Báo cáo phổ cập

Chia sẻ bởi Đặng Hữu Đoan | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo phổ cập thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Uỷ Ban nhân dân Xã phúc than

Số: /BC- BCĐPC
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phúc Than, ngày 30 tháng 09 năm 2008



Báo cáo
Kết quả thực hiện pcgdth đđt xã phúc than năm 2008

Thực hiện Phổ cập giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho địa phương thực hiện xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng vào củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; làm thay đổi bộ mặt vùng cao. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là đối với các xã thuộc tỉnh miền núi Lai Châu như xã Phúc Than.
Căn cứ luật PCGDTH ban hành ngày 12/8/1991 và Nghị định số 338/HĐBT ngày 26/10/1991 của hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành luật PCGDTH.
Căn cứ Quyết định 28/QĐ- BGD&ĐT ngày 23/6/1999 về việc ban hành quy định kiểm tra, đánh giá và công nhậnPCGDTH ĐĐT.
Quán triệt Chỉ thị 61/CT-TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị về việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở; Nghị quyết 41/2000/NQ-QH 10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10 kỳ họp thứ 8; Nghị định 88/2001/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện phổ cập trung học cơ sở
Năm 2008 nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác PCGDTH ĐĐT. Ban chỉ đạo phổ cập xã Phúc Than đã xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu phấn đấu giữ vững đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT năm 2008 và đã triển khai tích cực, đồng bộ, quyết liệt các công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch. Sau thời gian phấn đấu thực hiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành giáo dục và đào tạo và toàn thể nhân dân trong xã, đến nay đã thực hiện đạt những kết quả tốt. Sau đây là báo cáo quá trình thực hiện các mục tiêu PCGDTH ĐĐT của xã Phúc Than trong thời gian qua.

Phần thứ nhất
Đặc điểm tình hình địa lý, kinh tế - xã hội
truyền thống cách mạng, văn hoá, giáo dục
I. Đặc điểm tình hình
1. Đặc điểm về địa lí, kinh tế – xã hội:
Phúc Than là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Than Uyên, phía Bắc giáp xã Pắc Ta huyện Tân Uyên, phía Nam giáp xã Mường Than, phía Tây giáp xã Mường Mít, phía Đông giáp tỉnh Lào Cai toàn xã có 16 thôn bản; trong đó có 10 thôn bản thuộc chương trình 135 của chính phủ, xã có nhiều điểm thôn bản cách xa trung tâm xã. Địa hình xã Phúc Than rất phức tạp, núi non hiểm trở, đường giao thông tới nhiều thôn bản đi lại hết sức khó khăn, sông suối chằng chịt, mùa mưa lũ đi lại rất khó khăn và nguy hiểm. Diện tích tự nhiên của xã Phúc Than hơn 5628 ha, dân số có 5613 khẩu bao gồm 04 dân tộc anh em, trong đó 92,5% là dân tộc ít người, cư trú rải rác trong toàn xã.
Trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hữu Đoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)