BAO CAO CHUYEN DE

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Tạo | Ngày 21/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: BAO CAO CHUYEN DE thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


TRƯỜNG THCS DUY CẦN
GIÁO VIÊN : NGUYỄN HỮU TẠO
Chuyên đề:
Để đem kiến thức đến cho học sinh, người giáo viên có thể vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau.Trong các phương pháp dạy học, phương pháp trực quan có tác dụng giúp cho học sinh : Hiểu sâu và nhớ lâu hơn bài học, nhận rõ mối quan hệ giữa các kiến thức, cũng như rèn luyện cho học sinh năng lực khái quát vấn đề. Tuy nhiên để sử dụng tốt phương pháp này, người giáo viên phải hiểu rõ về nó và phải vận dụng có chọn lọc sao cho phù hợp với đặc thù của bộ môn, đặc thù của bài học.
Muốn vận dụng tốt phương pháp này,trong quá trình giảng dạy người giáo viên có thể chú ý hai nguyên tắc dạy học đó là : “Tôi nhìn tôi nhớ”, “Tôi làm tôi hiểu”.
Với hai nguyên tắc trên,trong quá trình giảng dạy người giáo viên có thể vận dụng các hình thức trực quan sau:
-Tranh ảnh: ảnh tác giả, ảnh minh hoạ ( Sự vật, hiện tượng xa lạ với học sinh ).
Ví dụ : Hình ảnh cây sấu, cây liễu v.v.v.Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng tranh ảnh ( Vì có thể làm mất đi năng lực tưởng tượng của học sinh, do đặc thù của văn chương là ngôn từ ).
-Sơ đồ, biểu bảng, như:

Nhân vật
Ngôn ngữ
Ngoại hình
Nội tâm
Hành động
Ví dụ:
………..
………..
………..
………..
………..
………..
………..
………..
………..
………..
………..
………..
+Sơ đồ các chi tiết về nhân vật. Sử dụng loại sơ đồ này, giáo viên nên cho học sinh thảo luận nhóm và sử dụng khi vừa đọc xong tác phẩm.

+Sơ đồ các yếu tố trong tác phẩm ( Dùng để tóm tắt tác phẩm ).
Các sự kiến chính
trong tác phẩm
Xung đột
trong tác phẩm
Bối cảnh
câu chuyện
Các nhân vật
Giải quyết xung đột
Chủ đề
+Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân vật
và các sự kiện.

mẹ - con
chị dâu – em chồng
Cháu - cô
Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhân vật
( Trong đoạn trích: Trong lòng mẹ )
Ví dụ:

MẸ BÉ HỒNG
NGƯỜI CÔ
BÉ HỒNG
Liều lĩnh
Chí Phèo
+Sơ đồ khái quát tính cách nhân vật. Với loại sơ đồ này (Có thể dùng hình thức điền khuyết để học sinh vận dụng) và sử dụng khi kết thúc bài học.
…….
Lương thiện
……..
……..
Ví dụ: Sơ đồ khái quát tính cách nhân vật “Chí Phèo”
+Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của một bài học, một chương, một phần.








Nhân vật chính là ai?
Câu chuyện xảy ra ở đâu?
Nhân vật chính gặp phải vấn đề gì?
Điều gì xảy ra khi bắt đầu câu chuyện?
Nhân vật chính đã phản ứng và giải quyết vấn đề như thế nào?
Kết quả ra sao?
Ví dụ:

Mở bài
Thân bài
(các luận điểm)
Luận điểm 1
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận điểm 2
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Kết luận
+Sơ đồ cấu trúc văn bản.
Luận cứ n
Luận cứ n
Ví dụ: Sơ đồ cấu trúc văn bản nghị luận.

_Băng hình cũng là một hình thức trực quan rất sinh động.
Ví dụ:
Băng hình thuyết minh về tác giả Nguyễn Đình Chiều, về di tích lịch sử và lễ hội Cổ Loa …

Như vậy phương pháp trực quan sẽ giúp cho bài giảng sinh động hơn.Tuy nhiên để sử dụng phương pháp này sao cho có hiệu quả thì người giáo viên khi trình bày, sử dụng phương tiện trực quan cần chú ý một số yêu cầu sau:
-Sơ đồ, biểu bảng phải có tính khái quát cao : Tổng kết, tóm lược được các kiến thức cơ bản.
-Thể hiện được mối quan hệ giữa các phần, các yếu tố trong bài học, chương.
-Diễn đạt ngắn gọn.
-Trình bày rõ ràng, khoa học, hợp lý.
-Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng không nên quá lạm dụng phương tiện trực quan khi chưa cần thiết vì có thể làm mất đi năng lực tưởng tượng của học sinh ( do đặc thù của văn chương là ngôn từ ).
Tóm lại: Phương pháp trực quan là phương pháp đem lại kết quả rất cao trong việc dạy học. Nó làm cho tiết học trở nên sinh động; giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu hơn bài học. Đồng thời phương pháp này cũng đòi hỏi rất lớn ở sự vận dụng khéo léo của người giáo viên trong quá trình giảng dạy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Tạo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)