Báo cáo nhóm 3 - THPTLC3

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Hà | Ngày 10/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo nhóm 3 - THPTLC3 thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

NHểM 3
CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VI RUT GÂY NÊN
Bệnh truyền nhiễm do virut
Bệnh giang mai
Bệnh cúm
Bệnh rận mu
Bệnh do virus papilloma
Bệnh trùng roi(trichomonas)
Bệnh sùi mào gà
Bệnh nấm bẹn
HIV- AIDS
Bệnh nấm candida
Nấm âm đạo
Thủy đậu

chlamydia
Các bạn dự đoán xem những người này mắc bệnh gì ?
AIDS :là hội chứng gây suy giảm miễn dịch mắc phải .
A
I
D
S
Acquired Mắc phải
Immuno Miễn dịch
Deficiency Suy giảm
Syndromic Hội chứng
AIDS (còn gọi là SIDA) Acquired Immune Deficiency Syndrome .
I. AIDS là gì? HIV là gì?
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm Virút , khi đó hệ thống miễn dịch bị phá hủy hoàn toàn , cơ thể mất khả năng chống đỡ bệnh tật .
* Các giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn "cửa sổ"): kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không có biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.
- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1- 10 nam. Lúc này số lượng tế bào limpo T - CD4 giảm dần.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện. Cuối cùng dẫn đến cái chết.
Triệu chứng:
Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% cân nặng
- Tiêu chảy kéo dài hơn một tháng
- Sốt kéo dài trên một tháng
Từ khi phát bệnh AIDS đến lúc chết chỉ vài tháng hoặc nhiều nhất là hai năm.Khi mới phát bệnh AIDS, bệnh nhân thường sụt cân nhiều, ho kéo dài, tiêu chảy, sốt, sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở, có nốt trên da... Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa... Đây là các bệnh cơ hội
Số người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Số lượng người mắc HIV/AIDS ở Việt Nam
II. Đại dịch AIDS - thảm họa của loài người
Tác hại của HIV/AIDS
Đối với người bệnh
Sa sút tinh thần.

Cướp đi sức

khoẻ, tính mạng .
Đối với gia đình
- Kinh tế cạn kiệt.
- Mọi người đau khổ
(ảnh hưởng đến đời
sống tinh thần).
- Gia đình tan vỡ.
Đối với xã hội
- Ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động.
Suy thoái giống nòi.
AIDS là thảm họa của loài người vì :
Lây lan nhanh, rộng ..
Tỷ lệ tử vong rất cao
Không có thuốc đặc trị , không có vacxin phòng ngừa .
Làm suy yếu nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội …của đất nước
Một bệnh nhân AIDS
Con đường lây nhiễm
HIV lây truyền qua ba con đường:
Tình dục
Đường máu
Mẹ truyền sang con (Lúc mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú).
III. Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS
Virus HIV có rất nhiều trong máu, trong các chất dịch sinh dục.
1. Đường máu:
Dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ rạch da có dính máu, hoặc các dịch sinh học nhiễm HIV
2. Quan hệ tình dục:không an toàn
Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không dùng bao cao su
Gái mại dâm
3. Lây từ mẹ sang con
Cứ một trăm phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì khoảng 25-30 trẻ bị nhiễm. HIV có thể lây sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú.
Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm.
- Quan hệ tình dục an toàn: Sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng .
- Kiểm tra máu trước khi truyền máu.
- Không tiêm chích ma túy, không sử dung chung kim tiêm.
- Người mẹ đã nhiễm HIV không nên sinh con.
- Người đã nhiễm HIV thì không được lây nhiễm cho người khác.


Cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS
* Những người tiêm chích ma túy, mại dâm có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất
Muỗi đốt không lây
Hôn nhau không lây
(Trừ hôn sâu gây chảy máu hoặc
bị loét trong miệng)
Con đường không lây HIV ?
Bắt tay không lây truyền
Tiếp xúc thông thường
Dùng chung bát đũa
Học chung lớp
NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÔNG LÂY TRUYỀN HIV / AIDS
- Giao tiếp thông thường: ôm hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,...
- Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,...
- Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,...
- Côn trùng đốt như muỗi.
- Làm việc hoặc sống chung một nhà.
- Hiến máu an toàn. 
Bệnh SARS
1. Khái niệm
Là bệnh đường hô hấp gây viêm phổi không điển hình ở những người bị nhiễm bệnh.
2. Nguyên nhân
Mặc dù nguyên nhân chưa được xác định, song các nhà kh cho rằng do vius mới thuộc họ coronaviruss gây ra. Cũng có ý kiến cho rằng virus bắt nguồn từ động vật, nhưng dường như nó không có gì giống với các virus đã thấy ở trên người và động vật.Virus là nguyên nhân ban đầu.
3.Đặc điểmcủa virut
4. Triệu chứng
Các triệu chứng chính gồm:
- Sốt cao trên 38 ° C
- Ho, thở nông, khó thở, đau đầu hoặc đau họng .
5.Cách lây nhiễm
- Virut có thể lây lan qua dịch hô hấp do hắt hơi
- Vi rút cũng có thể lây lan gián tiếp như tiếp xúc với những đồ vật có dính dịch bài tiết của cơ thể chứa vi rút như điện thoại, tay xoay cửa bị nhiễm vi rút. Bởi vì vi rút có thể sống từ 3-6 giờ ở ngoài cơ thể người.
-  Bệnh có thể được lây truyền qua không khí.
- Vi rút tồn tại trong phân (và nước tiểu) ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 1-2 ngày, thậm chí tới 4 ngày.
- Vi rút mất hoạt tính gây nhiễm sau khi tiếp xúc với các chất tiệt khuẩn và có thể bị chết ở 56 ° C.
6. Cách phòng tránh
Tình hình và Sự nguy hiểm

Tỷ lệ tử vong khoảng 3-5%. Có tài liệu cho rằng có thể lên đến 10%, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Những người bị nhiễm xảy ra viêm phổi có thể gây nhiều biến chứng. Thể trạng suy sụp rất nhanh, trong vòng vài ngày.
 Lần đầu tiên virus này nhiễm vào cơ thể người là vào cuối năm 2002 ở Trung Quốc. Trong vòng vài tuần, nó lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường du lịch hàng không. Virus SARS đã lây nhiễm sang khoảng 8.000 người trên toàn thế giới, trong đó khoảng 800 người tử vong.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng các bác sĩ đang chữa trị bệnh bằng các thuốc kháng vi rút và steroid. Nếu điều trị sớm, phần lớn bệnh nhân không mắc các bệnh khác, có thề hồi phục.
II. Bệnh viêm não Nhật Bản
1. Khái niệm
Là bệnh những virus cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường trẻ em dưới 15 tuổi.
2. Nguyên nhân
Do virus viêm não Nhật Bản gây ra, lây truyền do muỗi đốt.
3.Cấu tạo virut
Vi rút VNNB nằm trong nhóm các vi rút gây bệnh do côn trùng truyền, còn gọi là các virút Arbo (ác-bo).Vi rút có dạng hình cầu, đường kính trung bình 40-50 na-nô-mét, lõi đượccấu tạo bởi a-xít nhân (ARN) sợi đơn, là vật liệu di truyền của virut.
Hạt vi rút có vỏ bọc bên ngoài với bản chất là glyco-protein. Đó là kháng nguyên bề mặt có tính kết dính hồng cầu nên gọi là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu, kháng nguyên này có hoạt tính kích thích sinh khánh thể trung hòa hạt vi rút.
4.Đặc điểm
Virus có hướng tính cao với thần kinh, gây bệnh cho người.
Virus có khả năng tồn tại lâu dài trong cơ thể của các động vật có xương.
Virus bị diệt ở nhiệt độ cao và khi tiếp xúc với hầu hết các hóa chất khử trùng ở nồng độ thông thường, hoặc có ánh sáng mặt trời.
5. Qúa trình gây bệnh của virut trong cơ thể người như thế nào ?
Vi rút VNNB được truyền từ hạch nước bọt muỗi qua da do muỗi đốt người.
Sau khi qua da, hạt vi rút nhân lên tại tổ chức dưới da và tại các mạch lympho vùng, di chuyển tiếp đến các hạch lympho, tuyến ức và cuối cùng 
vào máu, gây nhiễm virut huyết của tổ chức ngoài thần kinh.
Virut đến hệ thần kinh trung ương gây sung huyết, phù nề và xuất huyết vi thể ở não. Gây các tổn thương vi thể như 
huỷ hoại tế bào thần kinh, thoái hoá tổ chức não, viêm tắc mạch; chủ yếu xảy ra ở chất xám, não giữa và thân não dẫn đến hội chứng não cấp.
Trong quá trình nhân lên và gây bệnh, vi rút VNNB cũng kích thích cơ thể vật chủ sinh kháng thể trong máu và dịch não tuỷ.
6. Ổ chứa của virus viêm não
Nhật Bản
Ổ chứa vi rút VNNB trong thiên nhiên chính là các loài động vật có xương sống, là nơi vi rút VNNB nhân lên, lưu giữ lâu dài và từ đó phát tán 
rộng.
Ổ chứa vi rút tiên phát là một số loài động vật sống hoang dã như các loại chim, sau đó là một số loài bò sát.
Ổ chứa vi rút thứ cấp là một số loài súc vật nuôi gần người, quan trọng nhất là lợn, sau đó là trâu, bò, dê, cừu, chó, khỉ. Bò và ngựa có thể mang vi rút nhưng ít khi làm lây nhiễm cho con người.
Cơ thể người nhiễm vi rút VNNB cũng là một loại ổ chứa, nhưng chỉ là tạm thời do thời gian lưu giữ vi rút rất ngắn.
7.Nguồn truyền nhiễm của bệnh viêm não Nhật Bản là loài nào ?
Động vật nhiễm vi rút có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh VNNB cho người.
Nguồn tuyền nhiễm trong thiên nhiên là loài chim, trong đó có một số loài ăn quả vải quả nhãn như tu hú, liếu điếu.
Nguồn truyền nhiễm gần người là một số loài gia súc, trong đó quan trọng nhất là lợn nhà.
Người bệnh có thể truyền vi rút qua muỗi đốt, tuy nhiên trên thực tế người không có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh VNNB.
8.Bệnh viêm não Nhật Bản được lây theo đường nào ?
Đường máu.
Muỗi truyền bệnh được gọi la vecto truyền bệnh.
Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người.
Ăn uống chung, đồ ăn chung,
đồ dùng chung , tiếp xúc gần…
Với người bệnh không bị nhiễm bệnh.
9.Lứa tuổi nào thường mắc bệnh ?
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút VNNB đều có thể bị mắc bệnh. Ở những vùng bệnh VNNB lưu hành nặng, bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm tỷ lệ trên 90% số ca mắc) trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi.
Do có vác xin VNNB trong những năm vừa qua,
tuổi nhóm trẻ mắc bệnh chủ yếu đã nâng lên.
Hiệntại ở Việt Nam tỷ lệ mắc VNNB cao nhất ở nhóm trẻ em
từ 5 - 9 tuổi, hoặc lớn hơn. 
Người lớn có nguy cơ nhiễm do chưa từng
được tiêm chủng và nhiễm vi rút,
khi đi du lịch, lao động, công tác
vào vùng lưu hành bệnh VNNB.
10. Mức độ bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận
Có 2 mức độ :
·         Bệnh VNNB lâm sàng : bệnh nhân viêm não cấp, có triệu chứng lâm sàng của bệnh VNNB.
·         Bệnh nhân VNNB xác định phòng thí nghiệm : bệnh nhân có viêm não cấp, có xét nghiệm MAC-ELISA dương 
tính với VNNB.  
11. Biểu hiện
Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn:
·         Giai đoạn khởi phát: khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.
·         Giai đoạn toàn phát: Tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón); biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê); biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khu trú (co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân, liệt cứng); kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và chống bội nhiễm vi khuẩn.
·         Giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt và/hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ.
12.Cách phòng tránh
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý
LẮNG NGHE
THÀNH VIÊN NHÓM
Hoàng Thị Loan Tràn Tiểu Linh Diều Minh Thư
Nguyễn Quốc Bảo Nguyễn Thu Phương
Đàm Thu Hương Hoàng Thị Thảo Nguyên
Đinh Ngọc Dương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)