Báo cáo phương pháp chọn giống cây tự thụ phấn

Chia sẻ bởi Đinh Thị Kim Oanh | Ngày 23/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: báo cáo phương pháp chọn giống cây tự thụ phấn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP TẠO GiỐNG LAI Ở CÂY TỰ THỤ PHẤN


TỔ I
Vũ Thị Ánh Tuyết
Lương Thị Lệ Trang
Nguyễn Thị Mai
Bùi Thị Ngọc Duyên
Lê Thị Thúy
Lê Thanh Trà
Phạm thị Kim Thoa
Đinh Thị Kim Oanh
Phương Anh Thị
Đinh Thị Đoan Trang
4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.


4.6.1. Tạo giống lai thường 
a. Trình tự các bước tạo giống
b. Kĩ thuật chọn lọc trong quần thể lai ở cây tự thụ phấn
b.1. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp (RAMSCH)
b.2. Phương pháp chọn dòng hệ (Pedigree)
4.6.2. Tạo giống lai cho ưu thế lai
a. Trình tự các bước tạo giống
a.1. Tạo giống lai bằng cách sử dụng dạng mẹ mang gen chỉ thị.
a.2. Tạo giống lai sử dụng mẹ bất dục hạt phấn


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

4.6.1. Tạo giống lai thường
Là tạo ra giống lai có thể sử dụng làm giống nhiều lần trong sản xuất. Các giống lai hình thành theo con đường này chủ yếu sử dụng hiệu ứng cộng của gen. Vd: giống lúa NN-77-5 là giống lai hình thành từ tổ hợp lai phức tạp giữa bốn giống (A2*Trân châu lùn)*(sài đường*rumani-45)


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Đặc điểm: giống lai không được hình thành trên cây mẹ ngay khi lai mà phải qua quá trình chọn lọc nghiêm khắc, đòi hỏi thời gian tạo giống lâu. Tuy nhiên nếu thành công, giống lai có thể duy trì được những đặc tính kinh tế, kĩ thuật ưu việt hàng chục năm, nếu có những biện pháp duy trì chọn lọc tốt. Vd: lúa, đậu tương, lạc, cà chua… 


Lạc
Lạc
Đậu tương
Cà chua
4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Trình tự các bước tạo giống
Căn cứ vào mục tiêu tạo giống lai, tiến hành thu thập, nghiên cứu vật liệu khởi đầu, chọn ra các vật liệu thích hợp đưa vào chương trình lai.
Chọn sơ đồ lai thích hợp và tiến hành lai theo các bước đã tiến hành ở trên.
Gieo trồng con lai thu được, tạo thành các quần thể lai-nguồn vật liệu khởi đầu thứ cấp có nhiều biến dị tổ hợp.
Căn cứ vào mục tiêu chọn giống, tiến hành chọn lọc, phát hiện các biến dị có lợi, thỏa mãn các mục tiêu chọn giống, bồi dục tạo thành những giống mới.


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

b. Kĩ thuật chọn lọc trong quần thể lai ở cây tự thụ phấn
b.1. phương pháp chọn lọc hỗn hợp (RAMSCH)
Cơ sở lý luận: dựa trên những thay đổi tự nhiên về cấu trúc di truyền trong quần thể con lai các thế hệ F1, F2…Fk ở cây tự thụ phấn. Ví dụ trong tổ hợp lai giữa bố (kg AA) và mẹ (kg aa), con lai F1 có kg Aa (100%). Do tự thụ phấn mà cấu trúc di truyền của quần thể ở các thế hệ sau dần thay đổi:
P aa x AA
Giao tử a x A
F1 Aa
F2 AA Aa aa
F3 AA AA Aa Aa aa aa
F4 AA AA AA Aa Aa Aa aa aa aa 
Ta thấy trong quần thể lai trên, hai dạng bố mẹ khác nhau ở một kiểu gen. ở thế hệ F1 thì con lai có kiểu gen Aa 100%. Ở các thế hệ sau tì tỉ lệ dị hợp bắt đầu giảm và tỉ lệ đồng hợp tăng (AA,aa). Đến F6 tỉ lệ đồng hợp lên 96,9%, đền F10 chiếm 99,95%.


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Dựa trên cơ sở lý luận trên người ta đã gieo hỗn hợp từ thế hệ F1 đến F6. Từ F6 bắt đầu chọn lọc cá thể gieo riêng thành các dòng F7 để so sánh.
Chọn lọc, so sánh các dòng, tìm ra các dòng tốt, đánh giá trên tất cả các đặc trưng, đặc tính (đặc biệt các tính trặng năng suất). Các dòng tốt tạo ra tiếp tục bồi dục tạo thành giống mới.
Ưu điểm: cùng lúc có thể nghiên cứu nhiều tổ hợp lai, không đòi hỏi chi phí tốn kém khi theo dõi và chọn lọc.
Nhược điểm: không sớm nhận được những kiểu gen có giá trị.


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

b.2.. Phương pháp chọn dòng hệ (Pedigree)
là phương pháp chọn lọc cá thể được áp dụng trong quần thể các thế hệ con lai từ F2 đến khi nhận được các dòng thuần
Phương pháp này được áp dụng phổ biến hơn phương pháp hỗn hơp do mang lại hiệu quả cao hơn


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Trình tự tiến hành
Từ F1 thu riêng hạt từng cây, gieo thành các hàng tạo thành F2. Cần chú ý đến mật độ thưa.
Từ F2 chọn những cá thể tốt, mang những đặc tính tốt ở bố mẹ. Khi muc tiêu chọn giống nhằm tạo các giống có khả năng chống chịu với điều kiên ngoại cảnh bất lợi hoặc có phẩm chất tốt thì phải tiến hành kiểm tra các tính trạng trên trong phòng thí nghiệm
Hạt chọn ra từ F2 gieo riêng để tạo thành F3. Chọn lọc, đánh giá F3 trên cơ sở cả dòng, cả thế hệ theo yêu cầu chọn giống
Chọn ra các cá thể F3 để hình thành F4.ở giai đoạn này hầu hết các cá thể đã thuần ở tính trạng định chọn và và đã hình thành các dòng thực sự. Vì vậy trong trường hợp cần thiết mới tiền hành chọn lọc cá thể
Những dòng tốt đáp ứng yêu cầu chọn giống không phải đã hoàn toàn trên một số tính trạng nên trước khi thu hoạch cần tiến hành chọn lọc cá thể với áp lực 5 – 10%để gieo theo phương pháp phả hệ tạo thành F5


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Các cây còn lại ở mỗi dòng thu hoạch chung đem so sánh ở F5 với đối chứng và so sánh với nhau
Những dòng đang phân ly tiếp tục chọn cá thể tốt
Nghiên cứu sơ bộ năng suất ở F5. So sánh giữa các dòng và so với các đối chứng trong các thí nghiệm
Những dòng tốt nhất chọn ra từ nghiên cứu sơ bộ đưa vào nghiên cứu so sánh đánh giá năng suất tạo thành F6. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm như đối với sản xuất đại trà
Từ thế hệ F7 đến F10, quá trình chọn lọc như ở F6
Những thí nghiệm đưa vào so sánh lặp lại trong 3năm để chọn ra những dòng tốt nhất đưa đi khảo nghiệm quốc gia, công nhận giống


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Nhược điểm:
Đòi hỏi nhiều công sức và rất tốn kém
Hiệu ứng siêu trội và hiệu ứng trội che lấp giá trị di truyền và dẫn đến giảm hiệu quả chọn lọc
Ưu điểm:
Sớm chọn ra các dòng thuần
Nhanh chóng nhận được các dòng để nghiên cứu, so sánh năng suất
Cách khắc phục nhược điểm: #đưa ra một số sơ đồ Pedigree cải tiến



4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

4.6.2. Tạo giống lai cho ưu thế lai.
Giống lai sử dụng các ưu thế lai co các đặc trưng, đặc tính kinh tế ưu việt hơn hẳn bố mẹ chúng.
Khác với giống lai thường, hạt giống lai đã sử dụng ưu thế lai được hình thành ngay trên cây mẹ sau khi lai và chỉ được dùng lam hạt giống trồng trong một vụ. Do có hiên tượng thoái hóa giống.
Để có hạt giống F1 đòi hỏi phải thường xuyên chon lọc, duy trì, nhân các dòng bố, mẹ đồng thời tiến hành lai để sản xuất.
Ở giống lai thường,chọn lọc trong quần thể, con lai giữ vai trò gần như quyết định, còn ở tạo giống lai sử dụng ưu thế lai, việc chọn lọc lại giữ vị trí then chốt ở khâu chọn dạng bố mẹ nhất là khâu đánh giá khả năng kết hợp của chúng.


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Con đường tạo giống lai sử dụng ưu thế lai ngày nay được áp dụng rộng rãi ở nhiều loại cây như thuốc lá, bông, cà chua, lúa mì và gần đây phát triển mạnh trên cây lúa nước.


Bông
Thuốc lá
Cà chua
Lúa mì
Lúa nước
4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Trình tự các bước tạo giống
Tiến hành thu thập vật liệu khởi đầu.
Đánh giá vật liệu khởi đầu, tìm ra những dạng có khả năng kết hợp chung và riêng 
Ngoài ra còn tạo giống lai theo phương pháp dùng dạng mẹ mang gen chỉ thị hay dạng me bất dục hạt phấn.


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.


a.1. Tạo giống lai bằng cách sử dụng dạng mẹ mang gen chỉ thị.
Dạng cây mẹ có đặc trưng hình thái như màu sắc, hình dạng lá, hoa quả… 
Vd: màu sắc lá đỏ trên cây bông ở thời kỳ cây con. Trên cây bố tinh trạng này màu xanh (kg AA), cây mẹ mang gen chỉ thị (kg aa) màu xanh, khi lai F1 có kg Aa, cây bông con sẽ có màu xanh chịu ảnh hưởng của alen trội A, nhưng khi thấy cây con lá màu xanh thì biết đây không phải là cây lai mà do hậu quả cây mẹ tự thụ phấn loại bỏ phép lai không mong muốn.
Việc khử đực triệt để là khâu rất khó khăn trong sản xuất hạt lai,vì vậy tìm được dạng mẹ bất thụ hạt phấn là con đường rất nhiều nhà khoa học quan tâm.


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.


a.2. Tạo giống lai sử dụng dạng mẹ bất dục hạt phấn.
Ở lúa, sử dụng dạng mẹ bất dục hạt phấn để tạo hạt giống F1 được thực hiện theo các sơ đồ sau:
Sơ đồ tạo giống lai 3 dòng:
Cần có o dòng tham gia vào sơ đồ lai:
Dòng mẹ A, dòng bất dục tế bào chất, viết tắt là CMS, có kiểu gen S(rr)
Dòng B, dòng có khả năng duy trì tính bất dục của dòng A, được dùng làm bố có kiểu gen N(rr).
Dòng phục hồi phấn hay dòng R. dòng này có khả năng phục hồi tính hữu dục ở con lai nên được dùng làm dòng bố để sản xuất hạt lai F1. Có kiểu gen N(RR)


4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Trình tự các bước tiến hành:
Bước 1: tạo dòng mẹ bất dục tế bào chất bằng phương pháp lai và gây đột biến.
A*S(rr) x AN(rr)
F (A*/A)  A’ F1(A*/A)  A’
S(rr)  bất dục S(rr) A’S(rr)

Ghi chú: - A* là dòng bất dục tế bào chất
-A là dòng bình thường 

Bước 2: Tạo giống lai , hạt lai F1
A’(Srr) x B(NRR)
F1(A’/B) S(Rr) bình thường

4.6. Phương pháp tạo giống lai ở cây tự thụ phấn.

Tạo giống lai theo sơ đồ lai theo 2 dòng.
Cách 1: Dùng hóa chất phun vào thời kì thích hợp để khử đực và cây mẹ. Hóa chất sử dung phải đáp ứng yêu cầu khử đực triệt để nhưng không được gây đến nhụy cái đồng thời không ảnh hưởng đến phát dục bình thường ở hạt lai.
Cách 2: Dùng dạng mẹ bất dục nhân (EGMS), có điều kiện bất dục nhưng trong điều kiện khác lại cho phấn bình thường.
Phương pháp tạo giống lai một dòng là phương pháp tạo hạt lai nhờ sử dụng thể vô phối. Đây là phương pháp chọn giống hiện đại, đang được tập trung nghiên cứu hiện đại ở những trung tâm sinh học cao
Xin chân thành cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Kim Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)