Báo cáo SKKN

Chia sẻ bởi Phan Văn Thoan | Ngày 20/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo SKKN thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THSC TÂY PHÚ
TRÂN TRỌNG
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
VỀ DỰ HỘI NGHỊ SK-KN NĂM HỌC 2011-2012.
PHÁT HUY HIỆU QUẢ
VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC HẠN CHẾ
KHI SOẠN VÀ LÊN LỚP BẰNG GIÁO ÁN POWER POINT.
Giáo viên soạn: Phan Văn Thoan
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mục lục 1
Các thuật ngữ, viết tắt 2
A. MỞ ĐẦU 4
I. Lý do chọn đề tài 4
II. Nhiệm vụ 5
Giáo viên 5
Học sinh 5
III. Phương pháp, cơ sở, thời gian nghiên cứu 5
Phương pháp 5
Cơ sở 5
Thời gian 5
Phạm vi 5
B. KẾT QUẢ 6
I. Tình trạng, mô tả sự việc 6
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 6
2. Đối tượng 6
3. Tình hình chung 6
a. Giáo viên 6
b. Học sinh 6
II. Nội dung, giải pháp 7
1.Tính ưu việt của giáo án PP 7
2.Các lưu ý chung khi sử dụng giáo án PP 8
3.Các khó khăn, trở ngại chung 8
4.Giải pháp khắc phục các hạn chế khi sử dụng phần mềm Power Point soạn giáo án. 8
a.Các tiêu chí cơ bản 8
1.Về nội dung 8
2.Về hình thức 8
3.Về hiệu quả 9
b. Bài học kinh nghiệm cụ thể 9
1. Cách thiết kế bài giảng 9
2. Cách tìm kiếm xây dựng tư liệu 9
3. Cách thiết kế File trình chiếu 10
4. Cách sử dụng các hiệu ứng 11,12,13,14
5. Giáo án thực nghiệm 15,16
III. Kết quả sau thực hiện 17
1.Sử dụng cho các hoạt động chung 17
2.Kết quả điều tra 17
3.Kết quả đối chiếu sau tiết học 18
C. KẾT LUẬN 18
D. PHỤ LỤC, TÀI LIỆU THAM KHẢO 19,20,21
CÁC THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT
( Xuất hiện theo trình tự số trang)
Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ
CNTT Công nghệ thông tin
GAPP Giáo án Power point
THCS Trung học cơ sở
TV Ti vi
Power point Tên phần mềm
Slide Trang
Video clip Phim video
Folder Hộp đựng tài liệu
GiaoanViolet Tên một trang web
Google Tên mạng truy cập
Herosoft Tên phần mềm nghe nhạc
Unlead Video Studio 9.0 Tên phần mềm nghe nhạc
Laptop Máy tính xách tay
Micro Micro
Card Thẻ
Jet Audio Tên phần mềm nghe nhạc
WAV Tên phần mềm nghe nhạc
MP3 Tên phần mềm nghe nhạc
CrocodilePhysics Tên phần mềm thí nghiệm
Crocodile Chemistry Tên phần mềm thí nghiệm
Hyperlink Lệnh liên kết
Insert Nhập lệnh
File Đơn vị trình chiếu
Slide layouts Kiểu trình bày trang
Text layouts Kiểu trình bày văn bản
Contents layouts Kiểu trình bày nội dung
Other layouts Kiểu trình bày khác
Silde design Mẫu nền cho trang
Download Tải về
Slide design color- scheme Mẫu màu cho trang
Slide Transition Kiểu dịch chuyển trang
Text box Vùng nhập dữ liệu, văn bản
Rectangle Đóng khung
Insert Word Art Kiểu chữ nghệ thuật
Custom Animation Nhập lệnh chọn hiệu ứng
Re-oder Thứ tự, xếp lại thứ tự
Add-effect Lệnh chọn kiểu hiệu ứng
Exit Hiệu ứng thoát
Entrance Hiệu ứng vào
Right hướng phải
Left Hướng trái
Speed Tốc độ
Repeat Số lần lập lại
Until End Slide Cho đến trang cuối
Emphasis Hiệu ứng nhấn mạnh
Motion path Hiệu ứng chuyển động
Freeform Kiểu tự do
Effect option Chọn lựa hiệu ứng
Soud Âm thanh
Trigger Mã số liên kết lệnh
Movies and soud Phim ảnh và âm thanh
On click Lệnh nhấp chuột
After previous Sau cái trước
With prevous Cùng với cái trước
Insert table Thiết lập bảng
Action button Nút lệnh
Add text Nhập văn bản
Group Lệnh gộp
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động của cơ quan nhà nước ngày càng phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Đối với ngành giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động dạy và học, việc ứng dụng công nghệ thông tin là hết sức cần thiết. Nhiều năm trở lại đây, một số trường, một số thầy cô giáo đã thực hiện thí điểm việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy và học. Nhiều ưu điểm, hiệu quả và tính thiết thực của CNTT đã được chứng minh.. Bản thân là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, hưởng ứng chủ trương của ngành, tôi đã tích cực thực hiện từ ba năm học nay. Trong quá trình lên lớp tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm về việc làm thế nào để phát huy hiệu quả và khắc phục các hạn chế của việc soạn và lên lớp bằng GAPP. Trong tập sáng kiến -kinh nghiệm này, tôi xin mạn phép được nêu lên những kinh nghiệm, những phát hiện từ thực tế đó với đồng nghiệp để cùng thực hiện tốt chủ trương của ngành, nhằm cùng một mục đích duy nhất là phát huy hiệu quả công tác giảng dạy, nâng cao tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Đây cũng là lý do tôi để tôi chọn đề tài này. Bản thân tự nghiên cứu và thực hiện đề tài trong một khoảng thời gian ngắn; hơn nữa với những suy nghĩ, lập luận, cách trình bày ít nhiều vẫn mang tính chủ quan cá nhân, nên tất nhiên sẽ có những điều sai sót, rất mong sự thông cảm của bộ phận chuyên môn và đồng nghiệp. Tôi xin học tập, và tiếp thu những ý kiến phản hồi để ngày càng hoàn thiện hơn về kỹ năng sử dụng CNTT của chính mình.
I. Lý do chọn đề tài
PHẦN A: MỞ ĐẦU
II. Nhiệm vụ:
1.Giáo viên :
- Xác định tên đề tài, lập dàn ý.
- Xây dựng kế hoạch lên lớp một số tiết với GAPP theo ý đồ thể nghiệm của bản thân.
- Tổng hợp các thông tin, ghi chép trong nhật ký giảng dạy.
- Hệ thống hóa, phân loại thông tin theo mục trong đề tài chuẩn bị viết.
- Thực hiện các điều tra, phỏng vấn, bài tập trắc nghiệm khách quan để lấy thông tin cho các tiểu mục.
- Trao đổi với đồng nghiệp, chia xẻ các vấn đề, tiếp thu, ghi nhận thông tin phản hồi.
- Xây dựng lộ trình, thời gian viết đề tài.
2.Học sinh:
- Chuẩn bị bài cho các tiết học với GAPP.
- Trả lời phỏng vấn, làm các bài tập điều tra, trắc nghiệm của giáo viên.
III. Phương pháp, cơ sở, thời gian, phạm vi nghiên cứu:
1. Phương pháp:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết.
- Lên lớp, thao giảng.
- Điều tra, phỏng vấn, trao đổi.
- Thu nhận thông tin, xử lý thông tin, tiếp thu ý kiến phản hồi.
- Nhận xét đánh giá, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, rút kinh nghiệm.
2. Cơ sở:
- Nhật ký giảng dạy, kiến thức chuyên môn, kiến thức về CNTT.
- Hoạt động học tập, hành vi và kết quả học tập của học sinh.
- Thông tin phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp qua các cuộc điều tra, góp ý, thảo luận.
3. Thời gian nghiên cứu:
- Tháng 10/2009: Báo cáo tên đề tài, xây dựng dàn ý và kế hoạch thực hiện.
- Từ tháng 11/2009 đến tháng 1/2010: Triển khai công việc theo kế hoạch.
- Tháng 3/2010 tổng hợp các thông tin, triển khai viết đề tài.
- Tháng 4/2010 nộp đề tài về Ban giám hiệu.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Giáo viên, và học sinh trường THCS Tây Phú.
- Địa bàn: Trường THCS Tây Phú.
PHẦN B: KẾT QUẢ
I. Tình trạng, mô tả sự việc:
1. Cơ sở, vật chất, trang thiết bị:
-Trường THCS Tây Phú được Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Tây sơn trang bị máy chiếu ( Projector) kể từ năm học 2007-2008.
- Trường đã xây dựng phòng máy tính kể từ năm học 2008-2009.
- Tất cả các máy tính đã được nối mạng từ năm 2009-2010.
- Ban giám hiệu được cử dự tập huấn về công tác soạn giảng GAĐT bằng phần mềm Power point tại Sở Giáo dục- Đào tạo Tỉnh Bình Định.
- Ngay từ năm học 2008-2009, toàn bộ giáo viên biết sử dụng vi tính trong nhà trường đã được tập huấn cơ bản về công tác soạn giảng GAĐT .
2. Đối tượng:
- Nghiên cứu trên đối tượng chính là giáo viên và học sinh tại trường.
- Năm học 2007- 2008 trường đã thực hiện thí điểm 3 tiết lên lớp GA ĐT.
- Năm học 2008- 2009 mỗi tổ chuyên môn dạy 2 GAĐT/ năm.
- Hai phần ba số lớp đã được tiếp cận với GAĐT
PHẦN B: KẾT QUẢ
I. Tình trạng, mô tả sự việc:
3. Tình hình chung:
a. Giáo viên:
- Gần 2/3 số lượng giáo viên trong trường biết sử dụng máy tính để soạn giảng, song trình độ chỉ ở mức cơ bản. Mặc dù rất tích cực hưởng ứng chủ trương ứng dụng CNTT, cụ thể là phần mềm Power point vào công tác giảng dạy, song vì trình độ vi tính chưa cao nên nhiều giáo viên còn gặp khó khăn khi tiếp cận với phần mềm này. Một số khó khăn như sau:
- Kỷ năng thao tác phần Word chưa thành thạo.
- Chưa sử dụng thành thạo các hiệu ứng của phần mềm Power point.
- Không hiểu các thuật ngữ Tiếng Anh của phần mềm nầy.
- Chưa biết cách xây dựng kho tư liệu cá nhân.
- Chưa biết cách khai thác kho tư liệu trên mạng.
- Tốn rất nhiều thời gian để soạn một GAPP.
- Chưa thành thạo trong việc lắp đặt, kết nối các linh kiện, máy móc.
PHẦN B: KẾT QUẢ
I. Tình trạng, mô tả sự việc:
Trong soạn, giảng bằng GAPP, giáo viên trong trường thường gặp phải những hạn chế như sau:
- Thiết kế bài giảng với quá nhiều slide, phần giảng bài, câu hỏi, câu trả lời, bài tập, tranh ảnh minh họa đều được đưa lên các slide, giáo viên chỉ thuyết trình là chủ yếu. Giáo viên chưa khai thác hết các hiệu ứng để giảm số lượng slide.
- Giáo viên chưa thiết kế rõ ràng cho học sinh phân biệt giữa các phần ( bài giảng, câu hỏi, bài ghi, phần minh họa…)
- Trình bày trên slide phần chữ viết quá nhiều, đôi khi lập lại cả những phần đã có trong sách giáo khoa.
Thiết kế các slide đơn điệu về màu sắc và hiệu ứng không tạo được hứng thú cho học sinh.
- Phần tư liệu minh họa ít và thiếu sinh động.
- Chưa khai thác hết hiệu quả của phần mềm nầy để làm nổi bật kiến thức trọng tâm, làm sinh động cho tiết học, gây hứng thú cho học sinh.
- Một số giáo viên cho rằng thời lượng 45’ trên tiết học là dành cho GAPP, giáo viên không chủ động được thời gian khi thực hiện phần việc khác trong tiến trình bài giảng, do đó nếu thiết kế ít slide thì dư thời gian và ngược lại.
- Phần lớn giáo viên lúng túng trong các thao tác xử lý hiệu ứng, thường có những trở ngại bất ngờ gây hiệu ứng ngược và mất thời gian, làm tiến trình bài giảng không được liên tục, nhịp nhàng.
PHẦN B: KẾT QUẢ
I. Tình trạng, mô tả sự việc:
b. Học sinh:
- Học sinh tham gia tiết học rất chăm chú, say mê, song nhiều em không biết cách ghi bài.
- Một số học sinh quá tập trung vào các hình ảnh tư liệu, các hiệu ứng nên ít chú trọng đến kiến thức trọng tâm của bài giảng, hoặc các yêu cầu của giáo viên trong các hoạt động cặp, nhóm.
PHẦN B: KẾT QUẢ
II. Nội dung, giải pháp:
1.Tính ưu việt của GA PP:
- Sử dụng GAPP lên lớp, người giáo viên không còn giữ vai trò trọng tâm của tiết dạy mà đã chuyển sang vai trò của người hướng dẫn học sinh khám phá, tiếp cận kiến thức và vận dụng một cách có hiệu quả.
- GAPP là một phương tiện dạy học có thể tiết kiệm được thời gian ghi bảng, tăng cường thời gian cho giao tiếp giữa giáo viên- học sinh, và các hình thức hoạt động sinh động cho học sinh.
- GAPP có nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, tư liệu, phim ảnh, âm thanh sinh động, hấp dẫn làm tăng cường tính trực quan, gây hứng thú, từ đó tập trung được sự chú ý của người học.
- Qua hình thức các trò chơi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong GAĐT, giáo viên kiểm tra, đánh giá và rèn luyện được các kỷ năng học tập và thực hành của học sinh, đồng thời phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của các em. - GAPP giúp Thầy và Trò làm việc liên tục, từ đó tác động tích cực đến việc phát triển trí tuệ của người học.
- GAPP góp phần khắc phục được tình trạng thiếu tranh ảnh dạy học.
- Khi đã sử dụng GAPP có kỷ năng, giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian rất nhiều trong quĩ thời gian chung của mình.
- Hạn chế việc dùng phấn và ghi chép bằng tay, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cho giáo viên đứng lớp.
PHẦN B: KẾT QUẢ
II. Nội dung, giải pháp:
2. Các lưu ý chung khi sử dụng GA PP:
- GAPP chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không thay thế được vai trò của người Thầy trong giờ lên lớp.
- Tránh biến một giờ học thành giờ xem phim hay thuyết trình.
- Phải biết kết hợp hài hòa giữa các phương tiện, phương pháp truyền thống và hiện đại.
- Phải tích cực hóa người học.
- GAPP phải được thiết kế bảo đảm phù hợp về nội dung, phương pháp, kỹ thuật và mỹ thuật.
3. Các khó khăn, trở ngại chung:
- Máy tính, máy chiếu là những thiết bị đắt tiền,.
- Trường học phải có phòng máy chiếu cố định với hệ thống bảng phù hợp.
- Tiền điện, tiền khấu hao tương đối lớn.
- Việc cắt điện bất ngờ cũng là một trở ngại.
- Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tin học khá tốt, phải có khả năng thiết kế một cách khoa học, hiệu quả.
4. Giải pháp khắc phục các hạn chế khi sử dụng phần mềm Power point soạn GA ĐT:
1. Về nội dung:
- Phải bảo đảm tính khoa học, và phù hợp với đặc trưng từng bộ môn, phù hợp với nội dung và phương pháp của từng bài dạy, thể hiện nổi bật được trọng tâm của bài học, khơi gợi tính tích cực, chủ động sáng tạo trong nhận thức và luyện tập của học sinh.
- Đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng, từ ngữ, chính tả, ngữ pháp.
- Có tính khoa học trong thiết kế, trình bày. Không nên thiết kế quá nhiều slide trên 1 tiết dạy (khoảng <30 )
- Nội dung từng slide phải có hệ thống, trình tự, logic, thẩm mỹ giúp học sinh tập trung sự chú ý, không gây phân tán, phải có sự dẫn dắt cho học sinh suy nghĩ, tư duy, khám phá.
- Các phần mềm, tư liệu bổ trợ phải thể hiện sinh động nội dung bài học, phải đạt hiệu quả cao cho việc minh họa, hệ thống hóa kiến thức và chốt kiến thức.
- Phần bài tập trắc nghiệm phải sinh động, đạt hiệu quả cho việc củng cố bài, đánh giá được kỷ năng học và thực hành của các em.
- Các hoạt động trò chơi thiết kế phải bổ trợ tốt nội dung bài học, tạo sinh động giờ học, tạo hứng thú cho các em khi tiếp thu bài.
I. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ
2. Về hình thức:
- Hình ảnh, chữ viết phải đẹp, rõ nét, tránh màu mè, quá kiểu cách. Lời dẫn gọn, xúc tích, trình bày đẹp, trực quan thể hiện nổi bật kiến thức.
- Các hiệu ứng, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng ở mức độ hợp lý, không quá lạm dụng tránh gây phân tán sự chú ý của học sinh, khi sử dụng xem xét đến ảnh hưởng bất lợi của nó. (ví dụ cho các con chữ xuất hiện rời rạc, lẻ tẻ. Chuyển động phức tạp, hình ảnh màu mè, màu nền và chữ không phù hợp)
I. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ
3. Về hiệu quả:
- Thể hiện được mục tiêu bài học.
- Bảo đảm học sinh tích cực chủ động tìm ra vấn đề, kiến thức cần học.
- Đảm bảo thời gian và cơ hội đều cho học sinh được luyện tập.
- Đánh giá được kết quả giờ dạy.
- Phát huy được tác dụng nổi bật của âm thanh và hình ảnh.
I. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Cách thiết kế bài giảng:
- Lựa chọn phương án thiết kế, tư liệu trình chiếu sao cho phù hợp với tiến trình bài giảng, sao cho học sinh dễ hiểu bài, dễ ghi chép. Công đoạn này, người soạn giáo án đóng vai trò như người viết kịch bản. Kịch bản tốt là yếu tố quyết định tiết dạy thành công. Bạn cần làm các việc cụ thể sau:
- Xác định mục đích yêu cầu bài dạy, trọng tâm kiến thức.
- Xây dựng dàn ý, phân các đề mục, tiểu mục cho bài dạy ( trên cơ sở SGK và ý đồ của người dạy)
- Xác định phần bài giảng, phần luyện tập, phần ghi bài chốt kiến thức.
- Dự kiến phân định các loại tư liệu (hình ảnh, thí nghiệm, âm thanh, video clip, hoạt động trò chơi…) vào các nội dung, các phần mục.
- Phân bố thời lượng. ( tính đến dự kiến những bất ngờ xảy ra)
2. Cách tìm kiếm, xây dựng tư liệu:
- Dựa vào kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, bạn hãy lên kế hoạch cụ thể về việc xây dựng hoặc tìm kiếm tư liệu cho từng bài dạy, tiết dạy.
- Bạn có thể tự làm tư liệu cho mình bằng cách sau: Đối với tư liệu dưới dạng mẫu vật , vật thật, khung cảnh.. , bạn dùng máy ảnh kỷ thuật số hoặc điện thọai di động chụp ảnh, quay phim tải vào máy tính, lưu sẵn theo tên từng folder riêng biêt. Đối với những hình, tranh ảnh đặc biệt chỉ có trong sách giáo khoa bạn nên chụp lại và lưu vào kho tư liệu của mình.
- Chia xẻ tư liệu từ các trang web trên mạng( thư viện tư liệu, thư viện bài giảng, bài giảng violet,..). Điều quan trọng là bạn biết phân loại và lưu trữ các tư liệu đó sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn,. Riêng bộ môn tiếng Anh các bạn có thể sưu tầm, xây dựng tư liệu theo các chủ đề trong chuẩn kiến thức, vì các tiết dạy trong một đơn vị bài học tiếng Anh cùng khai thác một chủ đề. Bộ tranh theo sách giáo khoa là tốt, song sẽ rất hiệu quả và mang tính giáo dục, tính cập nhật cao hơn cho tiết dạy nếu bạn đăng tải những hình ảnh, diễn biến sự việc mới nhất vừa xảy ra trên thế giới, hoặc gần gũi trong cộng đồng mà các em đang sống, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
-
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3. Cách thiết kế file trình chiếu:
Công đoạn thiết kế file, vai trò của người giáo viên được xem như một đạo diễn. Cần làm và chú ý các việc như sau:
Không nên có quá nhiều slide trên một file trình chiếu. Một file trình chiếu không nên thay thế hoàn toàn bảng, phấn và các đồ dùng dạy học khác.
- Chon slide layout ( kiểu trình bày trang) hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung đề mục bạn muốn trình bày cho từng slide(text layouts, content layouts, text and content layouts, other layouts..).
- Chọn slide design ( mẫu nền cho trang) là bước cần phải thực hiện để làm tăng thêm hình ảnh màu sắc và làm nổi bật nội dung, phù hợp với nội dung trình bày.
- Chọn Slide design – Color scheme ( chọn màu nền cho trang): Việc này cũng rất cần thiết vì bạn phải tính đến hiệu quả làm nổi bật các nội dung.
- Chọn Slide Transition ( kiểu dịch chuyển trang). làm tăng thêm phần sinh động cho tổng thể một file trình chiếu.
-Tất cả các slide trên một file trình chiếu bạn nên thống nhất một kiểu trình bày đơn vị bài học, tên bài học
- Để cho học sinh dễ ghi bài, bạn nên thống nhất với học sinh một qui định riêng về cách ghi bài.
- Dùng lệnh Hyper link để dùng chức năng liên kết trong trình chiếu.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4. Cách sử dụng hiệu ứng:
- Power point cho phép chúng ta tạo các hiệu ứng xuất hiện hay ẩn đi các đối tượng, di chuyển các đối tượng, biến dạng đối tượng rất đa dạng và linh hoạt, có khả năng giải quyết các vấn đề, tạo ra sự sinh động và gây sự chú ý cho người học rất cao. Để thực hiện hiệu ứng bạn cần thực hiện các việc sau:
- Các văn bản chữ bạn nên dùng Text box để thực hiện. Nếu bạn muốn làm nổi bật hoặc thể hiện nghệ thuật thì chọn Insert Word Art.
- Bạn nên hình dung tổng thể cho một slide cần trình chiếu, thực hiện những vấn đề gì, nội dung gì trước, nội dung gì sau, nội dung nào mất đi, nội dung nào còn lại trên màng hình ( trong thuật ngữ vi tính gọi là đối tượng). Bạn nên lưu ý cách bố trí vị trí và trình tự xuất hiện của các đối tượng.
- Một điều cần biết là bạn phải chọn đối tượng rồi mới vào Custom Animation để chọn hiệu ứng, bạn nên thiết lập đối tượng riêng cho từng nội dung ( ví dụ: bạn vào text box để gõ câu hỏi, sau đó vào text box lần nữa để gõ câu trả lời, thứ tự xuất hiện các đối tượng đã chọn hiệu ứng tùy thuộc vào ý đồ của bạn, nếu bạn muốn thay đổi trình tự xuất hiện thì nhấp chuột vào Re-order, lên hay xuống nhấp vào các mũi tên trong lệnh.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Nhấp vào Add Effect chọn lệnh Exit, kiểu đối tượng mất đi tùy thuộc vào ý bạn chọn. Hiệu ứng Exit này giúp giáo viên khắc phục được tình trạng thiết lập quá nhiều slide trong một file trình chiếu, tạo điều kiện dễ dàng cho học sinh ghi bài, tuy nhiên người soạn sẽ gặp khó khăn trong việc trình bày, vì sẽ xuất hiện nhiều khoảng trống trên slide nền. Bạn hãy yên tâm vì chúng ta có thể dịch chuyển vị trí các đối tượng đã chọn hiệu ứng vào vị trí thích hợp mà bạn muốn bố trí ở phần trình chiếu sau cùng. Khi thiết kế các đối tượng có thể chồng lên nhau, nhưng khi trình chiếu sẽ xuất hiện đúng vị trí mà bạn muốn. Tuy nhiên khi chồng các đối tượng lên nhau bạn sẽ khó chỉnh sửa, để khắc phục tình trạng này bạn nhấp chuột kéo ra khỏi màn hình nền, khi đó bạn chỉnh sửa rất thoải mái, rồi dịch chuyển vào vị trí dự định. Vận dụng cách này bạn có thể trình bày phần chốt lại bài ghi cho học sinh ngay trên một slide.
Nếu bạn muốn trình bày một nội dung tương đối nhiều ở phần chốt lại sau cùng, bạn cũng có thể thiết lập một đối tượng mới rồi nhấp chuột kéo ra khỏi vùng màng hình nền, trình bày xong bạn tạo hiệu ứng sau cùng, có thể chọn hiệu ứng trong lệnh Entrance rồi kéo vào, tôi thường chọn hiệu ứng Exit ( kiểu Craw out, hướng to right, vào Timing chọn Speed và Repeat theo lệnh Until End Slide ), đối tượng trình diễn rất đẹp. Vận dụng cách này bạn có thể làm dòng chữ quảng cáo chạy cuối trang như trên TV.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Để muốn nhấn mạnh hoặc nổi bật một nội dung nào đó, bạn hãy vào Add Effect chọn lệnh Emphasis ( kiểu hiệu ứng tùy sự chọn lựa của bạn).
- Nếu bạn muốn tạo sự chuyển động cho các đối tượng trong slide, ngoài những kiểu hiệu ứng đã định sẵn trong Motion Paths, bạn có thể dịch chuyển tự do theo ý của bạn bắng cách chọn lệnh Free Form ( kiểu tự do) trong Motion Paths rất hấp dẫn.
- Để tạo âm thanh, thời gian, tần suất, và liên kết các đối tượng trong cùng một slide bạn hãy vào Effect Options ( cụ thể như sau: Soud: âm thanh; Speed : tốc độ; Repeat: lập lại; Triggers: liên kết cùng các đối tượng.( một lệnh cho nhiều đối tượng).
- Để trình diễn âm thanh, phim ảnh minh họa bạn hãy vào Insert trên thanh công cụ, vào Movies and Soud.( Movies from file: phim ảnh, video clip từ máy; Soud from file: âm thanh, nhạc từ máy….) sau đó chọn hiệu ứng xuất hiện.
- Để trình diễn các tư liệu minh họa như thí nghiệm ảo bạn cũng vào Insert chọn Hyper Link để thực hiện liên kết với file tư liệu.
- Việc cuối cùng sau khi thiết lập hiệu ứng là bạn phải xác định lệnh trình diễn ( vào Modify Box : On click: Đối tượng xuất hiện khi được nhấp chuột; With Previous: Xuất hiện cùng lúc với đối tượng trước; After Previous: Xuất hiện sau đối tượng trước).
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
5. Cách thiết kế trò chơi giải ô chữ:
- Để thiết kế trò chơi giải ô chữ, trước hết bạn phải hình dung tổng thể . Bạn hãy thiết kế ra trên giấy để xác định bao nhiêu ô hàng ngang, bao nhiêu ô hàng dọc. Từ trong ô chữ chìa khóa là gì, bao nhiêu chữ cái? Chữ cái cần xuất
hiện trong ô chìa khóa là gì? ( Phải tạo ra sự logic về mặt ngữ nghĩa giữa câu trả lời cho các ô hàng ngang với ô chìa khóa để các em có hướng suy đoán, tạo ra sự hấp dẫn đột biến, hoặc thể hiện sự thông minh hơn thường). Bạn phải định sẵn các hiệu ứng cho các đối tượng bạn muốn trình diễn theo ý đồ của mình sao cho hiệu quả và sinh động. Công việc tiếp theo, bạn thực hiện như sau: 2 cách tạo bảng:
1. Nhấp vào Insert table ( thực hiện các thao tác như trong word)
2. Từ Slide Show trên thanh công cụ, vào Action Button chọn kiểu Custom.) Trong 2 cách này ưu điểm thuộc về cách 2 vì: nhanh, đẹp, bỏ qua các thao tác xóa, chỉnh sửa rườm rà.
- Nhập các chữ cái vào ô chữ, tạo nút câu hỏi, nút thứ tự ô hàng ngang bằng cách nhấp chuột chọn Add text. Chọn màu nền cho các ô chữ, chữ cái, làm nổi bật các chữ cái có trong ô chìa khóa. ( Lưu ý nếu chọn cách lập bảng kiểu 1 bạn nên để dành một mẫu chữ cái trong ô hàng ngang, nếu chọn cách 2 bạn để dành một ô mẫu, để giải quyết cho hiệu ứng rớt chữ vào ô chìa khóa nếu bạn có ý định)
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
5. Cách thiết kế trò chơi giải ô chữ:
Gộp tất cả các ô chữ hàng ngang thành một đối tượng bằng cách nhấp chuột phải, chọn lệnh Group.
- Tạo hiệu ứng cho nút câu hỏi và đối tượng câu hỏi, hiệu ứng đối tượng câu hỏi cùng mã Trigger với nút câu hỏi để dùng chung một lệnh. Thiết lập đối tượng câu hỏi bằng 2 cách:
*cách 1: Nhấp vào Text box tạo ngay trên cùng một slide.
*cách 2: Nhấp chuột vào Text box tạo trên Slide khác.
Nếu bạn chọn cách 1 thì khi chọn hiệu ứng xuất hiện bạn nhớ chọn hiệu ứng mất đi để dành vị trí cho câu hỏi tiếp theo. Nếu bạn thiết kế trên 1 slide khác thì thoải mái hơn, song phải dùng lệnh Hyper link để liên kết.
Trong 2 cách, cách 1 hiệu quả hơn vì giảm được slide, song yêu cầu người thiết kế cần tỉ mỉ, thận trọng.
- Tạo hiệu ứng cho nút ký hiệu ô hàng ngang , câu trả lời, chữ hoặc ô chữ rơi vào ô khóa. Bạn nhớ chọn hiệu ứng cho câu trả lời, chữ xuất hiện và rơi vào ô khóa cùng một Trigger với ô nút ký hiệu.
- Ngoài những thao tác cơ bản trên, bạn có thể tạo hiệu ứng âm thanh, hiệu ứng màu nổi nhấn mạnh khi xuất hiện hoặc biến mất đối tượng tùy theo ý đồ của bạn. Nếu bạn muốn làm nổi dãy ô chữ hàng ngang để nhấn mạnh số chữ cái trước khi câu trả lời xuất hiện thì khi Group nhóm ô chữ hàng ngang bạn phải copy dãy ô chữ hàng ngang đó, để dành tạo hiệu ứng làm dãy ô che cho phù hợp kích cỡ ở bước sau.
1
2
3
4
5
6
7
8
?
?
?
?
?
?
?
?
k
?
CROSSWORD
If you want someone to go somewhere with you. You say: ……….
A big kind of fish in the sea is being protected?
S
We are facing the problem of the…………………
We are facing the problem of the…………………
The planet where we are living is the…………..
You want someone to keep calm, you say: Don’t……
Reduce, reuse and…………………
Better a glorious………than a shame full life.
D
Our world is daily being damaged. What should we do?
Goodbye. See you again
Thanks for your atendance!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Thoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)