Báo cáo phì nhiêu đất

Chia sẻ bởi Cù Minh Thanh Tú | Ngày 21/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: báo cáo phì nhiêu đất thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Quản lý hiệu quả chất đạm
trên
đất phù sa trồng lúa
THÀNH VIÊN NHÓM
Nội dung trình bày
ĐẤT PHÙ SA
BÓN PHÂN CHO LÚA
QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CHẤT ĐẠM
* Mục tiêu ngiên cứu.
- Tìm hiểu nguồn gốc, sự phân bố chất đạm trong đất và trong cây, các chu trình diễn ra, sự mất đạm trên đất phù sa trồng lúa và các phương pháp quản lý để nâng cao độ hữu dụng chất đạm nhằm giúp cho cây phát triển và sinh trưởng một cách tốt nhất trên đất phù sa trồng lúa.
* Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Biết được sự hình thành đạm, sự phân bố.
- Tìm hiểu và đánh giá sự du nhập, mất đạm trên đất phù sa trồng lúa
- Hiểu rõ những phương pháp quản lý có hiệu quả để giảm bớt sự thất thoát trong quá trình cung cấp cho cây và cho đất.
ĐẤT PHÙ SA
FLUVISOLS
CHƯƠNG I:
ĐẤT PHÙ SA
Nhóm đất phù sa bao gồm những loại đất được bồi tụ từ những sản phẩm phù sa của sông không chịu ảnh hưởng của các quá trình mặn hóa hay phèn hóa
Quá trình hình thành: Quá trình bồi đắp phù sa là quá trình chính ngoài ra còn có quá trình chua hóa, glây hóa, bạc màu hóa, quá trình tích lũy sắt tạo tầng loang lổ đỏ vàng…
DIỆN TÍCH VÀ PHÂN BỐ ĐẤT PHÙ SA Ở VN
Đất phù sa chiếm 10.7 % tổng dt đất tự nhiên toàn quốc
Phân loại đất phù sa
Theo phân loại đất của FAO-UNESCO nhóm đất phù sa được chia ra thành 5 đơn vị:
1. Ðất phù sa trung tính ít chua: Eutric Fluvisols (FLe)
2. Ðất phù sa chua: Dystric Fluvisols (FLd)
3. Ðất phù sa glây - Gleyic Fluvisols (Flg)
4. Ðất phù sa mùn - Umbric Fluvisols (Flu)
5. Ðất phù sa có tầng đốm rỉ - Cambic Fluvisols (Flb)
Theo hệ phân loại của Việt nam, đất phù sa được phân thành 3 đơn vị đất chính:
Ðất phù sa hệ thống sông Hồng
Ðất phù sa hệ thống sông Cửu Long
Ðất phù sa của hệ thống các con sông khác
Phân loại đất phù sa
Ðất phù sa hệ thống sông Hồng
Diện tích: diện tích khoảng 790.700 ha (bao gồm cả lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình).
Phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Ðịnh, Thái Bình, Hải Phòng... Vùng đất này nằm gọn trong vùng châu thổ Bắc Bộ kẹp giữa hai dãy núi Tây Bắc và Ðông Bắc, phía Đông mở ra biển, phía Nam ngăn cách với đồng bằng Thanh Hóa bởi một dãy đồi núi thấp.
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
Mẫu chất: Sông Hồng chảy qua những vùng đất đỏ được hình thành trên đá vôi, đá phiến mica, đá gơnai, phiến thạch sét, mỏ apatit..nên có lựơng phù sa lớn (khoảng 130 triệu tấn/ năm), chất lượng tốt.
Khí hậu vùng ĐBSH thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình. Lượng mưa bình quân 1600-1900 mm/năm.
Ðịa hình toàn vùng ở đồng bằng sông Hồng khá bằng phẳng, hơi nghiêng từ Tây bắc sang Ðông nam. Nơi cao nhất không quá 25m,
Thủy chế sông thất thường, mùa mưa có lưu lượng nước khoảng 30.000 m3/giây; mùa khô lưu lượng nước chỉ khoảng 460 m3/giây.
Do hệ thống đê nên vùng đồng bằng không được bồi đắp PS nên địa hình không được bằng phẳng, lượng phù sa hầu hết được đổ ra biển nên ở các cửa sông mỗi năm đất có thể lấn ra biển từ 70-100 mét.
Thành phần hoá học của cặn phù sa này rất phong phú với các chất tổng số: SiO2 55-65 %, R2O3 25-30%, N 0,2-0,3%, P2O5 0,4-0,6%, Na2O + K2O 2-3%, CaO + MgO% 2-2,5%, pH =7-7,5.
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
Ðất phù sa hệ thống sông Cửu Long
Diện tích: diện tích khoảng 1.195.200 ha
Phân bố Phân bố dọc hai bên bờ sông Tiền Giang và sông Hậu Giang. Ðây là lớp phù sa trẻ nhất của đồng bằng nước ta .
Ðiều kiện và quá trình hình thành
Khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất khí hậu nhiệt đới điển hình với hai mùa mưa và mùa khô phân chia rõ rệt trong năm. Ðặc biệt, mùa khô kéo dài ở đây đã chi phối tới hình thái đất khá rõ, phần lớn các phẫu diện đất phù sa sông Cửu Long có tầng loang lổ đỏ vàng đặc trưng.
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
Mẫu chất: Hàm lượng phù sa trong nước sông Cửu Long thấp hơn sông Hồng, trong mùa mưa lũ cũng chỉ đạt khoảng 250 g/m3, song với tổng lượng nước chảy qua sông hàng năm rất lớn khoảng 1.400 tỷ m3 nên tổng lượng phù sa bồi đắp hàng năm ở đây cũng rất lớn (khoảng 1- 1,5 tỷ m3). Phù sa chủ yếu có TPCG nặng

Địa hình: do phù sa thường xuyên bồi đắp và lan tỏa khá đều trên toàn bộ bề mặt của đồng bằng nên bề mặt đất đai ở đây bằng phẳng hơn so với đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Thủy chế của sông khá điều hòa nhờ vào chiều dài của sông, nhiều cửa thoát nước, độ dốc không lớn, sự điều tiết của Biển Hồ (Campuchia) và những vùng úng trũng lớn như vùng Ðồng Tháp Mười, U Minh trước khi lan tỏa trên toàn bộ vùng đồng bằng.

Do ở đồng bằng sông Cửu Long không có đê nên vào mùa mưa lũ nước ngập tràn trên phần lớn diện tích vùng đồng bằng.
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
SÔNG MEKONG VÀ ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Ðất phù sa của hệ thống sông ngắn
miền Trung
*Phần lớn các con sông ở miền Trung đều bắt nguồn từ sườn đông dãy Trường Sơn như sông Mã, sông Chu, sông Lam, sông Gianh, Nhật Lệ, Bến Hải, Thạch Hãn, sông Hương...
* Đặc điểm chung: sông ngắn, dốc, chảy qua những vùng đất nghèo dinh dưỡng nên đất PS thường có độ phì nhiêu thấp hơn so với đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long. Màu sắc của đất ở đây thường thiên về màu xám hay nâu xám đặc trưng chứ không có màu nâu hay nâu đỏ như đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long.
Đất ở thường có TPCG nhẹ (cát pha, thịt nhẹ)
Ðất phù sa trung tính ít chua
(Eutric Fluvisols - FLe )
* Diện tích: 225.987 ha.
* Phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
* Tầng chẩn đoán: Tầng A- Mollic, tầng B- Argic, tầng C.
Tính chất: Đây là đơn vị đất còn khá trẻ, chưa phân hóa rõ và còn giữ được những bản chất rất đặc trưng của đất phù sa:
Có màu nâu tươi đặc trưng
Đất thường có TPCG từ thịt trung bình đến sét nhẹ (20- 30% sét),
FLe - ĐHNNI
Có phản ứng trung tính (pHKCl 6,5- 8),
BS% cao, thường lớn hơn 70%,
Hàm lượng hữu cơ trung bình OC%: 1,5- 2,0%;
Các chất N, P, K tổng số ở mức trung bình tới giàu
Các chất dễ tiêu trong đất nhìn chung đều đạt ở mức trung bình đến giàu, đặc biệt lân dễ tiêu rất giàu.
Các nguyên tố vi lượng Cu, Zn khá, còn Mo và B nghèo.
Tính chất đất phù sa trung tính ít chua
PD VN 03 lấy tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín Hà nội
Ðất phù sa chua
(Dystric Fluvisols - FLd )
Diện tích: 1.665.892 ha.
Phân bố chiếm đại bộ phận diện tích đất phù sa ở vùng ĐB ven biển miền Trung, ở ĐB châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long đất phù sa chua thường phân bố bao quanh đất phù sa trung tính ít chua
Tính chất: Ðất thường có màu nâu hơi nhạt
Ðất có BS < 50 % (ít nhất ở độ sâu từ 0- 20 hoặc 0- 50cm) và trong PD đến độ sâu 125cm không thấy xuất hiện tầng phèn tiềm tàng hay phèn hoạt động;
Dystric Fluvisol –
GL-HN
Phản ứng chua toàn phẫu diện (pH = 4,5-5). Hàm lượng nhôm di động khá cao (8-12 mg/100g đất).
Hàm lượng hữu cơ của đất trung bình đến khá (OC%: 1-3%); hàm lượng đạm trung bình.
Lân t.số và dễ tiêu ở mức trung bình đến nghèo.
Hàm lượng kali tổng số và trao đổi từ trung bình đến giàu tùy đặc điểm phù sa của từng vùng
Cải tạo đất: Bón vôi cải tạo độ chua cho đất; Bón phân cân đối, tăng lượng phân hữu cơ để cải thiện kết cấu đất, điều tiết nước hợp lý
Tính chất đất phù sa chua
PD VN 26 lấy tại xã Ðịnh Tân, huyện Yên Ðịnh, tỉnh Thanh Hóa
PD VN 26 lấy tại xã Ðịnh Tân, huyện Yên Ðịnh, tỉnh Thanh Hóa
Ðất phù sa có tầng đốm rỉ
(Cambic Fluvisols - FLb)
Diện tích khoảng mấy chục ngàn ha
Phân bố ở các vùng có địa hình hơi cao hoặc cao, vị trí xa sông trên toàn vùng đồng bằng. Gặp ở hầu hết các vùng đất phù sa nhưng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ðặc điểm chung: tầng mặt có phản ứng chua mạnh, các tầng bên dưới ít chua hơn. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất từ trung bình đến giàu, đất có hàm lượng đạm từ trung bình đến khá, kali trung bình, song phần lớn lân trong đất ở mức độ nghèo đến rất nghèo cả về hàm lượng tổng số lẫn dễ tiêu.
BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA
Chươ
n
g II

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

Nhu cầu về số lượng: Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha (Mai Văn Quyền, 1995).
Đúng liều lượng bón:
Bón đủ mức phân cần cho cây trồng để đạt được năng suất cao và có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh và khả năng đầu tư mà mức phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp
- bón ít cây kém phát triển,năng suất thấp.
- bón nhiều,không đúng lúc làm lúa bị lướt,lốp đổ nhiều sâu bệnh,năng suất giảm
Đúng chủng loại phân
Đất chua phèn nên bón ure.Đất đồi chua nên bón sunfat N
Đất đồi núi bón phân lân nung chảy
Nên thay đổi các dạng phân để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất
Bón phân đúng thời điểm
Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có nhu cầu khác nhau về phân bón. Ruộng lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều phân đạm, nhưng bón đạm sau lúc lúa trỗ dễ làm bệnh khô vằn và bệnh bạc lá phát triển mạnh. Bệnh tiêm lửa thường phát sinh trên ruộng bón thiếu phân.
Giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (<120 ngày): bón tập trung, lót sâu là chính.
Giống lúa thâm canh cao (lúa lai): Bón lót sâu, bón thúc sớm.
Bón thúc cho lúa nhằm vào 2 thời kỳ chính: đẻ nhánh và làm đòng. Thời kỳ lúa làm đòng có thể bón thúc vào 1 hay 2 đợt ( bón đón đòng hoặc nuôi đòng).
+ Bón để có nhiều chồi hữu hiệu
+ Nuôi đòng đúng lúc để tỷ lệ hạt chắc trên bông cao
+ Bón nuôi hạt để tăng lượng hạt chắc
Đúng kỹ thuật
Bón sâu xuống ruộng tốt hơn bón nông
Lân,phân chuồng nên bón lót
K chỉ bón nuôi đồng
Bón theo giống:Các giống mới,chịu phân có thể bón lượng cao hơn
Bón theo đất
Mỗi loại đất có tính chất cơ bản rất khác nhau
+ Đất phù sa giàu lân và kali
+ Đất trũng:giàu đạm,thiếu lân
+ Đất xám bạc màu:nghèo cả N,P,K,S,ZN vì vậy phải bón theo đất
Phân đạm
Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây lúa, nó giữa vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất lúa. Tại các bộ phận non của cây lúa có hàm lượng đạm cao hơn các các bộ phận già.
Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của đạm đối với cây lúa là làm tăng hệ số diện tích lá và tăng nhanh số nhánh đẻ. Tuy nhiên hiệu suất quang hợp và hiệu suất nhánh đẻ hữu hiệu có ngưỡng nhất định nên khi sử dụng đạm cần phải chú ý điều chỉnh lượng bón và thời điểm bón đạm cho cây lúa.
Phân đạm
Có 4 dạng phân đạm đơn là:
dạng nitrat;
b) dạng amôn và amôniắc;
c) dạng amôn – nitrat
d) dạng amid.

Trên thị trường phân bón Việt Nam hiện nay có 3 dạng đạm vô cơ chính được nông dân sử dụng là:
a) amôn sunphat: (NH4)2SO4 – đạm SA;
b) Đạm Clorua: NH4Cl
c) Urê: Co(NH2)2, trong đó dạng đạm vô cơ được dùng bón cho lúa là Urê.
Đạm bón cho lúa còn nằm trong các loại phân bón khác như trong phân chuồng, phân hỗn hợp NPK, phân bón qua lá...
Phân đạm và mùa vụ
Ở vụ mùa (mùa mưa): cây lúa cao, bộ lá rậm rạp, che khuất lẫn nhau nên việc tạo chất dinh dưỡng trong lá bị giảm. Vào mùa mưa, nguồn năng lượng ánh sáng ở bên trên và trong ruộng lúa thấp nên hầu như cây lúa không dùng hết lượng phân bón để tạo hạt. Hơn nữa, mưa nhiều trong vụ mùa cũng là nguồn bổ sung phân bón, phân đạm cho cây lúa, vụ mùa nên bón một lượng phân bón vừa phải.
Phân đạm và mùa vụ
Ở vụ chiêm xuân (mùa khô): cây lúa thấp và ít nhánh, năng lượng ánh sáng nhiều hơn vụ mùa. Ngoài việc trong vụ xuân có thể cấy dày hơn thì việc bón lượng phân đạm nhiều hơn là điều cần thiết. Với lượng ánh sáng nhiều, bón phân đạm trong vụ xuân sẽ làm tăng được số nhánh đẻ, diện tích bộ lá cao sẽ tạo cho tốc độ tạo chất dinh dưỡng của cây lúa cao và hiệu quả hơn, số nhánh đẻ thêm do bón đạm cũng thường hữu hiệu vì ít bị che rợp. Như vậy nên bón nhiều, tăng lượng phân đạm cũng như các loại phân bón khác cho cây lúa trong vụ xuân, nhưng vẫn phải lưu ý đến hiệu suất để cân nhắc lượng đạm bón cho lúa.
Chương 3:
QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CHẤT ĐẠM TRÊN ĐẤT PHÙ SA TRỒNG LÚA
3.1 Sự mất đạm
Mất đạm do rửa trôi,trực di:
Rửa trôi làm mất N ở dạng NO3- và NH4+ từ cánh đồng lúa và mức độ tổn thất do NO3- là hơn 90%.
Sự rửa trôi N phụ thuộc nhiều vào thời tiết,thành phần cơ giới đất,mức độ che phủ của đất và kiểu tưới tiêu. Sự rửa trôi diễn ra càng mạnh trên các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ càng thấp và thành phần cơ giới càng nhẹ..
Các dạng tưới phun,tưới thẩm ,tưới tràn do mưa,với lượng nước đủ lớn thấm xuống các tầng đất sâu hơn kéo theo các hợp chất hòa tan trong đất mà đáng kể là lượng phân vừa được bón.
Trên đất phù sa trồng lúa,sự rửa trôi đạm thường xảy ra do chảy tràn hoặc thẩm lậu sau khi bón phân,khi đó đất chưa kịp hấp phụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong phân bón,sự mất dưỡng chất diễn ra nghiêm trọng.Mặc khác khí hậu vùng có đất phù sa thường mưa nhiều đất lại xốp nên việc rửa trôi đạm càng xảy ra nhiều hơn.
Sự di chuyển các dưỡng chất xuống tầng sâu do trực di thường ít trên đất phù sa trồng lúa vì đất có nhiều sét và có tầng đế cày ngăn cản hiện tượng này.
b) Mất đạm do xói mòn:
Ở vùng đất phù sa bằng phẳng nhưng được tưới tiêu với dòng chảy lớn hoặc có gió thổi mạnh vẫn có thể xảy ra xói mòn. Sự mất đạm do xói mòn hàng năm khoảng 75kg/ha.
Khi bị xói mòn các phần tử đất sẽ bị dịch chuyển và tích tụ ở nơi thấp hơn hoặc bị cuốn theo chiều gió đi rất xa.Dưới tác động của nước và gió,cấu trúc của lớp đất mặt bị phá hủy.lượng đạm của bị mất theo lớp đất mặt ,Không những thế đất dần bạc màu,nghèo mùn hệ vsv giảm ảnh hưởng đến quá trình cố định đạm và nhiều quá trình khác nữa.Một lượng đạm lớn có nguy cơ bị mất trong tương lai.
c) Mất đạm do loại bỏ cây trồng:
Trong ý nghĩa thực sự cắt bỏ như vậy lượng lớn nito hấp thụ chuyển đổi thành protein sử dụng bởi động vật và con người như cỏ khô,gạo…Ước tính cho một tạ lúa và 2 kg rơm cần lấy 0.5 kg N từ đất.Một ha đất sản xuất loại bỏ 80 kg và 22.5 kg N trên mỗi ha.Cứ như thế một lượng đạm cũng đã bị mất khi thu hoạch hay cắt bỏ cây trồng mà điển hình ở đây là lúa.
d) Mất lượng lớn đạm tiềm tàng do thoái hóa đất sau quá trình canh tác và sử dụng phân bón lâu dài.
e) Sự mất đạm Dạng NH3 và mất đạm do bay hơi:
Ước tính bay hơi ở đất phù sa trồng lúa qua phân bón ure từ 25-30 %.
Đạm mất dưới dạng NH3,N2.N2O,NO xảy ra ở cả đất khô lẫn ngập nước
Sự bốc mất N xảy ra mạnh trong đất có pH cao (trên 7.0),đất khô và đất cát vì đất sét có khả năng giữ NH4+ . Đất phù sa có pH tương đôi thấp 4-5.5 ở mức chua nhẹ nên sự bay hơi kém hơn đất kiềm nhưng bên cạnh đó nó lại khuyến khích sự bay hơi theo điều kiện ngập nước. Bay hơi cũng là nguy cơ cao về kết cấu các loại đất nhẹ với công suất đệm thấp.
Khi NH3 có thể được tạo thành trong hệ thống đất: Nguồn sinh ra khí ammonium có thể từ phân chuồng, phân bón có chứa N, sự phân hủy thải thực vật.
NH4+ + H2O + OH- → NH3 + H2O
Hình thức phân bón nitơ dễ bị tổn thất bay hơi bao gồm urê khô hoặc lỏng (UAN) áp dụng các giải pháp bề mặt mà không thành lập mạng lưới
Một số trong những yếu tố quan trọng nhất điều chỉnh giảm NH3 là nồng độ của amoniac N, nhiệt độ và độ pH của dung dịch đất, nước tưới, vì cả ba biến rõ rệt ảnh hưởng đến áp suất thành phần của NH3.
Độ pH đặc biệt ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa amoni và NH3.Wetselaar và csc(1977) đã ghi nhận phương trình tương quan như sau:

(pH)= ( NH3 bốc thoát hơi)
( NH3 tổng + NH4+ trong nước)
Đạm NH3 bị mất khi bón cho đất lúa có thể thấy rõ trên các loại đất chua nhẹ mà điển hình là đất phù sa . Phân đạm kích thích rong tảo phát triển trong ruộng lúa, lấy CO2 từ nước như là cây lấy CO2 từ không khí, và làm tăng pH nước ruộng lớn hơn 9.0,sau khi bón phân đạm ở giai đoạn 10-20 ngày sau sạ (Ngo ngoc Hung,2004) Ở giá trị pH này NH4+ chuyển thành NH3 bốc mất.
Tỷ lệ bay hơi NH3 hoặc khử nitrat, và mô hình của mất đạm có thể được rất nhiều bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn của người vận chuyển-N, mặc dù có thể có một sự tương tác với các loại đất và môi trường. Cho dù điều này thay đổi rõ rệt tỷ lệ phân bón N bị mất có thể phụ thuộc vào các hệ thống nông nghiệp được nghiên cứu.
f) Mất đạm do sự khử nitrate
- Nitrogen có thể bị mất vào khí quyển khi ion nitrat được chuyển sang dạng khí do phản ứng khử sinh hóa xảy ra gọi là sự khử nitrat. VSV tham gia quá trình này thường với số lượng lớn.phản ứng khử xảy ra nhiều bước :
2NO3­ → 2NO2­ → 2NO → N2O → N2
Các điều kiện cần thiết để sự khử nitrate xảy ra:
+ Có nitrate trong đất.
+ Hợp chất hữu cơ dễ phân hủy dễ cung cấp năng lượng.
+ Không khí trong đất chứa ít hơn 10% oxygen hoặc thấp hơn 0,2 mg/l O2 hòa tan trong dung dịch.
+ Nhiệt độ từ 2-50oC, nhiệt độ tối ưu hóa trong khoảng 25- 35oC.
+ Đất có độ pH thấp dưới 5 cản trở sự khử N và có khuynh hướng tạo sản phẩm cuối cùng là N2O
Hai yếu tố khác quan trọng mà điều chỉnh khử nitrat là pH và nhiệt độ,
Vì hầu hết các phân bón được sử dụng trên toàn thế giới là dựa amoni nên việc phát hành các sản phẩm khí từ quá trình nitrat hóa-khử nitơ tổng thể cần phải được xem xét. Nitrat hóa là quá trình oxy hóa của amoni nitrat với. Quá trình nitrat hóa được kiểm soát chủ yếu do nồng độ amoni và oxy.
Việc cung cấp oxy cho các đất ngập nước được đổi mới bằng cách khuếch tán qua nước lũ và do vận chuyển qua thân cây và rễ lúa. Việc vận chuyển amoni bằng cách khuếch tán chịu ảnh hưởng của tình trạng chất hữu cơ và khả năng trao đổi cation của đất, sự có mặt của sắt và mangan làm giảm, mật độ số lượng lớn, và tỷ lệ nitrat hóa trong lớp đất bị oxy hóa và vùng rễ lúa. . Amoni tích lũy trong thời gian ngập lụt có thể được nitrified nhanh chóng như các vùng đất khô và trở thành gas.(N2) sau đó sử dụng hoặc bay hơi.
Đất phù sa trồng lúa có tiềm năng xuất hiện lỗ khử nito cao do có điều kiện nhiệt độ cao,độ ẩm lớn với ứng dụng ở mức cao của phân bón và N đầu vào.
Một số vi khuẩn trong đất phát triển mạnh trong điều kiện đất bão hòa (kỵ khí) sẽ chuyển đổi nitrat-N để khí oxy và nitơ. Bay hơi của khí nitơ có thể dẫn đến lượng đạm tổn thất lên đến 5% lượng nitrat – N có sẵn mỗi ngày.
3.2 Các phương pháp canh tác làm giảm sự mất đạm:
+ Sự hiện diện che phủ đất của các hoa màu càng lâu càng tốt.
+ Luân canh và xen canh hợp lí.
+ Chia nhỏ phân đạm ra nhiều lần bón.
+ Chọn thời kì bón thích hợp.
- Trồng xen giữa 2 vụ lúa bằng 1 vụ màu như bắp, dưa, cây họ đậu..., cho hiệu quả kinh tế cao và cải thiện ruộng lúa.

2 lúa + 1 vụ dưa hấu




Mô hình 2 :
2 lúa +1 màu



- Canh tác 1 vụ lúa mùa còn lại trồng cây màu là chủ yếu.
2 màu + 1 lúa



Mô hình 3 :
1 lúa + 2 màu



- Vừa trồng lúa vừa nuôi cá áp dụng IPM giảm sử dụng thuốc trừ sâu.

Trồng lúa và nuôi cá
- Mô hình mới được áp dụng nhiều vùng bán đảo Cà Mau
Lúa - Tôm
Lúa- cá - màu
3.3. Quản lý hiệu quả chất đạm trên ruộng lúa.
3.3.1.Ngăn chặn các quá trình mất đạm.
a. Ngăn chặn việc trôi mất đạm do chảy tràn.
- Cố gắng hạn chế việc bay hơi NH3 khỏi mặt ruộng.
- Sử dụng phân đạm amon vì keo đất giữ amon mạnh hơn giữ nitrat nhiều.
b. Giảm tổn thất NH3 bằng phương pháp thay thế của ứng dụng phát sóng trên bề mặt (ví dụ kết hợp, chôn ở độ sâu) Việc phát triển các biện pháp như:
• cung cấp một hố cho khoáng sản N chôn sâu (thí dụ nồng độ amoni thấp được duy trì trong đất hoặc nước lũ),
• làm giảm nhiệt độ của đất nước,
• hạn chế chuyển động không khí ở bề mặt đất hoặc nước,
• trong trường hợp của lúa đồng bằng thì ức chế sự phát triển của vi khuẩn lam(loại vi khuẩn có lien quan đến sự mất đạm sau khi bón ure).
c. Cố gắng hạn chế việc bay hơi NH3 khỏi mặt ruộng :
- Có thể giảm việc mất urê đáng kể bằng cách vùi phân urê vào đất. Đối với đất trồng màu bón urê theo hàng, bón urê xong tưới nước ngay để phân urê amon hóa ở lớp đất sâu.
- Việc dùng ure bọc lưu huỳnh hay ure viên lớn cũng hạn chế sự bốc hơi NH3.
- Không bón phân đạm quá yêu cầu của cây. Bón sát nhu cầu của cây trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Chia đạm bón làm nhiều lần.
Trong lúa đồng bằng, bón urê vào đất khi không có nước lũ có lẽ làm giảm bay hơi NH3, vì phản ứng lớn hơn của các ion amoni NH3 và sản xuất trên thủy phân urê với chất hữu cơ và trao đổi cation, và các hạt amoniac trong nước lũ
- Nguy cơ mất do bay hơi N có thể được giảm bằng cách bao gồm một urease, chất ức chế (ví dụ, Agrotain ®) với các sản phẩm phân bón để trì hoãn việc chuyển đổi ban đầu của vi sinh vật của các thành phần urê để amoniac. tổn thất bay hơi có thể được ngăn ngừa hoàn toàn bằng cách tiêm hoặc kết hợp dựa trên các sản phẩm urê.
d. Ngăn cản hay trì hoãn sự khử nitrate hay quá trình nitrate hóa:
Áp dụng công nghệ polymer urê tráng (PCU).
Nitrate tích tụ trong đất bỏ hoang trong thời kỳ giữa mùa thu hoạch, như là kết quả của các khoáng hoá của vật chất hữu cơ của đất và nitrat hóa của amoni để hình thành. Các nitrat tích lũy trong quá trình bỏ hoang là dễ bị tổn thất bởi khử nitơ hơn so với nitrat được sản xuất khi các nhà máy. Sử dụng các loại cây trồng như đậu hay khoai và cây quanh năm là một cách để giảm thiểu sự tích lũy nitrate và mất đạm qua khử nitrate.
- Sử dụng chất ức chế:
+ Chất ức chế quá trình nitrat hóa (ví dụ, N-Serve ®) với amoniac khan để làm chậm quá trình nitrat hóa của vi khuẩn cho 4-10 tuần.
+ Chất ức chế enzym urease: PPD,NBPT hay kết hợp cả hai lại trong sự hiện diện của Terbutryn hay như CHPT là một chất ức chế rất hiệu quả của hoạt động urease.(1 phát hiện đã được khẳng định trong một thử nghiệm thực địa với lúa bị ngập ở Thái Lan theo Freney năm 1995).
+ Chỉ có một số giới hạn các hóa chất có sẵn về mặt thương mại để sử dụng trong nông nghiệp. Chúng bao gồm trichloromethyl, pyridin,sulfathiazole,2-amino-4-pyrimidine, 2-mercapto-benzothiazole Thiourea, và terrazole.
e) Các biện pháp khác:
Phân bón lá: áp dụng bổ sung N trong giai đoạn tăng trưởng thực vật nhanh chóng và nhu cầu N, hoặc vào những thời điểm căng thẳng sinh lý quan trọng. Nó thường được sử dụng trên các loại cây trồng có giá trị cao như trái cây và rau quả,Tuy nhiên cũng có thể sự dụng chúng ứng dụng trên lúa mì.
Các loại phân bón qua lá cho lúa thông dụng:
+ NitraMa ( Magneesium Oxide 15%, Nitrate 11%), Bortrac ( Bo 15%),
+ Đầu trâu 502 ( NPK: 30, 12, 10; các vi lượngkhác: Ca, Mg, Zn, Cu, Bo, Fe, Mn, Mo...), bón 2,7 kg/ha.
+ Thiên nông: được sản xuất tại Mê Linh, Vĩnh Phúc. Hàm lượng NPK là 20-10-10; 10-20-20 hoặc 10-30-25.
+ YOGEN ( Con én đỏ): do Công ty phân bón Miền Nam sản xuất.
+ K- HUMATE: do Công ty ViNacal Hoa Kỳ sản xuất.
Phân bón chậm (chậm quá trình cung cấp): Bằng cách sử dụng phân bón công thức cụ thể để phát hành N đồng bộ với yêu cầu thực vật, chúng ta có thể cung cấp đầy đủ N trong một ứng dụng để đáp ứng nhu cầu của nhà máy, nhưng vẫn duy trì nồng độ rất thấp của N khoáng sản trong đất suốt mùa phát triển. Nếu điều này có thể được thực hiện, bất kỳ sự kiện mất mát khí sẽ là nhỏ vì số lượng hạn chế của N ở bề mặt.


Biện pháp thủy lợi: Trường hợp thủy lợi được sử dụng, có cơ hội phân bón N cung cấp cùng với các nước tưới. Nitơ có thể được cung cấp bằng cách hòa tan phân bón trong nước tưới tiêu áp dụng cho cây trồng. Đây là loại ứng dụng có những ưu điểm của sự đơn giản, tiện lợi và chi phí thấp.
Nhỏ giọt hoặc hệ thống thủy lợi cho phép việc cung cấp các N đến khu vực cây trồng hấp thụ tối đa, và phù hợp với tỷ lệ áp dụng với các yêu cầu của cây. Nếu hệ thống nhỏ giọt được điều hành một cách cẩn thận, họ có thể giảm sâu thấm, nước thải và khử nitrat (Doerge và cộng sự năm 1991.).Thủy lợi lụt đã được sử dụng để giải tán các hạt urê bề mặt ứng dụng và rửa urê hòa tan vào đất. Khi kỹ thuật này được sử dụng để áp dụng urê cho vụ lúa sau đó bị ngập nước, amoniac không bị mất vào khí quyển (Humphreys et al. 1988).
3.3.2. Thời kì bón đạm.
- Thời kỳ bón đạm phụ thuộc vào giống, mùa vụ,độ phì đất và trình độ thâm canh.
Tuy nhiên, nhìn chung thời kỳ bón gồm bón lót,thúc cây con, thúc đẻ nhánh, thúc đồng và nuôi hạt.
Thời điểm thích hợp nhất để bón đạm cho cây lúa vào lúc cấy và lúc cây lúa bắt đầu làm đòng, cũng không nên bón đạm cho lúa khi vừa cấy xong. Cách bón phân đạm tốt nhất là trước khi cấy phân đạm được trộn với đất để cho phân đạm gần rễ hơn.
Lượng phân bón cho 1 kg lúa
3.3.3. Vị trí bón đạm.
- Bón vùi sâu đạm xuống tầng oxi hoá khử sẽ giảm bớt sự thất thoát phân đạm. Bón phân đạm hợp lý nhất không phải là rắc trên mặt mà là bón vùi sâu 5 - 10cm.
- Với bón thúc, bón vùi sâu không khả thi vì khó áp dụng và trong thực tế thường dùng bón rải trên mặt và bón bổ sung bằng cách phun qua lá. Khi bón phân đạm cần khống chế lớp nước trên mặt ruộng 3- 5cm để hạn chế thất thoát đạm.
3.3.4. Liều lượng đạm bón.
Lượng phân đạm bón cho cây lúa phải thích hợp: lượng phân bón thích hợp phụ thuộc vào mùa vụ gieo cấy, độ màu mỡ của đất, tiềm năng năng suất của giống lúa, giá cả phân bón, thời gian và cách bón phân. Ngoài việc phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật của các giống lúa, còn phải quan sát, cân nhắc lượng và thời điểm bón phân đạm dựa vào chân đất, thời tiết và màu sắc bộ lá lúa (dùng bảng so màu lá lúa).
Thang so màu lá lúa chuẩn mới của IRRI có 4 ô, đánh số 2; 3; 4; 5. Thang màu giữa trị số 3 và 4 tương đương 3,5 là đạt trị số chuẩn. Màu lá lúa ở mức này là đủ đạm. Thang màu dưới 3,5 (lúa cấy), dưới 3 (lúa sạ) cần bón bổ sung phân có đạm
3.3.5 Những điều lưu ý khi bón phân đạm.
- Mục tiêu năng suất và đặc điểm sinh lí của cây.
- Bón đạm thì phải căn cứ vào đặc điểm của đất đai.
- Đặc tính, thành phần hóa học và sự chuyển hóa của phân khi bón.
- Bón phân đạm phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển của cây trồng trước.
- Cần tính đến tình hình thời tiết, khí hậu khi bón đạm cho cây.
- Bón đạm cân đối với các nguyên tố dinh dưỡng Khác.
3.3.5 Những điều lưu ý khi bón phân đạm.
Các giống có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh thì sử dụng lượng đạm cao cây lúa vẫn hấp thụ, phát triển tốt và không bị lốp đổ.
Khi bón phân cũng phải quan sát không nên bón khi ruộng khô nẻ rồi cho nước vào ruộng thì một phần phân đạm sẽ biến thành khí bốc hơi bay đi. Ngược lại nếu bón đạm cho đất ngập nước thường xuyên làm thay đổi dạng đạm (dạng đạm này dễ chuyển thành thể khí bay lên).
3.3.5 Những điều lưu ý khi bón phân đạm.
Khi quan sát thấy trời sắp mưa không nên bón đạm vì như vậy lượng đạm vừa bón sẽ dễ bị rửa trôi; khi trưa nắng nóng gay gắt vào buổi trưa, đầu giờ chiều cũng không nên bón đạm vì đạm dễ bị bay hơi. Trời quang đãng, vào buổi sáng hoặc chiều tối là thời điểm bón đạm tốt nhất.
Cần phải luôn luôn giữ cho đồng ruộng sạch cỏ dại. Trước khi bón phân đạm cho lúa cần phải làm sạch cỏ dại bởi vì cỏ sẽ cạnh tranh phân đạm với cây lúa. Cần phải làm cỏ trong vòng 30 ngày sau khi cấy, nếu không làm cỏ ngay trong giai đoạn này thì năng suất lúa sẽ bị giảm rõ rệt.
Một điểm chú ý khác khi bón thúc phân đạm là không nên bón khi lá lúa còn ướt
Làm đất
Cấy lúa
Bón phân
Xịt thuốc
Thu hoạch
Phơi-sấy lúa
Conclusion
Conclusion
Conclusion
Conclusion
Conclusion
Conclusion
Conclusion
Conclusion
Conclusion
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cù Minh Thanh Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)