Báo cáo luận văn thạc sĩ KHGD- cao học k16

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày 24/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo luận văn thạc sĩ KHGD- cao học k16 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC SGK SINH HỌC 10 THPT CHO HS QUA DẠY HỌC PHẦN “SINH HỌC VI SINH VẬT”
Người hướng dẫn khoa học : TS. Cao Gia Nức
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Chuyên ngành : Lí luận và PPDH Sinh học
Mã số : 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

PHẦN I: MỞ ĐẦU

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.

1.2. Do vai trò của tự học và sử dụng SGK để tự học trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Do thực trạng việc sử dụng CH, BT để rèn năng lực tự học SGK ở nhà trường THPT hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xác định NLTH SGK cần có và biện pháp sử dụng CH, BT để rèn các năng lực đó qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật”- Sinh học 10 THPT cho HS, góp phần đổi mới PPDH sinh học hiện nay.

3. Giả thuyết khoa học
Nếu có biện pháp sử dụng hợp lí CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK Sinh học 10 THPT qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật” sẽ chẳng những giúp HS lĩnh hội kiến thức mà còn hình thành được phương pháp tự học.
4.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10- THPT

4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật”
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lí luận
Xác định thực trạng
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật
Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS
Thực nghiệm sư phạm
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định năng lực tự học SGK cần có ở HS THPT
6.4. Phương pháp xử lí số liệu:

* Phân tích, đánh giá định lượng các bài kiểm tra

* Phân tích, đánh giá định tính
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
6.2. Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Xác định những năng lực tự học SGK cần có của HS
- Xác định được các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS qua dạy phần “Sinh học vi sinh vật”
7. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hoá thêm cơ sở lí luận về việc sử dụng CH, BT trong hướng dẫn HS tự học SGK.
- Xác định thực trạng năng lực tự học SGK của HS lớp 10 THPT nói chung.
- Xác định thực trạng hướng dẫn HS tự học và các biện pháp sử dụng CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK ở GV THPT.
- Thiết kế được một số giáo án có sử dụng CH, BT theo hướng rèn luyện năng lực tự học SGK Sinh học 10 THPT cho HS trong DH phần “Sinh học vi sinh vật”
Cơ sở lí luận
Xác định thực trạng
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật
Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS
Thực nghiệm sư phạm
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận
Xác định năng lực tự học SGK cần có ở HS THPT
Khái niệm về năng lực tự học.
Theo I.F. Khalamop: “Bản chất của hoạt động độc lập nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo là ở chỗ việc nắm vững kiến thức mới được thực hiện độc lập đối với từng HS thông qua đọc sách có suy nghĩ kĩ tài liệu nghiên cứu, thông hiểu các sự kiện, các ví dụ nêu ra trong sách và các kết luận khái quát hoá từ các sự kiện và ví dụ đó.”
* NLTH được hiểu là khả năng HS tự khám phá được kiến thức, kĩ năng theo mục đích nhất định dưới sự hướng dẫn của GV.

Tự học SGK là quá trình HS thực hiện các thao tác với SGK để tự mình chiếm lĩnh nội dung học tập.
NLTH SGK là năng lực tự chiếm lĩnh kiến thức từ SGK
* Năng lực tự học SGK
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2. Các mức độ của năng lực tự học
- Tự học có hướng dẫn (tự học để chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng tương ứng dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV).

- Tự học hoàn toàn (học với sách, không có thầy bên cạnh)
+ Người học có SGK và có thêm những ông thầy ở xa hướng dẫn
+ Người học có SGK và có thầy giáp mặt, hướng dẫn cách học để tự khám phá kiến thức, kĩ năng mới
+ Người học có SGK và có thầy giáp mặt, hướng dẫn cách học để tự khám phá kiến thức, kĩ năng mới
Hỏi: Là nêu ra điều mình muốn người khác trả lời về một vấn đề nào đó.
3. Khái niệm câu hỏi.
* Câu hỏi định hướng nghiên cứu SGK:
Câu hỏi định hướng nghiên cứu SGK là các CH được xây dựng dựa trên nền tảng nội dung kiến thức giáo khoa từng bài học trong một thời gian nhất định nhằm định hướng quá trình nghiên cứu SGK của HS theo ý đồ, kinh nghiệm của GV, giúp người học có phương pháp nghiên cứu cụ thể SGK mất ít thời gian nhưng lại có hiệu quả cao. Các CH này được xây dựng theo hệ thống logic, qua việc thực hiện các CH này HS sẽ tự lĩnh hội được kiến thức, tăng cường tính tự học, tự nghiên cứu cho người học.
* Vai trò của CH, BT trong dạy học.
CH, BT vừa là nội dung, vừa là phương tiện, phương pháp, biện pháp tổ chức quá trình DH, giúp kiểm tra đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu và điều chỉnh quá trình tiến tới mục tiêu DH.

4. Khái niệm bài tập.
BT là bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học được
* Tiêu chuẩn của CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK.
+ Mỗi CH, BT phải định hướng rõ vấn đề cần nghiên cứu mà nội dung tri thức có ở SGK, ví dụ như yêu cầu HS nghiên cứu sự vật, hiện tượng, cơ chế, quá trình nào đó được trình bày ở một bài, một mục có trong SGK.
+ Mỗi CH, BT phải nêu ra được nhiệm vụ cần giải quyết như tìm hiểu thông tin, lập bảng so sánh, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức….
+ Mỗi CH, BT phải chứa đựng cách thức tổ chức các hoạt động tự lực của HS khi làm việc với SGK, để khi HS trả lời CH, BT sẽ hình thành và phát triển các NLTH SGK.
+ Mỗi CH, BT phải hàm chứa một lượng kiến thức để khi tổ chức HS trả lời CH hoặc giải BT sẽ lĩnh hội được kiến thức mới có hệ thống theo mục tiêu bài học.
+ Các CH, BT phải được sắp xếp có hệ thống, trong đó những CH, BT nêu ra một vấn đề lớn có tính khái quát được đưa ra đầu tiên, sau đó là các CH, BT nêu ra các gợi ý, hướng dẫn nhằm giải quyết từng phần nhiệm vụ của CH, BT lớn.
5. Qui trình sử dụng CH, BT
GV giao CH, BT cho HS, từng HS tự nghiên cứu SGK ở nhà để hoàn thành CH, BT và đề xuất thắc mắc dưới dạng các CH.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoặc thảo luận trên toàn lớp để thống nhất phương án trả lời CH, BT, giải quyết thắc mắc cá nhân và chỉ ra các vấn đề chưa giải quyết được cần có sự hỗ trợ của GV
GV hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các vấn đề còn tranh luận bằng cách ra thêm các CH định hướng hoặc các tài liệu bổ sung cho HS nghiên cứu. GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, chính xác hoá kiến thức.
Vận dụng kiến thức mới

Bước 4:


Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận
Xác định thực trạng
Xác định năng lực tự học SGK cần có ở HS THPT
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật
Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS
Thực nghiệm sư phạm
Xác định năng lực tự học SGK cần có ở HS THPT
6.1. Năng lực thu nhận thông tin từ SGK
6.2. Năng lực xử lí thông tin từ SGK.
6.3. Năng lực diễn đạt kết quả thu được từ SGK.
6.4. Năng lực vận dụng kiến thức
6. Các năng lực tự học SGK cần có của HS
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận
Xác định thực trạng
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật
Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS
Thực nghiệm sư phạm
Xác định thực trạng
Xác định năng lực tự học SGK cần có ở HS THPT
7. Cơ sở thực tiễn của đề tài.

7.1. Việc dạy của GV:
Bảng 1: Kết quả điều tra về việc sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS tự học và tình hình sử dụng CH, BT trong dạy học sinh học của GV THPT (LV):
GV cần nắm vững cơ sở lí luận, các nguyên tắc và qui trình xây dựng, sử dụng các CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS.
+ Đa số GV đều đánh giá cao vai trò của CH, BT trong các khâu của quá trình DH, đã sử dụng CH, BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trên lớp, xác định được loại CH có tác dụng kích thích tư duy của HS.
+ Các GV còn gặp khó khăn trong việc thiết kế các CH, BT, đặc biệt là loại CH, BT phát triển tư duy, bồi dưỡng NLTH cho HS
+ Các GV còn lúng túng khi sử dụng CH, BT vào các khâu của quá trình DH
7.2. Việc học của HS .
Bảng 2: Kết quả điều tra về phương pháp tự học SGK môn Sinh học của HS THPT (LV)
+ Đối với các CH, BT mà GV đưa ra, năng lực diễn đạt của các em chưa có hoặc còn rất thấp.

+ Đa số HS ít đọc trước bài mới trong SGK, gạch dưới các ý quan trọng và ghi lại các thắc mắc, các em chỉ nghiên cứu bài mới khi GV yêu cầu và theo sự hướng dẫn của GV
+ Khi các thầy cô ra CH, BT để tìm hiểu kiến thức mới thì phần lớn các em vẫn còn thụ động chờ câu trả lời của các bạn tích cực hơn họăc là chờ câu trả lời của GV. Như vậy, các CH, BT mà GV sử dụng chưa thực sự kích thích hứng thú học tập và khả năng tìm tòi sáng tạo của HS.
Tóm lại, HS hiện nay chưa biết cách học, chưa tích cực sáng tạo trong việc tìm kiến thức mới. Điều này do các em ít đầu tư công sức, thời gian vào việc học. Với các em có ý thức tự giác thì lại không có phương pháp học đúng cách nên chưa khai thác triệt để nội dung SGK một cách chủ động, sáng tạo, kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh đặc biệt kĩ năng trình bày, thể hiện trước tập thể vẫn còn nhiều hạn chế.
Do đó, cần quan tâm, hướng dẫn HS tự học để các em tự tin, năng động hơn và phát triển tư duy sáng tạo.
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận
Xác định thực trạng
Xác định năng lực tự học SGK cần có ở HS THPT
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật
Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS
Thực nghiệm sư phạm
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận
Xác định thực trạng
Xác định năng lực tự học SGK cần có ở HS THPT
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật
Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS
Thực nghiệm sư phạm
Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS
2.1 Lựa chọn các dạng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK sinh học 10 THPT cho HS.
Tự học SGK để thu nhận và xử lí
thông tin.
- Tự học SGK ở trên lớp nhằm diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lí được.
- Tự học SGK ở trên lớp để vận dụng kiến thức
diễn đạt bằng nêu tóm tắt nội dung
diễn đạt bằng lập dàn ý.
diễn đạt bằng hoàn thành bảng.
diễn đạt bằng hoàn thành sơ đồ
diễn đạt bằng lập luận logic

Tự học SGK ở nhà
Tự học SGK ở trên lớp
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC SGK SINH HỌC 10 THPT CHO HS QUA DẠY HỌC PHẦN “SINH HỌC VI SINH VẬT”.
2.2. Các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK.

Sau khi HS đã thu nhận được các thông tin từ SGK, GV cần đưa ra CH hướng dẫn HS phân tích thông tin, xác định được các ý chính, xác định được mối liên hệ giữa các ý rồi tổng hợp và rút ra được các kết luận khái quát.
2.2.1. Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để thu nhận thông tin.
2.2.2. Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để xử lí thông tin.
Các bài, các mục có nội dung kiến thức có khả năng tự học
GV đưa ra các CH, BT để hướng dẫn HS tự nghiên cứu ở nhà
GV kiểm tra việc tự học SGK của HS ở trên lớp
*Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng lập dàn ý, đề cương:
(Quan hệ giữa các phần nhỏ với phần lớn hơn là quan hệ giữa toàn thể với các bộ phận của nó, như là giữa giống và loài, giữa các chung với cái riêng.)
2.2.3 Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được.
GV đưa ra các CH, BT yêu cầu HS phân tích bài đọc
tách ra đối tượng
những đặc điểm của đối tượng
thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng
chia nhỏ bài đọc, lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ
* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng sơ đồ, hình vẽ, bảng hệ thống, đồ thị:

GV tổng kết, đánh giá các sơ đồ mà HS vừa lập
2.2.3 Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được.
+ Diễn đạt bằng sơ đồ:
GV đưa ra CH, BT để HS xác định chủ đề của sơ đồ cần lập.
GV đưa ra các CH phụ hướng dẫn HS chọn ra được một nhóm các khái niệm có liên quan, xác định khái niệm then chốt
HS sắp xếp các khái niệm trong mối quan hệ hệ thống theo cách hiểu của mình, nối các khái niệm có liên quan bằng những đoạn thẳng hoặc mũi tên, các khái niệm có quan hệ gần được xếp gần nhau.
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Bước 4:
+ Diễn đạt bằng hình vẽ:

* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng sơ đồ, tranh hình, bảng biểu, đồ thị:

+ Diễn đạt bằng sơ đồ:
Có thể sử dụng CH, BT để rèn năng lực biểu đạt thông tin bằng hình vẽ.
+ Diễn đạt bằng hình vẽ:

* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng sơ đồ, tranh hình, bảng biểu, đồ thị:

+ Diễn đạt bằng sơ đồ:
+ Diễn đạt bằng bảng hệ thống:
Bước 1:
GV đưa ra CH, BT để HS xác định nhiệm vụ học tập
Bước 2:
GV đưa ra CH định hướng để hướng dẫn HS đọc SGK, xác định tiêu chí nội dung cần được bảng hóa.
Bước 3:
Xác định mối quan hệ logic giữa các nội dung kiến thức từ đó xác định cấu trúc cột ngang, cột dọc, các nội dung ghi ở các cột tương ứng của bảng.
Bước 4:
Hoàn thiện bảng hệ thống
Bước 5:
Rút ra kết luận kiến thức từ bảng
GV đưa ra các CH, BT hướng dẫn HS
- Đọc các kí hiệu, qui ước
- Chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố
- Ghi chép tóm tắt số liệu cần tìm
- Phân tích dữ liệu, tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị
- Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát
- Rút ra kết luận, ý nghĩa khoa học của biểu, bảng, đồ thị.
* Diễn đạt bằng lời từ bảng biểu, đồ thị:
Qui trình tổ chức một cuộc thảo luận nhóm: đã nêu trong LV
* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng ngôn ngữ nói thông qua thảo luận nhóm:
Sau khi HS đã thu nhận và xử lí được thông tin thì GV cần đưa ra các CH, BT yêu cầu HS vận dụng những kiến thức lĩnh hội được vào việc giải thích các hiện tượng có trong thực tiễn hoặc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó như giải các BT…. .
2.2.4. Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để vận dụng kiến thức
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận
Xác định thực trạng
Xác định năng lực tự học SGK cần có ở HS THPT
Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật
Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS
Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm
3.2. Nội dung thực nghiệm.
Bài 33: Dinh dưỡng và chuyển hoá vật chất ở VSV.
Bài 38: Sinh trưởng của VSV.
Bài 43: Cấu trúc các loại virut.

3.1. Mục đích thực nghiệm.
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK Sinh học 10 THPT cho HS qua dạy học phần “Sinh học vi sinh vật”.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Phương pháp thực nghiệm.
3.4. Kết quả thực nghiệm.
3.4.1. Phân tích định lượng các bài kiểm tra.
* Trong thực nghiệm:
Bảng 3: So sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong TN.
Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra của lớp TN và ĐC trong TN



6,45
6,82
6,37
6,95
6,54
7,12
+ Điểm trung bình cộng qua 3 lần kiểm tra trong TN của lớp TN đều cao hơn so với lớp ĐC thể hiện ở mức độ đáng tin cậy: (td ở tất cả các lần kiểm tra đều lớn hơn tα (tα = 1,96)) và tăng dần qua các lần kiểm tra.

+ Độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (Cv%) ở lớp TN đều thấp hơn lớp ĐC ở cả 3 lần kiểm tra.
Kết quả lĩnh hội kiến thức của lớp TN cao hơn và có sự tiến bộ nhóm lớp ĐC. Kết quả này khẳng định các biện pháp sử dụng CH, BT đã đề xuất mang tính khả thi.

Việc thiết kế bài giảng sử dụng CH, BT rèn NLTH SGK, phát huy NLTH của HS có hiệu quả.
Bảng 4: Phân loại trình độ HS trong TN giữa lớp TN và lớp ĐC.
Phân loại trình độ HS cho thấy:
+ Ở lớp TN: Tỉ lệ HS đạt điểm dưới trung bình thấp, có xu hướng giảm dần, HS đạt điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng dần qua các lần kiểm tra.
+ Ở lớp ĐC: tỉ lệ HS đạt điểm yếu kém cao hơn nhiều, số HS đạt điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ thấp và không ổn định.

Trình độ HS ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.
* Sau thực nghiệm:
Bảng 5: So sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC qua các lần kiểm tra sau TN.


Biểu đồ 2: So sánh kết quả kiểm tra của lớp TN và ĐC sau TN

7,02
6,21
6,39
7,09
Điểm trung bình cộng của cả 2 lần kiểm tra sau TN của lớp TN có xu hướng ổn định và cao hơn so với lớp ĐC.
Bảng 6: Phân loại trình độ HS sau TN giữa lớp TN và lớp ĐC.
Ở lớp TN kết quả đạt được sau TN cao hơn lớp ĐC.
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng lập dàn ý
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng sơ đồ
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng bảng
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng hình vẽ
+ Năng lực diễn đạt thông tin thu nhận được bằng đồ thị
3.4.2. Phân tích đánh giá định tính.
* Về NLTH SGK của HS:
HS ở lớp TN bước đầu đã hình thành và rèn luyện được NLTH, đặc biệt là NLTH SGK
Ở lớp ĐC kiến thức của các em đã bị rơi vãi, bài làm còn có nhiều sai sót, không đủ ý. Ở lớp TN: chất lượng bài làm vẫn tốt, điểm số có xu hướng ổn định chứng tỏ độ bền kiến thức cao.
Các biện pháp sử dụng các CH, BT để rèn luyện NLTH SGK trong DH phần sinh học VSV đã có tác dụng nâng cao hiệu quả của quá trình DH.HS đã hình thành được các NLTH SGK cần có, từ đó có khả năng tự mình khám phá, lĩnh hội tri thức, đồng thời khắc sâu, nắm vững bản chất các khái niệm, cơ chế, quá trình sinh học.
* Về độ bền kiến thức:
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Từ NLTH SGK Sinh học 10 cần có ở HS THPT mà lựa chọn các dạng CH, BT phù hợp để hướng dẫn HS tự học SGK trong khâu hình thành kiến thức mới và đưa ra các biện pháp sử dụng các CH, BT đó nhằm rèn luyện NLTH SGK sinh học 10 THPTcho HS qua DH phần sinh học VSV.
1. Kết luận:
- Tự học SGK là một yêu cầu cơ bản và cấp thiết trong quá trình học tập của HS ở trường phổ thông. Việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng quyết định tới chất lượng học tập của HS
- Kết quả điều tra thực trạng về các phương pháp hướng dẫn HS tự học SGK và tình hình sử dụng các CH, BT trong DH sinh học của GV THPT cho thấy các GV còn lúng túng khi sử dụng CH, BT vào các khâu của quá trình DH. Do đó chất lượng DH không cao, chưa phát huy được tư duy sáng tạo và khả năng tự học của HS
- Từ kết quả nghiên cứu trên cũng là những gợi ý cho việc hình thành NLTH SGK khi học các phần khác, môn khác, lớp khác, góp phần nâng cao chất lượng DH theo hướng phát huy khả năng tự học của HS.
- Từ các giáo án có sử dụng CH, BT theo hướng rèn luyện NLTH SGK sinh học 10 THPT qua DH phần sinh học VSV được tiến hành dạy TN bước đầu đã khẳng định các dạng CH, BT đã lựa chọn và các biện pháp sử dụng chúng mà chúng tôi đã đề xuất là phù hợp để hình thành và rèn luyện NLTH SGK cho HS.
2. Đề nghị:
- Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả nghiên cứu mới đi sâu vào các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK trong khâu hình thành kiến thức mới. Các khâu khác của quá trình DH cần được nghiên cứu tiếp để sớm đưa kết quả của đề tài vào thực tiễn.
- Cần tiếp tục nghiên cứu ở các phần khác của chương trình sinh học phổ thông, ở tất cả các bộ môn khác, tại tất cả các trường theo hướng nghiên cứu mà chúng tôi đã đề xuất để giúp HS hình thành và phát triển các NLTH SGK ở tất cả các bộ môn, giúp HS học tốt, học đều các môn.
2. Đề nghị:
- Kết quả của luận văn cũng mới chỉ dừng lại ở những kết luận ban đầu, còn nhiều vấn đề còn chưa được nghiên cứu sâu rộng và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các đồng nghiệp.

- Cần tăng cường bồi dưỡng GV, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các chuyên đề về phương pháp và biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS THPT.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 33, GV ra CH hướng dẫn HS về nhà học bài 34 như sau:
Để buổi học tới tiến hành có hiệu quả, em hãy dành 1 – 2 giờ cho một số công việc chuẩn bị sau:
Nghiên cứu bài 34, mục I trang 116 -117 SGK và cho biết:
1. Có những quá trình tổng hợp nào ở VSV?
2. Các quá trình đó được diễn ra như thế nào?
Ví dụ: Khi dạy mục II.1- Tr 128 - SGK Sinh 10, GV có thể sử dụng các CH sau để hướng dẫn HS tự học đồ thị sinh trưởng của VSV:
- Quan sát từng phần của đồ thị và cho biết số lượng tế bào của quần thể biến động như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự biến động như vậy?
- Có thể rút ra kết luận gì từ đồ thị trên?. Nghiên cứu đồ thị này có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống?
Ví dụ: Em hãy nghiên cứu bài 45, mục I.1 trang 152, SGK sinh học 10 và nêu tóm tắt nội dung của mục đó?.
Ví dụ: Em hãy nghiên cứu toàn bộ bài 44 (trang 148 - 150), SGK sinh học 10 và lập dàn ý chi tiết cho cả bài dựa trên kết quả trả lời các CH sau:
+ Bài này muốn giới thiệu những nội dung chính nào?. Từ đó em hãy xác định các mục lớn của bài?.
+ Trong mỗi một mục lớn, SGK đã chia thành các đề mục nhỏ nào?. Các đề mục đó có có phù hợp với mục tiêu của mục lớn đề ra không?. Nội dung trình bày trong mỗi đề mục có logic với tên của đề mục không?. Nếu không, hãy đặt lại tên đề mục và tìm ra các ý cần trình bày trong mỗi đề mục đó?.

Bài 44: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
I. Chu trình nhân lên của virut.
1. Khái niệm về sự nhân lên của virut:
+ Thực chất của sự nhân lên của virut
+ Các yếu tố cần cho quá trình tổng hợp các thành phần cấu tạo virut mới.
+ Đặc điểm của sự nhân lên của virut
+ Kết quả của sự nhân lên
* Phá vỡ tế bào chủ
* Không phá vỡ tế bào chủ
2. Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut độc
+ chu trình nhân lên của phage trong E. Coli
+ chu trình nhân lên của virut HIV trong TB bạch cầu
II. HIV và hội chứng AIDS
1. Khái niệm
2. Phương thức lây nhiễm
3. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS
4. Phòng tránh
Ví dụ: Nghiên cứu nội dung mục III.1, 2 trang 114 SGK Sinh học 10 và hoàn thành bảng phân biệt các kiểu chuyển hoá vật chất ở VSV sau?
Ví dụ: Khi dạy mục I1, bài 44: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, GV có thể đưa ra BT sau: “Nghiên cứu nội dung mục I.2 - Tr 149- SGK sinh 110 và hoàn thiện các chỗ còn thiếu trong sơ đồ sau?.

Ví dụ: Khi dạy mục II, bài 33: “Dinh dưỡng và chuyển hóa vật chất ở VSV”, GV có thể đưa ra CH, BT sau:
Ở các hệ sinh thái dưới đáy biển sâu, môi trường thiếu ánh sáng nhưng nước biển giàu CO2, các kẽ nứt từ đáy biển là nơi thải ra một số chất như Fe, S, CH4…Môi trường của đáy biển sâu thích hợp cho nhóm vi sinh vật nào sinh sống?. Dựa vào cơ sở nào mà em có thể xác định được sự tồn tại của nhóm VSV đó dưới đáy biển sâu?
Ví dụ: Em hãy nghiên cứu nội dung mục I- bài 38- Tr. 127- Sinh học 10 và làm bài tập sau:
Trong thời gian 100 phút, từ 1 tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới.
a. Hãy xác định thời gian trung bình cho 1 thế hệ của tế bào trên?
b. Nếu số lượng vi khuẩn ban đầu không phải là 1 mà là N0 thì sau 100 phút số lượng tế bào thu được là bao nhiêu?.
Ví dụ: Để chuẩn bị tốt cho việc học bài 41 và 42- SGK Sinh học 10, GV giao nhiệm vụ cho HS:
Em hãy đọc lướt nhanh bài 41, 42 trang 134- 139, SGK Sinh 10 và trả lời các CH sau:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV?
- Các yếu tố đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của VSV theo những chiều hướng cơ bản nào?
- Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đó sẽ giúp ích gì trong đời sống thực tiễn của con người?
1. Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV: yếu tố hoá học và yếu tố vật lí.Yếu tố hoá học thì gồm các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng. Yếu tố vật lí gồm nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, tia bức xạ và áp suất thẩm thấu.
2. Các yếu tố trên ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV theo hướng kích thích hoặc kìm hãm sự sinh trưởng.
3. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố trên sẽ giứp con người chủ động nuôi cấy những VSV có ích trong điều kiện thích hợp, đồng thời kìm hãm hoặc tiêu diệt những VSV có hại.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 39: “Sinh sản của VSV”, GV có thể hướng dẫn HS lập bản đồ khái niệm các hình thức sinh sản ở VSV. Đây là loại sơ đồ phân nhánh, GV đưa ra các CH và BT sau để HS tự lập bản đồ:
+ Ở VSV có những hình thức sinh sản nào?
Hình thức sinh sản bằng bào tử có thể được phân chia thành những dạng sinh sản nào khác?
+ Hãy liệt kê tất cả các loại bào tử ở mỗi dạng sinh sản đó?.
+ Hãy sắp xếp các khái niệm trên vào bản đồ hệ thống dạng phân nhánh?.
Ví dụ: Khi dạy mục III, bài 41, SGK Sinh học 10, GV có thể đưa ra CH sau:
- Em hãy nghiên cứu nội dung mục III, SGK trang 139, từ dòng 5↓ - dòng 23↓ và tìm ra ảnh hưởng của một yếu tố không phải là độ ẩm lên sự sinh trưởng của VSV. Yếu tố này cần được đưa ra thành mục IV để dễ phân biệt.
- Em hãy đặt tên yếu tố đó?.
- Nêu ảnh hưởng của yếu tố đó lên sự sinh trưởng của VSV?.
Tên yếu tố đó là áp suất thẩm thấu.
Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu là: khi đưa VSV vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào VSV sẽ bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được. Tuy nhiên, có những VSV sống được ở nới có nồng độ muối cao gọi là VSV ưa mặn, có những VSV sinh trưởng bình thường ở môi trường có nồng độ đường cao gọi là các VSV ưa thẩm thấu.
Em hãy nghiên cứu bài 39, SGK sinh học 10, qua các hình thức sinh sản của VSV, em hãy rút ra các kết luận khái quát về đặc điểm sinh sản của VSV?.
GV đưa ra các CH phụ để gợi ý:
1. Hãy chỉ ra điểm khác biệt cơ bản trong sự sinh sản của VSV so với sự sinh sản của các sinh vật khác?
2. Đặc điểm sinh sản của VSV đã giúp ích gì cho chúng?
- Hình thức sinh sản ở VSV rất đa dạng và đơn giản
- Tế bào VSV sinh trưởng đạt một kích thước nhất định thì phân chia (sinh sản)
- Sinh sản của cá thể VSV chính là cơ sở sự sinh trưởng của quần thể VSV.
- VSV có tốc độ sinh sản rất cao nên VSV dễ phát tán và có mặt ở khắp mọi nơi, tồn tại và phát triển cả trong những điều kiện bất lợi.

Em hãy nghiên cứu toàn bộ bài 44 (trang 148 - 150), SGK sinh học 10 và lập dàn ý chi tiết cho cả bài dựa trên kết quả trả lời các CH sau:
+ Bài này muốn giới thiệu những nội dung chính nào?. Từ đó em hãy xác định các mục lớn của bài?.
+ Trong mỗi một mục lớn, SGK đã chia thành các đề mục nhỏ nào?. Các đề mục đó có có phù hợp với mục tiêu của mục lớn đề ra không?. Nội dung trình bày trong mỗi đề mục có logic với tên của đề mục không?. Nếu không, hãy đặt lại tên đề mục và tìm ra các ý cần trình bày trong mỗi đề mục đó?.
Bài 44: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
I. Chu trình nhân lên của virut.
1. Khái niệm về sự nhân lên của virut:
+ Thực chất của sự nhân lên của virut
+ Các yếu tố cần cho quá trình tổng hợp các thành phần cấu tạo virut mới.
+ Đặc điểm của sự nhân lên của virut
+ Kết quả của sự nhân lên
* Phá vỡ tế bào chủ
* Không phá vỡ tế bào chủ
2. Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut độc
+ chu trình nhân lên của phage trong E. Coli
+ chu trình nhân lên của virut HIV trong TB bạch cầu
II. HIV và hội chứng AIDS
1. Khái niệm
2. Phương thức lây nhiễm
3. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS
4. Phòng tránh
Ví dụ 2: Khi dạy mục II2, bài 46: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch, GV hướng dẫn HS lập ra sơ đồ tóm tắt các cơ chế bảo vệ chống lại bệnh tật ở người. Đây là dạng sơ đồ mạng lưới, các CH, BT để hướng dẫn lập sơ đồ là:
+ Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể bằng những con đường nào?.
+ Có những yếu tố tự nhiên nào của cơ thể tham gia vào việc ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh?.
+ Nếu vượt qua được sự ngăn cản của các yếu tố tự nhiên thì các tác nhân sẽ gặp phải các yếu tố miễn dịch nào nữa?.
+ Kể tên các loại miễn dịch trong các phản ứng miễn dịch đặc hiệu tạo kháng thể?.
+ Hãy dùng mũi tên để thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm vừa nêu trên?.
Ví dụ: Khi dạy mục II, bài 43: Hình thái và cấu tạo của virut, GV đưa ra BT sau: “Hãy nghiên cứu nội dung mục II1, 2, trang 143 – 145, SGK sinh học 10 và vẽ hình cấu tạo của một phage điển hình.”.
Ví dụ: Khi dạy bài 38, mục II1, GV treo tranh phóng to hình 38. SGK, yêu cầu HS quan sát và làm BT: “Em hãy quan sát và phân tích hình 38 SGK, kết hợp nghiên cứu nội dung mục II.1- Tr 128 - SGK Sinh 10 để giải thích đồ thị theo ý hiểu của mình?.”
GV có thể đặt ra các CH gợi ý:
- Tên của đồ thị là gì? Hai trục của đồ thị biểu diễn cái gì?
- Đường biểu diễn trên đồ thị được chia thành mấy phần? Quan sát từng phần và cho biết số lượng tế bào của quần thể biến động như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự biến động như vậy?
- Có thể rút ra kết luận gì từ đồ thị trên?. Nghiên cứu đồ thị này có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống?
Ví dụ: Khi dạy mục II.2, bài 44: Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS, GV phát phiếu học tập cho các nhóm 3-4 HS, tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành:
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy nghiên cứu nội dung mục II.2 (từ dòng 15↓- 24↓)- tr 150 SGK Sinh học 10 và lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS?
Ví dụ: Sau khi đã ra các CH, BT để HS hình thành kiến thức mới về đặc điểm sinh trưởng của quần thể qua 4 pha khác nhau thì GV có thể ra các CH vận dụng như sau:
Từ các đặc điểm của quần thể trong các pha sinh trưởng trên, em hãy cho biết
+ Để thu được sinh khối VSV tối đa thì nên dừng ở pha nào?
+ Từ nguyên nhân dẫn đến pha suy vong, hãy tìm ra giải pháp để tránh hiện tượng suy vong của quần thể?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)