Báo cáo côn trùng và ứng dụng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Cẩm Linh | Ngày 23/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: báo cáo côn trùng và ứng dụng thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO CÔN TRÙNGVÀ ỨNG DỤNG
DẾ VÀ ỨNG DỤNG
Đề tài:
Danh sách nhóm thực hiện:
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. PHÂN LOẠI
II. ĐẶC ĐIỂM
III. ỨNG DỤNG
IV. ĐỀ XUẤT
I. PHÂN LOẠI

Giới (regnum) :Động vật (animal)
Ngành (phylum) :Chân khớp (arthropoda)
Lớp (class) :Côn trùng (insecta)
Bộ (ordo) :Cánh thẳng (orthoptera)
Phân bộ (subordo) :Ensifera
Liên họ (superfamilia) :Grylloidea

Họ Dế mèn Gryllidae
Họ Dế dũi (dế trũi) Gryllotapidae
Dế dũi thường có màu nâu nhạt hơi vàng; dế có 6 chân, nhưng 2 chân trước lớn có 3-4 móng sắc, nhọn; 4 chân sau nhỏ hơn và nhỏ như đầu kim.
Dế mèn có màu sắc, kích thước và hình dạng khác nhau giữa con đực và con cái; dế có 6 chân, 2 chân sau lớn (dùng để nhảy), đầu có 2 râu dài.
I. PHÂN LOẠI (tt)
Cơ thể gồm nhiều đốt không đều xếp liền nhau và được chia làm 3 phần: đầu ngực và bụng.
Đầu có mang 1 đôi râu đầu, mắt và bộ phận miệng.
Ngực mang 6 chân và 2 đôi cánh.
Bụng có nhiều nhất là 11 đốt và khúc cuối Telson
Bụng thường không có chân và ở cá thể cái có cơ quan đẻ trứng ở phía cuối.
Cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ cutin rất bền vững.
Chúng có lỗ thở thường nằm ở hai bên sườn.
1. Hình thái cấu tạo chung:
II. ĐẶC ĐIỂM
II. ĐẶC ĐIỂM (tt)
1. Hình thái cấu tạo chung:
Dế là loại côn trùng có 2 đôi cánh, đôi cánh ở dưới dài và rộng hơn đôi cánh ở trên. Khi di chuyển trên mặt đất, đôi cánh dưới xếp lại và nằm dưới đôi cánh trên.
Miệng có cấu trúc theo kiểu nghiền, chúng có thể cắn nát rễ cây, thân cây và đào hầm.
Đôi chân sau to hơn hẳn các đôi chân khác giúp dế nhảy và là vũ khí lợi hại để đánh với kẻ thù.
II. ĐẶC ĐIỂM (tt)
2. Sinh thái sinh dưỡng:
a. Sinh thái:
- Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vào mùa lạnh và mùa khô, chúng tồn tại ở dạng ấu trùng.
- Dế thường sống ở đồng ruộng, vườn tược và quanh nhà
- Dế là loài biến thái không hoàn toàn. Dế non khi mới nở ra về cơ bản là giống với dế trưởng thành nhưng kích thước còn nhỏ và chưa mọc cánh.
b. Sinh dưỡng:
- Dế thuộc loài đa thực, chúng ăn các vật hữu cơ, những cây cỏ, gặm rễ cây nhỏ, ăn các phần non của cây và ăn thịt cả dế chết khi không còn nguồn thực phẩm khác.
II. ĐẶC ĐIỂM (tt)
2. Sinh thái sinh dưỡng (tt):
II. ĐẶC ĐIỂM (tt)
3. Sinh sản:
Dế bắt cặp giao phối, 1 con đực có thể giao phối với nhiều con cái. Số trứng đẻ rất lớn có thể hơn 400 trứng, nhờ đặc điểm này mà chúng ta có thể nhân nhanh số lượng.
Kích thước trứng sau khi đẻ là 2.5 – 3mm x 0.8 – 1mm.
Sau khoảng 7- 10 ngày trứng sẽ nở.
Trứng được đẻ trong từng ổ, mỗi ổ từ vài chục đến vài trăm trứng, trứng được đẻ nơi đất ấm. Trứng được dế mẹ đẻ liên tục khoảng 10 ngày. Sau từ 10 – 15 ngày dế sẽ chết.
II. ĐẶC ĐIỂM (tt)
4. Vòng sinh trưởng:
Dế từ khi mới nở đến lúc chết vào khoảng 4- 5 tháng
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển đến lúc kết thúc vòng đời dế có khoảng 5- 7 lần lột xác để trưởng thành.
Sau khi nở khoảng 10 ngày tuổi dế bắt đầu lột xác lần đầu, sau đó cứ khoảng 7 – 10 ngày dế tiếp tục lột xác. Mỗi giai đoạn lột xác cách nhau từ khoảng 7 – 10 ngày.
 Từ 12 – 15 ngày trong điều kiện môi trường ổn định về nhiệt độ và độ ẩm sẽ nở thành dế con.
Dế trưởng thành: Kích thước tối đa là 30 – 40mm, chiều dài phủ cánh là 25mm chiều dài sải cánh là 20mm, chiều dài cơ thể là 38 – 40mm.
Sau hai lần lột xác, dế non xuất hiện mầm cánh
II. ĐẶC ĐIỂM (tt)
4. Vòng sinh trưởng (tt):
Dế thành thục sinh sản bình thường từ trên 60 ngày tuổi.
III. ỨNG DỤNG
1. Trong thực phẩm:
Thành phần dinh dưỡng trong
100gram phần ăn được của dế
chứa:
-Calories 121
- Chất đạm 12.9 g
- Chất béo 5.5 g
- Carbohydrates 5.1 g
- Calcium 75.8 mg
- Sắt 9.5 mg

Cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến các món ăn đặc sản.

Lượng vitamin và khoáng chất (mg/ 100 g):

- Vitamin B2 : 0.03
- Calcium : 9.21
- Phosphorus : 126.9
- Sắt : 0.68
- Magnesium : 0.13

III. ỨNG DỤNG (tt)
1. Trong thực phẩm (tt):
2. Trong y học:
Dùng trong các trường hợp chữa táo bón và tiểu tiện bí dắt, sỏi đường niệu.
III. ỨNG DỤNG (tt)
Đông y cho rằng, dế có vị mặn tính hàn, không độc, quy vào kinh bàng quang, đại tràng và tiểu tràng, công năng thông trệ, lợi đại tiểu tiện,...
Chữa chứng viêm bàng quang: Dế 4 con (sơ chế như trên), lá sen tươi 2 lá. Uống dưới dạng nước sắc. Ngày một thang, uống liền một tuần.
2. Trong y học (tt):
III. ỨNG DỤNG (tt)
Phương thuốc trị bệnh bào chế từ dế:
Chữa đau khắp mình mẩy: Dế dũi (bỏ chân, càng), sa nhân (bỏ vỏ ngoài), lượng hai vị bằng nhau, phơi khô, sao vàng tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 2 - 3g với rượu.
3. Vui chơi, giải trí.
Ở Việt Nam nhất là các bé trai, trò chơi bắt dế đem về `chọi` là một thú vui và là những kỷ niệm không thể quên và không thể thay thế được.
III. ỨNG DỤNG (tt)
Chọi dế là môn giải trí và có khi là trò chơi cá độ, thắng bại kiểu cờ bạc.
IV. ĐỀ XUẤT
Nghiên cứu các hợp chất để bào chế nên thuốc dạng viên, nang hoặc dạng lỏng...
Nhân giống và nuôi trồng ở quy mô rộng lớn để phát triển kinh tế
Cải tạo đất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng tóm tắt Côn trùng và ứng dụng
http://agriviet.com/truongson575/cnews_detail/3400-ky-thuat-nuoi-de-ta/
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bai-giang-con-trung-dac-diem-hinh-thai-con-trung-part-1.663433.html
http://agriviet.com/home/threads/29483-KY-THUAT-NUOI-DE-MEN#axzz1rE3AdzJM
http://suckhoedoisong.vn/2011070810483579p44c60/thuoc-tu-con-de.htm
http://dantri.com.vn/c25/s135-403650/nuoi-de-thu-lai-50-trieu-dongthang.htm
http://http://greenlife-2-contrung.blogspot.com/2008_07_12_archive.html
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Cẩm Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)