Báo cáo đổi mới phương pháp dạy học

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hồng | Ngày 05/10/2018 | 69

Chia sẻ tài liệu: báo cáo đổi mới phương pháp dạy học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG MẦM NON NOONG BUA
CỘNG HÒA VÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BÁO CÁO CẢI TIẾN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Năm học 2010 -2011.
Họ và tên: Hoàng Thị Hồng
Nhiệm vụ được giao: Giáo viên giảng dạy lớp mẫu giáo bé 2 - Kiêm tổ trưởng chuyên môn tổ Nhà Trẻ -Mẫu Giáo Bé - Trường mầm non Noong Bua
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ THỦ THUẬT GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO BÉ VÀO GIỜ HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON NOONG BUA
I. Lời mở đầu
Trong năm học 2009-2010 Để nâng cao chất lượng giờ học giúp trẻ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái khi tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi đạt kết quả cao. tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Một số thủ thuật gây hứng thú vào giờ học cho trẻ tại lớp mẫu giáo bé khu trung tâm". Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tế và áp dụng các nghiên cứu của mình vào trong giảng dạy nay tôi xin báo cáo kết quả như sau:
II. Một số thủ pháp đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Để nâng cao chất lượng học tập của trẻ thì mỗi giáo viên ngoài việc nắm chắc các phương pháp giảng dạy của từng loại tiết học thì cô giáo cần phải có sự linh động, sáng tạo trong khi tổ chức các hoạt động học và chơi cho trẻ thì mới có thể nói giờ học đạt kết quả cao. Trải qua nhiều năm công tác và từ thực tế những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tích lũy được, tôi đã có một số các thủ thuật nho nhỏ giúp trẻ hứng thú tham gia học tập một cách tích cực tôi xin mạnh dạn được nêu ra để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý cho tôi.
1. Thủ pháp 1: Gây hứng thú, cho trẻ thông qua đồ dùng, đồ chơi.
Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của trẻ từ 3 - 4 tuổi tháng tuổi là lối tư duy trực quan hình tượng, nên tôi đã sáng tạo làm nhiều loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng nội dung bài học, câu chuyện cần kể, để giới thiệu cho trẻ, giúp cho trẻ có những cảm xúc và những ấn tượng tốt về nội dung hoạt động sắp tới.
Ví dụ : Dùng bìa cứng, xốp, giấy màu, hộp, chai, lọ, nhựa, vải bông, len vụn, các hột, hạt để chắp ghép, cắt tỉa, tạo thành những nhân vật rối dẹt, rối que, rối tay, dùng xốp gọt tỉa tạo thành các nhân vật để làm đồ dùng trực quan giới thiệu cho trẻ.
Với những đồ dùng tự tạo trên tôi chú ý đến việc sử dụng đưa ra giới thiệu cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau để dẫn dắt gây hứng thú vào bài. Ngoài ra tôi còn dùng bìa tạo thành những cái mũ xinh xắn có gắn những nhân vật mà trẻ yêu thích, tận dụng vải vụn khâu thành những con thú nhồi bông ngộ nghĩnh đẹp đẽ để làm phần thưởng khi trẻ hoạt động, vừa động viên khuyến khích trẻ, vừa giúp trẻ tham gia vào các trò chơi.
Ví dụ : Cô làm những chiếc mũ thỏ để thưởng cho trẻ chơi vận động : "Trời nắng - Trời mưa" …..
2. Thủ pháp 2. Gây hứng thú qua các phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin.
Hoà nhập cùng cả nước đưa công nghệ thông tin vào trường học nói chung, bậc học mầm non nói riêng còn gặp nhiều khó khăn khi tổ chức. Do cơ sở vật chất không đảm bảo điều kiện, tôi đã ghi âm tiếng các con vật để cóppi ra đĩa CD để mở cho trẻ nghe. Tôi còn sưu tầm lựa chọn các loại băng đĩa có hình ảnh phù
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hồng
Dung lượng: 27,99KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)