Báo cáo chuyên đề sử dụng BĐ TD trong dạy học

Chia sẻ bởi Phan Dũng Thành | Ngày 06/11/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo chuyên đề sử dụng BĐ TD trong dạy học thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ VỀ THAM DỰ
CHUYÊN ĐỀ CẤP TỔ
“SỬ DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC”
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
TRƯỜNG THCS NGHĨA TÂM: TỔ TOÁN - LÍ
NỘI DUNG
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU
1. Thực trạng
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không hiểu được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Trước đây, các tiết ôn tập chương một số GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV hoặc của tài liệu, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét.
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
I. MỞ ĐẦU
2. Giải pháp
Sử dụng BĐTD sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người, BĐTD giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống,… để phát triển, mở rộng ý tưởng.
Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình.
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
Dự án THCS 2 của Bộ GD&ĐT bồi dưỡng tăng cường năng lực cho CBQL, GV trường THCS. Trong đó có đổi mới PP dạy học bằng cách sử dụng các kĩ thuật dạy học mới như: bản đồ tư duy (BĐTD), công não, khăn trải bàn,…
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
1. Lịch sử
Được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan (người Anh), như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
2. BĐTD là gì?
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề,… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Mỗi người có thể thể hiện nội dung cần nhớ, cần trình bày theo BĐTD một cách khác nhau, phát huy được tối đa khả năng của mình.
Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Không giống như cách viết thông thường, BĐTD không xuất phát từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Thay vào đó, BĐTD được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài.
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
3. Một số ví dụ về BĐTD
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
3. Một số ví dụ về BĐTD
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
3. Một số ví dụ về BĐTD
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
3. Một số ví dụ về BĐTD
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
3. Một số ví dụ về BĐTD
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
3. Một số ví dụ về BĐTD
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
3. Một số ví dụ về BĐTD
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
* Ưu điểm của BĐTD
Dễ nhìn, dễ nhớ
Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS
Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não
Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
* BĐTD giúp:
Sáng tạo hơn
Tiết kiệm thời gian
Ghi nhớ tốt hơn
Phát triển nhận thức tư duy
II. TỔNG QUAN VỀ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
III. ỨNG DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC
Tập đọc, hiểu BĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kì HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học, hay một chủ đề, một chương theo mạch logic của kiến thức. Hướng cho HS có thói quen khi tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên BĐTD.
Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy, chọn từ khóa – tên chủ đề, hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm: VD: đường thẳng //, hình bình hành, hình chữ nhât,… để HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào viết các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3,… theo cách hiểu của các em.
GV hướng dẫn cho HS làm quen với BĐTD, bằng cách giới thiệu cho HS một số BĐTD, cùng với sự dẫn dắt của GV để các em làm quen.
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
1. Sử dụng BĐTD hỗ trợ hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: GV, HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD hình thành kiến thức mới.
III. ỨNG DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
2. Sử dụng BĐTD để củng cố kiến thức bài học, tổng kết, ôn tập hệ thống hóa kiến thức
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân.
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS trình bày, bổ sung, hoàn thiện BĐTD.
Lưu ý: BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
III. ỨNG DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
3. Sử dụng BĐTD để ra bài tập về nhà.
Vì bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệu nên bài tập về nhà mà GV giao cho HS (hoặc nhóm HS), trước hết phải gắn với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép (trình độ HS, thời gian, kinh tế,…).
Yêu cầu đối với bài về nhà cũng cần khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tư lớn hơn (cả kênh chữ, kênh hình, màu sắc, lượng thông tin…), qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực tìm kiếm tài liệu học tập của HS.
III. ỨNG DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
4. Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra bài cũ.
Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, nên yêu cầu của GV thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh… để trả lời câu hỏi.
Sử dụng BĐTD vừa giúp GV kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của HS đối với bài học cũ. Các bản đồ thường được GV sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.
III. ỨNG DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
IV. THIẾT KẾ BĐTD
1. Phương tiện
Giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,… hoặc máy vi tính có cài đặt phần mềm hỗ trợ vẽ BĐTD.
Điều quan trọng là GV hướng dẫn cho HS có thói quen lập BĐTD trước, hoặc sau khi học xong một bài, một chủ đề, một chương để giúp các em sắp xếp kiến thức một cách khoa học – logic.
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
IV. THIẾT KẾ BĐTD
2. Các bước thiết kế
B1. Chọn từ trung tâm (còn gọi là từ khóa, key-word) là tên của một bài, một chương hay một chủ đề, một nội dung kiến thức cần khai thác hoặc là một hình ảnh, hình vẽ mà ta cần phát triển.
B2. Vẽ nhánh cấp 1. là các nội dung chính của một bài, một chương hay một chủ đề, một nội dung kiến thức cần khai thác.
B3. Vẽ nhánh cấp 2, 3,…và hoàn thiện BĐTD. Các nhánh con cấp 2, 3,…chính là các nhánh con của nhánh con trước nó.
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
IV. THIẾT KẾ BĐTD
2. Nguyên tắc viết trên BĐTD
Nghĩ trước khi viết
Viết ngắn gọn
Viết có tổ chức
Viết lại theo ý mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ xung ý (nếu sau này cần)
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
IV. THIẾT KẾ BĐTD
3. Một số lưu ý
Khi thiết kế BĐTD cần chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết, ví dụ minh họa để có nhiều thông tin cho bài học.
Thiết kế BĐTD của một bài học phải thể hiện được kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt lại của bài học đó.
Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
IV. THIẾT KẾ BĐTD
3. Một số lưu ý
Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một,…. bằng các đường kẻ, đường cong với cùng một màu sắc.
Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều so với đường thẳng
Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
* Điều cần tránh khi thiết kế BĐTD
Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.
Giành quá nhiều thời gian để vẽ, viết, tô màu, … Chỉ nên vẽ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề kiến thức.
IV. THIẾT KẾ BĐTD
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
V. KẾT LUẬN
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM IMINDMAP 5.3 - THIẾT KẾ BĐTD
Sử dụng phần mềm imindmap 5.3
Trường THCS Nghĩa Tâm - Tổ Toán - lí: Báo cáo chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học” 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Dũng Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)