BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỊA LÝ

Chia sẻ bởi Hoàng Đình Tuấn | Ngày 27/04/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỊA LÝ thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

1
CHUYÊN Đề
Tà LONG, ngày 18 tháng 01 năm 2013
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: LÊ MINH HÀ
TRƯờng thcs tà long
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC CỤ THỂ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH.
- THỰC TIỄN VÀ NHỮNG ĐẶC THÙ KHI DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH CỦA MÔN ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
2
Việc đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò đã đang diễn ra ở hầu hết các trường trong nhiều cấp học. Để thay đổi cách dạy, cách học không còn cách nào khác phải đổi mới phương pháp theo hướng tích cực dạy-học của thầy và trò, “dạy cách tự học” cho mọi đối tượng học sinh. Như vậy phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng trường học mà cốt lõi của nó là hướng đến mục đích cho học sinh là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
Từ quan điểm nêu trên, chuyên đề “Bằng những phương pháp và kỹ thuật dạy học cụ thể để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học các bài thực hành. Thực tiễn và những đặc thù khi dạy học các bài thực hành của môn Địa lý cho học sinh người dân tộc thiểu số.” một lần nữa khẳng định tính cần thiết của việc dạy học tích cực trong nhà trường phổ thông có tầm quan trọng như thế nào? Điều đó càng quan trọng và cần thiết đối với các học sinh con em người dân tộc thiểu số.
3
a. Phương pháp dạy học đặt vấn đề:
- Tiết dạy có ứng dụng CNTT nên mới vào bài, tôi đã đưa lược đồ “ Ba khu vực châu phi ” có hiệu ứng . Đặt câu hỏi yêu cầu học sinh quan sát, kết hợp kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi vào Giáo viên đưa câu hỏi có vấn đề ra để vào bài.
- Như vậy ngay từ đầu tiết tôi muốn định hướng nhận thức học tập của học sinh, tạo sự chú ý, tích cực chủ động trong học tập của học sinh .
4
b. Phương pháp thảo luận nhóm:
* Phương pháp thảo luận nhóm vừa (4-6HS): (Bài tập 1)
- Bước 1: Giáo viên phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Bước 3: Các nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
Bước 4: Đại diện nhóm trình bày kết quả trên bảng.
Bước 5: Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
Vậy với bài này Kỹ năng của học sinh được nâng lên, học sinh tự làm việc nhiều hơn, rèn luyện tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
5
b. Phương pháp thảo luận nhóm:
* Phương pháp thảo luận cặp đôi, cá nhân: bài tập 2
- Bước 1: Để hình thành khả năng hợp tác, khả năng giao tiếp tự tin, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận cặp đôi sau đó mỗi học sinh tự rút ra được những kiến thức cơ bản cho riêng mình.
- Bước 2: Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày đặc điểm chính của từng khu vực của Châu Phi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Cuối cùng giáo viên chốt kiến thức đúng.
Như vậy qua phương pháp này giáo viên cũng tạo được sự mạnh giạn, tự tin trước đám đông.
6
c. Phương pháp vấn đáp
Từ những kiến thức đã có sẵn trong SGK, GV nên đặt những câu hỏi mang tính suy luận, sáng tạo như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của các em.
Ở tiết học này tôi đã sử dụng phương pháp này với các câu hỏi như: Em có nhận xét gì về sự phân hóa thu nhập bình quân theo đầu người giữa ba khu vực Châu phi?
7
d. Phương pháp sử dụng tranh ảnh
Trong SGK mỗi bài đều có tranh ảnh, lược đồ minh họa rất đẹp và sôi động, bắt mắt. Việc phóng to những bức ảnh đó hoặc GV có thể vào internet tìm những tranh đẹp sinh động hơn phù hợp với bài dạy. Điều này sẽ góp phần làm cho giờ học sinh động và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó GV có thể sưu tầm các tranh ảnh từ các tư liệu khác để giới thiệu cho HS. Trong tiết hôm nay tôi đã áp dụng phương pháp này trong suốt tiết dạy.
8
a. Kĩ thuật đặt câu hỏi
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS – GV và HS – HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học;
Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu;
Đúng lúc, đúng chỗ;
Phù hợp với trình độ HS;
Kích thích suy nghĩ của HS; 
Phù hợp với thời gian thực tế;
Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp;
Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích;
Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
9
Trong tiết học, tôi đã vận dụng kĩ thuật này để tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu bài tập 1.
10
c. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực
Lắng nghe tích cực: Gồm 5 hoạt động liên quan với nhau và hầu như đều xảy ra theo một chuỗi liên tiếp:
- Tham dự: Nghe thông tin một cách tự nhiên và ghi chép.
- Diễn giải (phân tích thông tin): gắn ý nghĩa của lời nói dựa theo giá trị, ý kiến, kỳ vọng, vai trò, yêu cầu, trình độ của bạn.
- Ghi nhớ: Lưu giữ thông tin để tham khảo sau này.
- Đánh giá: ứng dụng kĩ năng phân tích phê bình để đo lường những nhận xét của diễn giả.
Đáp lại: Phản hồi lại khi bạn đánh giá thông tin của người nói.

Tóm lại việc lắng nghe đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinh thần, nên nó bị chi phối bởi các rào cản về cả hai hoạt động đó. Bởi vậy, muốn lắng nghe tích cực cần phải rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó.
11
c. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực
Phản hồi tích cực: Các bước của quá trình phản hồi mang tính xây dựng:
- Bước 1. Quan sát (nghe, xem) và suy nghĩ (tôi nhìn thấy gì? và tôi đánh giá như thế nào về những điều tôi nhìn thấy?).
- Bước 2. Kiểm tra nhận thức: Đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng ý định của người thực hiện.
- Bước 3. Đưa ra ý kiến đóng góp của mình
12
c. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực
Phản hồi tích cực: Các bước của quá trình phản hồi mang tính xây dựng:
- Bước 1. Quan sát (nghe, xem) và suy nghĩ (tôi nhìn thấy gì? và tôi đánh giá như thế nào về những điều tôi nhìn thấy?).
- Bước 2. Kiểm tra nhận thức: Đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng ý định của người thực hiện.
- Bước 3. Đưa ra ý kiến đóng góp của mình
13
- Thực tế hiện nay, nhà trường còn thiếu nhiều đồ dùng dạy học để dạy các bài thực hành, thì tôi đã vận dụng được 1 số biện pháp sau:
+ Sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm (VD: Bảng phụ, tự vẽ phóng to các biểu đồ trong sách, làm lược đồ trống….).
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các bài thực hành.
+ Cho học sinh về tự sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài dạy để đóng thành quyển
14
Kết luận
Việc áp dụng các PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống. Ngay cả những PP như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họa lời giảng ... vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học, để học sinh có thể học tích cực. Vì vậy, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học ở mỗi trường học. Tất cả điều đó đều trông cậy vào sự sáng tạo, tìm tòi của mỗi thầy giáo,cô giáo chúng ta.
Trên đây là 1 số phương pháp và kỹ thuật dạy hoc mà tôi vẫn thường áp dụng vào trong dạy học các bài thực hành môn địa lí. Tuy nhiên đây mới chỉ là cách nhìn chủ quan của tôi trên một đối tượng học sinh nhất định chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế cần được góp ý bổ sung khắc phục. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô giáo, đồng nghiệp để giúp cho giờ học thực hành môn Địa lý được tốt hơn nữa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đình Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)