Bao cao ket qua BDTX

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hằng | Ngày 02/05/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Bao cao ket qua BDTX thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên
Về nội dung “Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về học, về vận động”
(Modun TH11)

I. Mục tiêu bồi dưỡng
- Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật (trẻ có khó khăn về học, về vận động ).
- Nắm được nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật (trẻ có khó khăn về học, về vận động).
II. Nội dung
1. Khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật
a. Trẻ có khó khăn về học (trẻ khuyết tật trí tuệ): Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
b. Trẻ có khó khăn về vận động: Là những trẻ bị khuyết tật tay, chân, khó khăn trong việc đi đứng, học tập và sinh hoạt.
2. Nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật
2.1. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về học:
a. Đặc điểm của trẻ có khó khăn về học:
- Chậm phát triển vận động : trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng
- Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói, kém hiểu biết về những kĩ năng xã hội căn bản.
- Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình, khó khăn khi tự phục vụ.
- Cảm giác, tri giác thường có 3 biểu hiện: chậm chạp, ít linh hoạt, phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém, thiếu tính tích cực trong quan sát.
- Chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, khó nhận biết các khái niệm.
- Chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu, quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ, chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài của sự vật, khó ghi nhớ cái bên trong, cái khái quát.
- Khó tập trung, dễ bị phân tán, không tập trung vào các chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài.
- Kém bền vững, luôn bị phân tán bởi các sự việc nhỏ, thời gian chú ý của trẻ thường kém trẻ bình thường.
b. Nguyên nhân :
Có thể thấy lí do trẻ học kém thì nhiều nhưng có một lí do thường gặp nhất nhưng lại ít được biết đến đó là sự khiếm khuyết về khả năng học tập có nguồn gốc sinh học. Chính vì không biết nguyên nhân này mà đôi khi cha mẹ, thầy cô giáo làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ bằng những biện pháp giáo dục không thích hợp. Sự thiếu khả năng học tập của trẻ là do có vấn đề ở hệ thần kinh trung ương, khu vực chi phối tiếp nhận, xử lí và truyền đạt thông tin. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ chậm phát triển trí tuệ khác với trẻ thiểu năng trí tuệ, các em hoàn toàn có thể theo học chương trình phổ thông bình thường nếu như được phát hiện sớm và giúp đỡ kịp thời phù hợp với mức độ phát triển của các em về mặt sư phạm.
c. Biện pháp giáo dục :
- Khi phát hiện trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, cần can thiệp toàn diện, phục hồi chức năng để kích thích sự phát triển về vận động, kĩ năng giao tiếp và phát triển trí tuệ.
- Giáo viên cần :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)