Bao cao ket qua BDTX
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hằng |
Ngày 02/05/2019 |
74
Chia sẻ tài liệu: Bao cao ket qua BDTX thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên
Về nội dung: “Dạy học phân hoá ở tiểu học”
(Modun TH32)
I. Mục tiêu bồi dưỡng
- Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học.
- Nắm được phương pháp, cách thực hiện dạy học phân hoá.
- Phân tích được các điều kiện thực hiện dạy học phân hoá ở tiểu học.
II. Nội dung
1. Mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục tiểu học
a) Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b) Mục tiêu của giáo dục tiểu học:
Giáo dục tiểu học (GDTH) nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.
Nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết và tính toán) của HS được hình thành ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. HS tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng tạo. Như vậy, GDTH có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định. Vì thế, làm tốt GDTH là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học
Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của giáo viên (GV) và hoạt động học của HS. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong quá trình dạy học, cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học. Chính vì vậy, việc dạy học theo nhóm đối tượng sẽ giúp cho tất cả HS đều tích cực học tập. Từ đó đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, đồng thời phát triển năng lực học tập của từng HS.
3. Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá đối tượng ở một số môn học ở tiểu học.
Như chúng ta đã biết, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở tiểu học tập trung theo những định hướng cơ bản: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; hình thành và phát triển khả năng tự học cho HS; đảm bảo tính phù hợp với đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng, miền; đảm bảo tính trực quan;
Về nội dung: “Dạy học phân hoá ở tiểu học”
(Modun TH32)
I. Mục tiêu bồi dưỡng
- Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học.
- Nắm được phương pháp, cách thực hiện dạy học phân hoá.
- Phân tích được các điều kiện thực hiện dạy học phân hoá ở tiểu học.
II. Nội dung
1. Mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục tiểu học
a) Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b) Mục tiêu của giáo dục tiểu học:
Giáo dục tiểu học (GDTH) nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.
Nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết và tính toán) của HS được hình thành ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. HS tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng tạo. Như vậy, GDTH có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định. Vì thế, làm tốt GDTH là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học
Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của giáo viên (GV) và hoạt động học của HS. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong quá trình dạy học, cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học. Chính vì vậy, việc dạy học theo nhóm đối tượng sẽ giúp cho tất cả HS đều tích cực học tập. Từ đó đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, đồng thời phát triển năng lực học tập của từng HS.
3. Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá đối tượng ở một số môn học ở tiểu học.
Như chúng ta đã biết, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở tiểu học tập trung theo những định hướng cơ bản: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; hình thành và phát triển khả năng tự học cho HS; đảm bảo tính phù hợp với đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng, miền; đảm bảo tính trực quan;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)