Bao cao chuyen de

Chia sẻ bởi Đặng Minh Huệ | Ngày 02/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: bao cao chuyen de thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Vai trò CNTT trong công tác soạn giảng nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đại trà hạn chế tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ VÀ VÍ DỤ MINH HOẠ
V. KẾT LUẬN CHUYÊN ĐỀ
VI. BÀI GIẢNG MINH HOẠ
III. NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM-GIẢI PHÁP-HIỆU QUẢ
IV. KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN-NHỮNG KIẾN NGHỊ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối tượng HS trường ta xét về mặt bằng chung so với toàn thị xã theo chúng tôi đang nằm ở tốp cận dưới nên tổ chúng tôi chọn giải pháp này là hợp lý nhất.
Đối với trường ta. Mục tiêu quan trọng nhất là: “Nâng cao chấi lượng đại trà, hạn chế tối đa tỷ lệ yếu kém”. Thực hiện chủ trương trên tổ chúng tôi chọn đề tài này nhằm giúp HS yếu có cơ hội thoát yếu, kém có cơ hội thoát kém, có như vậy mới đảm bảo tỷ lệ cho phép của một trường chuẩn Quốc gia.
Theo chúng tôi việc lựa chọn đề tài này là phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của lứa tuổi thiếu niên nói chung và HS trường ta nói riêng.
Vừa qua đoàn công tác của BGDĐT đi thực tế kiểm tra đôn đốc việc thực hiện theo chuẩn chương trình Bộ đã đề ra.Theo đánh giá việc thực hiện theo chuẩn là chưa thật sự nghiêm túc. Có nơi có lúc chúng ta chưa thực sự lưu tâm đến vấn đề này. Vì vậy khi thưc hiện có Đ/c đi quá xa chuẩn có Đ/c hạ thấp chuẩn nên đã gây ảnh hưởng đến chất lượng hai đầu của quá trình đào tạo.
Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện để G.V thực hiện chuyên đề này của trường là rất thuận lợi. Đặc biệt qua theo dõi chúng tôi thấy lảnh đạo trường thực sự chú trọng đến lĩnh vực này. Đây là chìa khoá để nâng cao chât lượng đào tạo nói chung và ở trường ta nói riêng

II. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
Như vậy từ những căn cứ phần đặt vấn đề đã nêu ở trên. Khi G.V thực hiện một G.A lên lớp cần đạt được những tiêu chí sau đây:
1. G.A phải đảm bảo tính đổi mới về phương pháp theo hướng hiện đại.
2. Phù hợp với mục tiêu đào tạo và quan điểm giáo dục của đảng.
3. Phù hợp với chương trình và sách G.K.
4. Đảm bảo bám chuẩn kiến thức của B.G.D đả đề ra.
5. Phù hợp với đối tượng H.S và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường .
6. G.A lên lớp phải thể hiện được khâu kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh trong suốt quá trình dạy học.
Chúng tôi sẻ đi vào phân tích từng têu chí một như sau:
Tính đổi mới về phương pháp soạn giảng ở đây thể hiện ở các cấp độ khác nhau tuỳ theo khả năng của mỗi G.V. Nhưng cái chung nhất cần thể hiện được đó là:
Phải lấy H.S làm nhân vật trung tâm. Không dạy theo lối áp đặt thầy đọc trò chép một cách thụ động.
G.V phải chủ động tạo ra tình huống có vấn đề,cung cấp lượng thông tinh thích hợp để giúp H.S thay đổi quy trình học tập –tăng cường tư duy độc lập, chủ động và sáng tạo trong quá trình tiếp thu , lĩnh hội kiến thức.
G.V phải chủ động đổi mới ngay trong khâu tổ chức các loại hình học tập nhằm kích thích thu hút các em tham gia vào quá trình xây dựng bài học như: Hoạt động cá thể độc lập, hoạt động theo từng nhóm nhỏ, hay đối thoại giữa G.V với H.S và giữa H.S với nhau. Có như vậy mới giúp các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới và tái hiện kiến thức cũ.
1.Tính đổi mới trong phương pháp soạn giảng
Đặc biệt trong việc đảm bảo tính đổi mới về phương pháp thì cần phải đưa CNTT vào quá trình soạn giảng. Tính ưu việt của lĩnh vực này đã được khẳng định trong những năm qua, song điều muốn nói ở đây là phải có tính chọn lọc. Sự chọn lọc đó dựa vào đặc điểm của từng bộ môn, từng nội dung bài học, đặc biệt là dựa vào ý tương sáng tạo của G.V và sự phù hợp với đối tượng H.S.
Tóm lại: - Đổi mới là lối thoát duy nhất để đưa nền G.D phát triển đúng hướng phù hợp với xu thế thời đại trong quá trình hội nhập và phát triển.
- Đổi mới là tạo điều kiện cho H.S được “suy nghỉ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn, để từ đó nắm kiến thức sâu hơn”.
Mục tiêu đào tạo và quan điểm giáo dục cảu Đảng ta là “Đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người mới hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc”. Vì vậy trong quá trình soạn giảng các ví dụ các bài tập đưa ra phải mang tính thực tiển phù hợp với số liệu của đất nước , của địa phương, của nhà trường và các lĩnh vực xã hội khác của việt nam. Nhằm giúp học sinh hình thành nhân cách phẩm chất đạo đức và hiểu biết về quê hương đất nước. Từ đó xây dựng cho các em niềm tự hào dân tộc, để các em cảm thấy có trách nhiệm hơn với quê hương đất nước và đối với bản thân từ đó giúp các em xây dựng cho mình một động cơ thái độ học tập đúng đắn hơn.
2. Phù hợp mục tiêu đào tạo và quan điểm giáo dục của Đảng.
Chúng ta thường nói “chương trình là pháp lệnh, SGK là cẩm nang”.Vì vậy tuân thủ chương trình, bám sát SGK là định hướng duy nhất để mỗi một chúng ta đi đúng hướng đến đúng đích của mục tiêu đào tạo.Thoát ly SGK là trực tiếp gây khó khăn cho quá trình tiếp thu và học tập của học sinh vì trong tay các em cái phao cuối cùng đó là SGK. Khi soạn giảng ta có thể thay lời đổi số liệu nhưng nội dung nhất thiết phải được tuân thủ tuyệt đối vì yếu tố này nó mang ý nghĩa toàn quốc thậm chí là toàn cầu.Thay đổi nội dung dẩn đến sai lệch về định hướng sẻ gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập và nhất là thi cử của các em sau này.
Tóm lại: Chương trình-SGK là những định hướng về chiến lược và nội dung của bộ nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo, nên mỗi một G.V phải tuân thủ để đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc không tự ý thay đổi và cắt xén một cách tuỳ tiện.
3.Giáo án lên lớp phải phù hợp với chương trình và S.G.K
Chúng ta coi đây là kim chỉ nam cho mỗi một GV khi thực hiện chương trình theo SGK. Bám sát chuẩn là mục đích để định hướng cho ta từng G.A khi soạn bài và lên lớp. Thoát ly chuẩn nội dung và kiến thức của bộ thường xẫy ra hai su thế sau đây:
-Nội dung kiến thức lên lớp vượt quá chuẩn không phù hợp với vùng miền sẻ gây quá tải cho HS trong quá trình tiếp thu và vất vả cho GV khi lên lớp.
-Hạ thấp chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và mục tiêu đào tạo sau này.
Tác hại của việc xa rời chuẩn là làm ảnh hưởng đến chất lượng hai đầu. Cao quá tỷ lệ học sinh yếu kém tăng. Thấp quá học sinh mũi nhọn sể bị hạn chế. Vì vậy bám chuẩn là biện pháp hửu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đại trà, hạn chế tỉ lệ HS yếu kém.
4. Đảm bảo bám chuẩn kiến thức của B.G.D đả đề ra.
5. Khi xây dựng G.A phải bám sát đối tượng và điều kiện dạy học ở nhà trường.
Xu thế hiện nay khi mà công nghệ thông tin đang bùng nổ việc soạn G.A lên lớp mang tính nhạy cảm cao. Nếu G.V với ý thức trách nhiệm không cao sẻ xẩy ra tình trạng sao chép G.A của trường bạn áp dụng vào giảng dạy đối với HS trường mình chắc chắn việc làm này sẻ mang lại hiệu quả không cao. Vì vậy khi xây dựng G.A lên lớp phải xem xét kỹ lưỡng đối tượng của mình để đưa ra những giải pháp hợp lý. Ý tưởng của G.V phải bắt nguồn từ khả năng nhậ thức của đối tượng HS mình sẻ dạy.
Vì vậy chủ động nắm đối tượng để xây dựng G.A lên lớp là cách hợp lý để giải quyết khâu chất lượng nói chung và hạ thấp tỷ lệ yếu kém nói riêng
Việc soạn G.A lên lớp phải căn cứ vào tình hình đặc điểm cơ sở vật chất của nhà tường nơi mình trực tiếp giảngdạy. Đối với trường ta cơ sở vật chất, phương tiện về thiết bị dạy học khá phong phú. Điều kiện để G.V thực hiện UDCNTT vào việc dạy học khá thuận lợi. Việc soạn G.A lên lớp đặc biệt phải chú ý đến yếu tố này để khi lên lớp G.V vừa nhàn nhã mà HS tiếp thu có hiệu quả hơn.
6. G.A lên lớp phải thể hiện được khâu kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh trong suốt quá trình dạy học.
Đối với H.S:
Việc kiểm tra đánh giá là một trong những biện pháp tốt nhất là động lực thúc đẩy các em trong việc chuẩn bị bài củ và tiếp thu bài mới một cách có hiệu quả.
Việc kiểm tra đánh gía nhằm giúp H.S biết được mình đang đứng ở mức độ nào trong việc tiếp thu và lĩnh hội tri thức để từ đó giúp các em có ý chí phấn đấu vươn lên trong quá trình tiếp theo. Trên cơ sở đó mà xây dựng cho mình phương pháp học tập ngày một hợp lý và hiệu quả hơn.
Đối với G.V:
Việc kiểm tra đánh giá nhằm giúp G.V có cơ sở điều chỉnh phương pháp nội dung, hình thức giảng dạy của mình thông qua sự phản hồi về nhận thức của H.S
Việc kiểm tra đánh giá cũng là cơ sở giúp G.V biết được tinh thần thái độ, ý thức học tập mức độ tiếp thu kiến thức của H.S, từ đó có cơ sỡ đánh giá xếp loại một cách chính xác khoa học nhằm hạn chế tình trạng H.S ngồi nhầm lớp.
Nói tóm lại: “K.T. Đ.G là một trong những mách xích quan trọng trong qui trình dạy học. Nó là liều thuốc tốt nhằm kích thích, động viên sự say mê hứng thú học tập của H.S. đồng thời là cơ sở khoa học giúp G.V điều chỉnh nội dung phương pháp, hình thức dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo”.
Về mặt thực tiển: Hình thức nội dung KTĐG khá phong phú và đa dạng nó bao gồm kiểm tra bài củ, kiểm tra 15’, kiểm tra 1tiết, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra cuối năm… như chúng ta vẩn thường làm.Nhưng điều chúng ta muốn nói ở đây là việc KTĐG phải diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình dạy học theo quan điểm mới. Đó là G.V kiểm tra đánh giá H.S thông qua từng đơn vị kiến thức, từng nội dung bài dạy. Đặc biệt việc KTĐG phải đến được từng đối tượng cụ thể ở các cấp độ khác nhau thông qua các hình thức: Học sinh trả lời từng câu hỏi mà G.V đưa ra, hình thức trắc nghiệm, hình thức phiếu học tập, hình thức tự luận, hình thức kiểm tra quá trình vận dụng kiến thức, hình thức kiểm tra kỷ năng thực hành toán học của H.S. Từ đó các em có cơ hội thể hiện được những hiểu biết của mình qua từng vấn đề-từng tình huống sư phạm mà G.V đưa ra.



Việc KTĐG này có thể tiến hành theo các biện pháp khác nhau như G.V kiểm tra H.S, H.S tự kiểm tra lẫn nhau thông qua hoạt động nhóm hoặc phiếu học tập, bản thân tự kiểm tra bản thân thông qua đáp án của G.V hoặc kết quả bài làm của bạn…
Bí quyết của sự thành công trong quá trình KTĐG học sinh là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa hoạt động chỉ đạo của thầy và ý thức chủ động của trò trong quá trình giao tiếp sư phạm trên lớp.
Muốn vậy:
Hệ thống câu hỏi, hình thức kiểm tra đưa ra phải được lựa chọn một cách khoa học phù hợp với từng đơn vị kiến thức. Nếu đối tượng H.S yếu ta nên đi từ câu hỏi dễ đến khó, từ nhận biết đến thông hiểu để đi đến vận dụng. Nếu đối tượng khá giỏi ta nên đưa ra câu hỏi mang tính tổng quát và chuẩn bị tiếp hệ thống câu hỏi gợi mở. Nhằm động viên được hết các đối tượng tham gia, gạt bỏ tính tự ti rụt rè ở các em H.S yếu song vẩn phát huy được vai trò của H.S khá giỏi trong quá trình tiếp thu và xây dựng bài.




Qua kết quả kiểm ta đánh giá G.V phải có hình thức thưởng phạt khen chê đúng mức. Nếu tốt G.V có thể thưởng bằng điểm, nến ở mức bình thường có thể động viên bằng một tràng pháo tay, nếu sai lầm trong khi thể hiện có thể quở trách bằng một câu đùa dí dỏm, rồi động viên các em cố gắng lần sau. Có như vậy mới tạo được không khí, động viên thu hút các em tập trung vào công việc học tập hạn chế được các thói hư tật xấu thường phát sinh trong lớp.
Để việc làm trên mang lại hiệu quả cao thì vai trò CNTT tham gia vào quá trình lên lớp quả là cần thiết. Ở chổ CNTT có thể giúp G.V thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy theo kiểu “phấn trắng bảng đen” sẽ không thể thực hiện được.
Sau đây là một vài ví dụ minh hoạ cho những ý kiến trên.
Bài tập 2:
Đánh dấu ‘X’ vào ô trống em chọn
Khẳng định
1.Mọi điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc.
2.Mọi điểm nằm bên trong một góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.
3. Điểm cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.
4. Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.
X
X
X
X
� 53- T/C tia phđn giâc c?a m?t g�c



Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
B
A
C
Ta có định lí sau:
§17- Tổng ba góc của một tam giác (L7)
Cắt một tấm bìa hình tam giác ABC. Cắt rời góc B ra rồi đặt kề với góc A, cắt rời góc C ra rồi đặt kề với góc A. Hãy nêu dự đoán về tổng các góc A, B, C của tam giác A, B, C.
- Dự đoán gì về ABC và A`B`C`
 ABC  A`B`C`
?
=
A
8cm
12cm
16cm
C
B
8 cm
12cm
16cm

§17- Trường hợp bằng nhau c.c.c (L7)
Các bước vẽ hình hộp chữ nhật ABCDA`B`C`D`
-Vẽ hình chữ nhật ABCD nhìn phối cảnh thành hình bình hành ABCD.




A`



D`
B`
C`





-Vẽ hình chữ nhật AA`D D`
-Vẽ CC` // và bằng DD`
-Nối C` với D`
-Vẽ các nét khuất BB`
(// và bằng AA`), A`B`, B`C`
III.NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM-GIẢI PHÁP- HIỆU QUẢ.
Việc UDCNTT vào công tác soạn giảng của tổ không phải bắt đầu từ năm học này mà thực tế đã diển ra trong những năm học vừa qua và đến nay nó đã trở thành thói quen trong những đợt thao giảng, thực hiện chuyên đề, thi G.V.D.G, dạy cho sinh viên thực tập dự mà ngay cả trong những tiết dạy thường nhật hàng ngày. Đa số các tiết dạy toán chúng tôi cho là khó có dung lượng kiến thức dài đều được các đ/c trong tổ đầu tư soạn bằng giáo án điện tữ để phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin. Đặc biệt từ kết quả chất lượng đào tạo của trường ta trong những năm gần đây thấp nên đầu năm học dưới sự chỉ đạo của chuyên môn tổ chúng tôi coi chuyên đề này là giải pháp để nâng cao chất lượng nhằm thực hiện thành công chủ đề năm học. Qua thực hiện bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khả quan.
Đối với G.V: Hầu hết các đ/c trong tổ trình độ sử dụng CNTT được nâng cao rỏ rệt như đ/c T.Huệ, đ/c Hùng, đ/c Thuận. Tinh thần học vi tính để phục vụ giảng dạy và truy cập được các đ/c thực sự quan tâm. Nhiều đ/c đả bỏ công sức thời gian và tiền của theo học các lớp vi tính để lấy bằng nhằm đáp ứng 75% G.V phổ cập tinh học theo chỉ tiêu nhà trường đề ra và mục đích cao hơn cả là phuc vụ công tác soạn giảng như đ/cThành, đ/c Đặng Huệ đã lấy bằng, đ/c Thuận đang theo học. Hầu hết các đ/c trong tổ đã biết xử dụng máy vi tín đạt trình độ đánh được đề kiểm tra, soạn được G.A bình thường. Một số đ/c đả thành công trong việc sử dụng các phần mềm để đưa vào vận dụng cho việc soạn giảng.
Đối với H.S: Viêc G.V đưa ứng dụng CNTT vào soạn giảng đã mang lại một luồng sinh khí học tập mới cho các em. Sự háo hức chờ đợi, sự mĩ mãn khi các em được học một tiết học có ứng dụng CNTT của thầy giáo là một minh chứng cho sự thành công rực rỡ của chuyên đề này. CNTT đã mang lại cho các em một cái nhìn đầy đủ và trực quan hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố trong toán học. Giúp các em tự giải quyết được nhiều vấn đề trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Thời gian để thầy trò giải quyết một vấn đề về toán học được rút ngắn mà hiệu quả mang lại tốt hơn và nhẹ nhàng hơn. Học sinh hứng thú học tập hơn so với tiết dạy bình thường nên hiệu quả mang lại cao hơn.
Những kiến nghị và đề xuất:
Xuất phát từ những khó khăn nêu trên chúng tôi xin mạnh dạn kiến nghị và đề xuất những vấn đề sau:
Những khó khăn khi thực hiện:
Mặt bằng về giáo án của các đồng chí dạy toán trong tổ quá cao nên ảnh hưởng đến thời gian đầu tư cho một giáo án, nhất là giáo án điện tử. Đặc biệt là sự khó khăn trong việc đầu tư thời gian để học hỏi nâng cao trình độ vi tính.
Hầu hết các đồng chí trong tổ tuổi đã ngoài 50 sức khoẻ yếu mắt kém hạn chế nhiều đến việc học và sử dụng máy và các phương tiện tin học khác.
Cơ sỡ vật chất điều kiện sữ dụng các trang thiết bị phục vụ cho tiết dạy còn hạn chế và bị động bởi kế hoạch chồng chéo giữa các tổ chuyên môn.
IV. KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN-NHỮNG KIẾN NGHỊ
1-Khi bố trí phân công chuyên môn cần cân nhắc một cách hợp lý để giảm lượng giáo án trên đầu G.V cho anh em trong tổ vì rằng thời gian đầu tư cho một G.A điện tử về toán là rất lớn.
2-Đầu tư thêm máy (nếu được thì tốt nhất là mỗi tổ một máy) để anh em có điều kiện và chủ động hơn khi sử dụng.
3-Có kế hoạch tập huấn cho G.V về sử dụng các phần mềm chuyên dụng để anh em có cơ hội nâng cao chất lượng bài soạn.
4-Trang bị thêm rèm chắn sáng ở các phòng tạo điều kiện cho các em nhình rỏ hơn nội dung bài học trên màn hình.
5-Hàng năm mỗi tổ chuyên môn chỉ nên thực hiện một chuyên đề, để G.V có thời gian thể nghiệm và kiểm chứng hiệu quả và tác dụng của chuyên đề đó không nên dàn trải quá nhiều.
Chúng ta có thể xem quá trình dạy học như là một quá trình thông tinh hai chiều. Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ G.V đến với H.S và thông tinh phản hồi từ H.S đến với G.V. Kênh thông tin phản hồi này không chỉ diễn ra sau tiết dạy mà có thể và cần thiết diễn ra thường xuyên trong cả tiết dạy.
Người đứng lớp phải có trách nhiệm làm thế nào để tiếp nhận được càng nhiều lượng thông tin phản hồi từ các em H.S thì sự thành công của tiết dạy càng lớn.
Đối với H.S các em rất cần ở tấm lòng và sự nhiệt tình say sưa với nghề nghiệp của người G.V. Ý thức trách nhiệm của thầy giáo đối với tiết dạy là nguồn cảm hứng, động viên, khích lệ các em say sưa học tập và tự tin bày tỏ mọi nỗi niềm mọi sự hiểu biết của mình với G.V. Từ đó G.V có được những quyết định đúng về nội dung phương pháp và phương tiện dạy học của mình.
V. KẾT LUẬN CHUYÊN ĐỀ
Sự kết hợp hài hoà giữa tính chỉ đạo của thầy và sự chủ động của trò là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình dạy học. Bên cạnh đó yếu tố về điều kiện dạy học đóng vai trò không kém phần quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay và có lẻ mãi về sau, khi mà CNTT đã phát triển thì phương tiện này sẻ trợ giúp cho bài giảng của G.V sinh động và thuận lợi hơn nhiều , đồng thời nó có vai trò rất lớn trong việc giúp H.S tiếp thu kiến thức một cách dể dàng hơn sâu sắc hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Minh Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)