
Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.
- Bổ khí huyết: Sâm bố chính 30g, Hồi dầu 12g, Hoài sơn, Đương quy, Ý dĩ sao, đều 15g, sấy khô, tán bột làm viên với mật ong hay mạch nha, uống mỗi ngày 15-20g.
- Người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đái són: Sâm bố chính nấu thành cao, hoà với sữa người hay cao ban long uống.
- Bạch đới: Rễ Sâm bố chính giã nhỏ và nấu với Gạo nếp ăn.
8. Cây cam thảo đất : (còn gọi : cam thảo nam, dã cam thảo, thổ cam thảo)
Scoparia dulcis L
Mô tả: cây thân thảo, cây có chiều cao từ 30 đến 80 cm, thân cây nhẵn nhụi, rễ khá to, có hình trụ. Cây có lá đơn, phiến lá hình trứng ngược, phần mép lá phía trên có hình răng cưa to. Hoa cam thảo đất thường ra vào mùa hạ, hoa hết xuất hiện những quả nhỏ, bên trong có chứa nhiều hạt. Cam thảo đất thường mọc hoang ở rất nhiều nơi tại nước ta. Cây thường được phơi khô để sử dụng nhưng cũng có khi sử dụng ngay cây tươi. Mọc hoang khắp vườn.
Khu vực phân bố: thôn 3 , xã An Ninh Tây ,huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : toàn cây.
Thành phần hóa học : một ancaloit và một chất đắng, còn có nhiều axit silixic và một hoạt chất gọi là ameliri..
Công dụng : Hạ nhiệt , chống viêm, lợi tiều , chữa cảm , sốt, ho, giải độc cơ thể , ..
Cách dùng – liều dùng : Ngày 8-12g dược liệu khô hoặc 20-40g cây tươi dạng thuốc sắc .
9. Cây đậu mèo :
Mucuna pruriens (L.) DC.
Mô tả : Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu hung. Lá có 3 lá chét hình trái xoan quả trám, mặt trên ít lông, mặt dưới có nhiều lông trắng mềm; các lá chét bên mất cân xứng, lá kèm sớm rụng. Cụm hoa ở nách lá, hình chùm thõng xuống, dài tới 50cm, mang nhiều hoa và có nhiều lông ngứa. Hoa màu tím dài 5cm. Quả hình chữ S, dài 5-8cm, rộng 1,2cm; dẹt, không có nếp gấp, phủ đầy lông tơ ngứa màu hung. Hạt 5-6, hình trứng, màu hạt dẻ.
Mùa hoa quả: tháng 1-3
Khu vực khảo sát : vùng đất rẫy thôn 6 , xã An Ninh Đông, Huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên .
.
Thành phần hóa học : chứa protein, calci, phosphor, sắt, Mg chất Dopa, glutathion, lecithin, acid gallic và glucosid. Hạt có chứa các alcaloid
Công dụng : Bồi bổ sức khỏe, hạ Huyết áp ,..
Cách dùng – Liều dùng : dùng nấu cháo ,…
hạt được dùng trục giun đũa; người ta nghiền hạt ra, lẫn với mật ong hay xi rô làm thành thuốc dẻo ngọt dùng ăn trong 4-5 ngày với liều 15g đối với người
10. Cây hà thủ ô đỏ :
Mô tả :Hà thủ ô đỏ sống lâu năm, thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ. Lá hình tim, đầu nhọn, dài 5 - 7cm, rộng 3 – 5 cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng,3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả.Quả 3 cạnh, khô, không tự mở.
Khu vực khảo sát :thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An ,tỉnh Phú Yên .
Bộ phận dùng : củ
Thành phần hóa học : chứa antraglycosid, tanin, tinh bột, chất đạm, chất béo, các chất vô cơ…
Công dụng : Làm thuốc bổ , trị th
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Đắc
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)